Nghị định 03/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 03/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2001/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/01/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 03/2001/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH
PHỦ SỐ 03/2001/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01
NĂM 2001
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/CP
NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 1997 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao
động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Doanh
nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Sửa đổi khoản 2, Điều 1 như sau :
''2. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, doanh nghiệp phải bảo đảm đủ các điều kiện : thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; lợi nhuận thực hiện không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề (trừ trường hợp đặc biệt Nhà nước cho phép) và phải bảo đảm tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định nói trên, do yêu cầu công việc thường xuyên phải sử dụng số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trên 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và kế hoạch lợi nhuận xây dựng cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương''.
2. Bổ sung vào cuối Điều 1 một đoạn như sau :
''Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm trước, đề nghị của doanh nghiệp để thẩm định chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này''.
3. Sửa đổi khoản 2, Điều 5 như sau :
''Bảo đảm quan hệ tiền lương bình quân hợp lý giữa các doanh nghiệp nhà nước''.
4. Bổ sung khoản 4 vào Điều 5 như sau :
''4. Các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định thì được xem xét và giao đơn giá tiền lương ổn định trong thời hạn từ 2 đến 3 năm trên cơ sở bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này''.
5. Bổ sung khoản 5 vào Điều 5 như sau :
''5. Các doanh nghiệp khi quyết toán quỹ tiền lương thực hiện, nếu bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này mà lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận được giao thì doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận tăng thêm để bổ sung vào quỹ tiền lương, nhưng tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện bình quân của doanh nghiệp để phân phối trực tiếp cho người lao động và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau''.
6. Sửa đổi khoản 1, Điều 6 như sau :
''1. Chấn chỉnh công tác quản lý lao động :
Hàng năm, căn cứ vào thiết bị kỹ thuật công nghệ và quy trình sản xuất, khối lượng và chất lượng công việc theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng lao động, trong đó đặc biệt coi trọng tinh giản lao động gián tiếp. Kế hoạch này phải được Hội đồng Quản trị doanh nghiệp thông qua hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định trước khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Hội đồng Quản trị, Giám
đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao
động không có việc làm do tuyển dụng vượt quá yêu cầu sản xuất, kinh doanh từ
các nguồn kinh phí của doanh nghiệp''.
7. Bỏ nội dung của gạch đầu dòng thứ 4, khoản 1, Điều 7.
8. Sửa đổi Điều 8 như sau:
''Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các doanh nghiệp nhà nước, có trách nhiệm củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động, tiền lương và tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Doanh nghiệp nhà nước, trong đó coi trọng việc chấn chỉnh công tác xây dựng định mức lao động, tuyển dụng lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh; thực hiện quản lý chặt chẽ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng tuyển dụng lao động nhiều hơn yêu cầu sử dụng''.
Điều 2.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc áp dụng Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp hoạt động công ích, được quyền lựa chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu theo quy định, nhưng phải bảo đảm tăng năng suất lao động, thực hiện đúng các định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, không làm tăng nguồn vốn nhà nước cấp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách và lợi nhuận theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại và các Bộ,
ngành có liên quan hướng dẫn áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thương mại thực hiện cơ chế khoán chi phí; khoán nộp ngân sách, khoán doanh thu.
Điều 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 4. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.