Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thuỷ nội địa
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2005/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đào Đình Bình |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/05/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý đưởng thuỷ nội địa - Theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/5/2005, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định: trong quá trình thi công, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải lập lại hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa xem xét để phê duyệt lại phương án bảo đảm an toàn giao thông... Tổ chức, cá nhân sử dụng luồng chuyên dùng lập hồ sơ đề nghị công bố luồng trình Cục Đường sông Việt Nam thẩm định đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua từ hai tỉnh trở lên, đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương hoặc trình Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thẩm định đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương. Sau khi thẩm định hồ sơ, Cục Đường sông Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trình cơ quan có thẩm quyền công bố... Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng sử dụng chung luồng chuyên dùng thì chủ cảng, bến nào cho phương tiện có mớn nước lớn nhất vào, ra luồng chuyên dùng chịu trách nhiệm lập hồ sơ trình... Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục đường sông Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quyết định này quy định về phân loại đường thuỷ nội địa; công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa; phạm vi hành lang bảo vệ luồng và mốc chỉ giới; quy định về dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa; hạn chế giao thông đường thủy nội địa và biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan ến hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
QUY ĐỊNH VỀ LOẠI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng.
Đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG LUỒNG, TUYẾN
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng sử dụng chung luồng chuyên dùng thì chủ cảng, bến nào cho phương tiện có mớn nước lớn nhất vào, ra luồng chuyên dùng chịu trách nhiệm lập hồ sơ trình.
- Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa;
- Quyết định phê duyệt dự án;
- Hồ sơ thiết kế của dự án;
- Hồ sơ hoàn công công trình;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng của chủ đầu tư.
- Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa;
- Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đề nghị công bố;
- Thuyết minh luồng, tuyến đường thuỷ nội địa;
- Sơ đồ bố trí hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa; tổ chức quản lý đường thủy nội địa trên tuyến.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định phân loại đường thuỷ nội địa quy định tại Điều 4 Quyết định này có trách nhiệm công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với loại đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG VÀ MỐC CHỈ GIỚI
Trường hợp luồng không sát bờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Nghị định, phạm vi hành lang bảo vệ luồng được quy định cụ thể theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa như sau:
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới được coi là một hạng mục của dự án.
QUY ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
- Đối với dự án công trình cầu vĩnh cửu, cầu tạm:
+ Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không);
+ Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng mở, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi.
- Đối với dự án công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không:
+ Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện theo tiêu chuẩn quy định)
- Đối với dự án công trình ngầm dưới đáy luồng:
+ Bản vẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm.
- Đối với dự án công trình bến phà:
+ Bản vẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của phà.
- Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng:
+ Bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, kích thước, kết cấu các cầu cảng, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng.
- Đối với công trình kè, công trình chỉnh trị:
+ Bản vẽ thể hiện hướng và các kích thước của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài.
- Đối với thi công nạo vét luồng, khai thác tài nguyên:
+ Bình đồ, các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
- Thuyết minh chung về phương án;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
- Phương án bố trí nhân lực;
- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
- Thời gian thực hiện phương án;
- Bảng tổng hợp hạng mục và khối lượng công việc.
Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc cần kéo dài thời gian xem xét, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm.
- Biên bản kiểm tra, rà quét vùng nước khu vực thi công sau khi đã hoàn thành công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất;
- Biên bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định;
- Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà quét dọn sạch vật chướng ngại khu vực thi công;
- Các bản vẽ hoàn công bao gồm:
+ Bình đồ tổng thể vị trí công trình và phạm vi tổ chức rà quét thanh thải vật chướng ngại trong khu vực thi công. Bình đồ phải có xác nhận của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thi công công trình và đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực;
+ Mặt cắt dọc công trình (đối với công trình xây dựng cầu vượt sông, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng), hoặc một mặt cắt ngang sông tại vị trí công trình có ảnh hưởng lớn nhất đến giao thông vận tải đường thủy nội địa trong khu vực (đối với các công trình xây dựng kè, đập, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại), hoặc các mặt cắt ngang đã được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư (đối với các công trình nạo vét, khai thác tài nguyên).
+ Sơ đồ bố trí báo hiệu đường thủy nội địa của công trình .
QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
VÀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG
Tổ chức, cá nhân thi công công trình gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định này đến cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định này sau khi xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động nói trên gửi văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa đề nghị công bố hạn chế giao thông. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động.
Cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 18 Quyết định này xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
Cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa quy định tại Điều 18 Quyết định này căn cứ yêu cầu thực tế để xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Quyết định này, thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định như sau:
Đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực thuộc Cục đường sông Việt Nam xem xét công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi quản lý của mình đối với các trường hợp khác ngoài thẩm quyền của Cục đường sông Việt Nam.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hủy bỏ Thông tư số 299/2000/TT-BGTVT ngày 04 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn thực hiện Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ và Thông tư số 329/2000/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KẾT CẤU MỐC CHỈ GIỚI
Tỷ lệ 1/10
Quy cách mốc chỉ giới:
Cột mốc chỉ giới có hình dánh, kích thước, kết cấu như hình vẽ, được làm bằng bê tông cốt thép mác 200
Trên hai mặt mốc chỉ giới đề chữ (Chỉ giới ĐTNĐ số....)
Chữ "Chỉ giới" cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm
Chữ "ĐTNĐ" cao 10 cm, nét chữ rộng 1,0 cm
"Số...." cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm
Mốc được chôn sâu 50 cm, được đầm chặt
Cự ly các mốc:
Khu vực đô thị, dân cư tập trung: 100 - 200 m/mốc
Khu vực khác 500 - 1000 m/mốc
Lưu ý:
- Cột mốc phải đặt ở vị trí an toàn, ổn định, dễ thấy.
- Mỗi vị trí cột mốc phải được thể hiện trên bình đồ khu vực.