Quyết định 3679/QĐ-UBND Thái Nguyên về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3679/QĐ-UBND

Quyết định 3679/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái NguyênSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3679/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành:28/12/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Quyết định 3679/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3679/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THÁI NGUYÊN

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 3679/QĐ-UBND

 

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

_______

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên, ban hành Quy định về Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 30/6/2009, Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 13/7/2009, Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 23/7/2009, Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 21/5/2012, Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 28/6/2012, Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 02/10/2012, Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày 12/10/2012, Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 26/12/2012, Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;

- Sở Tư pháp;

- Trung tâm Thông tin tỉnh;

- Lưu VT, NC.loan

Loanlth\QD282.22b. 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Vũ Hồng Bắc

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN

STT

Tên thủ tục hành chính

  I. Lĩnh vực Tư pháp

1

Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

2

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

3

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài  cấp hoặc chứng nhận

4

Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)

5

Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp

6

Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật

7

Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

8

Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch

9

Thủ tục cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

10

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

11

Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản

12

Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản

  II. Lĩnh vực Nội vụ

1

Thủ tục Thẩm định việc thành lập tổ chức sự nghiệp công lập

2

Thủ tục Thẩm định việc tổ chức lại tổ chức sự nghiệp công lập

3

Thẩm định việc giải thể tổ chức sự nghiệp công lập

4

Thủ tục thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

5

Thủ tục chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện.

6

Thủ tục đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

7

Thủ tục đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

8

Thủ tục đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

9

Thủ tục chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

10

Thủ tục chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở.

11

Thủ tục chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

12

Thủ tục chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo.

13

Thủ tục Tặng giấy khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị

14

Thủ tục Tặng giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về khen thưởng đối ngoại

15

Thủ tục Tặng thưởng giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, theo chuyên đề

16

Thủ tục Xác nhận, cấp đối hiện vật khen thưởng thuộc thuẩm quyền cấp huyện.

17

Tặng thưởng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyên về thành tích đột xuất.

18

Thủ tục Tặng thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở

19

Thủ tục Đề nghị tặng thưởng danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa 

20

Thủ tục Tặng thưởng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến

  III. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1

Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh tiểu học

2

Thủ tục Chuyển trường trung học cơ sở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3

Thủ tục Chuyển trường trung học cơ sở trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4

Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường trung học cơ sở

5

Thủ tục Giải thể trường trung học cơ sở

6

Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường tiểu học

7

Thủ tục Giải thể trường tiểu học

8

Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường mầm non

9

Thủ tục Giải thể trường mầm non

10

Thủ tục Thành lập trung tâm học tập cộng đồng

11

Thủ tục Cấp Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở

12

Thủ tục Chỉnh sửa nội dung văn bằngchứng chỉ cấp trung học cơ

13

Thủ tục Thành lập Trường trung học cơ sở

14

Thủ tục Sáp nhập, chia tách  Trường trung học cơ sở

15

Thủ tục Thành lập trường tiểu học

16

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường tiểu học

17

Thủ tục Thành lập trường mầm non

18

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường mầm non

19

Thủ tục Giải thể trung tâm học tập cộng đồng

20

Thủ tục Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông - Đối với Phòng GD&ĐT

21

Thủ tục Tiếp nhận học sinh  người nước ngoài ở cấp Trung học cơ sở

22

Thủ tục Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước ở cấp Trung học cơ sở

23

Thủ tục Cấp, gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường

24

Thủ tục Thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

25

Thủ tục Cấp phép hoạt động trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

26

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

27

Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở từ sổ gốc

28

Thủ tục Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập hoặc công lập

29

Thủ tục Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

30

Thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu

31

Thủ tục Quy trình đánh gia xếp loại “ cộng đồng học tập” cấp xã

32

Thủ tục Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp cơ sở

33

Thủ tục Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em trong độ tuổi năm tuổi

  IV. Lĩnh vực xây dựng

1

Thủ tục Thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

2

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;

3

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến

4

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo tuyến

5

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình di tích lịch sử - văn hóa; tượng đài; tranh hoành tráng

6

Thủ tục Cấp phép xây dựng công trình quảng cáo

7

Thủ tục Cáp phép xây dựng công trình sửa chữa, cải tạo

8

Thủ tục Cấp phép di dời công trình

9

Thủ tục Cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng

10

Thủ tục Cấp phép xây dựng có thời hạn

11

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng cho dự án

12

Thủ tục Điều chỉnh giấy phép xây dựng

13

Thủ tục Cấp lại giấy phép xây dựng

14

Thủ tục Gia hạn giấy phép xây dựng

15

Thủ tục Thẩm định đồ án quy hoạch

16

Thủ tục Lấy ý kiến thống nhất về đồ án quy hoạch

17

Thủ tục Thẩm định điều chỉnh quy hoạch

18

Thủ tục Thẩm định kinh phí lập quy hoạch

19

Thủ tục Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch

20

Thủ tục Thủ tục duyệt bản vẽ mặt bằng vị trí công trình

21

Thủ tục Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch

   V. Lĩnh vực giao thông vận tải

1

Thủ tục Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa

2

Thủ tục Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

3

Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa

4

Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật

5

Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

6

Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

7

Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ phương tiện sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác

8

Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa

9

Thủ tục Xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

   VI. Lĩnh vực dân tộc

1

Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

   VII. Lĩnh vực Lao động thương binh xã hội

1

Thủ tục Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.

2

Thủ tục Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa người nghiện ma túy vào Trung tâm Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

3

Thủ tục Tạm đình chỉ thi hành quyết định tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

4

Thủ tục Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm quản lý sau cai nghiện.

5

Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ.

6

Thủ tục cấp giấy giới thiệu và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ.

7

Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

8

Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

9

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

10

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

11

Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội (được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng).

12

Thủ tục hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc.

13

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.

14

Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, gồm: nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

15

Thủ tục trợ giúp xã hội đột xuất đối với người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc.

16

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật.

17

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng.

18

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

19

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi chưa được hưởng trợ cấp xã hội.

20

Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật.

  VIII. Lĩnh vực Công thương

1

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

2

 Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

3

Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

4

Thủ tục Cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

5

Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

6

Thủ tục Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

7

Thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh lẻ (hoặc đại lý bán lẻsản phẩm thuốc lá

8

Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá

9

Thủ tục Cấp lại giấy phép kinh doanh lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá

10

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện

   IX. Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao

1

Thủ tục Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản

2

Thủ tục Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

3

Thủ tục Công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”  và tương đương

4

Thủ tục Công nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương

5

Thủ tục Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

6

Thủ tục Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

7

Thủ tục Công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”

8

Thủ tục Công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”

9

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

10

Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

11

Thủ tục Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

12

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

13

Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

14

Thủ tục Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

   X. Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

2

Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

3

Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

4

Thủ tục Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình.

5

Thủ tục Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm của chủ rừng là hộ gia đình.

6

Thủ tục Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình.

7

Thủ tục Đăng ký khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình.

8

Thủ tục Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên).

9

Thủ tục Đăng ký khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng băng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại).

10

Thủ tục Phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình.

11

Thủ tục Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

12

Thủ tục Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân.

13

Thủ tục Hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư đối với hộ gia đình.

14

Thủ tục hỗ trợ đầu tư trồng rừng đối với hộ gia đình (hỗ trợ trước ).

   XI. Lĩnh vực Tài chính

1

Thủ tục Quyết toán dự án hoàn thành các dự án sử dụng vốn nhà nước

2

Thủ tục Đăng ký giá

3

Thủ tục Kê khai giá

   XII. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

1

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện.

2

Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3

Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

4

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân.

5

Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

6

Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

7

Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

8

Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

9

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

10

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất.

11

Thủ tục đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận.

12

Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý

13

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.

14

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định.

15

 tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn Thủ liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.

16

Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

17

 Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

18

 Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất.

19

Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

20

Thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

21

 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

22

Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế.

23

Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu.

24

Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất

25

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

26

Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

27

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất.

28

Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.

29

Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện.

30

Thủ tục Xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

31

Thủ tục Xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường

XIII. Lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1

Thủ tục Tiếp công dân của cấp huyện

2

Thủ tục Xử lý đơn tại cấp huyện

3

Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

4

Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần hai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

5

Thủ tục Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC 

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN

I. Lĩnh vực Tư pháp

1. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

a) Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình các giấy tờ phục vụ cho yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ theo quy định.

+ Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.

+ Trong trường hợp không tìm thấy sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức đang lưu giữ sổ gốc có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc qua bưu điện (nếu nộp qua bưu điện).

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính. 

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính hoặc là cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính (như văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ, giấy tờ chứng minh về mối quan hệ thân thích ...).

+ Trường hợp gửi qua đường bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ nêu trên kèm 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao và có văn bản đề nghị thể hiện được loại giấy tờ, thông tin liên quan của loại giấy tờ yêu cầu cấp bản sao.

- Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 

- Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ;

- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua đường bưu chính thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 Người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc theo Điều 16 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 gồm:

- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bản sao giấy tờ liên quan.

h) Phí, lệ phí: Theo quy định của pháp luật.

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Còn lưu trữ được sổ gốc và sổ gốc có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao (Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP);

- Người thực hiện thủ tục hành chính là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc (Điều 16 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

 

2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

a) Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu chứng thực nộp giấy tờ phục vụ việc chứng thực theo quy định tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

+  Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính; bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

+  Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bản sao được chứng thực từ bản chính

h) Lệ phí (nếu có):

2000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

+ Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan , tổ chức có thẩm quyền cấp;

+ Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(Điều 18 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)

2. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch

3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài  cấp hoặc chứng nhận

a) Trình tự thực hiện:                                    

+ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ phục vụ việc chứng thực theo quy định tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì Phòng Tư pháp tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bản sao được chứng thực từ bản chính

h) Lệ phí (nếu có): ):

2000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính:

- Bản chính giấy tờ, văn bản  do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

- Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(Điều 18 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)

2. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 4. Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)

a) Trình tự thực hiện:

+  Người yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký, không thể điểm chỉ được phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký tại Phòng Tư hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Đối với trường hợp chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

+ Đối với trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký không thể điểm chỉ được thì trước khi thực hiện chứng thực người có thẩm quyền chứng thực hoặc công chức tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông phải kiểm tra xem họ đã hiểu nội dung của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực và cam đoan tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản đó.

+  Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: 

Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký/điểm chỉ.

d) Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký/điểm chỉ.

h) Lệ phí (nếu có):

10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trường hợp không được chứng thực chữ ký:

+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 5. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp

a) Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký người dịch tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu chứng thực xuất trình, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch thì thực hiện chứng thực như sau:

* Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của người dịch trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.

d) Thời hạn thực hiện:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký người dịch

h) Lệ phí (nếu có): 

10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

+ Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định nêu trên thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

2. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch:

+ Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

+ Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

+ Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.

+ Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân..

+ Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 

6. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật

a) Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký người dịch dịch tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu chứng thực xuất trình, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch thì yêu cầu người dịch ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện theo quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào bản dịch và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

+ Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;

+ Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

d) Thời hạn thực hiện:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký người dịch.

h) Lệ phí (nếu có): 

10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

i) Mẫu đơn, tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

+ Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định nêu trên thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

(Điều 27 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)

2. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch:

+ Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

+ Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

+ Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.

+ Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân..

+ Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

(Điều 32 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

7. Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp bộ hồ sơ tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

-  Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

- Trường hợp cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc không phải là cơ quan đã chứng thực di chúc thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);

+ Văn bản thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch

+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).

d) Thời hạn giải quyết:

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Hợp đồng, giao dịch được chứng thực

h) Lệ phí:

20.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

i) Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

8. Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.

- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);

+ Văn bản thỏa thuận về việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).

d) Thời hạn giải quyết:

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Hợp đồng, giao dịch được sửa lỗi kỹ thuật

h) Lệ phí (nếu có):

10.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch

 

9. Thủ tục cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình các giấy tờ theo quy định tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch xuất trình.

- Cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chụp từ bản chính hợp đồng, giao dịch đang được lưu trữ và thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để chứng thực, trừ trường hợp cơ quan tổ chức không có phương tiện để chụp.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bản sao hợp đồng, giao dịch được chứng thực

h) Lệ phí (nếu có):  

2000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực còn đang lưu trữ tại Phòng Tư pháp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 

10. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

- Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

d) Thời hạn giải quyết:

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Hợp đồng, giao dịch được chứng thực

h) Lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/ Hợp đồng, giao dịch

i) Mẫu đơn, tờ khai:Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 

11. Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản thỏa thuận tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

- Các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản thỏa thuận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản thỏa thuận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản thỏa thuận với tư cách là người phiên dịch.

- Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ

d) Thời hạn giải quyết:

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được chứng thực

h) Lệ phí (nếu có):

30.000 đồng/ Giao dịch

i) Mẫu đơn, tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giaodịch.

 

12. Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp  bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

- Các bên tham gia khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch.

- Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Dự thảo văn bản khai nhận di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp văn bản khai nhận di sản liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ

d) Thời hạn giải quyết:

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

Phòng Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản khai nhận di sản được chứng thực

h) Lệ phí (nếu có):

30.000 đồng/ Giao dịch

i) Mẫu đơn, tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giaodịch.

 

 

II. Lĩnh vực Nội vụ

1. Thủ tục Thẩm định việc thành lập tổ chức sự nghiệp công lập

a)  Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đến nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục, Phòng Nội vụ gửi hồ sơ lại tổ chức đó để hoàn chỉnh. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì thực hiện bước 3;

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Phòng Nội vụ.

b)  Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Phòng Nội vụ.

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: 

Hồ sơ thẩm định:

+  Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập: cần nêu rõ gồm các nội dung:

. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;

. Mục tiêu, phạm vi đối tượng hoạt động, tên gọi của tổ chức;

. Loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;

. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn;

.  Cơ cấu tổ chức (nếu có quy mô lớn);

. Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động;

. Dự kiến về nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động sau khi được thành lập;

. Phương án tổ chức và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

. Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);

. Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực)

+ Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định

h) Lệ phí: Không.                                           

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 55/2012/NĐ-CP  ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp công lập.

 

2. Thủ tục Thẩm định việc tổ chức lại tổ chức sự nghiệp công lập

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đến nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục, Phòng Nội vụ gửi hồ sơ lại tổ chức đó để hoàn chỉnh. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì thực hiện bước 3;

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện.;

- Bước 4: Nhận kết quả tại Phòng Nội vụ.

b)  Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Phòng Nội vụ

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

+ Đề án tổ chức lại  đơn vị sự nghiệp công lập gồm;

. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại, giải thể;

. Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

. Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

+ Tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ:  01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định

h) Lệ phí: Không.                                    

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP  ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp công lập.

 

3. Thủ tục Thẩm định việc giải thể tổ chức sự nghiệp công lập

a)  Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đến nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đ thủ tục, Phòng Nội vụ gửi hồ sơ lại tổ chức đó đ hoàn chỉnh. Nếu hồ sơ đã đầy đ thì thực hiện bước 3;

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện;

- Bước 4: Nhận kết quả tại Phòng Nội vụ.

bCách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Phòng Nội vụ

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: 

 Hồ sơ  giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

+ Đ án, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập gồm;

. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc giải thể;

. Phương án xử lý các vấn đ về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đ khác có liên quan;

. Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đ khác có liên quan (nếu có).

. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

+ Tờ trình đ án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đ khác có liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ           

gKết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định

h) Lệ phí: Không.                                            

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Không còn chức năng, nhiệm vụ;

- Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập;

- Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đ phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 55/2012/NĐ-CP  ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp công lập.

 

4. Thủ tục thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

            a) Trình tự thực hiện:

            - Bước 1: Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành gửi văn bản thông báo đến Phòng Nội vụ;

            - Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản thông báo, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và lưu hồ sơ để thực hiện công tác quản lý.

            b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận thông báo trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

            c) Thành phần, số lượng văn bản:

            - Thành phần văn bản (theo mẫu).

            - Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

            d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có chức sắc, nhà tu hành thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo.

            e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

            f) Lệ phí: Không.

            g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành (Mẫu B19, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

            h) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

            Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ) nơi đi chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản thuyên chuyển.

            i) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

5. Thủ tục chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trước khi tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện gửi văn bản thông báo đến Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản thông báo và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản thông báo, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức quyên góp (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản thông báo trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng văn bản:

- Thành phần văn bản (theo mẫu).

- Số lượng văn bản: 01 văn bản.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức quyên góp.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo (Mẫu B30, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tổ chức quyên góp trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp;

- Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

                      

6. Thủ tục đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo thành lập hội đoàn gửi hồ sơ đến Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hội đoàn tôn giáo cho tổ chức (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Danh sách những người tham gia điều hành hội đoàn;

+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động của hội đoàn, trong đó nêu rõ mục đích hoạt động, cơ cấu tổ chức và quản lý.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức tôn giáo.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận – Đăng ký Hội đoàn tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không cấp Giấy chứng nhận - Đăng ký cho hội đoàn tôn giáo.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đăng ký Hội đoàn tôn giáo (Mẫu B9, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

7.  Thủ tục đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác gửi hồ sơ đến Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ  trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Danh sách tu sĩ;

+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý, cơ sở vật chất, hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế (nếu có) của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác;

- Danh sách các cơ sở tu hành trực thuộc dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở về thực trạng tổ chức và hoạt động.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác chưa được cấp đăng ký hoạt động ở Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận – Đăng ký Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác hoặc văn bản trả lời về việc không cấp Giấy chứng nhận - Đăng ký cho Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đăng ký Dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác (Mẫu B10, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

8. Thủ tục đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

            a) Trình tự thực hiện:

            - Bước 1: Tổ chức tôn giáo trước khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng Nội vụ;

            - Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

            - Bước 3:

            + Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

            + Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ có hoặc không có ý kiến về việc thuyên chuyển (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ).

            b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

            c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

            - Thành phần hồ sơ:

            + Văn bản đăng ký (theo mẫu);

            + Văn bản của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển;

            + Sơ yếu lí lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp của người được thuyên chuyển.

            - Số lượng hồ sơ: 01 bộ

            d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

            e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có chức sắc, nhà tu hành thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo.

            f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

            g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chức sắc, nhà tu hành được hoặc không được hoạt động tôn giáo tại địa điểm đã đăng ký.

            h) Lệ phí: Không. 

            i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành (Mẫu B20, Thông tư số 01/2013/TT- BNV ngày 25/3/2013).

            k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

            l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

9. Thủ tục chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo cơ sở có hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gửi văn bản đề nghị đến Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản đề nghị trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng văn bản:

- Thành phần văn bản (theo mẫu).

- Số lượng văn bản: 01 văn bản.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký (Mẫu B22, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

10. Thủ tục chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo cơ sở tổ chức hội nghị thường niên, đại hội gửi hồ sơ đến Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức hội nghị, đại hội (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức tôn giáo cơ sở.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo cơ sở tổ chức hội nghị thường niên, đại hội.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đề nghị tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở (Mẫu B24, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

11. Thủ tục chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

            a) Trình tự thực hiện:

            - Bước 1: Tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gửi văn bản đề nghị đến Phòng Nội vụ;

            - Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

            - Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

            + Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

            b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản đề nghị trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

            c) Thành phần, số lượng văn bản:

            - Thành phần văn bản (theo mẫu).

            - Số lượng văn bản: 01 bộ.

            d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ.

            e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo cơ sở .

            f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

            g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo.

            h) Lệ phí:

Không.

            i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo (Mẫu B27, Thông tư số 01/2013/TT- BNV ngày 25/3/2013).

            k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

            l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

 

12. Thủ tục chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo

            a) Trình tự thực hiện:

            - Bước 1: Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo gửi hồ sơ đến Phòng Nội vụ;

            - Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết;

            - Bước 3:

+ Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

            + Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Tờ trình của Phòng Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo (hoặc ủy quyền cho Phòng Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

            b) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.

            c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

            - Thành phần hồ sơ:

            + Văn bản đề nghị (theo mẫu);

            + Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành.

            - Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

            d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

            e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chức sắc, nhà tu hành.

            f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

            g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo.

            h) Lệ phí: Không.

            i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo (Mẫu B28, Thông tư số 01/2013/TT- BNV ngày 25/3/2013).

            k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

            l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 17/8/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

 

13. Thủ tục Tặng giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện (Phòng Nội vụ) tiếp nhận đề nghị khen thưởng của các đơn vị trực thuộc

- Bước 2: Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện (Phòng Nội vụ) thẩm định hồ sơ, lập tờ trình, dự thảo quyết định trình trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định khen thưởng.

- Bước 3: Khi có quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, Phòng Nội vụ thông báo quyết định, viết bằng khen, đóng dấu tại Văn phòng UBND cấp huyện và cấp phát cho đơn vị trình khen.

- Bước 4: Các trường hợp không đúng đối tựợng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật... không được xét khen thưởng, Phòng Nội vụ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

b)  Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng.

+ Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị trình khen.

+ Danh sách và bản tóm tắt thành tích của cá nhân, tổ chức.

- Số lượng hồ sơ:  01bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Nội vụ

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ           

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính

h) Lệ phí : Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính:

- Giấy khen  để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước .

+ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Giấy khen để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua;

+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm.

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với tập thể cơ quan

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

 

14. Thủ tục Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện (Phòng Nội vụ) tiếp nhận đề nghị khen thưởng của các đơn vị trực thuộc)

- Bước 2: Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện (Phòng Nội vụ) thẩm định hồ sơ, lập tờ trình, dự thảo quyết định khen thưởng trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Bước 3: Sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, Phòng Nội vụ thông báo quyết định, viết bằng khen, đóng dấu tại Văn phòng UBND cấp huyện và cấp phát cho đơn vị trình khen.

- Bước 4: Các trường hợp đề nghị không đúng đối tựợng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật... không được xét khen thưởng, Phòng Nội vụ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

b)  Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính;

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng.

+ Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị trình khen.

+ Bản tóm tắt thành tích của cá nhân, tổ chức.

- Số lượng hồ sơ:  01bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Phòng Nội vụ

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

- Cơ quan phối hợp: Các xã, phường, thị trấn

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định khen thưởng, hiện vật kèm theo

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

15. Thủ tục Tặng thưởng giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về thành tích thi đua theo đợt, theo chuyên đề

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Phòng Nội vụ tiếp nhận đề nghị khen thưởng của các đơn vị trực thuộc

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ, Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, báo cáo Hội đồng TĐKT cùng cấp, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định khen thưởng.

- Bước 3: Khi có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Nội vụ thông báo quyết định, viết bằng khen, đóng dấu tại Văn phòng UBND cấp huyện và cấp phát cho các đơn vị trình khen.

- Bước 4: Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật) Phòng Nội vụ thông báo cho đơn vị trình khen biết.

b)  Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

  - Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc khen thưởng;

+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng;

+ Báo cáo thành tích.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: Theo quy định

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Phòng Nội vụ

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

- Cơ quan phối hợp: các đơn vị liên quan

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định khen thưởng

  h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH 11 ngày 26/11/2003

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

16. Thủ tục Xác nhận, cấp đổi hiện vật khen thưởng thuộc thuẩm quyền cấp huyện

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Phòng Nội vụ nhận hồ sơ đề nghị xác nhận (hoặc cấp đổi hiện vật khen thưởng) của các đơn vị, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện. Căn cứ hồ sơ lưu trữ tại cơ quan, Phòng Nội vụ xác nhận khen thưởng bằng văn bản.

- Bước 2: Đối với các trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn …được đơn vị trực thuộc đề nghị cấp lại bằng khen thưởng kháng chiến, Phòng Nội vụ tổng hợp trình Ban TĐKT tỉnh (đối với các hình thước khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh), Ban TĐKT trung ương (đối với các hình thước khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) để được  giải quyết.

b)  Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ Phòng Nội vụ hoặc qua hệ thống bưu chính

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị;

+ Danh sách đề nghị ghi rõ tên người đề nghị, quyết định, ngày, tháng, năm, nơi trình khen

- Số lượng hồ sơ: 01bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Phòng Nội vụ

-  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

- Cơ quan phối hợp : xã, phường, thị trấn

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận                     

h) Lệ phí: Không.                                        

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH 11 ngày 26/11/2003

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

 

17. Tặng thưởng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân viết bản thành tích, Đơn vị quản lý lập tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất cho cá nhân;

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ;

- Bước 3: Phòng Nội vụ xem xét trình UBND cấp huyện ra quyết định khen thưởng.

b)  Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Nội vụ

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị khen thưởng;

+ Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;

+ Biên bản xét khen thưởng;

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d)  Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.                                                            

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính             

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật thi đua khen thưởng ngày 25/11/2003

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng ngày 14/06/2005

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

18. Thủ tục Tặng thưởng Danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức nơi cá nhân được đề nghị tặng thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ, đồng thời dự thảo Tờ trình và Quyết định khen thưởng.

- Bước 3: Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định khen thưởng.

b)  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nội vụ huyện.

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị khen thưởng;

+ Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;

+ Biên bản xét khen thưởng;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (thời hạn này không tính thời gian UBND cấp huyện xem xét, quyết định).

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân                                                              

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp : VP HĐND và UBND cấp huyện.

  g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

  - Quyết định hành chính 

  -  Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở            

  h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình kèm danh sách đề nghị khen thưởng;

- Biên bản cuộc họp xét danh hiệu thi đua của cơ quan, đơn vị.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính:

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Đạt các tiêu chuẩn của Danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

+ Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 ;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

19. Thủ tục Đề nghị tặng thưởng Danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa            

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ huyện.

- Bước 2:Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ, dự thảo Tờ trình và Quyết định khen thưởng trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Bước 3:Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định khen thưởng.

b)  Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nội vụ.;

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng của xã, phường, thị trấn;

+ Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua của cấp xã;

+ Bản tóm tắt thành tích;

- Số lượng hồ sơ:  01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc trong đó:  (thời hạn này không tính thời gian UBND cấp huyện xem xét, quyết định).

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức                                                                  

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp : Văn phòng UBND cấp huyện.

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh hiệu thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa) 

h) Lệ phí: Không.                                          

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng

- Biên bản  cuộc họp xét danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa

- Bản tóm tắt thành tích đề nghị khen thưởng.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính:

Danh hiệu thôn, ấp, bản, làng, khu phố văn hoá được xét tặng cho thôn, ấp, bản, làng, khu phố và tương đương đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

- Đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, phong phú.

- Môi trường cảnh quan sạch đẹp.

- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng,  pháp luật của Công lập .

- Có tinh thần đoàn kết trương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

 

20.  Thủ tục Tặng thưởng danh hiệu lao động tiên tiến

a)   Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ;

- Bước 2: Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ, đồng thời dự thảo Tờ trình và Quyết định khen thưởng.

- Bước 3: Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định khen thưởng.

 bCách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện.

cThành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc đ nghị khen thưởng.

+ Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

dThời hạn giải quyết:.

15 ngày làm việc kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ (thời hạn này không tính thời gian Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định).

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, Tổ chức                                                                  

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp : VP UBND cấp huyện.

  g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh hiệu Lao động tiên tiến

h) Lệ phí: Không.                                             

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Tờ trình kèm danh sách đ nghị khen thưởng

- Biên bản cuộc họp xét danh hiệu thi đua của cơ quan, đơn vị

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính.

Danh hiệu tập thể lao động tiên tiến được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả.

- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảngpháp luật của Công lập .

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  - Luật Thi đua- Khen thưởng ngày 26/11/2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều cuả Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

 

 III. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

1. Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh tiểu học

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cha mẹ hoặc người đ đầu học sinh có nhu cầu hồ sơ đầy đ theo quy định tại nhà trường nơi chuyển đến;

Bước 2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người đ đầu học sinh;

Bước 3. Cha mẹ hoặc người đ đầu học sinh gửi đơn cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh gồm:

- Giấy đồng ý cho học sinh học chuyển trường;

- Học bạ;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bảng kết quả học tậpối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).

Bước 4. Cha mẹ hoặc người đ đầu học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này cho nhà trường nơi chuyển đến;

Bước 5. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.”

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà trường nơi chuyển đến.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh;

- Học bạ;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.4. Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hiệu trưởng trường tiểu học nơi đi và nơi đến;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Hiệu trưởng trường tiểu học nơi đi và nơi đến.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chuyển trường cho học sinh tiểu học.

1.8. Lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Học sinh trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu học chuyển trường, được chuyển đến trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiếp nhận đồng ý.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường tiểu học;

- Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

 

2. Thủ tục Chuyển trường trung học cơ sở ngoài tỉnh

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến;

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 3. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và ký giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

- Học bạ (bản chính);

- Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng);

- Bản sao giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THCS quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có);

- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác;

- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

2.4. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

 

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy giới thiệu.

2.8. Lệ phí (nếu có): Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

 

3. Thủ tục Chuyển trường trung học cơ sở trong tỉnh

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại trường trung học cơ sở nơi đến;

Bước 2. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường trung học cơ sở.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

- Học bạ (bản chính);

- Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng);

- Bản sao giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THCS quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có);

- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác;

- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3.4. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hiệu trưởng trường trung học cơ sở nơi đi và nơi đến;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung học cơ sở nơi đi và nơi đến;

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chuyển trường cho học sinh trung học cơ sở.

3.8. Lệ phí (nếu có): Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

 

 

4. Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường trung học cơ sở

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý;

Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng GD&ĐT tiến hành xem xét, thẩm định, đối chiếu với quy định trình Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Phòng GD&ĐT có trách nhiệm trả lời bằng văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết rõ lí do và hướng giải quyết; chuyển trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã;

Bước 4. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện theo quy định, cụ thể như sau:

+ Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

+ Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

+ Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;

+ Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

+ Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

+ Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp phép hoạt động.

4.8. Lệ phí (nếu có): Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;

- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.;

 

 

5. Thủ tục Giải thể trường trung học cơ sở theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý;

Bước 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã ra quyết định giải thể nhà trường.

Bước 4. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định giải thể trường Trung học cơ sở. Quyết định giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 5. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

5.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải thể.

5.8. Lệ phí (nếu có): Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

 

6. Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường tiểu học

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý;

Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng GD&ĐT tiến hành xem xét, thẩm định, đối chiếu với quy định trình Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết; chuyển trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã;

Bước 4. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định, cụ thể như sau:

+ Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

+ Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

+ Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; 

+ Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học;

+ Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

+ Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp phép hoạt động.

6.8. Lệ phí: Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

- Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; 

- Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học;

- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

 

7. Thủ tục Giải thể trường tiểu học theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý;

Bước 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã ra quyết định giải thể nhà trường.

Bước 4. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định giải thể trường tiểu học. Quyết định giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 5. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

7.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải thể.

7.8. Lệ phí (nếu có): Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

 

8. Thủ tục Cấp phép hoạt động đối với trường mầm non

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ tài liệu quy định thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.

Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế. Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ trường Mầm non thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu nhà trường, nhà trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ trường Mầm non thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;

- Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;

- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ  trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ trường Mầm non;

- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;

- Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.

- Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

8.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép hoạt động

8.8. Lệ phí (nếu có): Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

- Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

- Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

-  Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ trường Mầm non;  

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trưởng Mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bột trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non;

 

9. Thủ tục Giải thể trường mầm non theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ nộp hồ sơ đề nghị giải thể tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể.

Quyết định giải thể nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 3. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

9.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải thể.

9.8. Lệ phí (nếu có): Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

-  Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển  kinh tế - xã hội;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trưởng Mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bột trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non;

 

10. Thủ tục Thành lập trung tâm học tập cộng đồng

10.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý;

Bước 3. Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

Bước 4. Đại diện UBND cấp xã xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

10.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;

- Sơ yếu lý lịch và bản sao các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của những  người dự kiến làm cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

10.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập.

10.8. Lệ phí (nếu có): Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng;

- Có địa điểm cụ thể, có cơ sở vật chất, thiết bị, cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ theo quy định của Quy chế này.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt  động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 

11. Thủ tục Cấp Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở

11.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Các Trường nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện;

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ; xem xét, trình quyết định; gửi về Trường học.

Bước 3. Các Trường tổ chức trao Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở cho người được cấp tại Trường học

11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp do chủ tịch Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp nhà trường ký;

- Biên bản xét công nhận tốt nghiệp;

- Danh sách người học được đề nghị công nhận tốt nghiệp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

11.4. Thời hạn giải quyết:

60 ngày (kể từ ngày tổ chức xét tốt nghiệp).

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Các Trường trung học cơ sở.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

11.8. Lệ phí (nếu có): Không.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người học được cấp văn bằng, chứng chỉ khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Hoàn thành chương trình giáo dục theo cấp học và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

12. Thủ tục Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ cấp trung học cơ sở

12.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân có nhu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, thị xã.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, kiểm tra hồ sơ, đối chiếu hồ sơ gốc lưu tại Phòng và xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Căn cứ Quyết định chỉnh sửa, tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ và đóng dấu xác nhận với nội dung: “Đã được chỉnh sửa theo Quyết định số….. ngày….tháng….năm…..” vào góc trái phía trên của bản chính văn bằng, chứng chỉ; nếu người học đã bị mất bản chính văn bằng, chứng chỉ thì chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ đồng thời cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đã được chỉnh sửa cho người học.

Bước 4. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn, CMTND (hoặc hộ chiếu), nhận lại kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, thị xã.

12.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, thị xã.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

1- Đơn đ nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

2- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

3- Văn bằng, chứng chỉ đ nghị chỉnh sửa;

4- Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

5- Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

6- Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ (giấy xác nhận hoặc tờ trình của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ do thủ trưởng đơn vị hiện thời ký tên, đóng dấu).

Các tài liệu trong hồ sơ đ nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ có thể là bản chính hoặc bản sao (photo) từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính;

Nếu hồ sơ tiếp nhận là bản sao không có chứng thực thì người đ nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính đ đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính;

Nếu tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì không cần phải xuất trình bản chính đ đối chiếu.

b) số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

12.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GDT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉnh sửa, bản sao văn bằng, chứng chỉ.

12.8. Lệ phí (nếu có): Phí bản sao bằng: 2.000đ/1 bản sao.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người được cấp văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

- Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT  ngày  20/6/2007, về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012, về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên Quy định mức thu, chế đ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

13. Thủ tục Thành lập Trường trung học cơ sở

13.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đ nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3. UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

13.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đề án thành lập trường; 

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

13.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức/cá nhân.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn cấp huyện.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trường.

13.8. Lệ phí (nếu có): Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

 

 

14. Thủ tục Sáp nhập, chia tách Trường trung học cơ sở

14.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3. UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

14.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đề án thành lập trường; 

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

14.4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức/cá nhân.

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trường.

14.8. Lệ phí (nếu có): Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b)  Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

c) Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

 

 

15. Thủ tục Thành lập trường tiểu học

15.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường tiểu học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3. UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường tiểu học hiện hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập trường; trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

15.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đề án thành lập trường;

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

15.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

 

15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn cấp huyện.

15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trường.

15.8. Lệ phí (nếu có): Không.

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phư­ơng, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.

15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

 

16. Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường tiểu học

16.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia tách trường tiểu học theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia tách trường đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3. UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia tách trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập sáp nhập, chia tách; trường hợp chưa quyết định sáp nhập, chia tách, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

16.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đề án sáp nhập, chia tách trường;

- Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia tách trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập, chia tách trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

16.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

 

16.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn cấp huyện.

16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sáp nhập, chia tách trường.

16.8. Lệ phí (nếu có): Không.

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Vì quyền lợi học tập của học sinh;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.

16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

 

17. Thủ tục Thành lập trường mầm non

17.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 của Điều lệ trường mầm non hiện hành;

Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Điều lệ trường mầm non hiện hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

17.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;

- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;

- Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;

- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

17.4. Thời hạn giải quyết:

35 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

17.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn có liên quan.

17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trường.

17.8. Lệ phí (nếu có): Không.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường Mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;

 

18. Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường mầm non

18.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức hoặc cá nhân lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 của Điều lệ trường mầm non hiện hành;

Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Điều lệ trường mầm non hiện hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phiếu hẹn, nhận lại kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

18.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các huyện, thành phố, thị xã.

18.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;

- Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;               

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

18.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

18.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn có liên quan.

18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trường.

18.8. Lệ phí (nếu có): Không.

18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường Mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;

 

19. Thủ tục Giải thể trung tâm học tập cộng đồng

19.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, lấy ý kiến của các tổ chức có liên quan và nhân dân trên địa bàn.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, nếu có căn cứ để giải thể (theo quy định tại khoản 1 Điều 11 quy chế hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng hiện hành) thì trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng.

Bước 3. Gửi kết quả đến các tổ chức, cá nhân liên quan.

19.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

19.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Biên bản thanh tra hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng;

-  Biên bản làm việc với các cơ quan liên quan;

- Tờ trình UBND cấp huyện của phòng GD&ĐT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

19.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

19.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức.

19.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

19.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải thể.

19.8. Lệ phí (nếu có): Không.

19.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trung tâm học tập cộng đồng bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

19.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt  động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 

20. Thủ tục Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông - Đối với Phòng GD&ĐT

24.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã;

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng các trường trong huyện; kiểm tra báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

Bước 3. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, Phòng Giáo dục và đào tạo gửi công văn (kèm theo hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông) đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức đánh giá ngoài và thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài biết.

20.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

20.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Công văn đăng ký đánh giá ngoài;

- Báo cáo tự đánh giá (2 bản).

b) Số lượng hồ sơ: Công văn đăng ký 01 (bộ); Báo cáo tự đánh giá 02 (bộ).

20.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể.

20.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

20.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

20.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo.

20.8. Lệ phí (nếu có): Không.

20.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

20.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

20.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

 

21. Thủ tục Tiếp nhận học sinh  người  nước ngoài  ở cấp Trung học cơ sở

21.1.Trình tự thực hiện:

Bước 1: Phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ đem đầy đủ các loại hồ sơ chuyển trường theo quy định nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường

Bước 3: Phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ đến nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có giấy giới thiệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, phụ huynh hoặc người giám hộ đem giấy giới thiệu và các loại hồ sơ theo quy định đến trường trung học cơ sở nhập học cho học sinh;

21.2.Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo

21.3. Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Học sinh phải có đầy đ hồ sơ bằng tiếng Việt gồm:

+ Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký (không quy định mẫu);

+ Bản tóm tắt lý lịch;

+ Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).

- 01 Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

21.4.Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ.

21.5. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

c) Cơ quan phối hợp: Trường THCS

21.6. Đối tượng thực hiện: Cá nhân                 

21.7. Mẫu đơn, tờ khai: Không

21.8. Phí, lệ phí: Không

21.9. Kết quả: Văn bản chấp thuận

21.10. Yêu cầu, điều kiện:

Học sinh diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế

Học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam;  Điều kiện văn bằng: học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường THCS phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học;

Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học; Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì không tiếp nhận; khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 3 tháng, nếu không đ sức khỏe cũng được trả về nước;học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm một tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học)

21.11. Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 51/2002/QĐ – BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hànhQuy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

 

22. Thủ tục Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp Trung học cơ sở

22.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1:  Phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ đem đầy đ các loại hồ sơ chuyển trường theo quy định đến nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Khi xét thấy đ điều kiện cán bộ chuyên môn THCS tiếp nhận, viết giấy giới thiệu về trường;

- Bước 2: Phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ nhận giấy giới thiệu của phòng Giáo dục và Đào tạo tại Phòng Giáo dục và đào tạo.

- Bước 3: Phụ huynh hoặc người giám hộ đem giấy giới thiệu và các loại hồ sơ đến trường trung học cơ sở làm nhập học cho học sinh.

22.2.Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo

22.3. Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký (không quy định mẫu đơn);

+ Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt);

+ Bằng tốt nghiệp bậc học  tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài ;

+ Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra nước ngoài.

+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

22.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ

22.5. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

c) Cơ quan phối hợp: Trường trung học cơ sở

22.6. Đối tượng thực hiện: Cá nhân                 

22.7. Mẫu đơn, tờ khai: Không

22.8. Phí, lệ phí: Không

22.9. Kết quả: Văn bản chấp thuận

22.10. Yêu cầu, điều kiện:

Học sinh học nước ngoài diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế;

 Học sinh học nước ngoài theo diện du học tự túc hoặc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ làm việc nước ngoài, học sinh Việt Nam định cư nước ngoài ;

Văn bằng: học sinh vào học tại trường THCS phải có học bạ của các lớp học trước đó cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp

Chương trình học tập nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam. Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THCS Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình đ theo chương trình quy định của lớp học đó. Học sinh muốn vào học trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo Quy chế của trường chuyên biệt đó).

22.11. Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 12/2011-BGDT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 51/2002/QĐ – BGD & ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

 

23. Thủ tục Cấp phép, gia hạn giấy phép dạy thêm cấp tiểu học và trung học cơ sở

23.1.  Trình tự thực hiện:

- Bước 1:  Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm lập hồ sơ theo quy định gửi Phòng GDT (Trưởng phòng GDT được ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện);

- Bước 2: Phòng GD- ĐT tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm.

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng GD-ĐT quyết định cấp Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dạy thêm bằng văn bản.

- Bước 4: Sau khi được cấp Giấy phép dạy thêm thì Tổ chức và Cá nhân có quyền tổ chức dạy thêm. Thời hạn sử dụng giấy phép dạy thêm là 24 tháng ( hai năm) kể từ ngày ký; Trước khi hết hạn 01 tháng phải tiến hành thủ tục gia hạn (Nếu có nhu cầu, chỉ gia hạn một lần và thời gian không quá 01 tháng). Thủ tục gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện như cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

23.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo

23.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:     

a) Thành phần hồ sơ:

 - Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

+ Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

+ Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại điều 8 quy định này theo các nội dung sau: số thứ tự, họ và tên, ngày tháng năm sinh, trình độ đào tạo, chuyên môn.

+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

- Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

+ Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định kèm theo Quyết định số: 33/2012/QĐ -UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

+ Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm theo các nội dung sau: số thứ tự, họ và tên, ngày tháng năm sinh, trình độ đào tạo, chuyên môn, nơi công tác (nếu là người đang công tác); hộ khẩu thường trú.

+ Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định kèm theo Quyết định số: 33/2012/QĐ -UBND;

+ Bản sao hợp lệ giấy tờ xác nhận trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

+ Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

b) Số lượng hồ sơ:  01 bộ.                               

23.4.  Thời hạn giải quyết15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

23.5.  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND huyện

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Phòng Giáo dục & Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp : UBND các xã, phường, thị trấn.

23.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân, tổ chức

23.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

23.8. Phí, lệ phí:  Không.

23.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép dạy thêm.

23.10.  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đối với người dạy thêm

1. Đạt trình đ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Có đ sức khoẻ.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác. Yêu cầu xếp loại Khá trở lên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Thông tư 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GDT của năm học trước liền kề thời điểm có đơn xin dạy thêm đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 nêu trênối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định kèm theo Quyết định số: 33/2012/QĐ -UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyênối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

Đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (cả trong và ngoài nhà trường):

1. Có trình đ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định kèm theo Quyết định số: 33/2012/QĐ -UBND.

2. Có đ sức khỏe.

3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy thêm, học thêm

1. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

a) Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

b) Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đ đ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

c) Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.

d) Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.

e) Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

2. Sĩ số học sinh

a) Đối với cấp Tiểu học: Nếu tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, không quá 30 học sinh/lớp.

b) Đối với cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Không quá 45 học sinh/lớp.

c) Hình thức gia sư: không quá 5 học sinh.

3. Thời gian dạy thêm

Các cấp học chỉ tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày trong tuần. Không được dạy thêm vào các ngày nghỉ lễ do Nhà nước qui định. Thời gian qui định như sau:

a) Đối với cấp Tiểu học: Tối đa 2 buổi/tuần. Mỗi buổi học không quá 3 tiết, mỗi tiết học 40 phút.

b) Đối với cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Mỗi buổi học không quá 3 tiết, mỗi tiết học 45 phút.

c) Đối với các lớp ôn luyện thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: thời gian không quá 2 buổi/tuần/môn học. Mỗi buổi học không quá 3 tiết/môn.

23.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc dạy thêm học thêm;

Quyết định số: 33/2012/QĐ -UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quy định về việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

 

24. Thủ tục Thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

24.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện thực tế đ thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập trình UBND huyện, thành phố, thị xã; trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng GDT, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã xem xét, ra quyết định.

Bước 3. Cá nhân, tổ chức xuất trình phiếu hẹn, nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

24.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

24.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm có:

- Tờ trình đ nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập của người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép thành lập trường. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

-  Đ án thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm các nội dung: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định  nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn. Đ án nêu rõ dự kiến tổng số vốn đ thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 03 (ba) năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ dân lập trong từng giai đoạn;

- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Có văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 (năm) năm;

- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

24.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ.

24.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

24.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn có liên quan.

24.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập.

24.8. Lệ phí (nếu có): Không.

24.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

24.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có Đ án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Đ án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;

- Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

24.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

 

 

 

25. Thủ tục Cấp phép hoạt động trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

25.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã:

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thông báo cho cá nhân, tổ chức biết đ chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ dân lập. Trình trưởng Phòng GDT xem xét quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

Bước 3. Cá nhân, tổ chức xuất trình phiếu hẹn, nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

25.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

25.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm có:

1- Bản sao Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;

2- Tờ trình đ nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục, trong đó có cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đ án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: tài chính, các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;

4- Danh sách, kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của chủ đầu tư, ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;

5- Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

6- Có tài liệu phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;

7- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 29 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

8- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho mượn, cho thuê đất hoặc giao, cho mượn trụ sở nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn tối thiểu 05 (năm) năm;

9- Có phương án huy động, quản lý, sử dụng kinh phí vốn đ bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 05 (năm) năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ  dân lập được tuyển sinh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

25.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ.

25.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

25.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GDT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

25.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp phép hoạt động.

25.8. Lệ phí (nếu có): Không.

25.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

25.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phải có đ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình đ chuyên môn và sức khỏe quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non.

- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đ dùng, đ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;

- Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;

- Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

25.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

26. Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập

26.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã:

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ dân lập, trình UBND huyện, thành phố, thị xã.

Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng giáo dục và đào tạo, nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập đáp ứng đầy đ các điều kiện quy định, thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định. Nếu không đáp ứng đ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng giáo dục và đào tạo và tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện.

Bước 4. Cá nhân, tổ chức xuất trình phiếu hẹn, nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

26.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

26.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm có:

1- Tờ trình đ nghị cho phép sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ dân lập của người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép thành lập trường. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết phải sáp nhập, chia tách; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

2-  Đ án thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm các nội dung: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định  nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn. Đ án nêu rõ dự kiến tổng số vốn đ thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 03 (ba) năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ dân lập trong từng giai đoạn;

3- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Có văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 (năm) năm;

4- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

26.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ.

26.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

26.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên - Môi trường.

26.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sáp nhập, chi tách trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập.

26.8. Lệ phí (nếu có): Không.

26.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

26.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có Đ án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Đ án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;

- Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

26.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

27. Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở từ sổ gốc

27.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra hồ sơ, đối chiếu hồ sơ với hồ sơ gốc; trình Trưởng phòng GDT ký, đóng dấu bản sao theo số lượng yêu cầu;

Bước 3. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn, CMTND (hoặc hộ chiếu, giấy tờ ủy quyền hợp pháp trong trường hợp được ủy quyền), nộp lệ phí, nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaUBND huyện, thành phố, thị xã.

27.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

27.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

1- Đơn đ nghị cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THCS, BT THCS (có xác nhận của trường nơi tốt nghiệp).

2- Chứng minh thư nhân dân đ xuất trình khi nộp đơn (hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp như hộ chiếu, sổ hộ khẩu... nếu gửi qua đường bưu điện phải phô tô công chứng).

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

27.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày hoặc không quá 3 ngày làm việc.

27.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

27.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GDT;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

27.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ.

27.8. Lệ phí (nếu có): Phí bản sao bằng: 2.000đ/1 bản sao.

27.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

27.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

27.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày  20/6/2007, về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên Quy định mức thu, chế đ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

28. Thủ tục Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập hoặc công lập

28.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đăng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định chuyển đổi loại hình trường.

Bước 3. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn, CMTND (hoặc hộ chiếu, giấy tờ ủy quyền hợp pháp trong trường hợp được ủy quyền) nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaUBND huyện, thành phố, thị xã.

28.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

28.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường;

- Đ án chuyển đổi loại hình trường;

- Báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất;

- Danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng của trường chuyển đổi. Riêng đối với trường bán công, dân lập chuyển sang trường tư thục, trường bán công chuyển sang trường dân lập, hồ sơ cần có thêm: danh sách trích ngang của tổ chức, cá nhân xin chuyển đổi trường kèm theo sơ yếu lí lịch và các văn bằng, chứng chỉ của từng cá nhân; các giấy tờ chứng minh tài sản.

Hồ sơ chuyển đổi do chủ đầu tư ký đối với trường bán công chuyển sang trường dân lập; hiệu trưởng trường ký đối với trường bán công chuyển sang trường công lập.

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

28.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc  kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ.

28.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

28.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng chuyên môn cấp huyện.

28.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

28.8. Lệ phí (nếu có): Không.

28.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

28.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  

Kế hoạch chuyển đổi các loại hình trường trên địa bàn tỉnh đã được Uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.

28.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

29. Thủ tục Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

29.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. UBND cấp xã nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định công nhận.

Bước 3. Quyết định công nhận được gửi cho UBND cấp xã, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh.

29.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

29.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:

- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm nonối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu họcối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghềối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức đối với xóa mù chữ).

Hồ sơ đ nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;

- Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

29.4. Thời hạn giải quyết:

Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã hằng năm trước ngày 30 tháng 9.

29.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

29.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng chuyên môn cấp huyện.

29.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

29.8. Lệ phí (nếu có): Không.

29.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

29.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

+ Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

+ Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã):

* Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

* Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1

+ Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

+ Đối với xã:

*Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;

* Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2

- Đối với xã:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

- Đối với xã:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;

+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;

+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1

+ Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

+ Đối với xã:

* Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;

* Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2

- Đối với xã:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3

- Đối với xã:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

29.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

 

30. Thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu

30.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. UBND cấp xã nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định công nhận.

Bước 3. Quyết định công nhận được gửi cho UBND cấp xã, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh.

30.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

30.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:

- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm nonối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu họcối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghềối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức đối với xóa mù chữ).

Hồ sơ đ nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;

- Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

30.4. Thời hạn giải quyết:

Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã hằng năm trước ngày 30 tháng 9.

30.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

30.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng chuyên môn cấp huyện.

30.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

30.8. Lệ phí (nếu có): Không.

30.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

30.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  

- Có cơ sở vật chất độc lập, có đủ các khối lớp của toàn cấp học;

- Đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 1 ở Chương II của Thông tư này 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, cụ thể:

“Điều 7: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường

a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác) thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

c) Nhà trường có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và hoạt động theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

2. Lớp học, số học sinh, trường, điểm trường

a) Lớp học, số học sinh trong một lớp thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Địa điểm đặt trường, điểm trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

3. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

4. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua

a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;

c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

5. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh:

- Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường bao gồm nhiệm vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;

- Có số liệu theo dõi đánh giá theo quy định về số lượng và chất lượng giáo dục học sinh trong từng năm học và trong 5 năm học liên tiếp;

- Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo về quản lý các lớp học ở điểm trường đảm bảo chất lượng giảng dạy;

- Có kế hoạch, thực hiện và phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho học sinh trước khi vào học lớp 1;

- Thống kê và theo dõi học sinh đang học tại trường và số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ngoài nhà trường, trong địa bàn xã, phường mà trường theo dõi phổ cập (chia theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn);

- Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý tài sản, tài chính hiện hành; công khai các nguồn thu, chi hằng năm do hiệu trưởng quản lý;

- Có sổ liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.

b) Thực hiện tuyển dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;

c) Quản lý, sử dụng đúng quy định và hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.

6. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

a) Thực hiện các quy định và xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học;

b) Bảo đảm an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Điều 8. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Năng lực của cán bộ quản lý

a) Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ trung cấp sư phạm trở lên. Hiệu trưởng có ít nhất 4 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);

b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức trung bình trở lên;

c) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.

2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

a) Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp;

b) Có giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

c) Có ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên;

d) Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên

a) Những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo được đánh giá theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học phải đạt từ trung bình trở lên;

b) Có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường;

c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên;

d) Bảo đảm các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

4. Nhà trường có nhân viên phụ trách và hoàn thành các nhiệm vụ; được bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước về kế toán, thủ quỹ, văn thư, y tế trường học, viên chức làm công tác thiết bị dạy học.

5. Học sinh

a) Bảo đảm quy định về tuổi học sinh theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và không bị kỉ luật do vi phạm các hành vi học sinh không được làm theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

c) Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập

a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;

b) Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;

c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.

2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh

a) Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;

b) Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.

3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học

a) Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;

c)) Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;

d) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.

4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác

a) Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;

b) Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;

c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.

5. Thư viện

a) Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;

c) Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.

6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;

- Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;

b) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.

Điều 10. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương

a) Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương;

b) Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.

3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.

4. Thực hiện công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 11. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Dạy đủ các môn học theo quy định ở tiểu học; có kế hoạch tăng thời lượng dạy hai môn Tiếng Việt và Toán cho học sinh có khó khăn về nhận thức; bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của địa phương;

c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.

2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường

a) Có chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

b) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch, phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được ít nhất 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 85% trở lên;

c) Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%; xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%;

c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức.

5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

a) Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh;

b) Tổ chức khám sức khỏe, tiêm chủng cho học sinh;

c) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường

a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 85%;

b) Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90% trở lên.

7. Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập

a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;

b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

c) Khuyến khích học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập; chủ động hợp tác, giúp đỡ bạn trong học tập”

30.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

 

31. Thủ tục đánh gia xếp loạicộng đồng học tậpcấp xã

31.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. UBND cấp xã nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Hội khuyến học chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loạiCộng đồng học tậpcấp xã và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Hội khuyến học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tậpcấp xã.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Hội khuyến học lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tậpcấp xã và công bố công khai.

Bước 3. Quyết định công nhận được gửi cho UBND cấp xã.

31.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

- Gửi qua đường bưu điện.

31.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Hồ sơ của ủy ban nhân dân cấp xã đ nghị ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tập

+ Tờ trình của ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Báo cáo (kèm theo các minh chứng phù hợp với các tiêu chí) đánh giá kết quả xây dựngCộng đồng học tậpcủa cấp xã, có xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tậpcủa cấp xã;

- Hồ sơ của hội khuyến học cấp huyện trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tậpcủa cấp xã

+ Tờ trình của hội khuyến học cấp huyện;

+ Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tậpcấp xã;

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

31.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

31.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

31.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội khuyến học.

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng chuyên môn cấp huyện.

31.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

31.8. Lệ phí (nếu có): Không.

31.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

31.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  

Tiêu chí đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tập

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã.

- Hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã.

- Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã.

- Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã.

- Kết quả phổ cập giáo dục- xóa mù chữ.

- Công bằng xã hội trong giáo dục.

- Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã.

- Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên).

- Kết quả xây dựngGia đình hiếu học”; “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương”.

- Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hoá”.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo.

- Thực hiện bình đẳng giới.

- Đảm bảo vệ sinh, môi trường.

- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

31.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 44 /2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loạiCộng đồng học tập xã”.

32. Thủ tục Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em m tuổi đối với đơn vị cấp cơ sở (PCGDMNTNT)

32.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Đơn vị cơ sở tự kiểm tra đánh giá kết quả PCGDMNTNT, lập biên bản kiểm tra; Sau khi tự đánh giá theo tiêu chuẩn quy định đối với cấp cơ sở, nếu đạt tiêu chuẩn, UBND cấp xã lập hồ sơ đ nghị UBND cấp huyện kiểm tra, công nhận xã đạt chuẩn PCGDMNTNT, hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Đơn vị cơ sở tổ chức tự kiểm tra, đề xuất công nhận vào tháng 4.

Bước 2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đ hồ sơ hợp lệ đ nghị công nhận PCGDMNTNT của đơn vị cơ sở, UBND cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định bằng văn bản cho đơn vị cơ sở; Thành lập đoàn kiểm tra gồm đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Nội vụ, hội Khuyến học, hội Liên hiệp Phụ nữ; tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, ra quyết định công nhận các đơn vị cơ sở đạt chuẩn; 

Bước 3. Quyết định công nhận được gửi cho UBND cấp xã.

32.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

32.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục mầm non; 

- Sổ theo dõi PCGDMNTNT và sổ theo dõi trẻ em trong đ tuổi chuyển đi, chuyển đến, khuyết tật (nếu có); 

- Danh sách trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi); 

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT; kèm theo các biểu thống kê PCGDMNTNT; 

- Biên bản tự kiểm tra; Biên bản kiểm tra của cấp huyện đối với cấp xã; 

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

32.4. Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

32.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

32.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các Phòng chuyên môn cấp huyện.

32.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

32.8. Lệ phí (nếu có): Không.

32.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục mầm non (phụ lục I); 

- Sổ theo dõi PCGDMNTNT (phụ lục II); 

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT; kèm theo các biểu thống kê PCGDMNTNT (phụ lục III); 

32.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  

Điều kiện:

- Có đ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

- Trường, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu đ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; vùng thuận lợi có thêm các bộ đ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với máy vi tính đ học tập.

- Có đ số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình đ đào tạo; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế đ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non.

- Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế đ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các chế đ, chính sách khác theo quy định hiện hành; được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Tiêu chuẩn:

- Đối với cá nhâ

Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT phải hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trước 6 tuổi; 

Trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi) là trẻ em được học 2 buổi/ngày trong thời gian một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, số ngày nghỉ học không quá 45 ngày

- Đối với đơn vị cơ sở:

* Trẻ em: 

- Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 90% số trẻ trong đ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi); 

- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 90% trở lên; 

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%. 

Đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, hải đảo: 

+ Huy động 90% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 80% số trẻ trong đ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi); 100% số trẻ em mẫu giáo năm tuổi dân tộc thiểu số ra lớp được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 

+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 80% trở lên; 

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi đều không quá 15%. 

* Giáo viên

+ 100% giáo viên được hưởng chế đ chính sách theo quy định hiện hành; 

+ Giáo viên dạy lớp năm tuổi đ số lượng theo quy định hiện hành; 

+ 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn trở lên về trình đ đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình đ trên chuẩn. 

* Cơ sở vật chất 

+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) đạt tỷ lệ 01 phòng học/lớp (nhóm); 

+ Phòng học lớp năm tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, phòng học bảo đảm an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ; 

+ 100% lớp năm tuổi có đ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo quy định; 

+ Trường học xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước; có nhà bếp; công trình vệ sinh đ và đạt yêu cầu; sân chơi có đ chơi ngoài trời.”

32.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 32/2010/TTBGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GDT ban hành quy định, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập GDMN năm tuổi;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ GDT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập GDMN năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TTBGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GDT.

 

33. Thủ tục Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em trong độ tuổi năm tuổi

33.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cơ sở giáo dục mầm non nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GDT thẩm định và xử lý.

Bước 2. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xét duyệt danh sách và thông báo lại cho cơ sở giáo dục mầm non, đồng thời tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt, làm cơ sở lập dự toán kinh phí; đồng thời gửi báo cáo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và đào tạo.

Bước 3. Thông báo kết quả xét duyệt danh sách cho cơ sở giáo dục biết.

33.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

33.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

33.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

33.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

33.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn cấp huyện.

33.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo kết quả xét duyệt của UBND cấp huyện.

33.8. Lệ phí (nếu có): Không.

33.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

33.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Không

33.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Bộ GDT, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ- TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đ án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010- 2015

 

IV. Lĩnh vực Xây dựng

1. Thủ tục thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ cấp phép Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra nội dung hồ sơ: không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ; Phòng chuyên môn gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm định, góp ý của các cơ quan, tổ chức liên quan về các nội dung của dự án như: phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; sử dụng đất đai, tài nguyên, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các nội dung cần thiết khác (nếu có).

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo kết quả thẩm định, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả thẩm định và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a1) Thành phần hồ sơ (đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước)

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (theo mẫu 04 tại Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

- Các nội dung khác của Báo cáo KT- KT đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

- Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan:

+ Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt phù hợp với thiết kế một bước;

+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được duyệt phù hợp với thiết kế một bước;

+ Tài liệu khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát thiết kế một bước.

+ Bản sao các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng.

+ Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;

+ Tài liệu liên quan đến quy hoạch khu đất được cấp có thẩm quyền cung cấp: Chỉ giới đường đ/Giấy phép quy hoạch/Quy hoạch tổng mặt bằng/Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;

a2) Thành phần hồ sơ (đối với dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách)

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (theo mẫu 04 tại Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng trừ thuyết minh và bản vẽ phương án công nghệ;

- Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan:

+ Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt phù hợp với thiết kế một bước;

+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được duyệt phù hợp với thiết kế một bước;

+ Tài liệu khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát thiết kế một bước.

+ Bản sao các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng.

+ Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;

+ Tài liệu liên quan đến quy hoạch khu đất được cấp có thẩm quyền cung cấp: Chỉ giới đường đ/Giấy phép quy hoạch/Quy hoạch tổng mặt bằng/Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;

a3) Thành phần hồ sơ (đối với dự án sử dụng nguồn vốn hợp tác công tư PPP)

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (theo mẫu 04 tại Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

- Thiết kế bản vẽ thi công trừ thuyết minh và bản vẽ phương án công nghệ;

- Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan:

+ Tài liệu khảo sát xây dựng;

+ Bản sao các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có)

+ Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;

+ Tài liệu liên quan đến quy hoạch khu đất được cấp có thẩm quyền cung cấp: Chỉ giới đường đ/Giấy phép quy hoạch/Quy hoạch tổng mặt bằng/Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

- Kết quả giải quyết TTHC:

+ Kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

+ Hồ sơ thiết kế được đóng dấu đã thẩm địnhối với các nguồn vốn); dự toán thẩm địnhối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách).

- Phí, lệ phí: Số phí thẩm tra phải nộp được xác định theo công thức sau:

[Số phí thẩm tra phải nộp = Chi phí xây dựng x Mức thu.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: Là chi phí xây dựng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.

- Mức thu: Được quy định tại các Phụ lục kèm theo Biểu mức phí ban hành kèm theo Thông tư  75/TT-BTC ngày 12/6/2014

* Trường hợp công trình có Chi phí xây dựng nằm giữa các Chi phí xây dựng đã quy định mức thu cụ thể trong Biểu mức phí ban hành kèm theo Thông tư này thì số phí thẩm tra phải nộp được xác định theo công thức sau:

Nt = Nb -

Nb - Na

x (Gt - Gb)

Ga - Gb

Trong đó:

- Nt: Mức thu theo chi phí xây dựng cần tính (đơn vị tính: Tỷ lệ %);

- Gt: Chi phí xây dựng cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị công trình);

- Ga: Chi phí xây dựng cận trên chi phí cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị);

- Gb: Chi phí xây dựng cận dưới chi phí cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị);

- Na: Mức thu tương ứng với Ga (đơn vị tính: Tỷ lệ %);

- Nb: Mức thu tương ứng với Gb (đơn vị tính: Tỷ lệ %).

- Căn cứ pháp lý liên quan của TTHC

1. Các Luật:

+ Luật Xây dựng năm 2014;

+ Luật bảo vệ môi trường 2014;

+ Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013;

+ Luật đầu tư công 2014;

+ Các văn bản Luật liên quan khác.

2. Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:

+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

+ Văn bản số 8028/BTC-CST ngày 17/6/2015 của Bộ Tài chính về việc phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng quy định mức thu theo Thông tư số 75/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.

 

2. Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả thẩm định và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành

+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

+ Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng)

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có):

Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 91, Điều 92, Điều 94 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và Điều 40 Mục 4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

3. Thủ tục cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng)

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Theo quy định

Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 91, Điều 92, Điều 94 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và Điều 40 Mục 4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

4. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo tuyến

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

+ Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ)

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Theo quy định

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

5. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình di tích lịch sử - văn hóa; tượng đài; tranh hoành tráng .

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

+ Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành

+ Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng)  

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có):

Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 91, Điều 92 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và Điều 40 Mục 4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

6. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;

+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

+ Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

+ Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

7. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình.

- Trình tự thực hiện:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

+ Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

+ Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc. (15 ngày với nhà ở riêng lẻ)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

8. Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về UBND cấp huyện hữu công trình theo quy định của pháp luật.

+ Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

+ Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

+ Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc. (15 ngày với nhà ở riêng lẻ)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

9. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành ;

+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

- Phí, lệ phí:Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

10. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Tùy từng loại công trình, nhà ở riêng lẻ trong trường hợp cụ thể, thành phần hồ sơ chuẩn bị theo thủ tục hành chính tương ứng.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc. (15 ngày với nhà ở riêng lẻ)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng có thời hạn.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Theo quy định

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

11. Thủ tục cấp phép xây dựng cho dự án.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

+ Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

- Phí, lệ phí: Theo quy định.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Theo Khoản 5 Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các quy định khác của pháp luật.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

12. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

+ Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc. (15 ngày với nhà ở riêng lẻ)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/ cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Nội dung điều chỉnh được ghi trực tiếp vào Giấy phép xây dựng đã cấp hoặc được lập thành Phụ lục riêng.

+ Đối với trường hợp không đủ điều kiện để điều chỉnh giấy phép xây dựng có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

13. Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức/cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có):Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

14. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng .

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo UBND cấp huyện phân công phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ;

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho cá nhân. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức/cá nhân.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Giấy cấp phép, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản gia hạn giấy phép xây dựng.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn giấy phép xây dựng có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Theo quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

- Yêu cầu hoặc điều kiện: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Quyết định số 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

15. Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Kết quả thẩm định, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

-Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án;

-Thuyết minh tổng hợp bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ;

-Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;

- Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án;

- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng;

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc đối với đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.

25 ngày làm việc đối với đồ án quy hoạch vùng khác; quy hoạch khu chức năng đặc thù;  quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Hồ sơ đã được thẩm định kèm theo văn bản kết quả thẩm định.

Lưu ý: Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng đóng dấu xác nhận sau khi có quyết định phê duyệt.

- Phí, lệ phí: Lệ phí thẩm định Đồ án quy hoạch áp dụng theo quy định tại Thông tư số: 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có mẫu đơn, tờ khai, Chủ đầu tư lập Tờ trình đề nghị thẩm định đồ án quy hoạch.

- Yêu cầu hoặc điều kiện: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+  Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

 

16. Thủ tục lấy ý kiến thống nhất về đồ án quy hoạch

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo văn bản thỏa thuận đồ án quy hoạch, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

-Văn bản đề nghị cho ý kiến về đồ án quy hoạch của UBND cấp huyện;

-Hồ sơ đồ án quy hoạch và kết quả thẩm định.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thỏa thuận đồ án quy hoạch, đối với trường hợp không đủ điều kiện để thỏa thuận đồ án quy hoạch thì có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: 20% phí thẩm định đồ án quy hoạch.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+  Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

 

17. Thủ tục thẩm định điều chỉnh quy hoạch

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Kết quả thẩm định, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch;

- Thuyết minh tổng hợp bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;

- Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án;

- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng;

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.

25 ngày làm việc đối với đồ án quy hoạch vùng khác; quy hoạch khu chức năng đặc thù;  quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đối với trường hợp không đủ điều kiện để thẩm định điều chỉnh đồ án quy hoạch thì có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Tỷ lệ % so với chi phí lập quy hoạch (áp dụng theo Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có.

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có):

Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+  Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

+  Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

 

18. Thủ tục thẩm định kinh phí lập quy hoạch

- Trình tự thực hiện:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Kết quả thẩm định, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị thẩm định kinh phí lập quy hoạch.

- Các Văn bản pháp lý: Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch; Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch (02 bản).

- Hồ sơ Dự toán kinh phí lập quy hoạch (02 bản).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Báo cáo kết quả thẩm định, Tờ trình trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đối với trường hợp không đủ điều kiện để thẩm định kinh phí lập quy hoạch thì có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có): Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

 

19. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Kết quả thẩm định, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt;

- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Bản vẽ sơ đồ vị trí quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị;

- Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500.

- Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;

 - Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc đối với nhiệm vụ quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.

15 ngày làm việc đối với nhiệm vụ quy hoạch vùng khác; quy hoạch khu chức năng đặc thù;  quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Báo cáo kết quả thẩm định, Tờ trình trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đối với trường hợp không đủ điều kiện để thẩm định nhiệm vụ quy hoạch thì có văn bản trả lời và trả lại hồ sơ.

- Phí, lệ phí: Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch bằng 20% chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch (áp dụng theo Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có .

- Yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có):

Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

+ Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

 

20. Thủ tục duyệt bản vẽ mặt bằng vị trí công trình.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự văn bản chấp thuận, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

+ Tờ trình, công văn đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, mặt bằng tổng thể, mặt bằng định vị công trình

+ Bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng kèm theo phương án kiến trúc sơ bộ của công trình.

+ Các văn bản pháp lý có liên quan.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

- Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản vẽ được ký duyệt kèm theo văn bản chấp thuận đã ký và đóng dấu của UBND cấp huyện. Trường hợp trả lại hồ sơ phải có văn bản trả lời gửi kèm theo nêu rõ lý do trả hồ sơ.

- Lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không có.

- Căn cứ pháp lý cuả thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+  Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 v/v ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 quy định về hệ thống ký hiệu bản vẽ trong đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 v/v ban hành  “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng”.

 

21. Thủ tục thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì viết phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 2: Chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cấp huyện phân công Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế - hạ tầng (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn)

+ Bước 3. Phòng chuyên môn kiểm tra nội dung của thành phần hồ sơ:

+) Trường hợp nội dung của thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu: Phòng chuyên môn trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu nhận và giấy hẹn cho tổ chức.

+) Trường hợp nội dung thành phần hồ sơ đạt yêu cầu phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự phù hợp về quy hoạch, kiểm tra thực địa, thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Phòng chuyên môn Dự thảo Kết quả, trình lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt kết quả và chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Trả kết quả và thu lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;

+ Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;

+ Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;

+ Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;

+ Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

- Thời hạn giải quyết:  30 ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định: UBND cấp huyện; Phòng Quản lý đô thị các thành phố, thị xã; Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện.

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: UBND tỉnh; UBND thành phố, thị xã, thị xã, thị xã, thị xã và UBND các huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Dự thảo giấy phép quy hoạch và Báo cáo kết quả thẩm định giấy phép quy hoạch.

Nếu hồ sơ không đảm bảo, cơ quan thẩm định trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư được biết và nhận lại hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

- Lệ phí (nếu có): 2.000.000 đồng/1 giấy phép quy hoạch

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu tại Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý cuả thủ tục hành chính:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII;

+ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

+ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

+ Thông tư số 23/2012/TT-BTC ngày 16/02/2012 của Bộ Tài chính về việc  hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.

 

V. Lĩnh vực Giao thông vận tải

1. Thủ tục Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

b) Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;

c) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

d) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

đ) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

3. Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2.

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

2. Thủ tục Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

b) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

3. Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2.

4. Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

 

3. Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 5 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký của cơ quan đăng ký phương tiện trước đó (bản chính) đối với phương tiện là tàu biển;

c) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu và phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

đ) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

b) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

c) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

d) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 5 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

 

4. Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 6 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

d) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

đ) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện được cấp còn hiệu lực sau khi phương tiện đã thay đổi tính năng kỹ thuật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

3. Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tính năng kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 .

4. Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tên thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 và khoản 2 .

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 6 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

5. Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

a) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

6. Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó;

d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính), đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

a) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

7. Thủ tục Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ phương tiện sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 8 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

c) Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó.

2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 8 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

 

 

8. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 9 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT;

b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp đối với trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị hỏng.

2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 9 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

9. Thủ tục Xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.  Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức/ cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đã hoàn thiện thì chuyển sang Bước 2.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết.

- Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định. Sau khi giải quyết chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Tổ chức/ cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp

* Số lượng hồ sơ:

01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế hạ tầng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận

h) Phí; Lệ phí

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa 70.000 đồng/giấy phép

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT.

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý; Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đăng ký phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/06/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 

 

VI. Lĩnh vực Dân tộc

1. Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

a). Trình tự thực hiện:

- Bước 1:

Ủy ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc gửi qua đường bưu điện.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra danh mục hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả (trừ trường hợp nhận qua đường bưu điện).

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ (trường hợp nhận qua đường bưu điện thì viết phiếu hướng dẫn và gửi trả hồ sơ).

- Bước 2: Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện kiểm tra, tổng hợp danh sách đề nghị xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Lập văn bản đề nghị kèm theo biểu tổng hợp danh sách đề nghị xét công nhận người có uy tín trình Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND cấp huyện ban hành.

Thời gian hoàn thành tất cả các bước ở huyện không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu hợp lệ của xã và hoàn thành trước ngày 25/02 hằng năm.

- Bước 3: Sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND cấp huyện trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Qua đường bưu điện.

c) Thành Phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của UBND cấp xã;

- Biên bản kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn, đề nghị xét công nhận người có uy tín trong đồng bào DTTS có chữ ký của Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, đại diện đoàn thể xã.

- Biểu tổng hợp kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín của các thôn trong xã.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

e) Thời hạn giải quyết: Thời gian hoàn thành tất cả các bước ở huyện không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu hợp lệ của xã.

f) Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

g) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

h) Kết quả: Văn bản đề nghị gửi UBND tỉnh.

i) Phí, lệ phí: Không

j) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Biên bản hội nghị liên ngành thôn

- Biên bản kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn, đề nghị xét công nhận người có uy tín

- Biểu tổng hợp kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín của các thôn trong xã

- Biểu tổng hợp danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

k) Yêu cầu, điều kiện:

Đối với người được bình xét:

- Là công dân Việt Nam, cư trú hợp pháp, ổn định ở vùng dân tộc thiểu số;

- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú; có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc, ấp, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi là thôn), giữ gìn đoàn kết các dân tộc;

- Là người tiêu biểu, có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc, thôn và cộng đồng dân cư nơi cư trú; có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với đồng bào dân tộc, hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo;

Và được trên 50% tổng số đại biểu dự hội nghị liên ngành thôn bình chọn;

Đối với thôn:

- Các thôn phải có từ 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu trở lên là người dân tộc thiểu số (thôn đủ điều kiện) được bình chọn, xét công nhận 01 người có uy tín;

- Trường hợp thôn không đủ điều kiện nhưng cần bình chọn 01 người có uy tín hoặc thôn đủ điều kiện cần bình chọn hơn 01 người có uy tín do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ở địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, xung yếu, phức tạp về an ninh, trật tự; tổng số người có uy tín được bình chọn, xét công nhận toàn huyện không vượt quá tổng số thôn vùng dân tộc miền núi của huyện.

- Tổng số người có uy tín được bình chọn, xét công nhận không vượt quá tổng số thôn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh;

l) Căn cứ pháp lý:

- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

- Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg;

- Thông tư số 01/2014/TT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014 của Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

VII. Lĩnh vực Lao động, thương binh, xã hội

1. Thủ tục Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân, nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân nộp hồ sơ đề nghị Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Công chức tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

+ Bước 3:  Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.

+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH;

- Một trong các loại giấy xác nhận sau:

+ Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật phòng, chống mua bán người;

+ Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán người;

+ Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;

+ Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 11 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân; tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBX.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

+ Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ.

 

2. Thủ tục hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1:  Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nộp hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Bước 2: Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

- Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 221.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Theo quy định của ngành Tòa án.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:  Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;

b) Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;

b) Trong thời gian được hoãn chấp hành quyết định theo quy định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;

Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.

c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

3. Thủ tục giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trình tự thực hiện:

+  Bước 1:  Học viên được đề xuất giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị và tổ chức họp Hội đồng xem xét đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại, Hội đồng xem xét biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể và kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.

+ Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được Biên bản họp của Hội đồng, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở xem xét quyết định (nơi ra Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) xem xét quyết định.

+ Bước 3: Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

+ Bước 4: Cá nhân nhận quyết định tại Trung tâm.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Tòa nhân dân cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Danh sách học viên được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;

- Biên bản họp Hội đồng;

- Kết quả nhận xét, đánh giá hàng tháng của tổ, đội và bản thành tích của học viên được đề nghị;

- Giấy xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe đối với các trường hợp ốm nặng, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Theo quy định của ngành Tòa án

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội, Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

 + Học viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai trong thời gian chấp hành quyết định thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

+ Học viên đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc ốm nặng có xác nhận của bệnh viện mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định.

 - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

4. Thủ tục Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm quản lý sau cai nghiện.

- Trình tự thực hiện:

+  Bước 1:  Người sau cai nghiện thuộc làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội hoặc Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện;

Đối với người đã có quyết định nhưng chưa chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tiếp nhận đơn đề nghị hoãn, miễn; đối với người đang chấp hành quyết định tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện thì Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện tiếp nhận đơn đề nghị hoãn, miễn.

+ Bước 2: Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày nhận đơn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện làm văn bản gửi Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;

+ Bước 3: Trong thời hạn 2 (hai ngày), kể từ ngày nhận đơn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện làm văn bản gửi Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;

+ Bước 4: Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải thẩm tra, làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Bước 5: Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.

+ Bước 6: Cá nhân nhận quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội hoặc Trung tâm quản lý sau cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội hoặc Trung tâm quản lý sau cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Người sau cai nghiện được hoãn thi hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;

b) Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;

c) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

2. Người sau cai nghiện được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;

b) Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.

3. Gia đình của người sau cai nghiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có người thân (bố, mẹ, con, vợ hoặc chòng) đang bị thi hành án phạt tù, bị tai nạn hay bị bệnh nặng mà ngoài người sau cai ra không còn ai để lao động duy trì cuộc sống gia đình, khắc phục thiên tai, hỏa hoạn hoặc chăm sóc người bệnh, người bị tai nạn.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;

+ Thông tư  số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn Luật phòng, chống ma túy sửa đổi về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.

5. Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị bổ sung tình hình thân nhân nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã;

Công chức tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định  gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 3:  Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ;

+ Bước 5: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản khai bổ sung tình hình than nhân mẫu số 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH;

- Bản sao một trong các giấy tờ làm căn cứ pháp lý chứng minh mối quan hệ với liệt sĩ như sau:

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản của gia đình hoặc họ tộc;

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai bổ sung tình hình thân nhân mẫu số 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

 

6. Thủ tục cấp giấy giới thiệu và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ;

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ ;

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.;

+ Bước 4: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC);

- Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;

+ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;

+ Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC);

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

 

7. Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng bảo trợ xã hội hoặc người giám hộ của đối tượng nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày. Hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.

+ Bước 6: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ khai của đối tượng (theo mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, trong đó:

+ Mẫu số 1a: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1b: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1c: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1d: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

+ Mẫu số 1đ: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).

- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã.

- Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.

- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.

- Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.

- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC đối với đối tượng là người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

+ Đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

8. Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có kiến nghị về việc đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng hoặc thay đổi điều kiện hưởng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xem xét và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày. Hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng.

+ Bước 6: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Văn bản kiến nghị của đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đù hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

-  Lệ phí: Không

 - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

9. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc qua đường bưu điện.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

+ Bước 4: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ (đơn đề nghị) qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đù hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

10. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng thay đổi nơi cư trú nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc qua đường bưu điện.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ (đơn đề nghị) qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)  Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đù hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

 -Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+  Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

11. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội (được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc qua đường bưu điện.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

+ Bước 4: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ (đơn đề nghị) qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng.

- Bản sao giấy chứng tử.

- Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với trường hợp là con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/NĐ-CP của Chính phủ.

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp là người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đù hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

12. Thủ tục hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trưởng thôn lập danh sách đối tượng (trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp) và tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Hội đồng xét duyệt.

+ Bước 2: Hội đồng xét duyệt xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm: Danh sách trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng thôn nơi có trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp; tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

            13. Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (các đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc qua đường bưu điện.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày. Hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí.

+ Bước 6: Cá nhân mang Giấy biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ (đơn đề nghị) qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

- Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu số 1a, 1d ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, trong đó:

+ Mẫu số 1a: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1d: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

-  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Lệ phí:

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

+ Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (mẫu số 1a, 1d ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

14. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, gồm: nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng thương tật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ.

+ Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Bước 6: Đối tượng mang giấy hẹn đến Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nhận kết quả.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

- Biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại đối tượng.

- Văn bản xác nhận tình trạng thương tật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+  Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

15. Thủ tục trợ giúp xã hội đột xuất đối với người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trường hợp người bị thương nặng vì thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác ở ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ.

            + Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)  Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị người bị thương nặng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:       Cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị người bị thương nặng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 -Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

16. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị trợ cấp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

            + Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội;

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội. Chuyển kết quả về UBND cấp xã để trả cho đối tượng.

+ Bước 5: Người đề nghị đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)  Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

- Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

- Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:      

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

UBND cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật.

 - Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

+ Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

+ Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

17. Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị trợ cấp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

            + Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định  hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Chuyển kết quả về UBND cấp xã để trả cho đối tượng.

+ Bước 5: Người đề nghị đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:      

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

UBND cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng.

 - Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

+ Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

+ Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

18. Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị trợ cấp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

            + Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định  hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Chuyển kết quả về UBND cấp xã để trả cho đối tượng.

+ Bước 5: Người đề nghị đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ;

- Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;

- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;

- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

- Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:      

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

UBND cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

 -Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

+ Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

+ Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

19. Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi chưa được hưởng trợ cấp xã hội.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị trợ cấp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

            + Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

+ Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định  hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Chuyển kết quả về UBND cấp xã để trả cho đối tượng.

+ Bước 5: Người đề nghị đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)  Thành phần hồ sơ gồm:

* Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội:

- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

- Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

- Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

* Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm:

- Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

- Bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:      

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:         

UBND cấp xã , Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hỗ trợ kinh phí.

 -Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

+ Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

+ Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

 

20. Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Khi có sự thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội hướng dẫn đối tượng bổ sung hồ sơ, xem xét, kết luận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

 + Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;. Chuyển kết quả về UBND cấp xã để trả cho đối tượng.

+ Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)  Thành phần hồ sơ gồm:

- Hồ sơ bổ sung theo hướng dẫn của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:       Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí.

 -Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

            - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

+ Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

 

VIII. Lĩnh vực Công thương

1. Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

a) Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế;

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b) Cách thức thực hiện:

 Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

  * Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

h) Lệ phí (nếu có):

Theo quy định tại Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+ Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

2. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

a) Trình tự thực hiện:

Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b)  Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+  Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung;

+  Bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

+  Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép đã được cấp.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ…)

h) Lệ phí (nếu có):

Theo quy định tại Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

k)  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+  Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

l)  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

3 . Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

a) Trình tự thực hiện:

+  Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b)   Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng/Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cấp lại Giấy phép do hết thời hạn hiệu lực: Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại đối với quy định tại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Trường hợp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy: Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại.

+  Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, hết thời hạn hiệu lực; Giấy phép bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

 g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp lại lần thứ…)

h)  Lệ phí (nếu có):

Theo quy định tại Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ  công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

k)  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+ Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

l)  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

4. Thủ tục Cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

a) Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cho Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế;

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

  * Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo mẫu tại Phụ lục 31 kèm theo Thông tư này.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

+ Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình.

+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh).

+ Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của thương nhân dự kiến kinh doanh.

+ Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh ngành, nghề bán lẻ rượu.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

 g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

 h)  Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 31 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014)

k)  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu bao gồm:

+ Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

+ Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

+ Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

5. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

a) Trình tự thực hiện:

 + Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cho Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b)   Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+  Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung;

+  Bản sao Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

+  Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép đã được cấp.

 f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ…)

h)  Lệ phí (nếu có): Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính.

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 33 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

k)  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu bao gồm:

+ Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

+ Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

+ Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012.

l)  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

 

 

6. Thủ tục Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

a) Trình tự thực hiện:

+  Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cho Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

b)   Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cấp lại Giấy phép do hết thời hạn hiệu lựcHồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại đối với quy định tại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Trường hợp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy:

+ Đơn đề nghị cấp lại.

+  Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)  Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, hết thời hạn hiệu lực; Giấy phép bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (Cấp lại lần thứ…)

h)  Lệ phí (nếu có): Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính.

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (theo mẫu tại Phụ lục 34 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

k)  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu bao gồm:

+ Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

+ Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

+ Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012.

Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

l)  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

7. Thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá

       aTrình tự thực hiện:

Tổ chứccá nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đ nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho Phòng Kinh tế - Hạ tầngPhòng Kinh tế

(Tại điểm ckhoản 1, điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP về thẩm quyềntrình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá quy định Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuốc UBND quậnhuyệnthị xã, thành phố thuộc tỉnhcấpcấp lạisửa đổibổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá”); (Tại điểm akhoản 5, điều 23 Thông tư 21/2013/TT-BCT quy định Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế theo chức năng nhiệm vụ của mìnhchủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm trathẩm địnhcấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này”.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ Phòng Kinh tế - Hạ tầng - Phòng Kinh tế xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Trường hợp tổ chứccá nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Phòng Kinh tế - Hạ tầng/Phòng Kinh tế có văn bản trả lời nêu rõ lý do (Quy định tại điểm bkhoản 2, điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP)

 - Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng có văn bản yêu cầu Tổ chức cá nhân bổ sung (Quy định tại điểm c, khoản 2, điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP)

b. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (theo mẫu phụ lục);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế (kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

. Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

. Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức/cá nhân

f) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế thị xã /Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

h) Phí, lệ phí:

Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (theo mẫu phụ lục).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có đăng ký kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trang thiết bị theo quy định

- Diện tích kinh doanh giành cho thuốc lá tối thiểu từ 03m2 trở lên

- Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của doanh nghiệp bán buôn sản phảm thuốc lá

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

- Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

8. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

a. Trình tự thực hiện:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Kinh tế huyện, thành phố, thị xã. Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Kinh tế kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì ghi phiếu hẹn cho cá nhân, tổ chức; trường hợp thành phần hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Kinh tế xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân khôngđáp ứng được điều kiện theo quy định, Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép nêu rõ lý do.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Kinh tế huyện, thành phố, thị xã.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung (theo mẫu phụ lục);

+ Bản sao Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp (kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân

f) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Kinh tế /Phòng Kinh tế - Hạ tầng/ Phòng Kinh tế huyện, thành phố, thị xã

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phảm thuốc lá (theo mẫu phụ lục kèm theo).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề kinh doanh thuốc lá

- Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm thuốc lá theo quy định của pháp luật hiện hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

- Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

 

9. Thủ tục cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

a. Trình tự thực hiện:

+ Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá đề nghị cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, gửi Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế,

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế xem xét và cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

Trường hợp thương nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế hoặc qua bưu điện

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp lại;

- Bản sao Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Thương nhân có nhu cầu cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Kinh tế- Hạ tầng/ Phòng Kinh tế

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cấp lại

h)  Lệ phí (nếu có):

Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (theo mẫu phụ lục kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Là thương nhân đã được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy;

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;

- Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

 

 

 10. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện từ các cơ sở công nghiệp nông thôn;

- Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, chấm điểm bình chọn các sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để cấp Giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp tại UBND cấp huyện hoặc qua Bưu điện;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (Mẫu số 01);

- Phiếu thuyết minh về sản phẩm đăng ký bình chọn (Mẫu số 02) ;

- 03 ảnh của sản phẩm, kích thước (9x12)cm;

- Các chứng nhận, chứng chỉ khác (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014.

* Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thực hiện thủ tục hành chính nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở công nghiệp nông thôn.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Phí, Lệ phí: không

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  

Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đáp ứng các quy định tại Điều 4 và Điều 7 của Thông tư số 26/2014/TT-BCT, cụ thể:

- Sản phẩm tham gia bình chọn là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm);

- Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn;

- Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;

- Sản phẩm tham gia bình chọn phải có khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường;

- Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau:

+ Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất;

+ Tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường;

+ Tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ;

+ Tiêu chí khác.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

- Thông tư số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn về trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

- Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các quy định cụ thể khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

 

IX. Lĩnh vực Văn hóa, thể thao, du lịch

1. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản

1.1. Trình tự thực hiện:

Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện. Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (theo mẫu);

(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (theo mẫu);

(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

(4) Nội quy thư viện.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.     

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.               

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).

1.10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.

(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.

(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:

a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.

b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000.

- Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện.

- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

 

 

 2. Thủ tục công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

2.1.Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tại Liên đoàn Lao động cấp huyện;

Bước 2: Liên đoàn Lao động cấp huyện tổng hợp hồ sơ trình BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện;

Bước 3: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện xét duyệt và trình Chủ tịch UBND cấp huyện;

Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận;

Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Liên đoàn lao động cấp huyện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan.

b. Công văn đề nghị của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1: Đạt các tiêu chuẩn dưới đây:

+ Đối với cơ quan, đơn vị:

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:

a) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến trở lên”;

b) 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

d) Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

đ) Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn.

2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở:

a) 90% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

b) Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;

c) Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ;

d) Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hút thuốc lá nơi công sở; không uống rượu, bia trong giờ làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; bài trí khuôn viên công sở theo thiết kế đã phê duyệt.

3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

a) 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có người khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật;

c) Thực hiện tốt cải cách hành chính; 8 giờ làm việc có hiệu quả, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

+ Đối với doanh nghiệp:

1. Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đề ra hàng năm;

b) Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường;

c) Có sáng kiến cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí gián tiếp; phân công lao động hợp lý;

d) 80% trở lên công nhân thường xuyên được tập huấn, nâng cao tay nghề, thi nâng bậc theo định kỳ; lao động có kỷ luật, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp:

a) Có quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động;

b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;

c) 80% trở lên người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

d) Không có người mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, luân chuyển các sản phẩm văn hóa độc hại; đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội;

đ) Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật; khuôn viên doanh nghiệp xanh, sạch, đẹp;

e) Không hút thuốc lá tại doanh nghiệp; không uống rượu, bia trong giờ làm việc.

3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động:

a) 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động, có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;

b) Tạo thuận lợi cho công nhân về nơi làm việc, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh hoạt đoàn thể; hỗ trợ công nhân lúc khó khăn, hoạn nạn;

c) Đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động.

4. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

a) 100% người sử dụng lao động và công nhân lao động được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực có liên quan;

b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; tích cực tham gia các chương trình về an sinh xã hội;

c) Thực hiện nghiêm mọi chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của công nhân theo các quy định của pháp luật;

d) Sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.

- Điều kiện 2: Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu).

- Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa vào đầu năm.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm 2014 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

 

3. Thủ tục công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khu dân cư đăng ký với Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã;

Bước 2: Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư, lập hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;

Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);

Bước 3: Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận;

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định và cấp Giấy công nhận, công nhận lại.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);

Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);

b. Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thôn (làng, ấp, bản và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

3.8. Phí, lệ phí: Không

3.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);

b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;

c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;

d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;

đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.

2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:

a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;

c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;

d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;

đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;

e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;

g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;

h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;

i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;

b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;

c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;

d)  Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.

4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;

c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;

d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:

a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;

b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ 02 năm trở lên (công nhận lần đầu); 03 năm trở lên (công nhận lại).

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

 

4. Thủ tục công nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khu dân cư đăng ký với Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã;

Bước 2: Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư, lập hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;

Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);

Bước 4: Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận;

Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định và cấp Giấy công nhận, công nhận lại.

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);

Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);

b. Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ dân phố (và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

4.8. Phí, lệ phí:

Không

4.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);

b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;

c) Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;

d) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.

2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:

a) Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;

b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;

c) Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;

d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;

đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;

e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;

g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;

h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;

i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;

b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;

c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.

4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

a) Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;

b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;

c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;

d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:

a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;

b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

 

5. Thủ tục công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với UBND cấp huyện;

Bước 2: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH xã họp thông qua báo cáo gửi UBND xã;

Bước 3: Chủ tịch UBND xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

Bước 4: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện kiểm tra, đánh giá (có biên bản kiểm tra)

Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận;

Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

5.3.1. Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;

b. Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

5.8. Phí, lệ phí: Không

5.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Giúp nhau phát triển kinh tế

a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;

b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;

c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;

d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương

a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;

b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;

c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;

d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;

đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.

3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở

a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;

d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.

4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn

a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;

d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.

5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;

d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ 02 năm trở lên.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

 

6. Thủ tục công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã đăng ký với UBND cấp huyện;

Bước 2: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH xã họp thông qua báo cáo gửi UBND xã;

Bước 3: Chủ tịch UBND xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

Bước 4: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện kiểm tra, đánh giá (có biên bản kiểm tra)

Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận lại;

Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

6.2. Cách thức thực hiện:  Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

b. Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Xã

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

6.8. Phí, lệ phí: Không

6.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Giúp nhau phát triển kinh tế

a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;

b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;

c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;

d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương

a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;

b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;

c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;

d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;

đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.

3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở

a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;

d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.

4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn

a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;

d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.

5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;

c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;

d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ năm (05) năm trở lên.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

 

 

7. Thủ tục công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH phường, thị trấn đăng ký với UBND cấp huyện;

Bước 2:  Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH phường, thị trấn họp đánh giá, thông qua báo cáo gửi UBND phường, thị trấn;

Bước 3: Chủ tịch UBND phường, thị trấn có công văn đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện;

Bước 4: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định (có văn bản kiểm tra);

Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận;

Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích hai (02) năm xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

b. Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Phường, thị trấn.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.

7.8. Phí, lệ phí: Không

7.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch

a) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;

b) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;

c) Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;

d) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;

đ) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.

2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa

a) 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;

b) 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;

c) 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;

d) 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;

đ) 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.

3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị

a) 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;

b) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;

c) Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;

d) Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.

4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao

a) Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;

b) 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;

c) Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;

d) Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.

5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

a) 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện  đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;

c) Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;

d) Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;

đ) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ hai (02) năm trở lên.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

 

8. Thủ tục công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH phường, thị trấn đăng ký với UBND cấp huyện;

Bước 2:  Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH phường, thị trấn họp đánh giá, thông qua báo cáo gửi UBND phường, thị trấn;

Bước 3: Chủ tịch UBND phường, thị trấn có công văn đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện;

Bước 4: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định (có văn bản kiểm tra);

Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận lại;

Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Báo cáo thành tích năm (05) năm xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

b. Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Phường, thị trấn.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận lại.

8.8. Phí, lệ phí: Không

8.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1:

1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch

a) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;

b) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;

c) Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;

d) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;

đ) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.

2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa

a) 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;

b) 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;

c) 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;

d) 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;

đ) 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.

3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị

a) 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;

b) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;

c) Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;

d) Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.

4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao

a) Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;

b) 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;

c) Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;

d) Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.

5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

a) 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện  đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

b) 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;

c) Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;

d) Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;

đ) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.

- Điều kiện 2:

Thời gian đăng ký xây dựng lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ năm (05) năm trở lên.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

 

9. Thủ tục Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

9.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu);

b. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;

c. Quy chế hoạt động của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung)

d. Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);

e. Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung) mỗi loại 01 bản.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

9.4. Thời hạn giải quyết:  20 ngày làm việc.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

- Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung)

9.8. Lệ phí: Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu số M8a1)

9.10. Điều kiện thực hiện thủ tục: Không.                    

9.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

 

10. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

10.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

10.2. Cách thức thức hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo  mẫu);

b. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

c. Xác nhận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;

d. Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:

- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;

- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).

e. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;

f. Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

10.4. Thời hạn giải quyết:  30 ngày làm việc.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt).

10.8. Lệ phí: Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu số M4b)

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a. Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;

b. Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c. Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;

- Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

- Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

d. Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;

10.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

 

 

11. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

11.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

11.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu);

b. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);

c. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt (nếu có sửa đổi, bổ sung).

11.8. Lệ phí: Không .

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu số M8b)

11.10. Điều kiện thực hiện thủ tục: Cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp lại) với Phòng Văn hóa và Thông tin để theo dõi, quản lý.

11.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình;

Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

 

12. Thủ tục Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

12.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

12.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửu Bưu điện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu);

b. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;

c. Quy chế hoạt động của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung);

d. Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);

e. Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung) mỗi loại 01 bản.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết:  20 ngày làm việc.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

12. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung)

12.8. Lệ phí: Theo quy định.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.;

12.10. Điều kiện thực hiện thủ tục: Không có.                   

12.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

 

13. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

13.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở về phòng, chống bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

13.2. Cách thức thức hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

-  Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu);

b. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

c. Xác nhận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;

d. Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:

- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;

- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có).

e. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;

f. Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc .

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

- Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

13.8. Lệ phí: Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu số M4a)

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a. Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;

b. Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c. Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;

- Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

- Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

d. Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;

13.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực  gia đình;

- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

 

 14. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình.

14.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 2: Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện ký ban hành;

Bước 3: UBND huyện chuyển Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;

Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

14.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi Bưu điện

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

-  Thành phần hồ sơ:

a. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu);

b. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);

c. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất);

-  Số lượng hồ sơ: 01 bộ

14.4. Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

- Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt (nếu có sửa đổi, bổ sung).

14.8. Lệ phí: Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M8a)

14.10. Điều kiện thực hiện thủ tục: Cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp lại) với Phòng Văn hóa và Thông tin để theo dõi, quản lý.

14.11. Căn cứ pháp lý:

-  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.  

 

X. Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.

Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 + Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định này cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện.

+ Bước 4: Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền .

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã,Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

 

2. Cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ trang trại nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp đổi  Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp đổi  Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 + Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định này cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện.

+ Bước 4: Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp đổi được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011;

- Giấy chứng nhận trang trại đã được cấp;

- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh thay đổi tên chủ trang trại với trường hợp thay đổi tên chủ trang trại.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ trang trại.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã,Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Chủ trang trại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi tên chủ trang trại;

b) Thay đổi về lĩnh vực sản xuất của trang trại.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

 

3. Cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ trang trại nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho cá nhân, hộ gia đình.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Bước 3: Trả kết quả tại UBND cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011;

- Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đã được cấp trong trường hợp rách, nát.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ trang trại.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011;

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Chủ trang trại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp sau: Trường hợp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại bị mất, cháy, rách, nát .

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

4. Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Tờ trình đề nghị;

- Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu khai thác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 1 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 

5. Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm của chủ rừng là hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Tờ trình đề nghị;

- Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu khai thác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 1 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 

6. Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Tờ trình đề nghị;

- Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

- Sơ đồ vị trí khu khai thác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác: Phụ lục 1 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bản đồ khu khai thác. 

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

7. Đăng ký khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng;

- Biên bản xác nhận kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;

- Sơ đồ khu khai thác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 

8. Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên).

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt;

- Biên bản xác nhận kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 

9. Đăng ký khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng băng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại).

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Sơ đồ khu khai thác ;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản đăng ký khai thác: Phụ lục 3 ban hành Kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Phụ lục 2 ban hành Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

10. Phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án khai thác và trả kết quả cho chủ rừng;

+ Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị;

- Phương án khai thác, hệ thống bản đồ kèm theo.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ rừng.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Phê duyệt phương án khai thác.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

11. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã .

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: xét duyệt đơn

Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã;

+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật;

+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan chức năng cấp huyện.

Thời gian thực hiện bước 2 là 15 làm việc ngày kể từ sau khi nhận đơn của cộng đồng dân cư thôn.

+ Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:

- Tổ chức việc xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng dân cư thôn (xác định về chất lượng rừng được giao cho cộng đồng - của cơ quan tư vấn lâm nghiệp có trách nhiệm).

- Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn là người chịu trách nhiệm trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn.

- Lập tờ trình, trình uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

- Thời gian thực hiện bước 3 là 10 ngày làm việc.

 + Bước 4: Quyết định việc giao rừng

Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình từ cơ quan chức năng chuyển đến có trách nhiệm xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn (phụ lục 4); chuyển quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, uỷ ban nhân dân cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện.

Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc.

+ Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng

- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm:

+ Thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa uỷ ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư thôn.

- Cộng đồng dân cư thôn ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu cộng đồng dân cư thôn không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc cộng đồng dân cư thôn không được giao rừng.

Thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký (phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT);

+ Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 31 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký (phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành;

Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

 

 

12. Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã .

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Xét duyệt đơn

- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn;

+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo Uỷ ban nhân dân xã.

Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp;

+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan chức năng cấp huyện).

Thời gian thực hiện của bước 2 là 15 ngày làm việc kể từ sau khi Uỷ ban nhân dân xã nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân”.

 + Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm: 

- Kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân. 

- Tổ chức việc kiểm tra xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện ủy ban nhân dân xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất. Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. 

- Chủ trì thẩm định tính khả thi của kế hoạch sử dụng rừng của hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng. 

- Lập, trình uỷ ban nhân dân cấp huyện kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền thuê rừng, nếu có nhiều người cùng đề nghị thuê rừng trên cùng một địa điểm). 

- Gửi 01 bộ hồ sơ liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có). 

- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. 

Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc

+ Bước 4: Quyết định cho thuê rừng 

Sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm: 

+ Xem xét và ký quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân. 

+ Ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân về việc thuê rừng.

+ Chuyển quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cho uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan có chức năng. 

+ Thông báo cho hộ gia đình, cá nhân được thuê rừng thực hiện nghĩa vụ tài chính trong thời gian 10 ngày làm việc. 

Thời gian thực hiện bước 4 là 13 ngày làm việc

+ Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng 

- Khi nhận được quyết định giao rừng của uỷ ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân.

- Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao, được thuê với sự chứng kiến của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc hộ gia đình, cá nhân không được giao rừng.

Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thuê rừng (Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT);

- Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 46 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thuê rừng .

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị thuê rừng (Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT);

+ Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành;

Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

 

13. Hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư đối với hộ gia đình.

a) Trình tự thực hiện:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ trồng rừng được giao 3 năm và diện tích đất của dự án, BQLDA cấp huyện có văn bản thông báo tới tất cả các xã và tổ chức họp với từng thôn bản để phổ biến kế hoạch trồng rừng, địa điểm trồng rừng, các biện pháp quản lý bảo vệ, để bàn bạc sửa đổi (nếu cần), đi đến nhất trí của 70% số người tham dự trở lên và cung cấp mẫu đơn đề nghị trồng rừng cho hộ gia đình;

+ Bước 1: Nếu có nhu cầu trồng rừng, hộ gia đình làm đơn nộp trực tiếp UBND xã .

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn, UBND xã phải tổng hợp nhu cầu trồng rừng trên địa bàn bao gồm danh sách các hộ, diện tích và địa điểm trồng rừng từng hộ theo thứ tự ưu tiên và được niêm yết công khai tại UBND xã và gửi BQLDA cấp huyện;

 + Bước 3: Căn cứ vào đơn, biên bản họp dân, diện tích đất được quy hoạch và kế hoạch trồng rừng được duyệt, BQLDA cấp huyện phối hợp cùng với UBND cấp xã, thôn thống nhất trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách các hộ tham gia trồng rừng, diện tích trồng, địa điểm trồng;

+ Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách hộ gia đình cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải ban hành quyết định phê duyệt danh sách, diện tích, địa điểm của hộ gia đình được hỗ trợ và phải có cán bộ hướng dẫn ký hợp đồng và hướng dẫn kỹ thuật;

- Thời hạn thông báo công khai danh sách hộ gia đình được hỗ trợ và ký hợp đồng trồng rừng là 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, BQLDA cấp huyện căn cứ vào kế hoạch hỗ trợ trồng rừng của Dự án được duyệt, có trách nhiệm cử cán bộ xác minh hiện trường và xác định mức hỗ trợ theo quy định để ký hợp đồng hỗ trợ trồng rừng, kèm theo bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho hộ gia đình.

+ Bước 6: Nghiệm thu, thanh quyết toán:

- Khi rừng trồng đạt 10-12 tháng tuổi, BQLDA cấp huyện thông báo lịch nghiệm thu cho tất cả các chủ rừng, Ban phát triển rừng xã và Ban phát triển rừng thôn và tổ chức nghiệm thu theo lịch thông báo cho chủ rừng;

- Hồ sơ để nghiệm thu: hợp đồng hỗ trợ trồng rừng, giấy chứng nhận nguồn gốc giống (nếu loại giống cần chứng nhận xuất xứ);

- Hồ sơ thanh quyết toán: trích lục hợp đồng do chủ đầu tư lập, biên bản nghiệm thu rừng;

- Hỗ trợ sau đầu tư được thanh toán một lần ngay sau khi rừng được nghiệm thu.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị trồng rừng (mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhUBND xã , Ban quản lý dự án (BQLDA) cấp huyệnUBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Các kết quả hỗ trợ.

h) Phí, lệ phí:

Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị trồng rừng (mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và 66/2011/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành;

Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

14. Thủ tục hỗ trợ đầu tư trồng rừng đối với hộ gia đình (hỗ trợ trước).

a) Trình tự thực hiện:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ trồng rừng được giao 3 năm và diện tích đất của dự án, BQLDA cấp huyện có văn bản thông báo tới tất cả các xã và tổ chức họp với từng thôn bản để phổ biến kế hoạch trồng rừng, địa điểm trồng rừng, các biện pháp quản lý bảo vệ, để bàn bạc sửa đổi (nếu cần), đi đến nhất trí của 70% số người tham dự trở lên và cung cấp mẫu đơn đề nghị trồng rừng cho hộ gia đình;

+ Bước 1: Nếu có nhu cầu trồng rừng, hộ gia đình làm đơn nộp trực tiếp UBND xã .

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Bước 2: Sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn, UBND xã phải tổng hợp nhu cầu trồng rừng trên địa bàn bao gồm danh sách các hộ, diện tích và địa điểm trồng rừng từng hộ theo thứ tự ưu tiên và được niêm yết công khai tại UBND xã và gửi BQLDA cấp huyện;

 + Bước 3: Căn cứ vào đơn, biên bản họp dân, diện tích đất được quy hoạch và kế hoạch trồng rừng được duyệt, BQLDA cấp huyện phối hợp cùng với UBND cấp xã, thôn thống nhất trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách các hộ tham gia trồng rừng, diện tích trồng, địa điểm trồng;

+ Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách hộ gia đình cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải ban hành quyết định phê duyệt danh sách, diện tích, địa điểm của hộ gia đình được hỗ trợ và phải có cán bộ hướng dẫn ký hợp đồng và hướng dẫn kỹ thuật;

- Thời hạn thông báo công khai danh sách hộ gia đình được hỗ trợ và ký hợp đồng trồng rừng là 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách.

+ Bước 6: Nghiệm thu, thanh quyết toán:

- Hàng năm khi rừng đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, chủ đầu tư thông báo lịch nghiệm thu cho tất cả các chủ rừng và Ban phát triển rừng xã, Ban phát triển rừng thôn. Căn cứ lịch nghiệm thu, chủ đầu tư chủ trì, mời Ban phát triển rừng xã, Ban phát triển rừng thôn làm thành viên để nghiệm thu cho chủ rừng;

- Hồ sơ để nghiệm thu đối với rừng của hộ gia đình: hợp đồng trồng rừng, giấy chứng nhận nguồn gốc giống (nếu loại giống cần chứng nhận xuất xứ);

- Hồ sơ thanh quyết toán: trích lục hợp đồng do chủ đầu tư lập, biên bản nghiệm thu rừng.

b) Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị trồng rừng (mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhUBND xã , Ban quản lý dự án (BQLDA) cấp huyệnUBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Các kết quả hỗ trợ.

h) Phí, lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị trồng rừng (mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và 66/2011/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành;

Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

XI. Lĩnh vực Tài chính

1. Quyết toán dự án hoàn thành các dự án sử dụng vốn nhà nước

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Khi tiếp nhận hồ sơ báo cáo quyết toán do chủ đầu tư trình duyệt, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra danh mục hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư trình đối chiếu với phiếu giao nhận hồ sơ theo Mẫu số 01/GHSQT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính.

- Kiểm tra nội dung các biểu mẫu báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập, đối chiếu với biểu mẫu quy định trong Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Qua đó xác định rõ hồ sơ, tài liệu còn thiếu; những tài liệu mà chủ đầu tư cần hoàn thiện, bổ sung.

Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết, chuyển Phòng Tài chính - Kế hoạch. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả lại và nói rõ lý do hoặc hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung.

- Bước 2. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra hồ sơ quyết toán báo cáo UBND cấp huyện ra quyết định phê duyệt.

- Bước 3. Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp htại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ

1. Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc bị ngừng thực hiện vĩnh viễn:

Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính);

- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 19/2011/TT-BTC (bản chính);

- Các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA (bản chính hoặc bản sao);

Các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án (bản chính hoặc bản sao);

- Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản chính hoặc bản sao);

- Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản chính);

- Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản chính); kèm theo biên bản nghiệm thu báo cáo kiểm toán và văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị;

- Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.

Trong quá trình thẩm tra, khi cơ quan thẩm tra quyết toán có văn bản yêu cầu, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.

2. Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển; chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:

Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính);

- Báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 11, Thông tư 19/2011/TT-BTC (bản chính);

Tập các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản sao);

Các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng (nếu có, bản chính hoặc bản sao).

Trong quá trình thẩm tra, khi cơ quan thẩm tra quyết toán có văn bản yêu cầu, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán vốn đầu tư của dự án .

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Dự án:

Nhóm A: 07 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nhóm B: 05 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nhóm C: 04 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Dự án lập BCKT KTXD: 03 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND cấp huyện thực hiện

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành

Mức phí: Theo tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

+ ≤ 5 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,38%

+ 10 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,26%

+ 50 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,19%

+ 100 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,15%

+ 500 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,09%

+ 1000 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,06%

+ ≥10.000 tỷ - Thẩm tra phê duyệt: 0,032%

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đối với dự án hoàn thành hoặc bị ngừng thực hiện vĩnh viễn gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08 /QTDA

- Đối với hạng mục công trình hoàn thành: gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06 /QTDA

- Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền gồm các biểu theo Mẫu số: 07, 08, 09/QTDA.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Đấu thầu số 43/2014/QH13;

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11;

- Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về ban hành quy chế quản lý đầu tư; Nghị định số: 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số: 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính quy định Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

2. Đăng ký giá

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nộp hồ sơ đ nghị đăng ký giá vật tư, hàng hoá, dịch vụ đối với mặt hàng phải đăng ký giá thuộc danh mục bình ổn giá và giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng thiết yếu trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên và nhận giấy hẹn;

Bước 2: Bộ phân Quản lý Giá tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký giá theo đúng quy định;

Bước 3: Bộ phân Quản lý Giá thẩm định hồ sơ nếu phát hiện Biểu mẫu chưa đúng theo quy định, thiếu nội dung, có yếu tố hình thành giá không hợp lý thì tham mưu Lãnh đạo Sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu giải trình;

Đối với các hồ sơ đủ điều kiện chuyển văn thư đóng dấu công văn đến và ghi rõ ngày tháng năm nhận hồ sơ theo đúng thủ tục hành chính;

Trong thời gian tối đa 05 (năm) ngày (theo ngày làm việc và tính từ ngày ghi trên dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), nếu không có yêu cầu đăng ký lại giá từ phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký;

Bước 4: Trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài chính.

b) Cách thức thực hiện:

Trực  tiếp tại trụ sở Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

+ Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm bán hàng. (Mức giá đăng ký là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán theo quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật);

+ Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá.

- Số lượng hồ sơ:  01(một) bộ.

 d) Thời hạn giải quyết:

05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

 f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Thái Nguyên.

+  Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

+  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài chính- Kế hoạch

+  Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Đóng dấu công văn đến (xác nhận đăng ký giá).

h) Lệ phí (nếu có):

Không có.

i) Mẫu đơn, tờ khai (nếu có):

BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ: Phụ lục số 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/ 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

l)  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Giá, số 11/2012/QH13;

Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá,

+ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính Quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.

 

3. Thủ tục kê khai giá (hàng hóadịch vụ).

a) Trình tự thực hiện:

  Bước 1: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính gửi hồ sơ kê khai giá hàng hoá và dịch vụ thuộc thẩm quyền của địa phương trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên và nhận giấy hẹn;

 Bước 2: Phòng Quản lý Giá tiếp nhận hồ sơ kê khai giá, kiểm tra hồ sơ theo quy định:

 Bước 3: Trả kết quả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính.

b) Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản kê khai giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

 + Bảng kê khai mức giá.

- Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Thái Nguyên.

+  Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

+  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên

+  Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Đóng dấu công văn đến.

h) Lệ phí (nếu có):

Không có.

    i) Mẫu đơn, tờ khai (nếu có):

Mẫu văn bản kê khai giá: Phụ lục số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính(nếu có):

Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Giá, số 11/2012/QH13;

Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá,

+ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính Quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.

 

XII. Lĩnh vực Tài nguyên và môi trường

1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Bước 2:  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

+ Bước 3:  Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Bước 4:  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

b) Cách thức thực hiện:Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các phòng ban của Ủy ban nhân dân huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.

h) Lệ phí :

không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            +  Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014;

            + Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2014.

 

2. Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

+ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền có văn bản xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người mà cần phải thu hồi đất.

+ Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết.

+ Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

+ Bước 5:  Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; trường hợp phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thì thực hiện như sau:

- Sau khi có quyết định thu hồi đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

- Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt; 

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất; nếu người bị cưỡng chế chấp nhận thi hành thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm chậm nhất 05 ngày kể từ ngày lập biên bản;

- Tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế. 

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thông báo hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bố trí nơi ở tạm và thực hiện tái định cư đối với người phải cưỡng chế di dời.

 b) Cách thức thực hiện: 

- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ thu hồi đất:

1. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người;

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) gồm:

- Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

- Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

+  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

* Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

*Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

* Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

+ Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

+ Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

+  Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

+ Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

3. Biên bản xác minh thực địa do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập (nếu có);

4. Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

5. Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bố trí nơi ở tạm, tái định cư.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Tổ chức phát triển quỹ đất, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định thu hồi đất.

Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (đối với trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất).

- Tổ phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đất đã được thu hồi.

h) Lệ phí : Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có ):

- Quyết định thu hồi đất ban hành kèm theo mẫu số 10 của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất ban hành kèm theo mẫu số 11 của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

 

3. Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Xác định căn cứ thu hồi đất theo từng trường hợp cụ thể như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cá nhân người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế có trách nhiệm gửi Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi đối với trường hợp thu hồi đất của cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

- Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát và có thông báo về những trường hợp không được gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn.

+ Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết.

+ Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

+ Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; trường hợp phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thì thực hiện như sau:

- Sau khi có quyết định thu hồi đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

- Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt; 

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất; nếu người bị cưỡng chế chấp nhận thi hành thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm chậm nhất 05 ngày kể từ ngày lập biên bản;

- Tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế. 

+ Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thông báo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Bước 6: Trường hợp người có đất thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, do vi phạm pháp luật đất đai mà có khiếu nại quyết định thu hồi đất thì việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại.

b) Cách thức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường trường lập hồ sơ thu hồi đất trên cơ sở căn cứ thu hồi đất đối với từng trường hợp thu hồi đất.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

I. Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất do cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế:

(1) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố cá nhân sử dụng đất là đã chết theo quy định của pháp luật;

(2) Văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cá nhân sử dụng đất đã chết;

(3) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) gồm:

a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

-  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

(4) Biên bản xác minh thực địa do cơ quan tài nguyên và môi trường lập (nếu có);

(5) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

(6) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.

II. Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất:

(1) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận về việc trả lại đất của người sử dụng đất;

(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) gồm:

a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

-  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

(3) Biên bản xác minh thực địa do cơ quan tài nguyên và môi trường lập (nếu có);

(4) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

(5) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.

III. Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất do đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn:

(1) Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất;

(2) Văn bản thông báo cho người sử dụng đất biết không được gia hạn sử dụng đất;

(3) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) gồm:

a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

-  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

(4) Biên bản xác minh thực địa do cơ quan tài nguyên và môi trường lập (nếu có);

(5) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

(6) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.

IV. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất:

(1) Quyết định thu hồi đất;

(2) Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường về quá trình vận động, thuyết phục người có đất thu hồi nhưng không chấp hành quyết định thu hồi đất;

(3) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

d) Thời hạn giải quyết: Theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện thủ tục: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Tổ chức phát triển quỹ đất, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định thu hồi đất.

Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (đối với trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất).

- Tổ phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đất đã được thu hồi.

h) Lệ phí : Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nêu có và đính kèm):

- Quyết định thu hồi đất ban hành kèm theo mẫu số 10 của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất ban hành kèm theo mẫu số 11 của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

 

4. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1 : Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận 1 cửa). Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 2 : Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Bước 3 : Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Bước 4 : Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Bước 5 : Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

+ Bước 6 : Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

 - Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thời hạn giải quyết:

+ Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

+ Không quá 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  -  xã hội khó khăn.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Hộ gia đình, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện thủ tục: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

h) Lệ phí : Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm):

- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

5. Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư mà phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục này chỉ thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người xin giao đất, thuê đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận 1 cửa). Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp thẩm định hoặc gửi xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức kiểm tra thực địa.

+ Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản thẩm định gửi đến người xin giao đất, thuê đất.

+ Bước 4: Người xin giao đất, thuê đất nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện

b) Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất.

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.

h) Lệ phí : Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm):

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

 

6. Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất; thực hiện nghĩa vụ tài chính.

+ Bước 2: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận 1 cửa). Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

+ Bước 4: Người được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, người được thuê đất nộp tiền thuê đất.

+ Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Bước 6: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.

+ Bước 7: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

b) Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Đơn xin giao đất, cho thuê đất;

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất).

Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.

b) Số lượng hồ sơ:

d) Thời hạn giải quyết:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thời hạn giải quyết:

+ Không quá 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

+ Không quá 35 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  -  xã hội khó khăn.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện thủ tục: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định giao đất (đối với trường hợp giao đất).

- Quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất).

- Giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.

h) Lệ phí : Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm):

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Quyết định giao đất theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Quyết định cho thuê đất theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

- Hợp đồng cho thuê đất theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

 

7. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là bộ phận 1 cửa). Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 7 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau. 

- Gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định.

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính, hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá 10 ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận).

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký.

- Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

b) Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao) như sau:

a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

-  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

            h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

(3) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất - nếu có (bản sao).

(4) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

+ Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, lệ phí:

Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

- Mẫu số 04c/ĐK: Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

- Mẫu số 08b/ĐK: Thống kê các thửa đất (kèm theo Báo cáo rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất) ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

8. Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (sau đây gọi là bộ phận 1 cửa)Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 7 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau. 

- Gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định.

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký.

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc.

+ Bước 3. Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

- Chuẩn bị hồ sơ để chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

+ Bước 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp thuê đất thì trình UBND cấp huyện ký quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và ký Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Bước 5. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Giấy chứng nhận.

+ Bước 6. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất, cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có).

Bước 7. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

 (1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao một trong các giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:

Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

-  Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; 

+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.

- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

i) Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại các điểm a, b, c, d , đ, e, g và h trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 01/7/2014.

m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

(3) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tài sản là nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:                    

- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;

- Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó. Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ theo quy định mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền.

(4) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã có chứng nhận hoặc chứng hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Giấy tờ của Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó hoặc thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01/7/2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

- Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình;

- Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp không có một trong những giấy tờ nêu trên đây thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ về quyền sở hữu công trình nêu trên đây thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với trường hợp chứng nhận tài sản rừng sản xuất là rừng trồng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hưu tài sản gắn liền với đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;

b) Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

d) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

đ) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu rừng mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

6. Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

b) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

c) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm nêu trên đây thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

7. Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất - nếu có (bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính đối với trường hợp có 2 bản chính).

8. Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí:

Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai  

+ Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+  Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

+ Mẫu số 04c/ĐK: Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất.

+  Mẫu số 04d/ĐK: Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất.

+  Mẫu số 08a/ĐK: Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo.

+  Mẫu số 08b/ĐK: Thống kê các thửa đất (kèm theo Báo cáo rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

9. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện (sau đây gọi là bộ phận 1 cửa). Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 4 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thực hiện các công việc sau. 

- Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

- Chuẩn bị hồ sơ để chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

+ Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp thuê đất thì trình UBND cấp huyện ký quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và ký Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Bước 4. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Giấy chứng nhận.

+ Bước 5. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất, cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có).

+ Bước 6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp Phí, Lệ phí (nếu có).

Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

* Chứng nhận quyền sử dụng đất:

 Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK.

* Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:                    

- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;

- Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó. Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ theo quy định mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền.

* Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là công trình xây dựng:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Giấy tờ của Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó hoặc thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01/7/2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

- Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình;

- Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp không có một trong những giấy tờ nêu trên đây thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ về quyền sở hữu công trình nêu trên đây thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

* Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất rừng sản xuất là rừng trồng:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nêu trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu rừng mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

* Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là cây lâu năm:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm nêu trên đây thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 14 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

            i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

- Mẫu số 04d/ĐK: Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

 

10. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 10 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thực hiện các công việc sau. 

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận về hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dung đất.

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ 

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc.

+ Bước 3. Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

- Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

- Chuẩn bị hồ sơ để chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

+ Bước 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp thuê đất thì trình UBND cấp huyện ký quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và ký Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Bước 5. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Giấy chứng nhận.

+ Bước 6. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất, cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có).

+ Bước 7. Bộ phận 1 cửa trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tài sản là nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:                    

- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;

- Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó. Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ theo quy định mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền.

(3) Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng đối với trường hợp chúng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Giấy tờ của Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó hoặc thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01/7/2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

4. Một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hưu tài sản gắn liền với đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu rừng mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

5. Một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm nêu trên đây thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

6. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập tài sản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

- Mẫu số 04d/ĐK: Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

11. Thủ tục đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 8 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thực hiện các công việc sau. 

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận (xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ). 

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ 

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận

+ Bước 5. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm xem xét ký Giấy chứng nhận. Sau khi Ủy ban nhân dân huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu lệ phí cấp giấy theo quy định (nếu có).

+ Bước 6. Bộ phận 1 cửa trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

I. Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp chứng nhận tài sản là nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:                     

- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;

- Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó. Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ theo quy định mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền.

(3) Hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập tài sản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở.

II. Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là công trình xây dựng:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong giấy tờ sau đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Giấy tờ của Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó hoặc thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu công trình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01/7/2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

(3) Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất.

III. Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là rừng sản xuất là rừng trồng:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong giấy tờ sau đây đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu rừng mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

(3) Văn bản thoả thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất.

IV. Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là cây lâu năm:

(1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

(2) Một trong giấy tờ sau đây đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính):

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại Khoản 2 trên đây mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ về quyền sở hữu cây lâu năm nêu trên đây thì phải được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

(3) Văn bản thoả thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai  

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

- Mẫu số 04d/ĐK: Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

 

 

12. Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Người được Nhà nước giao quản lý đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ . Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để kiểm tra trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 10 ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thực hiện các công việc sau. 

Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

- Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý (nếu có);

- Sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Cộng đồng dân cư được giao đất quản lý.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

- Mẫu số 04c/ĐK: Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất.

- Mẫu số 08a/ĐK: Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo.

- Mẫu số 08b/ĐK: Thống kê các thửa đất (kèm theo Báo cáo rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất).

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

 

13. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Sau khi nhận kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở nộp hồ sơ thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.; Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất.

+ Bước 2: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển Bộ phận 1 cửa để thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 10 ngày Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau. 

- Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

- Chuẩn bị hồ sơ chuyển Phòng Tài nguyên và môi trường  thẩm định.

+ Bước 3: Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ trình UBND huyện ký Giấy chứng nhận.

+ Bước 4: Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng tài nguyên và môi trường, UBND huyện có trách nhiệm xem xét ký Giấy chứng nhận. Sau khi UBND huyện ký Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

- Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

- Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng;

- Sao lưu hồ sơ theo quy định, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính theo quy định.

+ Bước 5: Bộ phận tiếp nhận và trả kêt quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính và thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở hoặc người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa UBND huyện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK.

2. Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

- Chủ đầu tư thực hiện Dự án phát triển nhà ở.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất .

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, Chi cục Thuế, Kho bạc nhà nước cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 

- Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

- Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ xây dựng; có hiệu lực từ ngày 08/4/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

14. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh trong ngày làm việc.

+ Bước 2Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+ Bước 3.Trong thời gian không quá 15 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền.

- Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận chi trả).

- Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì:

   + Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

+ Lập hồ sơ, in Giấy chứng nhận để trình Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.

+ Bước 4. Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trình UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng.

Chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 4. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

+ Hoàn thiện hồ sơ, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

+ Bước 5. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà có hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền theo quy định nhưng bên chuyển quyền không trao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền, hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền đã lập theo quy định;

Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không lập hợp đồng, văn bản chuyển quyền theo quy định, hồ sơ gồm có:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có đủ chữ ký của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền.

*  Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

            đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:  Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; 

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

 g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênliền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

15. Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.

a) Trình tự thực hiện

-  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ  trong thời gian không quá 01 ngày làm việc thì thực hiện các công việc sau đây:

- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận trong thời gian không quá 07 ngày thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Bước 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

 + Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

 c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

- Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn thực hiện TTHC: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận.

+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với trường hợp xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận.

- Cơ quan được uỷ quyền (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Thuế, Kho bạc nhà nước cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

h) Phí, lệ phí: Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Có Giấy chứng nhận (trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam).

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Đất không có tranh chấp.

3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

4. Trong thời hạn sử dụng đất.

(Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013)

5. Ngoài các điều kiện nêu tại các điểm 1, 2, 3 và 4 trên đây, còn phải đủ điều kiện sau:

a) Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm (Điều 189 Luật Đất đai 2013)

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

- Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

+ Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;

+ Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

- Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.

b) Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191 Luật Đất đai 2013):

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

c) Điều kiện hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 192 Luật Đất đai 2013):

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất.

d) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây (Điều 193 Luật Đất đai 2013):

- Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

- Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

đ) Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê (Điều 194 Luật Đất đai 2013).

- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở:

+ Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai dựa vào căn cứ:

. Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

. Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Chi cục Thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

. Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).

- Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp, phải đáp ứng các điều kiện:

+ Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư. Cụ thể: Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên; có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.

+ Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

+ Dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước.

- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiện: Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.

e) Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt (Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

g) Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế khác trong các trường hợp sau đây (Khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai 2013):

- Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

- Đất của hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênliền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

16. Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

 -  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Bước 2Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký thực hiện công việc sau

+) Chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;

+) Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản bán hoặc góp vốn đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

+) Lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất, chuyển hồ sơ đến Phòng tài nguyên và môi trường thẩm định.

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, Phòng tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

+) Thẩm tra hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường , Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất

+) Chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để làm thủ tục xác định đơn giá thuê đất.

+) Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc sau khi có Thông báo quy định đơn giá thuê đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND cấp huyện ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản.

+) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết.

+ Bước 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp và thu Phí, Lệ phí (nếu có).

-Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng, văn bản mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Hợp đồng thuê đất đã ký với Nhà nước.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Không quá 18 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan có thẩm quyền được uỷ quyền (nếu có): Không có.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và môi trường,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan.

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận. 

- Hợp đồng thuê đất. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

 i)   Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Yêu cầu đối với bên bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

b) Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;

- Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

c) Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính::

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

17. Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

  -  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau. 

- Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào Giấy chứng nhận theo quy định và trao cho bên thuê, cho thuê lại, bên góp vốn. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

- Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

-  Chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả cho người đăng ký.

b) Cách thức thực hiện: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã được thanh lý hợp đồng.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

 - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

g)  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận đã xác nhận thay đổi hoặc Giấy chứng nhận mới cấp. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i)   Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính::

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

-  Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn;

- Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;

- Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;

- Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;

- Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính::

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, Phí, Lệ phí (nếu có):

18. Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất.

 -  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp nhận quyền sử dụng đất theo kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; Tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay người nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không theo thỏa thuận; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

Trường hợp thực hiện đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

            Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Trong thời hạn không quá 14 ngày,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất hoặc nhận quyền sử dụng một phần thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận;

- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính;

- Xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì lập hồ sơ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu;

- Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  để trả cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Một trong các loại giấy tờ gồm: Biên bản hòa giải thành (trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đất thì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền) hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thế chấp, góp vốn có nội dung thỏa thuận về xử lý tài sản thế chấp, góp vốn và văn bản bàn giao tài sản thế chấp, góp vốn theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành có nội dung xác định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; văn bản kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hoặc yêu cầu của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án đã được thi hành; hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

4. Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức phải có văn bản chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức theo quy định của pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận.

+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với trường hợp xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đã xác nhận thay đổi hoặc Giấy chứng nhận mới cấp. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :

 Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

19. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

a)  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.  

-Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn không quá 13 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

- Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

 * Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;

- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

- Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;

- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Bản sao một trong các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận.

+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với trường hợp xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận.

 - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đã xác nhận thay đổi hoặc Giấy chứng nhận mới cấp. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ::

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

  k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

20. Thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Trong thời hạn không quá 14 ngày, Văn phòng đăng ký thực hiện các công việc sau đây:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

- Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất (nếu có);

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện . 

 c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Hợp đồng thuê đất đã lập;

4. Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chínhgiấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận.

+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với trường hợp xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận.

 - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan thuế, tài chính, kho bạc.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đã xác nhận thay đổi hoặc Giấy chứng nhận mới cấp. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Theo Phụ lục kèm theo thủ tục.

i)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

21. Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1 Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn không quá 09 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu. Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường .

+ Bước 3Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan.

3. Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

4. Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đã xác nhận. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Theo Phụ lục kèm theo thủ tục.

i)   Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

+ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

+ Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

+ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

+ Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

+ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

22. Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường  trong ngày làm việc.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường  phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+ Bước 2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Phòng tài nguyên và môi trường chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương (cấp xã) nơi có đất thẩm định nhu cầu sử dụng đất theo quy định; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì trình UBND cấp huyện quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện ký Quyết định cho phép gia hạn sử dụng đất.

+ Bước 3. Phòng tài nguyên và môi trường sau khi nhận được quyết định của UBND cấp huyện chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

- Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có), trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc;

- Thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp (sau khi người sử dụng đất nộp chứng từ thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất);

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy.

+ Bước 4.  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư có điều chỉnh quy mô mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì thời hạn sử dụng đất được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của dự án.

  Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

 a)Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đã xác nhận thay đổi.

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng.

- Sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án.

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 05 tháng 7 năm 2014

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

+ Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực ngày 17 tháng 2 năm 2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

23. Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyệntrong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 (01) ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 09 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thực hiện các công việc sau: 

   - Kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp.

- Thông báo cho người sử dụng đất nộp phí, lệ phí theo quy định (nếu có); chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp để quản lý theo quy định (nếu có).

Chuyển kết quả thực hiện cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  để trao cho người nộp hồ sơ sau khi hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tài chính.

+ Bước 3.  Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

 a)Thành phần hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

   - Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

   - Giấy chứng nhận được chỉnh lý về thời hạn sử dụng đất.

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

 -   Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi hết hạn sử dụng đất.

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 05 tháng 7 năm 2014

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

+ Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực ngày 17 tháng 2 năm 2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

24. Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất

  a)  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1:Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa hoặc hợp thửa đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Trong thời hạn không quá 13 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:

a) Trường hợp tách, hợp thửa do nhu cầu của người sử dụng đất thì:

- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Lập hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét để trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.

b) Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án thì:

- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình Tài nguyên và Môi trường xem xét để trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.

c) Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường  thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

            - Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để thông báo cho người được cấp giấy nộp phí, lệ phí; thực hiện chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thu hồi bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp để quản lý theo quy định (nếu có).

+ Bước 5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận trao cho người sử dụng đất.

+ Bước 6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

 * Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

 * Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,  Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đủ điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014

+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 05 tháng 7 năm 2014

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

+ Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực ngày 17 tháng 2 năm 2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

25. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 a)  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  cấp huyện trong ngày làm việc. 

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện:

- Kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

   - Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi có đất tổ chức kiểm tra xác minh thực địa (nếu cần); trường hợp đủ điều kiện thì xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; nếu không đủ điều kiện thì làm văn bản nêu rõ lý do và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- In Giấy chứng nhận kèm hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận;

Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Chuyển giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm

+) Thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

+) Xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:

- Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;

- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để chuyển Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quản lý

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e)  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền  (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức tín dụng.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

- Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014.

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 7 năm 2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014, có hiệu lực ngày 17 tháng 02 năm 2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

26. Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

a)  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong ngày làm việc. 

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện:

- Kiểm tra hồ sơ; nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận. Nếu không đủ điều kiện thì làm văn bản nếu rõ lý do chuyển cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- Lập hồ sơ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Bước 3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

            - Kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận.

            - Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Chuyển giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

 b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3) Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan được uỷ quyền thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:          Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường.

-  Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

   - Giấy chứng nhận cấp mới. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thửa đất nông nghiệp chuyển đổi phải trong cùng một xã, phường, thị trấn.

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014.

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 7 năm 2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014, có hiệu lực ngày 17 tháng 02 năm 2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

27. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất.

 a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong ngày làm việc.

+ Bước 2. Trong thời hạn không quá 15 ngày , Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

Lập hồ sơ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 3: Trong thời hạn không quá 07 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận mới.

- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

+ Bước 4. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chuyển giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

 + Bước 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, thu Phí, Lệ phí (nếu có).

-  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện .

-Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

2. Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận;

3. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đối với trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

 f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: :

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:           Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan truyền thông.

  g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận. 

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK

(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính::

   - Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

   - Hồ sơ được tiếp nhận sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

 l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

28. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng) đã cấp có sai sót tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ . Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong ngày làm việc

+ Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau. 

 - Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; thực hiện đính chính vào giấy chứng nhận.

- Lập hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường.

            + Bước 3. Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện đính chính sai sót trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp đổi sang Giấy chứng nhận mới (nếu người sử dụng đất có yêu cầu).

   - Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

 + Bước 4. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và thu Phí, Lệ phí (nếu có).

Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì thực hiện như trình tự thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  

b)  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện .

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

2. Đơn đề nghị đính chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp phát hiện sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

 * Số lượng hồ sơ: 1 bộ

d) Thời hạn giải quyết: : Không quá 10 ngày làm việc.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

f)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

  g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

- Giấy chứng nhận. 

h)   Phí, Lệ phí (nếu có): Phụ lục kèm theo thủ tục.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

  k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

29. Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện.

a)  Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Khi người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp Luật Đất đai thì nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ .Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trong ngày làm việc.

+ Bước 2Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ, trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 02 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ và Giấy chứng nhận đã cấp; lập văn bản gửi cơ quan Thanh tra cùng cấp để thẩm tra.

+ Bước 3Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm thẩm tra và có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp đúng, hay không đúng quy định của pháp luật gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bước 4. Sau khi có văn bản kết luận của cơ quan Thanh tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện như sau:

   - Trường hợp cơ quan Thanh tra kết luận việc cấp Giấy chứng nhận đúng theo quy định của pháp luật thì chuyển giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho người sử dụng đất biết để nhận lại Giấy chứng nhận.

   - Trường hợp cơ quan Thanh tra kết luận việc cấp Giấy chứng nhận không đúng theo quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật).

- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Bước 5. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định.

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

 d) Thời hạn giải quyết: : Không quy định

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

 f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: :

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan thanh tra.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận.

- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. 

h) Phí, Lệ phí (nếu có): Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

 

 

30. Thủ tục xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

a) Trình tự thực hiện

+ Bước 1. Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở nộp hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (đề án đơn giản) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện nơi cơ sở hoạt động (Bộ phận 1 cửa).

+ Bước 2. Chuyển hồ sơ

Ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ phận 1 cửa chuyển hồ sơ sang Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện nơi cơ sở hoạt động để xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Bước 3. Thẩm định hồ sơ: Thời gian thực hiện là 08 (tám) ngày làm việc.

Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ đăng ký bản đề án đơn giản.

- Trường hợp hồ sơ đảm bảo yêu cầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ban hành giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản.

- Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chưa xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trong đó nêu rõ lý do. Gửi văn bản kèm theo hồ sơ đăng ký đề án đơn giản cho Chủ cơ sở thông qua Bộ phận 1 cửa để tiếp tục hoàn thiện và nộp lại hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa để thực hiện lại quy trình.

+ Bước 4. Cấp giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản, ký xác nhận: Thời gian thực hiện 02 (hai) ngày làm việc

UBND huyện xem xét hồ sơ, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi hồ sơ đáp ứng yêu cầu.

Sau khi UBND huyện ban hành giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản, Phòng Tài nguyên và Môi trường ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án đơn giản.

+ Bước 5. Trả kết quả: Chủ cơ sở nhận giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản và bản đề án đơn giản từ Bộ phận 1 cửa.

b) Cách thức thực hiện

1/ Nộp hồ sơ: Chủ cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận 1 cửa của UBND cấp huyện

2/ Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Chủ cơ sở nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp hoặc qua đường bưu điện từ Bộ phận 1 cửa của UBND huyện, trường hợp chủ cơ sở đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính (Chủ cơ sở chịu cước phí sử dụng dịch vụ bưu chính).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

1/ Thành phần hồ sơ

- 01 (một) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở;

- 03 (ba) bản đề án đơn giản, trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Chủ cơ sở bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bản đề án đơn giản có bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc theo quy định. Phụ lục của đề án đơn giản bao gồm:

+ Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở: Giấy chứng nhận đầu tư/chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất.

+ Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có);

+ Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý chất thải;

+ Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có);

+ Bản vẽ tổng thể mặt bằng của cơ sở và các bản vẽ khác có liên quan, các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án);

2/ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở quy định tại Điều 10 và Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản của UBND cấp huyện;

- Bản đề án đơn giản được Phòng Tài nguyên và Môi trường xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa.

h) Phí, lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: 

- Mẫu số 1: Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án đơn giản;

- Mẫu số 2: Mẫu bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản.

- Mẫu số 3: Mẫu giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản;

- Mẫu số 4: Mẫu xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của Chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của Chủ cơ sở ở trang cuối cùng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

 

31. Thủ tục Xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Nộp hồ sơ

Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện nơi thực hiện dự án (Bộ phận 1 cửa).

+ Bước 2. Chuyển hồ sơ

Ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ phận 1 cửa chuyển hồ sơ sang Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện nơi triển khai dự án để xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Bước 3. Thẩm định hồ sơ: Thời gian thực hiện 08 (tám) ngày làm việc.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định hồ sơ Kế hoạch BVMT.

- Trường hợp hồ sơ  đảm bảo yêu cầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ban hành giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chưa xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT trong đó có nêu rõ lý do. Gửi văn bản kèm theo hồ sơ đăng ký kế hoạch BVMT cho chủ dự án thông qua Bộ phận 1 cửa để tiếp tục hoàn thiện và nộp lại hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa để thực hiện lại quy trình.

+ Bước 4. Cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT: Thời gian thực hiện 02 (hai) ngày làm việc.

UBND huyện xem xét hồ sơ, cấp giấy xác nhận kế hoạch BVMT khi hồ sơ đáp ứng yêu cầu.

+ Bước 5. Trả kết quả: Chủ dự án nhận giấy xác nhận kế hoạch BVMT và bản kế hoạch BVMT từ Bộ phận 1 cửa của UBND huyện.

b) Cách thức thực hiện:

1/ Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận 1 cửa của UBND huyện.

2/ Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Chủ dự án nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp hoặc qua đường bưu điện từ Bộ phận 1 cửa của UBND huyện, trường hợp chủ dự án đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính (chủ dự án chịu cước phí sử dụng dịch vụ bưu chính).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1/ Thành phần hồ sơ:

- 03 (ba) bản kế hoạch BVMT với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo quy định, trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Chủ dự án bổ sung số lượng bản kế hoạch BVMT theo yêu cầu. Bản kế hoạch BVMT có nội dung và cấu trúc theo quy định.

- 01 (một) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

2/ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 32, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: UBND huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT của UBND huyện.

h) Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: 

- Mẫu số 1: Cấu trúc và nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Mẫu số 2: Mẫu giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Mẫu số 3: Mẫu văn bản thông báo về việc chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Bản kế hoạch BVMT được lập thành 03 (ba) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ở trang cuối cùng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

 

 

XIII. Lĩnh vực Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1Thủ tục Tiếp công dân của cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.

- Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu

Khi người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.

Nếu nội dung đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.

Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật.

Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; người tiếp công dân ghi lại nội dung bằng văn bản.

Trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

Người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân cung cấp (nếu có) và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

- Bước 3: Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân

- Việc phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau:

+ Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý.

+ Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo.

Nếu khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới mà chưa được giải quyết thì xử lý như sau:

Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.

Trường hợp khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại.

Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết.

+ Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo.

+ Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Việc phân loại, xử lý kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau:

+ Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

+ Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết.

b) Cách thức thực hiện:

Đến trụ sở, địa điểm tiếp công dân cấp huyện

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (có chữ ký hoặc điểm chỉ của công dân);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân

- Tổ chức

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ; công văn hướng dẫn; công văn chuyển đơn.

h) Phí; Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Theo Điều 9, Luật tiếp công dân, người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tiếp công dân năm 2013;

Luật khiếu nại,

Luật tố cáo năm 2011;

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại;

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo;

Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;

Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân.

 

2Thủ tục Xử lý đơn tại cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ tiếp nhận đơn thư Khiếu nại, tố cáo (hoặc nhập vào máy tính).

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

Đây là bước nghiên cứu, xem xét nhanh để xác định bước đầu các đơn không đủ điều kiện thụ lý, các đơn đủ điều kiện thụ lý để xử lý và những vụ việc phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật. Những đơn thư không đủ kiền kiện xử lý đã được phân loại riêng, số còn lại sẽ được nghiên cứu để có hướng xử lý. Bước này thực hiện theo trình tự như sau:

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại.

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.

+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:

Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần.

Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến.

+ Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người:

Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn cho một người khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết.

Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc:

Trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý để giải quyết nhưng có gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật:

Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình nghiên cứu, xem xét nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, đe dọa xâm phạm đến lợi ích của nhà nước hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại thì người xử lý đơn phải báo cáo để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục:

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:

Nếu nội dung đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để thụ lý giải quyết theo quy định.

+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền:

Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyển đơn và các chứng cứ, thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật tố cáo.

Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật tố cáo mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Đơn tố cáo đối với đảng viên

Đơn tố cáo đối với đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ của Đảng được thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy.

+ Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:

Người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích

Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.

+ Xử lý đối với trường hợp tố cáo như quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo:

Tố cáo thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo thì cơ quan nhận được đơn không chuyển đơn, không thụ lý để giải quyết đồng thời có văn bản giải thích và trả lại đơn cho người tố cáo.

+ Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm

Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

- Xử lý các loại đơn khác:

+ Đơn kiến nghị, phản ánh:

Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết.

Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết.

+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau

Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án:

Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử:

Người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo:

Người xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn người gửi đơn hoặc chuyển đơn đến tổ chức có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của tổ chức đó.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:

Người xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn người gửi đơn hoặc chuyển đơn đến đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó để giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vụ việc có tính chất phức tạp

Đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo phức tạp, gay gắt với sự tham gia của nhiều người; những vụ việc có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo thì người xử lý đơn phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền kịp thời xử lý hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng biện pháp xử lý.

b) Cách thức thực hiện:

Tại trụ sở cơ quan

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân

- Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND huyện, Chánh Thanh tra huyện; Trưởng các phòng trực thuộc UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện, các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

h) Phí; Lệ phí

Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật khiếu nại năm 2011,

Luật tố cáo năm 2011,

Luật tiếp công dân năm 2013;

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại;

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo;

Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân;

Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

 

3. Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện theo Điều 18 Luật khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Chủ tịch UBND cấp huyện thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm:

+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.

+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan Thanh tra huyện hoặc phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

- Bước 4: Tổ chức đối thoại

Đại diện cơ quan giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

- Bước 5:  Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 3 ngày làm việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

b) Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp tại Ban tiếp dân cấp huyện hoặc theo đường bưu điện

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

Thành phần hồ sơbao gồm:

Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Các tài liệu khác có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (theo Điều 28 Luật khiếu nại)

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân

- Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện

h) Phí; Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Theo Điều 2, Điều 8 và Điều 11 Luật khiếu nại

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Luật khiếu nại.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.

 4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật khiếu nại,

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại,

Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính,

 

4. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Nếu khiếu nại lần hai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện theo Điều 18 Luật khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan.

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Xác minh vụ việc khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 29 Luật khiếu nại, Mục 2, Chương II của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

- Bước 4: Tổ chức đối thoại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi đối thoại, đại diện cơ quan thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

- Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Nội dung Quyết định giải quyết khiếu nại có các nội dung: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. Ủy ban nhân dân huyện công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau đây: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; Niêm yết tại trụ sở cơ quan; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

b) Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp tại Ban tiếp công dân cấp huyện hoặc theo đường bưu điện

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

Thành phần hồ sơbao gồm:

Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

+ Các tài liệu khác có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày,  kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

 Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân

- Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện:  Thanh tra huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch UBND cấp huyện

h) Phí; Lệ phí

Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Theo Điều 36, Luật khiếu nại:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5.Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật khiếu nại,

Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại,

Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính,

 

 

5. Thủ tục giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáoKhi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

- Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo: Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh). Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo, người tố cáo;  thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh…(Theo quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 20 của Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo).

- Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết luận nội dung tố cáo.

- Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, Chủ tịch UBND huyện phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ.

- Bước 5: công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013:

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ.

2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

a) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo.

b) Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu số 19-TC ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo.

b) Cách thức thực hiện:

- Tố cáo trực tiếp tại Ban tiếp công dân huyện

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

c) Thành phần, số luợng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ giải quyết tố cáo gồm: 

+ Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Quyết định thụ lý, Quyết định thành lập Tổ xác minh; Kế hoạch xác minh tố cáo; Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo;  Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo.

+ Nhóm 2 gồm các văn bản, tài liệu sau: Các biên bản làm việc; văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được; văn bản giải trình của người bị tố cáo; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo.

-  Số lượng hồ sơ:  01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

 Theo quy định tại Điều 21 Luật tố cáo: thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Kết luận  nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

h) Phí; Lệ phí

Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tố cáo 2011;

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố cáo;

Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi