Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 52/KH-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 52/KH-TLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 52/KH-TLĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Bùi Văn Cường |
Ngày ban hành: | 28/11/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Kế hoạch 52/KH-TLĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số:52/KH-TLĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HàNội, ngày28tháng11năm2016 |
KẾ HOẠCH
TỔCHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NHIỆM KỲ2018 - 2023
Thực hiệnChỉthịsố09-CT/TW ngày 17/11/2016 của Ban Bí thư Trungương Đảng về lãnhđạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018-2023; Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI; Đoàn Chủtịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt vàtriển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động của tổ chức công đoàn: tạo sự chuyển biến mạnh mẽtrong nhận thức và hành động của các cấp công đoàn; đổi mới phương thức và hoạt động của các cấp công đoàn nhằm tập hợp rộng rãi CNVCLĐ vào tổ chức công đoàn Việt Nam, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn ngày càngvững mạnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
2. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ đánh giá đúng thực trạng tình hình CNVCLĐ; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp và nghị quyết đại hội công đoàn cấp trên nhiệm kỳ qua; rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉrõ yếu kém, tồn tại và nguyên nhân; đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổsung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Thông qua đại hội công đoàn các cấp, lựa chọn bầu vào ban chấp hành công đoàn những cán bộ, đoàn viên có đủ năng lực, trình độ, có khả năng tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội, có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, cóuy tín trong phong trào công nhân và hoạt động công đoàn;dám đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổchức công đoàn, đặc biệt là chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; nâng cao uy tín, vị thếCông đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới.
4. Đại hội công đoàn các cấp phải thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thực sự dân chủ của đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn; tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, tăng cường đoàn kết, phát huytrí tuệ, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp. Coi trọng chất lượng, tránh phô trương hình thức, tiết kiệm về thời gian và kinh phí.
5. Phương châm của đại hội:“Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TỔCHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
1. Nội dung:
1.1. Nội dung đại hội công đoàn các cấp:
- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua; quyết định chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp của công đoàn nhiệm kỳ tới phù hợp với chủ trương, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, của cấp ủyđảng đồng cấp; các nghị quyết, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủtịch Tổng Liênđoàn và tình hình thực tếcủa ngành, địa phương và đơn vị.
- Tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp.
- Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới của công đoàn cấp mình và bầu đại biểuđi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có).
- Đềxuất kiến nghị với Đảng, chính quyền về những vấn đềcóliên quanđến nâng cao hiệu quả chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.
1.2. Nội dung Đại hội Công đoàn Việt Nam:
- Thảo luận, thông qua báo cáo của Ban Chấp hành trình Đại hội; quyết định các chỉ tiêu, phương hướng,nhiệm vụ và các giải pháp nhiệm kỳ 2018-2023;
- Thông qua Điều lệCông đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
- Bầu Ban Chấp hànhTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023.
- Đề xuất kiến nghị với Trung ương Đảng, với Nhà nước về những vấn đề liên quan đếnđoàn viên, người lao động và hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
2. Phương thức tiến hành:
2.1. Tổ chức công đoàn các cấp đã hết nhiệm kỳ thì tiến hành đại hội theo 05 nội dung đại hội nêu trên. Tổ chức công đoàn chưa hết nhiệm kỳ hoặc đã quá nhiệm kỳ theo tiến độ thời gian nêu tại Kếhoạch này thì được phép rút ngắn hoặc kéo dài đểphù hợp với tiến độ Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp, nhưng không quá 12 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 1 lần và không quá 6 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 2 lần.
2.2. Các trường hợp không đủ điều kiện rút ngắn hoặc kéo dài theo mục 2.1 nêu trên, thìtổ chức hội nghị công đoàn theo quy định tại Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam và phải được sự đồng ý của cấp ủy cùng cấp (nếu có) và công đoàn cấp trên trực tiếp.
3. Thời gian đại hội:
- Đại hội công đoàn cấp cơ sở: Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn đại hội công đoàn cơ sở (CĐCS) tiến hành từ 01/7/2017, hoàn thành trước 31/12/2017. Thời gian đại hội không quá 1 ngày.
- Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức hoàn thành trước 31/3/2018. Thời gian đại hội không quá 1,5 ngày.
- Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương vàtương đương, côngđoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức hoàn thành trước 30/6/2018. Thời gian đại hội không quá 2 ngày.
- Đại hội XII Công đoàn Việt Nam tổ chức vào quý III/2018. Thời điểm cụ thểdo Ban Chấp hành Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam khóa XI quyết định. Thời gian đại hội không quá 3 ngày.
4. Một số yêu cầu khác:
4.1. Báo cáo trình đại hội:
- Báo cáo trình đại hội cần ngắn gọn, cósố liệu cụ thể đểphân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ,đồng thời phân tích làm rõ kết quả triển khai thực hiện các Chương trình của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, của côngđoàncấp trên trực tiếp; phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra các bài học kinh nghiệm.
- Phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới phải bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết của cấp ủy Đảng; Nghị quyết, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịchTổng Liên đoàn và của công đoàn cấp trên; trong đó, chú trọng công tác pháttriển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động.
4.2. Thảo luận tại đại hội:
- Không tham luận theo hình thức báo cáo thành tích tại đại hội, cần tập trungthảo luận các thách thức đặt ra đối với tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phương thức tổ chức và nội dung hoạt động công đoàn ở đơn vị, ngành, địa phương; bổ sung những nội dung quan trọng cần được các cấp công đoàn quan tâm giải quyết và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, đoàn viên Công đoàn Việt Nam.
- Khuyến khích việc đối thoại, chất vấn tại đại hội về những vấn đề cụ thểđược đoàn viên, người laođộngquan tâm, đề xuất kiến nghị.
- Thảo luận nội dungđề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
1. Thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội:
Căn cứ tình hình thực tế, ban chấp hành công đoàn các cấp thành lập một số tiểu ban chuẩn bị đại hội, nhưng tối đa không quá 04 tiểu ban: Tiểu ban nội dung; Tiểu ban nhân sự; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban tổ chức, phục vụ đại hội.
2. Công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành công đoàn các cấp:
2.1. Tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựngtổ chức công đoàn; trưởng thành từ thực tiễn phong trào công nhân và hoạtđộng công đoàn: cótinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín,có phương pháp hoạt động và khảnăng đoàn kết tập hợp được đôngđảo đoàn viên, CNVCLĐ; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của đoàn viên, người lao động.
- Có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyếtcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác công đoàn; có kiến thức vềquản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt độngvà nghiệp vụ côngtác; có khả năng tham gia quyết định các chủ trương công tác của ban chấp hành công đoàn.
- Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có sức khỏe đểhoàn thành nhiệm vụ; cóđạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí: khôngcục bộ bản vị, cơ hội; không lãngphí,tham nhũng và bao che cho tham nhũng.
2.2. Điều kiện tham gia ban chấp hành:
Người thamgia ban chấp hành ngoàiđảm bảo theo tiêu chuẩn trên, cần phải đáp ứng cácđiều kiện sau:
- Người tham gia lầnđầu: Cònđủtuổi công tác để đảm nhiệmítnhất một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Người tái cử: Cònđủ tuổi công tácđể đảm nhiệm ít nhất 1/2 nhiệm kỳ. Những đồng chíđang tham gia cấp ủy đảng, quá trình chuẩn bị nhân sự,công đoàn cấp trên chủ động trao đổi với cấp ủyđảng đểxem xét, quyết định.
Đối với ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở khu vực ngoài nhà nước. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn sẽcó hướngdẫn riêng.
2.3. Cơ cấu ban chấp hành công đoàn các cấp:
- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo tính đại diện củađoàn viên theo các lĩnh vực,địa bàn,đểđáp ứng việc lãnhđạo,triển khai tổ chức thực hiện kịp thời nghị quyết của các cấp công đoàn đến đôngđảo đoàn viên, người lao động. Công tác chuẩn bị nhân sự thực hiện theo quy trình dân chủ, công khai,đúng nguyên tắc, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.
- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính kế thừa, phát triển; phấn đấu tỷlệ nữtham gia ban chấp hành đạt khoảng 30%. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp sản xuất, là người dân tộc thiểu số (nơi có đông đoàn viên dân tộc thiểu số), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.
2.4. Sốlượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra:
- Ban chấp hành CĐCS, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.
- Đối với CĐCS có trên 10.000 đoàn viên, địa bàn rộng, số lượng ủy viên ban chấp hành thực hiện theo quy định của Đoàn Chủtịch Tổng Liên đoàn (có hướng dẫn riêng).
- Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.
- Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tươngđương, ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn có dưới 100.000 đoàn viên không quá 39 ủy viên, có từ 100.000 đoàn viên trở lên không quá 49 ủy viên. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phốHồ Chí Minh không quá 55 ủy viên.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thực hiện theo quy định củaĐiều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lộ côngđoàn Việt Nam khóa XI.
2.5. Việc bầu cử trực tiếp chủ tịch tại đại hội công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Số lượng đại biểu đại hội và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên:
3.1. Số lượng đại biểu chính thức của đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội quyết định, tối đa như sau:
- Đại hội đại biểu CĐCS, nghiệp đoàn, CĐCS thành viên, không quá 150 đại biểu; CĐCS cótừ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu.
- Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu.
- Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương:
+ Dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
+ Từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
+ Từ 100.000 đoàn viên đến dưới 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
+ Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.
- Đại hội công đoàn tổng công ty trựcthuộc TLĐ: Không quá 250 đại biểu.
Trường hợp đặc biệt, nếu cần phải tăng thêm số lượng đại biểu chính thức phải được công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét đồng ý, nhưng số lượng đại biểu tăng thêm cũng không vượt quá 10% so với quy định trên.
3.2. Công tác bầu cử đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên và kiểm tra tư cách đại biểu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày04/3/2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; ngoài ra cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên được bầu theo số lượng phân bổ của công đoàn cấp triệu tập đại hội.
- Phảilànhững cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, cho trí tuệ của tập thểđoàn viên, CNVCLĐ: có khảnăng lĩnh hội, đóng góp vào các nghị quyết và sự thành công của đại hội.
- Cần có cơ cấu hợp lý theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương, vùng kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn, đoàn viên trực tiếp sản xuất, đại diện cho các thành phần kinh tế, đại biểu là nữ.
- Những nơi có công đoàn cấp trên chỉ đạo trực tiếp và công đoàn cấp trên chỉ đạo phối hợp, thì được bầu 2 đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên theo phân bổ.
4. Đại biểu khách mời:
- Số lượng đại biểu khách mời dự đại hội công đoàn các cấp không quá 20% tổngsố đại biểu chính thức đại hội. Trường hợp đại biểu khách mời vượt quá số lượng quy định thì phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
- Việc mời đại biểu công đoàn quốc tế dự Đại hội Công đoàn Việt Nam, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định. Đối với đại hội công đoàn các cấp,nếu mời đại biểu công đoàn quốc tế dự, phải được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
5. Kinh phí tổ chức đại hội:
- Nguồn kinh phí tổ chức đại hội công đoàn các cấp được sử dụng từ nguồn tài chính côngđoàn, từ nguồn hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên mônđồng cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, với tinh thần thiết thực, hiệu quả,tiết kiệm.
- Chế độ chi đại hội công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở trởlên, do Tổng Liên đoàn hướng dẫn. Chi đại hội CĐCS do ban chấp hành CĐCS quyết định.
IV.TỔCHỨC THỰC HIỆN
1. Quá trình chuẩn bị đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp phải báo cáo cấp ủyđảng (nơi có tổ chức đảng); tranh thủsự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; đồng thời, đềnghị chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động cósự phối hợp để giải đáp kiến nghị của đoàn viên tại đại hội công đoàn các cấp. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng cùng cấp và công đoàn cấp trên trong việc chỉ đạo đại hội CĐCS khu vực ngoài nhà nước và những nơi không có tổ chức cơ sở đảng.
2. Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch của Tổng Liên đoàn về đại hội công đoàn các cấp; xây dựng kếhoạch đại hội của cấp mình; hướng dẫn tổ chức đại hội CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Coi trọng chất lượng, thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức; đồng thời báo cáo kết quảtổchức đại hội công đoàn các cấp về Tổng Liên đoàn theo tiến độ kếhoạch.
3. Việc chỉ đạođạihội điểm và các trường hợp cần phải thí điểm trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội công đoàn các cấp đểcó cơ sở đề xuất sửađổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam, giao cho Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
4. Công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có kế hoạch riêng.
5. Giao cho Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn chủ trì, phối hợp với Văn phòng, các Ban có liên quan của Tổng Liên đoàn hướng dẫn,theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị đại hội, tổ chức đại hội công đoàn các cấp và báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Kếhoạch này được triển khai thực hiện đến các cấpcôngđoàn.
Nơi nhận: | TM.ĐOÀNCHỦ TỊCH |