PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở về dữ liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản chuẩn bị nguồn lao động (theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao thư đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm một trong hai loại giấy tờ sau:
+ 01 bản sao giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm;
+ 01 bản sao một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động: văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; thông báo hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; giấy tờ khác cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại.
- Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
- Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.6. Cơ quan giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản chuẩn bị nguồn lao động (theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp dịch vụ có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020;
- Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Trường hợp cần phải thẩm định ở nước ngoài thì phải thông báo cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động (theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao của hợp đồng cung ứng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm:
Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tài liệu chứng minh bao gồm:
+ 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước, vùng lãnh thổ;
+ 01 bản sao giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài của cơ quan chức năng nước sở tại cấp cho người sử dụng lao động, kèm bản dịch tiếng Việt.
Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác:
+ Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm:
.01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;
.01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.
+ Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm:
.01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt;
.01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
.Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.
1.6. Cơ quan giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
1.8. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động (theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020;
- Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, mẫu đơn, tờ khai, yêu cầu, điều kiện.
2. Thủ tục Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập từ 90 ngày trở lên
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:
+ 01 bản sao văn bản cho phép cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
+ Giấy tờ khác thể hiện cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được phép tiếp nhận người lao động theo quy định của nước sở tại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2.6. Cơ quan giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng điều kiện:
a) Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
c) Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi thực tập nâng cao tay nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
d) Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020.
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, thành phần hồ sơ, đối tượng thực hiện, thời hạn, kết quả giải quyết.
3. Thủ tục Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
- Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
- Việc sử dụng, quản lý người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết chế độ đối với người lao động trong trường hợp gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác có liên quan đến người lao động;
- Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3.6. Cơ quan giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
b) Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
c) Chỉ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020;
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết.
4. Thủ tục Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
- Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
+ Việc sử dụng, quản lý người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết chế độ đối với người lao động trong trường hợp gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác có liên quan đến người lao động;
+ Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
- Bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
4.6. Cơ quan giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
b) Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Chỉ đưa người lao động Việt Nam đang làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đi làm việc tại công trình, dự án ở nước ngoài theo hợp đồng trúng thầu, nhận thầu.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020;
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú: THC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết
5. Thủ tục Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi gửi 01 bộ hồ sơ theo một trong các cách thức đến Cơ quan điều hành Quỹ.
- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị của người lao động. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg) hoặc Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ do tổ chức, cá nhân đưa đi lập (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg).
- Bản sao văn bản thanh lý hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi và người lao động, nêu rõ lý do về nước trước thời hạn; hoặc văn bản thông báo của người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì các lý do nêu trên;
- Bản sao giấy khám sức khoẻ của người lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh tình trạng bệnh tật, thương tật do cơ quan y tế nước sở tại cấp;
- Bản sao hộ chiếu của người lao động;
- Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi.
5.6. Cơ quan giải quyết: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ.
5.8. Phí, lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
- Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không đủ còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết.
6. Thủ tục Hỗ trợ người lao động trong một số trường hợp rủi ro khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi gửi 01 bộ hồ sơ theo một trong các cách thức đến Cơ quan điều hành Quỹ.
- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị của người lao động. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
a1. Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg, riêng hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề Mẫu theo Phụ lục III ) hoặc Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg) đối với trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, hoặc văn bản đề nghị hỗ trợ do tổ chức, cá nhân đưa đi lập đối với trường hợp hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh.
a2. Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.
a3. Bản sao hộ chiếu của người lao động (riêng hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề không phải có thành phần hồ sơ này).
a4. Thành phần hồ sơ tùy theo các trường hợp:
- (i) Trường hợp Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác: Bản sao văn bản thanh lý hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi và người lao động, nêu rõ lý do về nước trước thời hạn; hoặc văn bản thông báo của người sử dụng lao động; hoặc văn bản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại theo đề nghị xác minh của người lao động về việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với người lao động vì các lý do nêu trên.
- (ii) Trường hợp Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Bản sao văn bản thanh lý hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi và người lao động, nêu rõ lý do về nước trước thời hạn; hoặc văn bản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại theo đề nghị xác minh của người lao động về vụ việc dẫn đến người lao động phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc biên bản làm việc, biên bản vụ việc do cơ quan chức năng nước sở tại lập.
- (iii) Trường hợp Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
+ Khi tiến hành vụ việc: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại về việc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của người lao động được hợp pháp hóa bởi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại; bản sao hợp đồng thuê luật sư, tư vấn pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động khi phát sinh tranh chấp với người sử dụng lao động.
+ Sau khi giải quyết xong vụ việc: Giấy đề nghị hỗ trợ phần kinh phí còn lại (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 40/2021/QĐ-TTg); bản sao văn bản thanh lý hợp đồng thuê luật sư, tư vấn pháp lý hoặc giấy đề nghị thanh toán phần chi phí còn lại; bản sao hóa đơn tài chính hoặc biên lai nhận tiền, biên lai án phí.
- (iv) Trường hợp Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động gặp rủi ro phải về nước trước hạn: Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo nghề; phiếu thu, biên lai thu tiền đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ). Riêng đối với trường hợp Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động là 20 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi.
6.6. Cơ quan giải quyết: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ.
6.8. Phí, lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
- Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg)
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác; người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; người lao động phải giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người lao động cần hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề do gặp rủi ro phải về nước trước hạn.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết.
7. Thủ tục Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Đại diện thân nhân của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh/chị/em ruột) hoặc người được thân nhân của người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi gửi 01 bộ hồ sơ theo một trong các cách thức đến Cơ quan điều hành Quỹ.
- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg), hoặc Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ do tổ chức, cá nhân đưa đi lập (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg).
- Bản sao giấy chứng tử của người lao động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tuyên bố người lao động đã chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người lao động;
- Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được thân nhân của người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động nộp hồ sơ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đại diện thân nhân của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh/chị/em ruột) hoặc người được thân nhân của người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động hoặc tổ chức, cá nhân đưa đi.
7.6. Cơ quan giải quyết: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ.
7.8. Phí, lệ phí: Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
- Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg)
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết.
8. Thủ tục Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động ngoài nước
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc chuyến công tác, doanh nghiệp dịch vụ gửi 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan điều hành Quỹ.
- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị của người lao động. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
- Bản sao hộ chiếu và thẻ lên máy bay của người đi công tác;
- Bản sao hóa đơn tài chính hoặc biên lai mua vé máy bay..
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp dịch vụ.
8.6. Cơ quan giải quyết: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ.
8.8. Phí, lệ phí: Không.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg)
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp tham gia các hoạt động khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng và ổn định thị trường lao động ngoài nước, tham gia khảo sát, đánh giá thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết.
9. Thủ tục Hỗ trợ doanh nghiệp trong các trường hợp giải quyết rủi ro cho người lao động hoặc đưa thi hài, di hài của người lao động bị chết về nước
9.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp dịch vụ gửi 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan điều hành Quỹ.
- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị của người lao động. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
- Thành phần hồ sơ tùy theo từng trường hợp:
(i) Trường hợp Hỗ trợ doanh nghiệp trong các trường hợp giải quyết rủi ro cho người lao động:
+ Bản sao hộ chiếu và thẻ lên máy bay của người đi công tác;
+ Bản sao hóa đơn tài chính hoặc biên lai mua vé máy bay;
+ Văn bản yêu cầu cử cán bộ doanh nghiệp của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(ii) Trường hợp Hỗ trợ doanh nghiệp đưa thi hài, di hài của người lao động bị chết về nước:
+ Bản sao giấy chứng tử của người lao động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tuyên bố người lao động đã chết;
+ Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại về việc người sử dụng lao động ở nước ngoài bị phá sản hoặc văn bản tuyên bố phá sản của người sử dụng lao động ở nước ngoài, được hợp pháp hoá theo quy định;
+ Báo giá chi phí vận chuyển thi hài, di hài người lao động của 03 hãng hàng không có khai thác hoặc liên kết khai thác chuyến bay từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi người lao động làm việc về Việt Nam;
+ Bản sao hoá đơn tài chính của đơn vị vận chuyển.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp
9.6. Cơ quan giải quyết: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ.
9.8. Phí, lệ phí: Không.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg);
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp phải cử nhân viên đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phức tạp, nghiêm trọng liên quan đến tính mạng, nhân phẩm, tài sản hợp pháp của người lao động, các vụ việc nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị trường và việc tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm ổn định và phát triển thị trường hoặc doanh nghiệp phải đưa đưa thi hài, di hài của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài khi người sử dụng lao động bị phá sản, không có khả năng thanh toán chi phí và người lao động không được bảo hiểm chi trả
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện, thời hạn giải quyết.
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
10. Thủ tục Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày
10.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:
+ 01 bản sao văn bản cho phép cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
+ Giấy tờ khác thể hiện cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được phép tiếp nhận người lao động theo quy định của nước sở tại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
10.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
10.8. Phí, lệ phí: Không.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH);
- Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập (theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng điều kiện:
a) Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.
c) Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi thực tập nâng cao tay nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
d) Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020.
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết.
11. Thủ tục Đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
11.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động cho người lao động; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đăng ký (theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT- BLĐTBXH);
- Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lao động;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết hợp đồng.
11.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
11.8. Phí, lệ phí: Không.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH)
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đáp ứng các điều kiện
a) Các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 44 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Có hợp đồng lao động theo quy định.
c) Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13/11/2020.
- Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu gười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Ghi chú:
TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết.