Chỉ thị 04-CT/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về những việc phải làm để thi hành Bộ luật Lao động

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 04-CT/TLĐ

Chỉ thị 04-CT/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về những việc phải làm để thi hành Bộ luật Lao động
Cơ quan ban hành: Tổng Liên đoàn Lao động Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:04-CT/TLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Văn Tư
Ngày ban hành:18/04/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 04-CT/TLĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 04-CT/TLĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SỐ 04 CT/TLĐ NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 1996 VỀ NHỮNG VIỆC
PHẢI LÀM ĐỂ THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

 

Qua hơn 1 năm Bộ Luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực thi hành, các cấp công đoàn thực sự đã quan tâm và chủ động triển khai các mặt công tác có liên quan đến việc thi hành BLLĐ ở ngành và địa phương mình.

Vai trò của nhiều Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Công đoàn ngành đã thể hiện rõ trách nhiệm và chủ động phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước ở ngành và địa phương để triển khai thi hành BLLĐ. Có thể đánh giá là gần 100% cán bộ công đoàn chuyên trách ở các cấp đã được tập huấn về BLLĐ. Đối với Công nhân lao động (CNLĐ) nói chung, BLLĐ mới được tuyên truyền giới thiệu cho khoảng 70-80% số CNLĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và một số ít CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại chỉ mới dừng lại ở một số cán bộ lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp.

Vì vậy, gần đây những hiện tượng vi phạm pháp luật lao động vẫn có chiều hướng tăng lên và dẫn đến những vụ phản ứng tập thể của CNLĐ mà nguyên nhân chính là do chủ doanh nghiệp hoặc do một số người quản lý của doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1996 đã có tới 18 cuộc đình công. So với cùng kỳ tăng 20% và bằng 39% cả năm 1995. Về phía người lao động do chưa nắm được những điều cơ bản của BLLĐ quy định về quyền và trách nhiệm của các bên. Do đó ở một bộ phận cơ sở doanh nghiệp, ở khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không dám đấu tranh vì không nắm được luật pháp hoặc không có chỗ dựa vì chưa thành lập được Công đoàn. Ngược lại nơi dám đấu tranh thì chưa nắm được trình tự và thủ tục khi sử dụng quyền đình công.

Để BLLĐ sớm đi vào đời sống, phát huy tác dụng đối với các đối tượng được điều chỉnh. Đoàn Chủ tịch TLĐ yêu cầu các cấp công đoàn, khẩn trương tổ chức thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:

 

1. LĐLĐ ở tỉnh, thành phố và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) và các Bộ ngành hữu quan tiếp tục phổ biến, quán triệt BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ (các Nghị định và Thông tư): trong đó, cần hướng dẫn kỹ về thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp lao động cho các doanh nghiệp.

Phấn đấu, để cuối năm 1996, khi kiểm tra tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đã được phổ biến BLLĐ đến mọi cán bộ quản lý và người lao động.

 

2. LĐLĐ tỉnh, thành phố và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc phối hợp với Sở LĐ-TBXH và các Bộ ngành hữu quan có kế hoạch kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ pháp luật lao động. Trước hết phải đạt được 100% doanh nghiệp đã thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động, theo đúng quy định của Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994.

LĐLĐ tỉnh, thành phố cùng với Công đoàn ngành chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xúc tiến việc ký thoả ước lao động tập thể. Tại các DNNN vẫn tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức để CNLĐ thực hiện quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. (TLĐLĐ VN đã có văn bản số 147/CP ngày 3/2/1996 hướng dẫn về Đại hội CNVC trong DNNN).

 

3. Tiếp tục xúc tiến việc thành lập Công đoàn và Công đoàn Lâm thời trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn theo Quyết định số 81/QĐ-TLĐ ngày 17/1/1996 của Đoàn Chủ tịch TLĐ. Phấn đấu để đạt 100% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đi vào hoạt động phải thành lập được Công đoàn trong năm 1996. Nơi nào thiếu cán bộ thì đưa cán bộ ngoài vào có thể làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch trực cho đến khi hoạt động được bình thường.

 

4. LĐLĐ tỉnh, thành phố và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc phối hợp với Sở LĐ-TBXH tổ chức thành lập các Hội đồng giải quyết các vụ tranh chấp lao động, cụ thể như sau:

a. Cử đại diện Công đoàn cơ sở tham gia Hội đồng hoà giải lao động (HĐHGLĐ) cơ sở: LĐLĐ tỉnh, thành phố và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc hướng dẫn đôn đốc và giúp đỡ Ban CHCĐ cơ sở cùng với người sử dụng lao động thảo luận, xúc tiến việc thành lập HĐHGLĐ cơ sở. Thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng theo Điều 163 và Điều 164 của BLLĐ. Số lượng thành viên, tuỳ theo quy mô và số lượng CNLĐ của doanh nghiệp để thoả thuận có số thành viên ngang nhau trong Hội đồng (nhưng nên ít nhất là 4 người).

Nơi đã có tổ chức Công đoàn hoặc Công đoàn Lâm thời, địa diện cho CNLĐ tham gia vào HĐHGLĐ cơ sở là Công đoàn và do ban CHCĐ cơ sở cử ra hoặc được bầu theo nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn cơ sở.

b) Cử đại diện của LĐLĐ tỉnh, thành phố tham gia Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố có trách nhiệm cử đại diện tham gia HĐTTLĐ cấp tỉnh, được tiến hành bằng việc đề cử theo quy định tại Điều 169 của BLLĐ và Nghị định của Chính phủ sẽ được ban hành hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của HĐTTLĐ cấp tỉnh.

Việc cử đại diện của LĐLĐ tham gia HĐTTLĐ cấp tỉnh, được tiến hành bằng việc đề cử, bỏ phiếu trong Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố.

 

5. Đại diện công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Để có thể kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp lao động, đặc biệt đối với tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công, khi xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích của tập thể trước hết Công đoàn cơ sở phải chịu trách nhiệm và làm theo các quy định về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về vấn đề này).

Tổng Liên đoàn yêu cầu các cấp công đoàn, phải nhận rõ trách nhiệm như sau:

a) Đối với Công đoàn cấp trên cơ sở (Công đoàn Quận, huyện, Công đoàn Ngành địa phương, Công đoàn Tổng Công ty...) cần bố trí cán bộ có năng lực và am hiểu pháp luật lao động, chuyên trách theo dõi và làm nhiệm vụ cùng với Công đoàn cơ sở giải quyết khi có tranh chấp lao động hoặc đình công xảy ra theo đúng trình tự pháp luật quy định.

b) Đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, công đoàn ngành nghề toàn quốc, khi nhận được báo cáo chính thức của Công đoàn cơ sở về tranh chấp lao động thì tuỳ theo tính chất, mức độ, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ chuyên trách theo dõi, cùng với Công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở xem xét vấn đề tranh chấp, giúp cơ sở giải pháp bảo vệ quyền, lợi ích của các bên và tuân thủ đúng luật pháp. Từ nay những trường hợp người nước ngoài đánh đập, làm nhục người Việt Nam đều phải truy tố ra Toà án, không để họ bỏ chạy về nước dễ dàng như trước nay.

Đoàn Chủ tịch TLĐ yêu cầu ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Công đoàn ngành, nghề toàn quốc trực tiếp chỉ đạo triển khai; xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với cơ quan hữu quan (trong đó có Sở LĐ-TBXH, theo Thông báo số 330/TB ngày 31/1/1996 đã gửi và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố, theo Thông báo số 23/TB-TLĐ ngày 2/4/1996 đã gửi cho LĐLĐ và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc) để xúc tiến việc kiểm tra, giám sát việc thi hành luật pháp lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn và chuẩn bị tiến hành đánh giá, sơ kết sau 2 năm thi hành BLLĐ vào cuối năm 1996 (TLĐ sẽ có văn bản hướng dẫn vào quý II/1996).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi