Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công ước về an toàn và vệ sinh lao động trong công việc bốc xếp tại cảng biển, 1979
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Công ước
Cơ quan ban hành: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công ước | Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày ban hành: | 25/06/1979 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Công ước Không số
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG ƯỚC SỐ 152
CÔNG ƯỚC VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG VIỆC BỐC XẾP TẠI CẢNG BIỂN, 1979
Hội nghị Toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 6 tháng 6 năm 1979, trong kỳ họp thứ sáu mươi sáu, và
Ghi nhận các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về lao động có liên quan và Công ước về Chỉ tiêu trọng lượng (của các kiện hàng được vận chuyển bằng tầu biển), 1929, Công ước về Bảo vệ máy móc, 1963, và Công ước về Môi trường làm việc (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung), 1977, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc sửa đổi Công ước về Bảo vệ (công nhân bến cảng) khỏi các tai nạn (đã sửa đổi), 1932 (số 32), là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự của kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,
thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1979, Công ước dưới đây gọi là Công ước về An toàn vệ sinh lao động (công việc bốc xếp tại cảng biển), 1979.
PHẦN I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong Công ước này, thuật ngữ “các công việc bốc xếp tại cảng biển” bao gồm toàn bộ hoặc một phần công việc bốc hoặc dỡ của bất kỳ một tàu biển nào cũng như bất kỳ công việc khác tương tự; định nghĩa về hình thức công việc này sẽ do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định. Các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan phải được tham vấn hoặc phải tham gia vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi định nghĩa này.
Điều 2
1. Một nước Thành viên có thể dành sự miễn trừ hoặc cho phép một số ngoại lệ theo những quy định trong Công ước này đối với các công việc bốc xếp tại cảng biển ở nơi mà hoạt động giao thông không thường xuyên diễn ra và hạn chế các tàu biển trọng tải nhỏ, cũng như liên quan đến các công việc bốc xếp trên các tàu đánh cá hoặc trên một số loại tàu nhất định, với điều kiện:
a) điều kiện lao động phải được đảm bảo an toàn; và
b) cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, thấy được rằng những sự miễn trừ hoặc ngoại lệ như vậy trong mọi hoàn cảnh là hợp lý.
2. Một số quy định cụ thể trong Phần III của Công ước này có thể được áp dụng khác nhau nếu, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, cơ quan có thẩm quyền thấy rằng những thay đổi đó mang lại những thuận lợi tương ứng và rằng theo đó, sự bảo đảm cho người lao động như vậy, về tổng thể, sẽ không kém hơn so với sự bảo đảm có được khi áp dụng toàn bộ các quy định trong Công ước này.
3. Bất kỳ một sự miễn trừ hay ngoại lệ nào được quy định trong Đoạn 1 của Điều này và bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào được quy định trong Đoạn 2 của Điều này, cũng như những lý do của việc miễn trừ, ngoại lệ hay sửa đổi đó, phải được ghi rõ trong báo cáo áp dụng các điều khoản của Công ước, theo Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.
Điều 3
Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “người lao động” dùng để chỉ bất kỳ người nào tham gia vào công việc bốc xếp tại cảng biển;
b) “người có thẩm quyền” dùng để chỉ người có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nhất định, và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;
c) “người có trách nhiệm” dùng để chỉ người, được người sử dụng lao động, chủ tàu hoặc người chủ sở hữu thiết bị, tùy trường hợp, chỉ định để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định và là người có đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như thẩm quyền cần thiết để có thể đảm nhận việc thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;
d) “người được ủy quyền” dùng để chỉ người mà được người sử dụng lao động, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định, đồng thời là người có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;
e) “thiết bị nâng (cẩu)” chỉ tất cả các loại thiết bị bốc dỡ, cố định hay tháo rời được, trong đó bao gồm cả các cầu vận chuyển chạy bằng điện được cố định trên bờ, được sử dụng trên bờ hoặc ở trên boong tàu để treo, nâng lên hay hạ xuống hàng hóa hoặc chuyển dời hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác cùng lúc treo hay nâng hàng lên;
f) “thiết bị phụ” chỉ mọi loại thiết bị mà nhờ thiết bị này, một kiện hàng có thể được gắn với một thiết bị nâng nhưng lại không phải là một phần của thiết bị nâng cũng như không phải là một phần của kiện hàng đó;
g) “đưa vào” cũng bao gồm hoạt động “đưa ra”;
h) “tàu biển” dùng để chỉ mọi loại tàu, thuyền, sà lan, xuồng, thuyền vận chuyển hàng hóa hoặc tàu sân bay, ngoại trừ các chiến hạm.
PHẦN II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 4
1. Pháp luật và quy định quốc gia quy định rằng các biện pháp phù hợp với Phần III Công ước này, liên quan tới các công việc bốc xếp tại cảng biển, phải được thực hiện nhằm:
a) bố trí, duy trì và đảm bảo nơi làm việc và các phương tiện làm việc được an toàn và tránh được các rủi ro liên quan đến sức khỏe khi làm việc;
b) cung cấp và duy trì các phương tiện lên xuống đảm bảo an toàn tại nơi làm việc;
c) cung cấp thông tin, đào tạo và giám sát khi cần thiết để đảm bảo việc bảo vệ người lao động trước những nguy cơ tai nạn hoặc nguy cơ tác động tới sức khỏe người lao động có nguồn gốc từ công việc của họ hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện những công việc đó;
d) cung cấp mọi trang thiết bị bảo hộ cá nhân, quần áo bảo hộ và mọi phương tiện cứu hộ cần thiết và hợp lý, khi không thể phòng ngừa đầy đủ các nguy cơ tai nạn hoặc nguy cơ tác động tới sức khỏe bằng cách nào khác;
e) cung cấp và duy trì các phương tiện sơ cứu và cứu hộ hợp lý và đầy đủ;
f) soạn thảo và xây dựng các thủ tục hợp lý để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
2. Các biện pháp cần tiến hành theo Công ước này phải bao gồm:
a) các yêu cầu chung liên quan đến kết cấu, việc trang bị và duy trì bảo dưỡng các công trình tại cảng cũng như các nơi khác mà tại đó các công việc bốc xếp được thực hiện;
b) việc phòng chống hỏa hoạn và cháy nổ;
c) các phương tiện an toàn để lên xuống tàu, khoang tàu, sàn tàu, trang thiết bị và các thiết bị nâng;
d) việc chuyên chở người lao động;
e) việc đóng mở các cửa hầm tàu, bảo vệ các lối đi vào hầm tàu và các công việc trong khoang tàu;
f) việc xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị nâng và các thiết bị bốc dỡ khác;
g) việc xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng các sàn tàu;
h) việc lắp đặt và sử dụng các cần trục trên tàu;
i) việc thử nghiệm, kiểm tra, thanh tra và chứng nhận, khi cần thiết, các thiết bị nâng, các thiết bị phụ (trong đó có cả các dây xích và dây thừng), các cáp móc và các thiết bị nâng khác (vốn là một bộ phận dùng để gắn vào các kiện hàng);
j) việc bốc xếp các loại hàng hóa khác nhau;
k) việc xếp các kiện hàng và lưu kho;
l) các chất gây nguy hiểm và các nguy cơ khác trong môi trường lao động;
m) các thiết bị bảo hộ cá nhân và quần áo bảo hộ;
n) các thiết bị vệ sinh, tẩy rửa và các dịch vụ phúc lợi;
o) việc giám sát y tế;
p) các thiết bị sơ cứu và cứu hộ khẩn cấp;
q) việc tổ chức an toàn và vệ sinh;
r) việc đào tạo người lao động;
s) việc thông báo và điều tra các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
3. Việc áp dụng thực tiễn các quy định trong Đoạn 1 Điều này phải được đảm bảo hoặc dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các quy tắc thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dựa và các phương pháp thích hợp khác có tính tuân thủ thực tiễn và điều kiện quốc gia.
Điều 5
1. Pháp luật và quy định quốc gia phải giao cho những người thích hợp, có thể là người sử dụng lao động, chủ sở hữu, thuyền trưởng của tàu hay bất kỳ người nào khác, tùy theo trường hợp, trách nhiệm áp dụng các biện pháp đã được quy định tại Đoạn I, Điều 4, Công ước này.
2. Mỗi lần hai hay nhiều người sử dụng lao động đồng thời thực hiện các công việc này tại cùng một nơi làm việc, họ phải có trách nhiệm phối hợp nhằm áp dụng các biện pháp được quy định, mà không ảnh hưởng đến trách nhiệm của mỗi người sử dụng lao động do đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động mà người đó thuê mướn. Trong các trường hợp thích hợp, cơ quan có thẩm quyền phải quy định các cách thức chung cho sự phối hợp này.
Điều 6
1. Các quy định cần phải được áp dụng để ngưởi lao động:
a) đảm bảo không can thiệp một cách thiếu căn cứ vào việc vận hành hoặc sử dụng sai mục đích các thiết bị hoặc phương tiện đảm bảo an toàn lao động cho chính họ hoặc cho những người khác;
b) quan tâm hợp lý đến sự an toàn của chính bản thân và của những người khác, những người có nguy cơ chịu tác động do hành vi của họ hoặc do họ không làm tròn trách nhiệm trong công việc;
c) ngay lập tức thông báo đến người chịu trách nhiệm giám sát mọi tình huống mà họ có lý do để tin rằng có thể xuất hiện nguy cơ và họ không thể tự giải quyết được, theo đó các biện pháp đúng đắn có thể được tiến hành.
2. Người lao động phải có quyền, ở bất kỳ nơi làm việc nào, tham gia vào việc đảm bảo an toàn lao động trong phạm vi kiểm soát của họ đối với các thiết bị và các phương pháp lao động và với quan điểm về các cách thức làm việc được coi là có ảnh hưởng đến an toàn lao động. Trong trường hợp các Ban an toàn và vệ sinh được thành lập căn cứ vào Điều 7 của Công ước này, khi xem xét là thích hợp với luật pháp và thực tiễn quốc gia, thì quyền này sẽ được áp dụng thông qua các Ban này.
Điều 7
1. Để các điều khoản của Công ước này có hiệu lực thông qua pháp luật và quy định quốc gia hoặc bất kỳ một công cụ nào khác phù hợp với thực tiễn và điều kiện quốc gia, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tham khảo ý kiến của các tổ chức những người sử dụng lao động và những người lao động có liên quan.
2. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện của họ trong việc áp dụng các biện pháp được quy định trong Điều 4, Đoạn 1, Công ước này.
PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Điều 8
Khi một nơi làm việc trở nên không an toàn hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe người lao động, các biện pháp hiệu quả cần phải được áp dụng (bằng hàng rào, hệ thống cọc tiêu hoặc các phương tiện thích hợp khác, trong đó nếu cần sẽ phải ngừng các hoạt động làm việc) nhằm bảo vệ những người lao động cho đến khi nơi đó không còn nguy hiểm.
Điều 9
1. Tất cả những nơi mà tại đó các công việc bốc xếp tại cảng được tiến hành và tất cả những con đường dẫn đến những nơi này phải được chiếu sáng một cách thích hợp và đầy đủ.
2. Bất kỳ trở ngại nào có khả năng gây nguy hiểm cho việc di chuyển của một thiết bị nâng, một phương tiện đi lại hoặc một người nào đó, trong trường hợp không thể di dời do những nguyên nhân thực tế, thì phải được báo hiệu một cách hợp lý và dễ nhận biết và, nếu cần, phải được chiếu sáng đầy đủ.
Điều 10
1. Tất cả các khoảng đất trống được sử dụng cho các phương tiện đi lại hoặc để chồng xếp hàng hóa hoặc vật liệu phải được bố trí có mục đích và đảm bảo hợp lý.
2. Khi xếp lên hoặc dỡ xuống hàng hóa hoặc vật liệu, phải đảm bảo an toàn và thứ tự trong đó tính đến tính chất và bao bì đóng gói của hàng hóa hoặc vật liệu.
Điều 11
1. Các hành lang có chiều rộng vừa đủ phải được bố trí để đảm bảo việc sử dụng an toàn các phương tiện đi lại và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa.
2. Các hành lang dành riêng cho người đi bộ phải được bố trí khi cần thiết và khi có thể thực hiện được; các hành lang này phải có chiều rộng vừa đủ và, trong trường hợp có thể thực hiện được, phải tách biệt so với các hành lang dành cho các phương tiện đi lại.
Điều 12
Các phương tiện thích hợp và đầy đủ để chống cháy phải được cung cấp và đảm bảo sẵn sàng cho việc sử dụng ở những nơi mà công việc bốc xếp được tiến hành.
Điều 13
1. Tất cả các bộ phận nguy hiểm của máy móc phải được bảo vệ một cách hiệu quả, trừ trường hợp các bộ phận này ở trong một vị trí hoặc được bố trí một cách an toàn để có thể được coi là đã được bảo vệ một cách hiệu quả.
2. Các biện pháp hiệu quả phải được áp dụng để, trong trường hợp khẩn cấp, ngay lập tức ngừng việc cung cấp năng lượng cho mỗi máy móc nếu điều đó là cần thiết.
3. Khi bất kỳ một công việc lau chùi, bảo dưỡng hay sửa chữa máy móc có thể gây nguy hiểm cho một người nào đó, thì máy móc đó phải được ngừng hoạt động trước khi công việc này bắt đầu, đồng thời phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng máy móc đó chỉ có thể hoạt động sau khi công việc bảo dưỡng hoàn tất: Miễn là một người chịu trách nhiệm có thể cho máy hoạt động trở lại để chạy thử hoặc điều chỉnh mà việc chạy thử hay điều chỉnh đó vốn không thể thực hiện khi máy đó không hoạt động.
4. Một người được ủy quyền chỉ được phép:
a) ngừng việc bảo vệ khi công việc đòi hỏi phải thực hiện tiếp;
b) tháo bỏ hoặc cho ngừng hoạt động các phương tiện an toàn để lau chùi, điều chỉnh hoặc sửa chữa.
5. Nếu ngừng việc bảo vệ thì phải có sự thận trọng cần thiết đối với công việc đó và việc bảo vệ đó phải được thay thế ngay khi có thể.
6. Nếu bỏ đi hoặc cho ngừng hoạt động bất kỳ một thiết bị bảo vệ nào thì phải có thiết bị thay thế hoặc cho thiết bị này hoạt động trở lại ngay khi có thể, đồng thời các biện pháp phải được áp dụng để đảm bảo rằng không sử dụng hoặc khởi động đột ngột máy móc liên quan cho đến khi thay thế hoàn toàn và hoặc cho thiết bị bảo vệ hoạt động trở lại.
7. Theo mục đích Điều này, thuật ngữ máy móc bao gồm mọi thiết bị nâng (cẩu), nắp hầm tàu chạy bằng cơ hoặc thiết bị chạy điện.
Điều 14
Tất cả các trang thiết bị điện phải được bố trí, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng để phòng ngừa nguy hiểm và phải phù hợp với các tiêu chuẩn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 15
Khi trên tàu có hoạt động bốc dỡ hàng hóa dọc theo bến cảng hoặc kế bên một con tàu khác, phải đảm bảo bố trí và lắp đặt sẵn sàng các phương tiện để lên xuống tàu an toàn hợp lý.
Điều 16
1. Khi phải di chuyển những người lao động theo đường biển sang hoặc tới một tàu biển hoặc sang một nơi khác, phải đảm bảo mọi biện pháp đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn cho việc lên tàu, thuyền, vận chuyển hoặc rời tàu, thuyền; các phương tiện vận chuyển hàng hải phải phù hợp với các điều kiện vận chuyển theo mục đích này.
2. Khi phải di chuyển người lao động sang hoặc tới một địa điểm trên đất liền, các phương tiện vận chuyển do người sử dụng lao động bố trí phải đảm bảo an toàn.
Điều 17
1. Lối xuống hầm tàu hay khoang hàng hóa phải đảm bảo bởi:
a) một cầu thang bộ cố định, trong trường hợp không có thì phải có một thang leo hoặc các cọc treo hoặc các bậc thang có chiều rộng vừa đủ, độ bền và kết cấu hợp lý; hoặc
b) các phương tiện khác đã có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp được coi là hợp lý và có thể thực hiện được, vị trí tất cả các phương tiện lên xuống được quy định tại Điều này phải tách biệt với vị trí của nắp hầm tàu đang mở.
3. Người lao động không phải hoặc không bị yêu cầu phải sử dụng các phương tiện lên xuống hầm hay khoang tàu mà được quy định khác với Điều này.
Điều 18
1. Không được sử dụng nắp hầm tàu hoặc xà ngang của sàn tàu nếu các bộ phận này không có kết cấu chắc chắn, không có độ bền đảm bảo cho việc sử dụng, theo đó các bộ phận này phải được đặt để hoặc bảo dưỡng hợp lý.
2. Các nắp hầm tàu được vận hành với sự hỗ trợ của thiết bị nâng phải phù hợp với các phụ tùng kèm theo nhằm đảm bảo an toàn cho các cáp móc hoặc các thiết bị nâng phụ khác.
3. Trong trường hợp các nắp hầm và các xà ngang của sàn tàu không thể thay đổi được, các bộ phận này phải được báo hiệu rõ ràng để chỉ rõ các vị trí của hầm tàu và vị trí của chúng so với hầm tàu.
4. Chỉ có một người được ủy quyền (hoặc một thành viên của thủy thù đoàn, khi có thể) được phép mở hoặc đóng các nắp hầm chạy bằng cơ; các nắp hầm không được đóng hoặc mở khi một người nào đó có thể có nguy cơ bị thương vì việc đóng mở các nắp hầm đó.
5. Các quy định trong Đoạn 4 của Điều này, với những sửa đổi hợp lý về chi tiết, phải áp dụng với các thiết bị của tàu biển chạy bằng điện như cửa thân tàu, cầu vận chuyển, boong chứa xe cộ có thể gấp lại hoặc các thiết bị tương tự khác.
Điều 19
1. Các biện pháp cần thiết phải được áp dụng nhằm bảo vệ các lối vào ra và trên boong tàu nơi mà người lao động phải làm việc, và nơi mà tại đó họ hoặc các phương tiện đi lại có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
2. Tất cả các cửa hầm tàu không phù hợp với khung cửa của hầm tàu, với độ cao và độ bền đảm bảo phải được đóng lại hoặc phải được bảo vệ khi cửa hầm không còn sử dụng được nữa, trừ trường hợp công việc đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian ngắn, và phải có một người chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp này.
Điều 20
1. Các biện pháp cần thiết phải được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc trong các khoang chứa hàng hoặc trên các boong tàu khi có các phương tiện đi lại hoạt động trong các khoang đó hoặc công việc bốc hoặc dỡ hàng hóa diễn ra với sự hỗ trợ của các thiết bị chạy bằng năng lượng.
2. Các nắp hầm tàu và các xà ngang của sàn tầu không được di dời hoặc thay thế khi người lao động đang làm việc trong khoang chứa hàng bên dưới cửa hầm. Trước khi tiến hành bốc dỡ hàng hóa, tất cả các nắp hầm tàu hoặc xà ngang không được đảm bảo an toàn đều phải được di dời.
3. Phải có một hệ thống quạt thông gió đảm bảo lưu thông không khí trong khoang chứa hàng hoặc trên boong để hàng nhằm phòng ngừa các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người lao động do khói phát ra từ những động cơ đốt trong hoặc từ các nguồn khác.
4. Phải bố trí các thiết bị đầy đủ, bao gồm các phương tiện sơ tán nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi bốc dỡ các kiện hàng rời trong bất kỳ một khoang chứa hàng hoặc giữa các boong để hàng nào, hoặc khi người lao động phải làm việc trong các thùng chứa trên boong tàu.
Điều 21
Mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ và mọi cáp móc hoặc dụng cụ nâng được gắn vào một kiện hàng, phải:
a) có thiết kế và kết cấu tốt, có độ bền hợp lý nhằm cho mục đích sử dụng, được bảo dưỡng trong điều kiện và trình tự làm việc đảm bảo, và phải được lắp đặt đúng cách, trong trường hợp cần thiết phải lắp đặt một thiết bị nâng;
b) được sử dụng đúng cách và an toàn, cụ thể là không được vượt quá trọng tải bốc xếp tối đa, trừ trường hợp việc thử nghiệm được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của người có thẩm quyền.
Điều 22
1. Mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ phải do một người có thẩm quyền thử nghiệm theo đúng pháp luật và quy định quốc gia trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và sau khi có bất kỳ một sự thay đổi và sửa chữa đáng kể nào đối với mỗi bộ phận có thể gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các thiết bị này.
2. Các thiết bị nâng được cố định với con tàu và là một phần của con tàu phải được kiểm tra/ thử nghiệm lại ít nhất năm năm một lần.
3. Các thiết bị cố định trên cảng biển phải được kiểm tra lại theo thời gian do cơ quan có thẩm quyền quy định.
4. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra bất kỳ một thiết bị nâng hoặc mọi bộ phận của thiết bị phụ nào theo Điều này, các thiết bị này phải được điểm định hoàn toàn và do người tiến hành kiểm tra thiết bị xác nhận.
Điều 23
1. Ngoài các quy định trong Điều 22, mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ phải do một người có thẩm quyền định kỳ kiểm định và xác nhận. Việc kiểm định này phải được thực hiện ít nhất 12 tháng 1 lần.
2. Theo mục đích của Đoạn 4, Điều 22 và Đoạn 1 Điều này, việc kiểm định toàn bộ có nghĩa là kiểm tra chi tiết bằng mắt thường do một người có chuyên môn thực hiện, có sự trợ giúp nếu cần thiết của mọi phương tiện hoặc mọi biện pháp thích hợp khác nhằm có được một kết luật đáng tin cậy về độ an toàn của thiết bị hoặc bộ phận đó.
Điều 24
1. Mọi bộ phận của thiết bị phụ phải được thanh tra/ kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng. Các cáp móc nếu không còn sử dụng được hoặc cần phải được bỏ đi thì không được sử dụng lại. Trong trường hợp các kiện hàng được gắn cáp móc từ trước thì vẫn phải có sự kiểm tra thường xuyên khi làm việc đó là hợp lý và có thể thực hiện được.
2. Theo mục đích của Đoạn 1 Điều này, việc thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra bằng mắt thường do một người chịu trách nhiệm thực hiện nhằm quyết định việc thiết bị hoặc cáp móc đó có được tiếp tục sử dụng hay không, theo chừng mực mà có thể thực hiện được.
Điều 25
1. Các biên bản được xác nhận một cách chính thức như là việc ghi nhận lại sự chứng thực tình trạng an toàn của các thiết bị nâng và các thiết bị phụ bốc xếp liên quan phải được bảo toàn, ở trên đất liền cũng như trên tàu, tùy theo trường hợp; và phải cụ thể hóa khả năng làm việc tối đa của thiết bị, thời gian và kết quả của các thử nghiệm, các đợt kiểm tra sâu và các đợt thanh tra được đề cập ở các Điều 22, 23 và 24 của Công ước này: Miễn là trong trường hợp có các đợt thanh tra như đã đề cập ở Đoạn 1 Điều 24 Công ước này, một biên bản sẽ chỉ được ghi lại nếu việc thanh tra có một lỗi nào đó.
2. Việc đăng ký các thiết bị nâng hoặc các bộ phận của thiết bị phụ phải được duy trì theo một mẫu đăng ký do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong đó có tính đến mẫu do Văn phòng Lao động quốc tế khuyến nghị.
3. Văn bản đăng ký phải bao gồm các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp hay công nhận là có hiệu lực, hoặc các bản sao được công chứng theo các chứng nhận nói trên, dưới hình thức mẫu đăng ký do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong đó có tính đến mẫu do Văn phòng Lao động quốc tế quy định đối với việc thử nghiệm, kiểm tra sâu hay thanh tra, tùy trường hợp có thể, các thiết bị nâng và các thiết bị phụ bốc xếp.
Điều 26
1. Nhằm đảm bảo việc thừa nhận đồng nhất các quy định do các Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này đặt ra đối với việc thử nghiệm, kiểm tra toàn bộ, thanh tra và chứng nhận tình trạng của các thiết bị nâng và các bộ phận của thiết bị phụ vốn được coi là một phần của một con tàu cũng như một phần của các biên bản liên quan:
a) Cơ quan chức năng của mỗi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này phải chỉ định hoặc phải công nhận những cá nhân chuyên trách hoặc các tổ chức trong nước và nước ngoài tiến hành các cuộc thử nghiệm hoặc/và kiểm tra và các chức năng liên quan khác, với điều kiện đảm bảo rằng những cá nhân hoặc tổ chức này được chỉ định hoặc công nhận chỉ khi họ hoàn thành công việc của mình một cách thỏa đáng.
b) Các Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước phải chấp nhận hoặc công nhận việc những cá nhân hoặc tổ chức này được chỉ định căn cứ vào khoản a) trên đây, hoặc phải đưa ra các cam kết nhất định đối với việc công nhận hoặc chỉ định này vào những sự thỏa thuận mang tính tương hỗ; trong các trường hợp này, việc chấp nhận hoặc công nhận chỉ có được khi những cá nhân hoặc tổ chức này hoàn thành công việc của mình một cách thỏa đáng.
2. Không một thiết bị nâng, một thiết bị bốc xếp hoặc thiết bị bốc xếp phụ được sử dụng nếu:
a) cơ quan chức năng không được đáp ứng yêu cầu đối với một chứng nhận của việc thử nghiệm hoặc kiểm tra hoặc đối với một biên bản xác nhận trong phạm vi thẩm quyền của họ, và tùy trường hợp, đối với một thử nghiệm, kiểm tra hoặc thanh tra cần thiết được tiến hành căn cứ vào các quy định trong Công ước này; hoặc
b) theo sự đánh giá của cơ quan chức năng, thiết bị hoặc bộ phận này không được coi là an toàn cho việc sử dụng.
3. Đoạn 2 của Điều này không được áp dụng làm nguyên cớ gây ra sự chậm trễ trong việc bốc hoặc dỡ hàng trên một con tàu mà tại đó các thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, được sử dụng.
Điều 27
1. Mọi thiết bị nâng (không phải là cần cẩu của một con tàu) có trọng tải làm việc tối đa duy nhất và mọi thiết bị phụ phải kèm theo các chỉ dẫn rõ ràng về trọng tải sử dụng, bằng việc dán tem bảo đảm hoặc, nếu việc làm đó là không thể thực hiện được trong thực tế, thì có thể áp dụng bằng các phương tiện thích hợp khác.
2. Mọi thiết bị nâng (không phải là cần cẩu của một con tàu) có nhiều hơn một trọng tải làm việc tối đa phải được trang bị những phương tiện hiệu quả cho phép người điều hành xác định trọng tải tối đa trong mọi điều kiện sử dụng.
3. Mọi cần cầu của tàu (không phải là cần trục) phải được kèm theo các chỉ dẫn rõ ràng về trọng tải tối đa khi được sử dụng:
a) một mình;
b) để cẩu một khối hàng ở vị trí thấp hơn;
c) trong một tập hợp các dụng cụ dùng để kéo một khối hàng tại mọi vị trí có thể của khối hàng đó.
Điều 28
Mọi con tàu phải có các bản vẽ các vị trí trang bị buồm chão và mọi tài liệu liên quan cần thiết khác để đảm bảo độ an toàn các thiết bị buồm chão khi sử dụng cùng với các cần cẩu và các thiết bị phụ của các cần cẩu này.
Điều 29
Các tấm nâng hàng và các thiết bị tương tự khác có chức năng chứa đựng hoặc chống đỡ các kiện hàng phải có kết cấu bền vững và một độ bền đảm bảo cũng như không có bất kỳ một sai sót nào có thể nhìn thấy được mà có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn các thiết bị này.
Điều 30
Không được nâng lên hay hạ xuống các kiện hàng nếu các kiện hàng này không được gắn với các cáp móc hay nói cách khác là không được cố định với thiết bị nâng để đảm bảo độ an toàn.
Điều 31
1. Mọi lối đi dành cho các công ten nơ phải được bố trí và các hoạt động trên các lối đi này phải được triển khai để đảm bảo sự an toàn cho những người lao động, trong chừng mực các việc làm này là hợp lí và có thể thực hiện được.
2. Trong trường hợp các con tàu vận chuyển công ten nơ, cần phải có các phương tiện cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho những người lao động đang thực hiện công việc lắp đặt hoặc tháo dỡ các công ten nơ.
Điều 32
1. Mọi kiện hàng được coi là nguy hiểm phải được đóng gói, đánh dấu, dán nhãn, bốc dỡ, lưu kho và chồng xếp, theo các điều khoản của các quy định quốc tế áp dụng cho việc vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm trên biển và cho việc bốc dỡ các hàng hóa này trên các cảng biển.
2. Các chất nguy hiểm chỉ được bốc dỡ, lưu kho hoặc chồng xếp nếu chúng đã được đóng gói, đánh dấu và dán nhãn theo các quy định quốc tế áp dụng cho việc vận chuyển các chất này.
3. Nếu các vật dụng hoặc các công ten nơ chứa đựng các chất nguy hiểm bị vỡ hay bị hư hại có thể dẫn đến nguy cơ đối với các công việc bốc dỡ trên cảng biển, mà ở một chừng mực nào đó được coi là không cần thiết đối với việc xóa bỏ những nguy cơ của công việc này, thì phải được ngừng lại trong phạm vi khu vực đang bị đe dọa, và những người lao động phải được di chuyển đến những nơi an toàn cho đến khi nguy cơ này được xóa bỏ hoàn toàn.
4. Các biện pháp đầy đủ sẽ phải được áp dụng để phòng ngừa cho những người lao động khi họ tiếp xúc với các chất hay các tác nhân độc hoặc có hại, hoặc với môi trường khí quyển thiếu ôxy hoặc có khả năng dễ gây cháy nổ.
5. Khi những người lao động được yêu cầu lao động trong những không gian bị hạn chế mà trong đó có thể có các chất gây độc hoặc có hại, hoặc trong đó có thể thiếu lượng ô xy cần thiết, thì phải áp dụng các biện pháp đầy đủ để phòng ngừa các tai nạn và các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Điều 33
Phải có sự cẩn trọng phù hợp trong việc bảo vệ những người lao động trước các tác động nguy hiểm của tiếng ồn quá mức tại các địa điểm làm việc.
Điều 34
1. Khi các biện pháp khác không thể bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ chống các nguy cơ tai nạn hay ảnh hưởng tới sức khỏe, người lao động phải được trang bị hoặc phải yêu cầu được trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân và các quần áo bảo hộ một cách hợp lí nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc của họ trong sự an toàn.
2. Những người lao động phải được yêu cầu việc quan tâm đến các trang bị bảo hộ cá nhân và quần áo bảo hộ này.
3. Các trang bị bảo hộ cá nhân và các quần áo bảo hộ phải được người sử dụng lao động bảo quản một cách thích hợp.
Điều 35
Trong trường hợp có tai nạn, các phương tiện đầy đủ, bao gồm các nhân viên có chuyên môn, phải được đảm bảo luôn sẵn sàng để thực hiện việc cứu hộ mọi đối tượng đang gặp nguy hiểm, trong đó có hoạt động sơ cứu và sơ tán những người bị thương trong mọi trường hợp được coi là hợp lí và có thể thực hiện được trong thực tế mà không làm trầm trọng thêm tình trạng của họ.
Điều 36
1. Mọi Nước thành viên phải xác định, thông qua các luật pháp và quy định quốc gia hoặc mọi biện pháp khác phù hợp với thực tiễn và điều kiện quốc gia, và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan:
a) những nguy cơ nghề nghiệp vốn có mà cần có một đợt kiểm tra y tế trước ban đầu hoặc một đợt kiểm tra y tế định kỳ, hoặc cả hai;
b) khoảng thời gian tối đa giữa các đợt kiểm tra y tế định kỳ, trong đó có tính đến bản chất và mức độ của các nguy cơ có thể diễn ra và của các trường hợp đặc biệt;
c) các phân loại cho các đợt kiểm tra đặc biệt được coi là cần thiết, trong trường hợp những người lao động tiếp xúc với các rủi ro nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sức khỏe;
d) các biện pháp thích hợp để đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế nghề nghiệp cho những người lao động.
2. Mọi chi phí cho tất cả các đợt kiểm tra y tế và kiểm tra đặc biệt được thực hiện căn cứ vào Đoạn 1 phải là khoản miễn phí cho những người lao động.
3. Những chứng nhận về kiểm tra y tế và kiểm tra đặc biệt phải được bảo mật.
Điều 37
1. Các Ban an toàn và vệ sinh bao gồm những đại diện của người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải được thành lập tại tất cả các cảng biển có số lượng lớn người lao động ở đó. Nếu cần các Ban an toàn và vệ sinh như vậy cũng sẽ phải được thành lập tại các cảng biển khác.
2. Việc đặt ra, thành phần và các chức năng của những Ban này, sẽ phải được xác định bằng con đường luật pháp quốc gia hoặc bằng bất kỳ con đường nào khác thích hợp với thực tiễn và với các điều kiện quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức người sử dụng lao động và người lao động có liên quan và với các điều kiện của địa phương.
Điều 38
1. Không một người lao động nào phải bị thuê mướn để làm các công việc bốc dỡ tại cảng biển mà không nhận được một sự hướng dẫn hay đào tạo đầy đủ nào về các nguy cơ tiềm tàng gắn liền với công việc của người đó và về sự cẩn trọng cần có trước các nguy cơ này.
2. Chỉ những người ở tuổi ít nhất là 18, có kỹ năng và kinh nghiệm đầy đủ hoặc được đào tạo và được giám sát trong công việc mới được tham gia vào việc điều khiển các thiết bị nâng và các thiết bị bốc dỡ khác.
Điều 39
Để tham gia vào việc phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các biện pháp thích hợp phải được áp dụng để đảm bảo các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp này được thông báo tới cơ quan có thẩm quyền và nếu cần thiết, phải được coi là mục tiêu của một cuộc điều tra.
Điều 40
Theo luật pháp hoặc thực tiễn quốc gia, số lượng các thiết bị vệ sinh và cung cấp nước sạch vừa đủ và thích hợp phải được cung cấp và duy trì một cách hợp lý tại mỗi cảng biển, trong trường hợp việc làm này được coi là có thể thực hiện được, trong đó có tính đến khoảng cách hợp lý giữa các nơi làm việc.
PHẦN IV. VIỆC ÁP DỤNG
Điều 41
Nước thành viên phê chuẩn Công ước này phải:
a) cụ thể hóa các nghĩa vụ về an toàn và vệ sinh lao động của các cá nhân và các tổ chức liên quan tới công việc bốc xếp tại cảng biển;
b) có các biện pháp cần thiết, bao gồm các chế tài phạt thích hợp để đảm bảo việc áp dụng các điều khoản của Công ước này;
c) giao nhiệm vụ giám sát cho các cơ quan thanh tra việc áp dụng các biện pháp cần thực hiện theo các điều khoản của Công ước này hoặc phải đảm bảo rằng đã có sự thanh tra thỏa đáng được thực hiện;
Điều 42
1. Luật pháp hoặc quy định quốc gia phải quy định những thời hạn nhất định, trong đó các điều khoản của Công ước này phải được áp dụng, cụ thể đối với:
a) kết cấu và trang thiết bị của tàu biển;
b) kết cấu hay việc trang bị bất kỳ thiết bị nâng nào được đặt ở trên cảng biển hoặc bất kỳ thiết bị bốc xếp;
c) kết cấu của bất kỳ thiết bị phụ bốc xếp nào.
2. Các thời hạn được quy định theo Đoạn 1 Điều này không được vượt quá 4 năm kể từ ngày phê chuẩn Công ước này.
Điều 43
Công ước này sửa đổi nội dung Công ước về việc Bảo vệ (người lao động trên cảng biển) trước các tai nạn, 1929, và Công ước về việc Bảo vệ (người lao động trên cảng biển) trước các tai nạn (đã sửa đổi), 1932.