BỘ NỘI VỤ ------------------- Số: 1957/QĐ-BNV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong và Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành được quy định tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong và Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ; - Bộ trưởng (để b/c); - Lưu: VT, CTTN. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Tiến Dĩnh |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 11/2011/TT-BNV NGÀY 26/9/2011 CỦA BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2011/NĐ-CP NGÀY 30/01/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1957/QĐ-BNV ngày 12 tháng 12 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 11/2011/TT-BNV NGÀY 26/9/2011 CỦA BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2011/NĐ-CP NGÀY 30/01/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG |
1 | Thủ tục thành lập tổ chức thanh niên xung phong ở Trung ương | Quản lý nhà nước về công tác thanh niên | Bộ Nội vụ |
2 | Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong ở Trung ương | Quản lý nhà nước về công tác thanh niên | Bộ Nội vụ |
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH |
1 | Thủ tục thành lập tổ chức thanh niên xung phong ở cấp tỉnh | Quản lý nhà nước về công tác thanh niên | UBND cấp tỉnh, (Sở Nội vụ) |
2 | Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong ở cấp tỉnh | Quản lý nhà nước về công tác thanh niên | UBND cấp tỉnh, (Sở Nội vụ) |
Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ TẠI PHẦN I
I. THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG Ở TRUNG ƯƠNG
1. Trình tự thực hiện
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc ra quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong ở Trung ương.
- Bộ Nội vụ cho ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp được sự chấp thuận của Bộ Nội vụ.
2. Cách thức thực hiện
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhu cầu thành lập tổ chức thanh niên xung phong lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến Bộ Nội vụ đề nghị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc ra quyết định thành lập.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Nội vụ cho ý kiến về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong gồm các nội dung sau:
+ Loại hình tổ chức cần thành lập thanh niên xung phong;
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập tổ chức thanh niên xung phong;
+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Cơ cấu của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm để tổ chức thanh niên xung phong mới được thành lập hoạt động. Trong đó, dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong (nếu có).
- Đối với việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung nêu trên đề án còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan cấp Trung ương bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Tài liệu chứng minh điều kiện để được thành lập tổ chức thanh niên xung phong theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Công tác thanh niên).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong và Quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong của Trung ương Đoàn trong trường hợp được Bộ Nội vụ chấp thuận.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
- Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
II. THỦ TỤC GIẢI THỂ TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG Ở TRUNG ƯƠNG
1. Trình tự thực hiện
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Bộ Nội vụ cho ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp được Bộ Nội vụ chấp thuận.
2. Cách thức thực hiện
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến Bộ Nội vụ để xem xét việc chấp thuận giải thể hoặc không chấp thuận việc giải thể.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Nội vụ cho ý kiến việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong, trong đó nêu rõ:
+ Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong;
+ Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
+ Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.
- Đối với việc giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung trên đây, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
- Đối với trường hợp giải thể quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Công tác thanh niên).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Ý kiến bằng văn bản việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
- Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
III. THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG CẤP TỈNH
1. Trình tự thực hiện
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc ra quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh ra quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
2. Cách thức thực hiện
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh có nhu cầu thành lập tổ chức thanh niên xung phong lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến Sở Nội vụ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh gửi Sở Nội vụ đề nghị cho ý kiến về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
- Đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong gồm các nội dung sau:
+ Loại hình tổ chức cần thành lập thanh niên xung phong;
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập tổ chức thanh niên xung phong;
+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Cơ cấu của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm để tổ chức thanh niên xung phong mới được thành lập hoạt động. Trong đó, dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong;
+ Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong (nếu có).
- Đối với việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung nêu trên đề án còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan cấp tỉnh bao gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
- Tài liệu chứng minh điều kiện để được thành lập tổ chức thanh niên xung phong theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong và quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh trong trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
- Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
IV. THỦ TỤC GIẢI THỂ TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG CẤP TỈNH
1. Trình tự thực hiện
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Sở Nội vụ trình UBND cấp tỉnh cho ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận việc giải thể.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong trong trường hợp được UBND tỉnh chấp thuận.
2. Cách thức thực hiện
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến Sở Nội vụ để xem xét việc giải thể hoặc không chấp thuận việc giải thể.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh đề nghị Sở Nội vụ cho ý kiến việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
- Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong, trong đó nêu rõ:
+ Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong;
+ Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
+ Quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.
- Đối với việc giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung trên đây, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
- Đối với trường hợp giải thể quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong và quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh trong trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
- Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong./.