Công văn 4004/BHXH-PC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4004/BHXH-PC

Công văn 4004/BHXH-PC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4004/BHXH-PCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phan Văn Mến
Ngày ban hành:10/10/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM

-------
Số: 4004/BHXH-PC
V/v: Thực hiện Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
 
 

Kính gửi:
- Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Thực hiện Kế hoạch số 3408/KH-BHXH ngày 30/8/2013 về việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung sau:
I. Đối với các đơn vị trực thuộc:
Theo Kế hoạch số 3408/KH-BHXH, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các công việc sau:
1. Lập danh mục, thu thập và phân loại văn bản
a) Lập danh mục văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa theo đối tượng, phạm vi quy định tại Mục II của Kế hoạch và theo thời gian ban hành văn bản.
b) Thu thập văn bản:
Căn cứ vào danh mục văn bản đã được lập, các đơn vị thu thập văn bản theo các nguồn sau:
- Văn bản được lưu trữ tại các đơn vị (văn bản có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền);
- Văn bản lưu trữ tại văn thư cơ quan;
- Văn bản lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ;
- Văn bản trên trang Thông tin điện tử của Ngành
Quá trình lập danh mục và thu thập văn bản phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.
c) Phân loại văn bản
Trên cơ sở danh mục văn bản đã được lập và văn bản đã được thu thập, các đơn vị phân loại và sắp xếp văn bản theo các tiêu chí sau:
- Văn bản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Hình thức ban hành văn bản: công văn, quyết định, kế hoạch…
- Thời gian ban hành.
Để thuận tiện cho việc rà soát, các đơn vị sắp xếp các văn bản đã được thu thập theo thứ tự của danh mục đã lập.
2. Nghiên cứu văn bản
Trên cơ sở danh mục văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, đơn vị nghiên cứu văn bản theo các nội dung sau:
a) Về căn cứ pháp lý ban hành văn bản
Căn cứ pháp lý ban hành văn bản là những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến nội dung và phạm vi điều chỉnh của văn bản.
b) Rà soát, đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản
Đây là khâu quan trọng trong quá trình rà soát. Yêu cầu đặt ra là phải đánh giá một cách toàn  diện, chi tiết về nội dung của văn bản đồng thời nghiên cứu kỹ nhằm phát hiện những khiếm khuyến của văn bản (nếu có). Khi xem xét nội dung của văn bản, cần chú ý những điểm sau:
- Tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, phát hiện những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
- So sánh đối chiếu nội dung trong cùng một văn bản và giữa các văn bản với nhau để phát hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp;
- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản: cần xem xét trước và sau văn bản đang được rà soát có bao nhiêu văn bản được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này; trong số đó có văn bản nào đã bị thay thế, văn bản nào đã được sửa đổi, bổ sung; xem xét giữa các văn bản đó có sự thống nhất, đồng bộ với nhau không.
- Tính khả thi, sự phù hợp của văn bản với thực tiễn hoạt động của Ngành: cần đánh giá, xác định xem tại thời điểm rà soát, văn bản được rà soát có nên tiếp tục điều chỉnh nữa hay không; những quy định nào trong văn bản còn áp dụng được; những quy định nào đã lỗi thời cần phải bãi bỏ, những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung.
- Phát hiện những nội dung, lĩnh vực cần thiết phải có văn bản điều chỉnh: trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đơn vị cần nghiên cứu và chỉ ra những nội dung cần phải có sự điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật (dưới hình thức Luật, Nghị định hay Thông tư); những nội dung cần có văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Đề xuất phương án xử lý đối với văn bản được kiểm tra, rà soát
Sau khi đã kiểm tra, rà soát văn bản, đơn vị có trách nhiệm lập danh mục theo Biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 kèm theo công văn này và gửi kèm toàn bộ văn bản (bản giấy) được sắp xếp theo thứ tự của danh mục về Ban Pháp chế để tổng hợp, đánh giá và rà soát độc lập.
II. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc phạm vi quản lý tiến hành rà soát văn bản thuộc phạm vi, đối tượng trong Kế hoạch theo các nội dung sau:
1. Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành với thực tiễn hoạt động tại địa phương;
2. Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ về nội dung trong cùng một văn bản và giữa các văn bản với nhau, chỉ ra sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp (nếu có);
3. Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ văn bản theo Biểu mẫu số 4 và mẫu số 5.
III. Tổ chức thực hiện
Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản định kỳ hàng năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ do BHXH Việt Nam ban hành. Do vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Lựa chọn một số cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức cơ bản về pháp luật để giao nhiệm vụ kiểm tra, rà soát văn bản. Để thuận tiện cho việc liên hệ, trao đổi thông tin, đề nghị mỗi đơn vị, Bảo hiểm xã hội tỉnh cử 01 cán bộ theo dõi tiến độ, tổng hợp kết quả kiểm tra, rà soát.
2. Trong thời gian tổ chức thực hiện Kế hoạch, các đơn vị và Bảo hiểm xã hội tỉnh cần bố trí thời gian và phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức một cách hợp lý để việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và đạt kết quả tốt.
Kết quả kiểm tra, rà soát văn bản gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Pháp chế) chậm nhất ngày 30/11/2013 và đồng thời gửi bản mềm theo địa chỉ email: [email protected]
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Pháp chế, số điện thoại 04.39361366) để được hướng dẫn./.
 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Phó TGĐ Đỗ Văn Sinh (để b/c);
- Lưu: VT, PC (05).
TL. TỔNG GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN PHÁP CHẾ




Phan Văn Mến
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi