Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 329/2000/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 329/2000/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 329/2000/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Quang Tuyến |
Ngày ban hành: | 31/08/2000 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 329/2000/TT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 329/2000/TT-BGTVT
NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 171/1999/NĐ-CP NGÀY 7-12-1999 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SÔNG
Ngày 7 tháng 12 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông. Thực hiện Điều 43 của Nghị định Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
Hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trên đường thuỷ nội địa là phạm vi hai bên theo chiều rộng của luồng chạy tàu thuyền được xác định nhằm đảm bảo sự ổn định của luồng và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải cũng như thuận lợi cho việc nâng cấp và quản lý khai thác luồng.
- Luồng trên sông, kênh cấp I, II và hồ, vịnh: 25m
- Luồng trên sông, kênh cấp III, IV: 15m
- Luồng trên sông, kênh cấp V, VI: 10m.
Mép bờ cao được xác định là đỉnh của bờ sông, kênh sát với luồng chạy tàu thuyền.
Trường hợp công trình đã xây dựng trước đây nằm trong hành lang bảo vệ luồng gây nguy hiểm cho hoạt động vận tải và nguy hại cho luồng thì phải kiên quyết dỡ bỏ ngay. Các công trình đã xây dựng trước ngày 1 tháng 9 năm 1996 (Nghị định 40/CP có hiệu lực) đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nay phải di chuyển, giải toả sẽ được xem xét đền bù theo luật định.
Trường hợp các công trình đó chưa ảnh hưởng nhiều đến luồng và việc di chuyển, dỡ bỏ với chi phí quá lớn thì tạm thời cho tồn tại nhưng chủ công trình phải có cam kết với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường thuỷ có thẩm quyền về việc không cơi nới phát triển thêm và di chuyển ngay khi có yêu cầu.
Chỉ đạo các Đoạn Quản lý đường sông trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan địa chính và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tiến hành đo đạc, cắm mốc, bố trí báo hiệu để xác định chỉ giới hành lang bảo vệ luồng chạy tàu trên phạm vi được giao quản lý.
. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp cùng các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa khu vực trong việc chống lấn chiếm và tổ chức giải toả các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn.
Các chủ đầu tư khi bàn giao tuyến luồng đã hoàn công cho đơn vị quản lý phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới.
Để triển khai tốt công tác bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa, Cục Đường sông Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt Nghị định 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Kết cấu mốc chỉ giới
(Tỷ lệ 1/100)
- Cột mốc chỉ giới có hình dáng, kích thước, kết cấu như hình vẽ; được làm bằng bê tông cốt thép mác 200.
- Trên mốc đề chữ hai mặt: "Chỉ giới ĐTNĐ số.....".
- Chữ "Chỉ giới" cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm.
- Chữ "ĐTNĐ" cao 10 cm, nét chữ rộng 1,0 cm.
- "Số...." cao 6 cm, nét rộng 0,6 cm.
- Mốc được chôn sâu 50 cm, được đầm chặt.
2. Cự ly các mốc:
- Khu vực đô thị, dân cư tập chung: 100-200 m/mốc.
- Khu vực khác: 500-1000 m/mốc.
3. Lưu ý:
- Cột mốc phải đặt ở vị trí an toàn, ổn định, dễ thấy.
- Mỗi vị trí cột mốc phải được thể hiện trên bình đồ khu vực.