Công văn 1864/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chương trình hỗ trợ cho lao động Việt Nam từ CHLB Đức trở về

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1864/LĐTBXH-VL

Công văn 1864/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chương trình hỗ trợ cho lao động Việt Nam từ CHLB Đức trở về
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1864/LĐTBXH-VLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Lương Trào
Ngày ban hành:08/06/1993Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách

tải Công văn 1864/LĐTBXH-VL

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 1864/LĐTBXH-VL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 1864/LĐTBXH-VL NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 1993 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHO LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TỪ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC TRỞ VỀ

 

Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương,

Đồng kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 

Để thực hiện Hiệp định ký ngày 9-6-1992 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và các văn bản thoả thuận kèm theo về hỗ trợ tài chính nhằm tạo lập doanh nghiệp và hoà nhập nghề nghiệp cho lực lượng chuyên môn Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện một số việc sau đây:

 

1- Căn cứ công văn này và các phụ lục hướng dẫn gửi kèm, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (có bộ phận chuyên môn giúp việc) triển khai chương trình.

2- Tổ chức nắm lại số lao động (kể cả số lao động do các Bộ - các ngành cử đi trước đây) từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về sau ngày 01-7-1990 trên địa bàn gửi về Bộ (qua Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm) để có căn cứ xây dựng kế họach triển khai thực hiện Hiệp định từ nay đến năm 1995.

3- Phổ biến rộng rãi cho cơ sở và người lao động kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình hỗ trợ này. Về Chương trình cho vay vốn do hệ thống Ngân hàng Công thương đảm nhận (theo hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam). Chương trình dạy nghề do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện (xem phụ lục gửi kèm).

4- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Công thương, tư vấn cho người lao động ở Cộng hoà Liên bang Đức trở về hiểu rõ nội dung Hiệp định và những điều kiện được hưởng sự trợ giúp của Chương trình (xem phụ lục 1).

5- Riêng về dạy nghề, căn cứ đơn đề nghị của người lao động, địa phương cần:

- Lập kế hoạch và dự án đào tạo nghề trên địa bàn (xem phụ lục 2) và nhận dự án đào tạo nghề do các đơn vị thuộc Bộ ngành Trung ương trên địa bàn lập, gửi đến.

- Thống kê danh sách người lao động ở Đức trở về có yêu cầu tham dự lớp đào tạo chủ doanh nghiệp, đã được chọn lọc qua thẩm vấn (xem phụ lục 3).

Có khoảng 15-20 học viên thì tổ chức một lớp tập huấn.

Trước mắt để rút kinh nghiệm chỉ đạo triển khai mỗi địa phương tập trung chỉ đạo một vài dự án khả thi; gửi về Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm để tập hợp chuyển cho phía Đức thẩm định, kịp triển khai thực hiện vào đầu quý III năm 1993; từ đó rút kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo có hiệu quả.

PHỤ LỤC 1

TÓM TẮT NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH TÀI TRỢ VIỆT - ĐỨC
VÀ CÁC VĂN BẢN THOẢ THUẬN ĐI KÈM

 

Ngày 9-6-1992, Tại Bon Cộng hoà Liên bang Đức, hai Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức đã ký "Hiệp định về hỗ trợ tài chính nhằm tạo lập doanh nghiệp và hoà nhập nghề nghiệp cho lực lượng chuyên môn Việt Nam" (gọi tắt là Chương trình tài trợ Việt - Đức cho người trở về).

Nguồn tài chính cho chương trình này là 11 triệu DM, sẽ do hai Chính phủ đóng góp: Cộng hoà Liên bang Đức 10 triệu DM và Việt Nam 1 triệu DM - tính bằng VNĐ.

