Nghị định 21/2024/NĐ-CP sửa đổi NĐ 51/2016 và NĐ 52/2016 tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 21/2024/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 21/2024/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/02/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hệ số tăng thêm đối với công ty Nhà nước có lợi nhuận kế hoạch cao
Ngày 23/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị định này:
1. Công ty có năng suất lao động không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm như sau:
- Nhóm 1: Ngân hàng, tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán), viễn thông:
- Dưới 500 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 0,5;
- Từ 500 đến dưới 1.500 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,0;
- Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,5;
- Từ 2.000 đến dưới 3.000 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 2,0;
- Từ 3.000 tỷ đồng trở lên: Hệ số tăng thêm là 2,5;
- Nhóm 2: Khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ:
- Dưới 300 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 0,5;
- Từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,0;
- Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,5;
- Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 2,0;
- Từ 2.000 tỷ đồng trở lên: Hệ số tăng thêm là 2,5;
- Nhóm 3: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các lĩnh vực còn lại:
- Dưới 200 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 0,5;
- Từ 200 đến dưới 700 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,0;
- Từ 700 đến dưới 1.000 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 1,5;
- Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng: Hệ số tăng thêm là 2,0;
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên: Hệ số tăng thêm là 2,5;
2. Công ty không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch phải thấp hơn mức tiền lương cơ bản, nhưng không thấp hơn 50% mức tiền lương cơ bản. Trường hợp lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch bằng 50% mức tiền lương cơ bản.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/4/2024.
Xem chi tiết Nghị định 21/2024/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 21/2024/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động,
tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ
quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
____________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
“Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Nghị định này.
3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.”
“Điều 3. Xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách
1. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xây dựng, ban hành bảng lương và xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong bảng lương do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong bảng lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo quy định tại Nghị định này.
3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung bảng lương của người quản lý, Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận và công khai tại công ty trước khi thực hiện”.
“8. Đối với trường hợp Ban kiểm soát của công ty chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát”.
a) Công ty có năng suất lao động không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá hệ số tăng thêm theo quy định như sau:
Bảng hệ số tăng thêm
Hệ số tăng thêm Mức lợi nhuận |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2,0 |
2,5 |
1. Nhóm 1: Ngân hàng, tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán), viễn thông |
Dưới 500 tỷ đồng |
Từ 500 đến dưới 1.500 tỷ đồng |
Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng |
Từ 2.000 đến dưới 3.000 tỷ đồng |
Từ 3.000 tỷ đồng trở lên |
2. Nhóm 2: Khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ |
Dưới 300 tỷ đồng |
Từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng |
Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng |
Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng |
Từ 2.000 tỷ đồng trở lên |
3. Nhóm 3: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các lĩnh vực còn lại |
Dưới 200 tỷ đồng |
Từ 200 đến dưới 700 tỷ đồng |
Từ 700 đến dưới 1.000 tỷ đồng |
Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng |
Từ 1.500 tỷ đồng trở lên |
c) Công ty không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch phải thấp hơn mức tiền lương cơ bản, nhưng không thấp hơn 50% mức tiền lương cơ bản. Trường hợp lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch bằng 50% mức tiền lương cơ bản.
d) Công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề, công ty mới thành lập hoặc mới hoạt động thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định.
đ) Đối với trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, sau khi xác định theo điểm a và điểm b khoản này mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề”.
“6. Khi xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên, công ty loại trừ các yếu tố khách quan (nếu có) ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề. Các yếu tố khách quan được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ
Lê Minh Khái
|
Phụ lục
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA PHỤ LỤC I
KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/2016/NĐ-CP
NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị định số 21/2024/NĐ-CP
ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ)
__________________
1. Sửa đổi tên của Phụ lục I thành:
“HẠNG CÔNG TY”
2. Sửa đổi điểm 1 thành:
“1. Sử dụng hạng công ty: Hạng công ty được dùng để xác định mức tiền lương cơ bản của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách”.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung “lợi nhuận từ 200 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 200 tỷ đồng trở lên (các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận và nộp ngân sách tính bình quân 03 năm) và có từ 10 đơn vị thành viên hoặc có tổng số lao động của công ty mẹ và của đơn vị thành viên từ 10.000 người trở lên” tại tiết b điểm 2 thành: “lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 200 tỷ đồng trở lên, có từ 10 đơn vị thành viên (hạch toán độc lập và phụ thuộc) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm”.
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung “lợi nhuận từ 100 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 100 tỷ đồng trở lên và có từ 5 đơn vị thành viên hoặc có tổng số lao động của công ty mẹ và của đơn vị thành viên từ 7.000 người trở lên” tại tiết c điểm 2 thành: “lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 100 tỷ đồng trở lên, có từ 5 đơn vị thành viên (hạch toán độc lập và phụ thuộc) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm”.