Trong số 10 triệu DM do phía Đức đóng góp, Chính phủ Việt Nam đứng ra vay 5 triệu DM và tự đóng góp bằng tiền Việt Nam tương đương 1 triệu DM để lập quỹ tín dụng (tổng số là 6 triệu DM). Năm triệu DM còn lại, Chính phủ Đức viện trợ không hoàn lại nhằm chi phí cho những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Chính phủ Việt Nam Uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Hiệp định. Hai cơ quan chức năng triển khai các vấn đề cụ thể là Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Chính phủ Đức uỷ nhiệm việc cho vay 5 triệu DM cho Ngân hàng cân đối Đức và việc sử dụng 5 triệu DM viện trợ không hoàn lại cho Trung tâm môi giới việc làm thuộc Tổng cục Lao động Liên bang và Ngân hàng Cân đối Đức.

Tại Hà Nội, ngày 19-3-1993 Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức đã ký các thoả thuận về vay vốn và về bảo đảm tín dụng cho khoản tài chính 6 triệu DM dùng làm vốn quay vòng; ngày 20-3-1993 Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Ngân hàng Cân đối Đức và Trung tâm môi giới việc làm thuộc Tổng cục Lao động Liên bang đã ký thoả thuận sử dụng khoản tài chính 5 triệu DM không hoàn lại; trong đó 1 triệu DM dành lập quỹ bảo đảm vốn vay; 0,3 triệu DM dành chi phí cho công việc tư vấn và thẩm định dự án vay vốn và 3,7 triệu DM dành cho đào tạo nghề và đào tạo doanh nghiệp (kể cả đào tạo huấn luyện viên) tuyên truyền, tư vấn và điều tra.

Những công dân Việt Nam được đào tạo hoặc đã làm việc nhiều năm ở Đức, trở về nước từ sau ngày 1-7-1990 là đối tượng được hưỏng Hiệp định này, có thể hưởng hai khoản tài trợ như sau:

Một là:

a) Ai muốn tự lập kiếm sống, kể cả các loại hình kinh tế gia đình, đã và sẽ có dự án thành lập hoặc tiếp nhận một doanh nghiệp tư nhân, hoặc tham gia đầu tư, quản lý cơ sở kinh doanh tư nhân sẽ là đối tượng được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi. Nguyên tắc, điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn sẽ do Ngân hàng Công thương quy định và các chi nhánh tại địa phương hướng dẫn triển khai.

b) Những người muốn tự lập kiếm sống, có nguyện vọng mở rộng thêm kiến thức chung về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thể xin tham gia một lớp huấn luyện chủ doanh nghiệp, được đào tạo không mất tiền.

Hai là: Những người không là đối tượng trên, chưa tìm được việc làm sẽ có dịp được đào tạo nghề không mất tiền, phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp từng địa phương để dễ tìm được việc làm tại các đơn vị, xí nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân.

Mọi đối tượng hưởng Hiệp định hỗ trợ phải có giấy tờ xác định là công dân Việt Nam từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về sau ngày 1-7-1990 như:

- Quyết định về nước của Ban quản lý thuộc Sứ quán Việt Nam tại Đức

- Giấy thu hồi hộ chiếu

- Phiếu nhân sự

- Chứng minh thư nhân dân (sau khi đã nhập khẩu về địa phương).

- Xác nhận của địa phương đang ở là hiện tại không vi phạm pháp luật Việt Nam (tức không bị truy nã, truy cứu hình sự).

- Các đối tượng xin vay vốn sẽ liên hệ với các chi nhánh Ngân hàng Công thương (quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố).

Đơn xin học nghề với dự kiến hành nghề sau khi học hoặc đơn xin tham gia lớp đào tạo chủ doanh nghiệp sẽ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở là đầu mối tư vấn, hướng dẫn.

Các đơn vị dạy nghề và giới thiệu việc làm được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, uỷ quyền cũng là đầu mối nhận đơn xin học nghề.

Đối với các Bộ, Ngành có xí nghiệp đã cử số lượng lớn công nhân đi lao động ở Đức trước đây, nay muốn sử dụng lại họ bằng cách nâng cao tay nghề hoặc dạy nghề khác phù hợp với yêu cầu hiện tại của xí nghiệp, cũng có thể lập dự án xin kinh phí đào tạo qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu số lượng đủ để tổ chức một lớp (thường là trên 10 người). Những xí nghiệp không đủ số lượng để tổ chức một lớp riêng thì sẽ chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức lớp đào tạo chung.

Để triển khai chương trình này, phía Đức sẽ cử chuyên gia điều phối sang Việt Nam cùng Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Công thương Việt Nam hợp tác thực hiện những vấn đề cụ thể.

 

PHỤ LỤC 2

Biểu số 1

DỰ ÁN DẠY NGHỀ

 

A- TRANG BÌA

 

1- Tên dự án

2- Nghề đào tạo

3- Đơn vị thực hiện Thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

4- Địa điểm Điện thoại:

5- Tổng số người thụ hưởng dự án:

6- Tổng kinh phí để thực hiện dự án:

7- Tài khoản giao dịch:

 

B- NỘI DUNG DỰ ÁN:

 

I- Mô tả tổng quát dự án:

1- Đặc điểm, tình hình

2- Các mục tiêu chính của dự án

3- Các vấn đề sẽ được giải quyết

II- Hoạt động của dự án:

- Nội dung, chương trình giảng dạy, nghề

- Yêu cầu chất lượng đào tạo, các môn phải thi bắt buộc

- Thời gian cho một khoá học (bắt đầu, kết thúc)

- Đội ngũ giáo viên và quản lý lớp (lý thuyết - thực hành).

- Thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cho hoạt động dạy nghề

- Tổ chức đánh giá chất lượng theo các cam kết trong dự án.

III- Dự trù về tài chính cho thực hiện dự án:

- Tiền bồi dưỡng giáo viên và chi phí quản lý

- Văn phòng phẩm và tài liệu học tập cho học viên

- Khấu hao thiết bị

- Vật tư tiêu hao cho thực hành....

- (Mức chi phí bình quân cho một học viên có so sánh tương quan mức đóng góp học phí theo từng ngành nghề trên địa bàn).

- Ăn ở cho học viên, đi lại (1 lần).

- Thuê lớp học (cho giảng lý thuyết - xưởng thực tập).

IV- Các cam kết của dự án:

- Cam kết thực hiện đúng mục tiêu đối tượng

- Cam kết về thời gian và chất lượng dạy nghề.

- Cam kết về sử dụng nguồn kinh phí được tài trợ đúng mục đích, nội dung trong đề án, quyết toán đúng quy định (15 ngày sau khi kết thúc dự án, chứng từ quyết toán phải có tại Trung tâm quốc gia xúc tiến việc làm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

 

Ngày..... tháng..... năm....

Ý kiến phê duyệt của Sở Chủ dự án ký tên đóng dấu

Lao động - Thương binh và Xã hội

(Giám đốc ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

Biểu số 2

 

UBND tỉnh, thành phố

(Bộ, ngành)................

Tên đơn vị

DANH SÁCH HỌC VIÊN HỌC NGHỀ

(Kèm theo dự án)

(Theo từng lớp - nghề)

 

Số TT

Họ và tên

Sinh ngày

Hộ khẩu thường trú

Trình độ văn hoá

Địa chỉ nơi làm việc ở nước ngoài và nghề làm việc ở nước ngoài

Ngày tháng năm đi làm việc ở nước ngoài

Ngày tháng năm trở về nước

Số QĐ của Ban quản lý lao động điều chuyển lao động về nước

Số QĐ của Cục HTQT- LĐ chuyển trả về địa phương đơn vị

Số hộ chiếu

Dự kiến nơi làm việc sau khi học

Ghi
chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Kèm theo danh sách này phải có các hồ sơ cá nhân sau:

1- Đơn xin học nghề, có dự kiến ngành nghề sau khi học

2- Phô tô công chứng:

+ Quyết định chuyển trả về đơn vị cũ, về địa phương của Cục Hợp tác quốc tế về lao động.

+ Quyết định điều chuyển lao động về nước của Ban quản lý lao động.

+ Phiếu nhân sự.

+ Phiếu thu hồi hộ chiếu.

 

Xét duyệt danh sách và xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày....tháng năm 199...

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

HƯỚNG DẪN THẨM VẤN

 

1- Vì sao người ta phải tiến hành lựa chọn học viên ?

- Không phải bất cứ người nào cũng có khả năng trở thành một nhà doanh nghiệp tốt.

- Nếu chúng ta lựa chọn được người có khả năng tốt thì:

+ Chúng ta sẽ sử dụng số vốn có hạn cho việc đào tạo có hiệu quả nhất;

+ Chúng ta xác định được là sau khi học sẽ có một số lượng tương đối nhiều doanh nghiệp được thành lập;

+ Chúng ta hạn chế được việc lãng phí tiền Nhà nước cho những doanh nghiệp không có khả năng;

- Chúng ta sẽ nâng cao hiệu quả của lớp huấn luyện thông qua việc lựa chọn các lớp học viên đồng đều.

2- Những tiêu chuẩn lựa chọn

Hai tiêu chuẩn chính:

- Khả năng có nguồn vốn (tiền, tài sản...)

- Đặc tính cá nhân.

Hai tiêu chuẩn chính này được phân ra 5 nhóm:

A- Tính rõ ràng của mục tiêu;

B- Tiềm năng về tài chính;

C- Kinh nghiệm về kinh doanh;

D- Quan hệ gia đình;

E- Tính cách kinh doanh.

 

THOẢ THUẬN VỀ ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH KHÔNG HOÀN LẠI
(Thoả thuận tài chính)

 

Giữa: Trung tâm Quốc gia xúc tiên việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội

Và: Trung tâm Môi giới việc làm FRANKFURT AM MAIN

- Ngân hàng cân đối Đức Bonn-Bad Godesberg

 

Về khoản tiền đến 5.000.000 DM
(bằng chữ: năm triệu Mác Đức).

 

Ngày 9-6-1992 giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức đã ký một Hiệp định về hỗ trợ tài chính nhằm tạo lập doanh nghiệp và hoà nhập nghề nghiệp cho các lực lượng chuyên môn nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiệp định).

Theo điều 4 khoản 1 của Hiệp định, Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ cho Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một khoản tài chính không hoàn lại đến 5 triệu DM nhằm trang trải cho chi phí phát sinh trong khi thực hiện các biện pháp tái hoà nhập cho công dân Việt Nam trở về.

Về việc quản lý khoản đóng góp tài chính này, Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức theo Điều 6 khoản 1 của Hiệp định đã giao cho Trung tâm môi giới việc làm của Tổng cục lao động Liên bang tại Frankfurt am mani (sau đây gọi là ZAV) và Ngân hàng cân đối Đức tại Bonn (sau đây gọi là Ngân hàng DtA). Phía Việt Nam theo Điều 6 khoản 2 của Hiệp định, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao việc thực hiện cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các chi tiết cụ thể sử dụng khoản tài chính này theo Điều 6 khoản 5 của Hiệp định phải được quy định trong một bản thoả thuận riêng giữa một bên là ZAV và ngân hàng DtA và một bên là cơ quan chức năng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ đã chỉ định Trung tâm Quốc gia Xúc tiến việc làm (sau đây gọi là NCEP) là cơ quan có thẩm quyền trong việc này.

Trên cơ sở này, các bên tham gia ký kết bản thoả thuận tài chính sau đây:

Điều 1:

1- Khoản đóng góp tài chính được sử dụng:

a) Đến 1,3 triệu DM dành cho các biện pháp trợ giúp công dân Việt Nam trở về muốn tự lập doanh nghiệp (điều 2 của Hiệp định) và

b) Đến 3,7 triệu DM cho công dân Việt Nam trở về cần được bố trí làm việc trong nền kinh tế Việt Nam (Điều 3 của Hiệp định).

2- Các dự trù chi tiêu khoản tiền theo khoản 1 có thể bù trừ cho nhau.

 

Điều 2:

1- Từ số tiền 1,3 triệu DM nói ở điều 1 khoản 1 mục a lấy ra 1,0 triệu DM sử dụng vào việc thiết lập quỹ bảo đảm tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội, nhằm bảo hiểm cho các khoản vay tín dụng tạo lập doanh nghiệp theo Hiệp định.

Phần tiền còn lại đến 0,3 triệu DM được sử dụng thanh toán các chi phí có liên quan đến các công việc sau đây:

a) Tư vấn tạo lập doanh nghiệp cho những người trở về Việt Nam.

b) Tổ chức các cuộc điều tra về tính kinh tế và tính thực thi.

2- Số tiền đến 3,7 triệu DM nói ở điều 1 khoản 1 mục b được chi cho các công việc sau đây:

a) Tuyên truyền về Hiệp định cho các công dân Việt Nam.

b) Các công tác tư vấn, tổ chức đào tạo nghề và đào tạo chủ doanh nghiệp cho công dân đã về nước tại Việt Nam, khi mà các biện pháp này cần thiét cho việc hoà nhập vào nền kinh tế Việt Nam.

c) Thông tin, tư vấn và đào tạo nâng cao cho các cơ quan chức năng và huấn luyện viên tại Việt Nam.

3- Việc chi tiêu cho các khoản khác phải được sự thống nhất bằng văn bản giữa các bên ký kết thoả thuận.

 

Điều 3:

1. Khoản đóng góp tài chính theo điều 1 khoản 1 được chi theo quy định của Ngân sách nhà nước Đức như sau:

1992: đến 0,7 triệu DM

1993: đến 1,7 triệu DM

1994: đến 1,8 triệu DM

1995: đến 0,8 triệu DM

2. Khoản đóng góp tài chính này do ngân hàng DtA quản lý và trong phạm vi thẩm quyền của mỗi bên ký kết thoả thuận mà có thể được gọi toàn bộ hoặc từng phần nếu sau khi Ngân hàng DtA chuyển tiền, được sử dụng ngay đúng qui định; đối với số tiền gọi của NCEP thì chậm nhất là 30 ngày. Khoản tiền theo điều 2 khoản 1 do Ngân hàng Công thương gọi sẽ được DtA chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Công thương, Hà Nội.

3. Việc gọi tiền để chi cho các công việc ở Việt Nam phải có sự đồng ý trước đó bằng văn bản của Ngân hàng DtA (đối với các công việc được chi từ khoản tiền đến 1,3 triệu DM) cũng như của ZAV (đối với các công việc được chi từ khoản tiền đến 3,7 triệu DM).

4. Việc sử dụng đúng qui định các khoản tiền đã gọi phải được chứng minh cho Ngân hàng DtA bằng các chứng từ hợp lệ (các hoá đơn, các thoả thuận thù lao và tương tự...) trong vòng 3 tháng (tính theo ngày ghi trên phiếu gọi tiền), đối với công việc lâu hơn 2 tháng thì thời hạn sẽ được kéo dài đến 6 tháng. Khi việc chứng minh này không đúng thời hạn thì Ngân hàng DtA buộc phải nhắc nhở cùng với gia hạn thêm 30 ngày. Hạn 30 ngày được tính theo ngày ghi trên phiếu đòi thanh toán, đối với phiếu gửi về Việt Nam thì được cộng thêm 21 ngày vận chuyển bưu điện. Số tiền mà trong vòng thời hạn gia hạn thêm cũng không lý giải được việc sử dụng đúng quy định của nó thì lập tức phải chuyển trả lại. Kể từ ngày giải ngân tại ngân hàng DtA đến ngày chuyển trả lại, các khoản tiền này phải được tính bù thêm lãi suất phạt dùng sai mục tiêu ở mức 4% cao hơn lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Liên bang Đức quy định tại ngày giải ngân, tối thiểu là 8% năm.

5. Nếu khoản tiền phải hoàn lại theo khoản 4 trên đây không được trả lại ngay, thì phải tính gộp 1% lãi suất, phạt quá hạn thêm vào lãi suất dùng sai mục tiêu theo điều 4 tính trên số tiền phải trả kể từ ngày thứ 3 sau khi kết thúc thời gian gia hạn cho đến ngày gửi trả lại tiền.

 

Điều 4

1. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên ký thoả thuận được quy định như sau:

a) ZAV:

ZAV chịu trách nhiệm thông tin và tư vấn cho người lao động Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức. ZAV sẵn sàng tư vấn cho NCEP và trường hợp cụ thể sẽ giúp đỡ tích cực trong khuôn khổ cho phép. ZAV được quyền cấp cho người Việt Nam trở về, ngoài các khoản đã nêu trong Hiệp định, những khoản tiền hỗ trợ khác theo các Thông tư của Bộ Hợp tác kinh tế Liên bang Đức ngày 13-6-1988 và ngày 16-4-1987. ZAV có thể sử dụng các tổ chức thích hợp khác cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

b) Ngân hàng DtA

Ngân hàng DtA quản lý khoản đóng góp tài chính theo quy định hiện hành của ngân hàng. Hàng quý (khi cần thiết cũng có thể thường xuyên hơn) Ngân hàng DtA thông báo cho các bên ký kết thoả thuận biết về tình hình chi phí. Ngân hàng DtA chịu trách nhiệm thông báo và tư vấn cho các công dân Việt Nam được ưu đãi theo Hiệp định muốn tự lập nghề nghiệp tại quê hương. Ngân hàng DtA sẵn sàng tư vấn cho NCEP cũng như Ngân hàng Công thương Việt Nam tại Hà Nội và trường hợp cụ thể sẽ giúp đỡ tích cực trong khuôn khổ cho phép. Ngoài các khoản đã nêu trong hiệp định, Ngân hàng DtA có thể cấp thêm khoản hỗ trợ tạo lập doanh nghiệp theo thông tư hiện hành của Bộ trưởng Hợp tác kinh tế Liên bang ngày 13-6-1988 nhằm tăng cường vốn tự có của những người tạo lập doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi theo Hiệp định. Ngân hàng DtA được phép sử dụng các tổ chức thích hợp khác cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

ZAV và Ngân hàng DtA được quyền gửi sang Việt Nam các cố vấn người Đức trong khuôn khổ Hiệp định làm ngươì giao tiếp cho tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân (thí dụ: Các Bộ, các cơ quan hành chính, các chủ doanh nghiệp, các Tổ chức Quốc tế...). Những cố vấn người Đức này có thể nhập chung văn phòng với bất cứ một Tổ chức Quốc tế thích hợp nào nhằm tận dụng các điều kiện thuận tiện sẵn có. Ngoài ra họ còn được quyền tuyển chọn và sử dụng nhân viên Sở tại trong khuôn khổ các luật hiện hành của Việt Nam.

ZAV và Ngân hàng DtA ngoài ra còn được quyền tự kiểm tra hoặc thông qua người được uỷ quyền kiểm tra việc thực hiện các biện pháp được hỗ trợ ở Việt Nam bất cứ lúc nào bằng kinh phí của mình. Họ có trách nhiệm thông báo chó NCEP biết trước việc kiểm tra và tạo điều kiện cho NCEP tham gia.

c) Trung Tâm Quốc gia Xúc tiến Việc làm (NCEP) chịu trách nhiệm phối hợp và thực hiện chương trình ở Việt Nam. Trung Tâm đặc biệt có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu ở điều 2 khoản 2. NCEP triển khai các biện pháp dành cho chủ doanh nghiệp và các cơ quan thực hiện cũng như cho các huấn luyện viên trong phạm vi hỗ trợ tạo lập doanh nghiệp với sự thống nhất cùng Ngân hàng Công thương - Hà Nội. NCEP lưu ý đến khuyến nghị và yêu cầu của Ngân hàng Công thương.

Ngân hàng công thương cho vay vốn tạo lập doanh nghiệp theo điều 2 Hiệp định với trách nhiệm của mình và tiến hành các biện pháp liên quan theo điều 2 khoản 1 bản thoả thuận này, không có một sự chọn trước của một cơ quan khác.

NCEP đảm bảo sự hợp tác cần thiết của mọi cơ quan liên đới phía Việt Nam cho việc thực hiện chương trình tái hoà nhập. NCEP đặc biệt bảo đảm sự đi lại không hạn chế của các chuyên gia Đức do ZAV và DtA cử sang cũng như các cộng tác viên Việt Nam của họ và sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cho họ. Trung tâm bảo đảm sao cho mọi giấy phép cần thiết được cấp (ví dụ như giấy phép nhập cảnh và lưu trú của chuyên gia cũng như cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ).

2. Các bên đều thống nhất, mọi công việc nảy sinh trong khi thực hiện Hiệp định cần được giải quyết bằng bàn bạc và thống nhất sát sao theo tinh thần Hiệp định với sự tin cậy lẫn nhau. Các bên đối tác sẽ tránh mọi điều gây ra sự trì hoãn không cần thiết trong việc thực hiện Hiệp định hoặc dẫn đến là các khoản tiền tài trợ sẵn có được sử dụng cho những mục đích không phù hợp với ý nghĩa và mục tiêu của Hiệp định.

 

Điều 5:

Những tranh chấp nảy sinh từ bản thoả thuận này kể cả những tranh chấp về tính hiệu lực của bản thoả thuận này và của quy định kèm theo về trọng tài, đối với trường hợp các bên ký thoả thuận không thống nhất giải quyết được trên tinh thần thiện chí, sẽ áp dụng phương pháp phân xử sau:

1. Khi các bên không thống nhất được một người trọng tài chung, thì một hội đồng trọng tài gồm ba thành viên sẽ được thành lập, các thành viên như sau:

Một trọng tài do NCEP, một trọng tài thứ hai do ZAV và Ngân hàng DtA cử, người trọng tài thứ 3 (Chủ tịch Hội đồng trọng tài) được cử theo thoả thuận của các bên, hoặc trường hợp không thoả thuận được như vậy, trong vòng 60 ngày sau khi có đơn kiện gửi đến bên bị, thì theo đơn đề nghị của một bên, người trọng tài thứ ba do Chủ tịch Phòng thương mại Quốc tế cử. Mặc dầu được nhắc nhở mà một bên vẫn bỏ trống việc cử trọng tài, thì người trọng tài này do Chủ tịch Hội đồng trọng tài cử.

2. Khi người trọng tài được cử theo quy chế này không muốn hoặc không thể đảm đương được nhiệm vụ của mình thì người kế tiếp được cử theo như cách người trước đây được cử. Người kế tiếp đó có tất cả quyền hạn và trách nhiệm của người trọng tài trước đây.

3. Một trường hợp tranh chấp được đưa vào phân xử thông qua đơn kiện của một bên gửi cho bên kia. Đơn kiện nêu rõ loại yêu cầu, nguyện vọng được giúp đỡ hoặc khoản đòi bồi thường và tên người trọng tài do bên nguyên cử, khi bên nguyên có đủ thẩm quyền cử một trọng tài theo khoản 1.

4. Bên bị cân nhắc trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện và thông báo cho bên nguyên biết tên người trọng tài do mình cử, khi mà bên bị có đủ thẩm quyền cử một trọng tài theo khoản 1.

5. Người trọng tài của mỗi bên hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài chỉ định thời điểm Hội đồng trọng tài tiến hành xét xử. Nếu các bên ký thoả thuận không tự quyết định được bằng cách thoả thuận về địa điểm tiến hành xét xử, thì địa điểm cũng do Hội đồng trọng tài quyết định.

6- Hội đồng trọng tài quyết định quyền hạn của mình. Nó tự quy định cách xét xử của mình có lưu ý đến những nguyên tắc xét xử thông thường đã được thừa nhận.

7- Trong mọi trường hợp sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia được trình bày bằng lời tại một phiên họp chính thức. Hội đồng trọng tài dĩ nhiên có thể vẫn ra quyết định trong trường hợp có sự vắng mặt của một bên. Mọi quyết định của Hội đồng trọng tài đòi hỏi phải có sự đồng ý ít nhất của hai người trọng tài.

8- Kết luận phân xử sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định và lý giải bằng văn bản. Một kết luận phân xử được ít nhất 2 người trọng tài ký tên thì được coi là kết luận phân xử của Hội đồng trọng tài. Mỗi người tham gia xét xử giữ một bản kết luận phân xử đã ký kết. Kết luận phân xử có tính pháp lý và không thay đổi. Các bên tham gia ký bản thoả thuận này chịu trách nhiệm phải chấp hành kết luận phân xử.

9- Các bên tham gia định mức trả thù lao cho các trọng tài và những người khác cần có trong khi tiến hành xét xử. Nếu trước thời điểm phiên xét xử đầu tiên mà các bên chưa thống nhất được thì Hội đồng trọng tài sẽ quy định một mức tiền thù lao thích hợp.

Mỗi bên phải tự chịu các chi phí phát sinh cho mình khi xét xử. Chi phí của phiên toà xét xử do bên thua chịu. Nếu mỗi bên vừa có phần thắng vừa có phần thua, thì chi phí sẽ được chia theo tỷ lệ.

10- Hội đồng trọng tài quyết định cuối cùng về tất cả vấn đề chi phí cho việc xét xử.

11- Các bên tham gia chịu trách nhiệm trả toàn bộ thù lao cho người được nêu ở điểm 9.

 

Điều 6:

1- Khi một quy định của thoả thuận này bị mất hiệu lực, thì những quy định còn lại vẫn giữ nguyên hiệu lực. Đối với một sơ hở có thể phát sinh thì cần có một quy định điều chỉnh phù hợp với ý nghĩa và mục đích của bản thoả thuận này và của Hiệp định.

2- Những yêu cầu của bản thoả thuận này sẽ không được chuyển quyền hoặc thế chấp.

3- Bản thoả thuận này tuân thủ pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà Liên bang Đức. Nơi thực thi là Bonn.

4- Những thay đổi hoặc bổ sung bản thoả thuận này cũng như mọi giải thích và thông báo giữa các bên ký kết thoả thuận đưa ra trên cơ sở của bản thoả thuận này phải được làm bằng văn bản. Mọi giải thích và thông báo được coi là thông suốt chỉ khi nó được chuyển đến địa chỉ của bên ký thoả thuận sau đây hoặc đến một địa chỉ khác đã được thông báo cho bên ký thoả thuận biết.

 

Địa chỉ của NCEP: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Trung tâm Quốc
gia Xúc tiến việc làm - 2 Đinh Lễ - Hà Nội, SR Việt
Nam.

 

Địa chỉ của ZAV: Zentralstelle fuer Arbeit svermittlung

Po stfach: D-6000 Frankfurt am Main

 

Địa chỉ của Ngân hàng DtA: Deut sche Ausgleichsbank, Wielandstr.4

D-5.300 Bonn2.

Việc thay đổi địa chỉ trên đây được coi là hợp pháp khi có thông báo bằng văn bản phù hợp cho các bên khác ký thoả thuận.

 

Điều 7:

Được làm thành mỗi bên 2 bản gốc bằng tiếng Đức và tiếng Việt Nam, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi