Quyết định 37/2022/QĐ-UBND Lạng Sơn quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 37/2022/QĐ-UBND

Quyết định 37/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng SơnSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:37/2022/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lương Trọng Quỳnh
Ngày ban hành:14/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

tải Quyết định 37/2022/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 37/2022/QĐ-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 37/2022/QĐ-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Số: 37/2022/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

_______

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ -CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ -CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017, Thông tư số 13/2020/TT- BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020, Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng chống và khắc phục hậu quả lụt bão trong lĩnh vực đường bộ; Thông tư 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3806/TTr-SGTVT ngày 08 tháng 12 năm 2022.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Vụ pháp chế (Bộ Giao thông vận tải);
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban An toàn giao thông tỉnh;
- Báo Lạng Sơn, Đài PT-TH tỉnh, Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng, đơn vị chuyên môn;
- Lưu: VT, KT(CVĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Trọng Quỳnh

 

 

QUY ĐỊNH

Về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn


(Kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

_________

 

Chương I.QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường tuần tra biên giới, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giao quản lý, bảo trì đường bộ.

2. Đơn vị quản lý đường bộ là đơn vị được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền giao trực tiếp thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

3. Chủ công trình là chủ đầu tư, chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác các công trình có sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

4. Các cụm từ “Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, đường chính, đường nhánh, đường gom, đường đô thị, đường chuyên dùng” được giải thích và phân loại tại Điều 3 và Điều 39 Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.

 

Chương II.PHẠM VI, PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 4. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ

Thực hiện theo Điều 14, Điều 15 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định chi tiết tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP; Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT và tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

Điều 5. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường tuần tra biên giới.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường đô thị, đường huyện.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được giao quản lý.

5. Chủ đầu tư, chủ sở hữu xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường chuyên dùng.

6. Đối với đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, đường bộ đi trên mặt đập được quản lý theo phân cấp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này. Việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ loại đường này thực hiện theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

 

Chương III.QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ, HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 6. Sử dụng, khai thác đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ

1. Đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ chỉ dành cho xây dựng công trình đường bộ và các công trình sử dụng, khai thác cho mục đích an toàn giao thông đường bộ; trừ một số công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này mà không thể bố trí ngoài phạm vi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ, khi xây dựng phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 của quy định. Nghiêm cấm xây dựng trái phép các loại công trình khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ.

3. Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào đường bộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối đã được chấp thuận.

4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ, cầu, đường dẫn cầu làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu và kè chống xói nền đường.

5. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng phải theo đúng các quy định sau:

a) Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường. Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.

b) Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.

c) Trường hợp là mương đất phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường; trường hợp là mương xây hoặc mương bê tông thì ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi, phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đối với công trình đường bộ; trường hợp mương có dạng cầu máng thì trụ cầu máng phải nằm ngoài phạm vi rãnh dọc của đường, đồng thời phạm vi trên không của mương không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

d) Việc quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ chỉ được thực hiện tạm thời khi điều kiện địa hình bên ngoài hành lang an toàn đường bộ không thực hiện được. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 của Quy định này. Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

6. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xây dựng mới các công trình nhà cửa, kho bãi, nhà máy, xí nghiệp trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; khi sửa chữa công trình tồn tại từ trước khi có quy định về đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ được công bố, phải được phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này.

Điều 7. Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác

1. Các công trình thiết yếu theo quy định gồm: công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bao gồm các công trình viễn thông, điện lực, công trình chiếu sáng đường bộ, cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.

2. Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác.

a) Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này để xem xét, chấp thuận và cấp phép thi công.

b) Quy định thẩm quyền chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công.

- Sở Giao thông vận tải chấp thuận và cấp giấy phép thi công đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường tỉnh, đường tuần tra biên giới.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận và cấp giấy phép thi công đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã.

- Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chấp thuận và cấp giấy phép thi công đối với các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được giao quản lý.

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu chấp thuận và quy định cụ thể đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường chuyên dùng.

c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ.

d) Cơ quan cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, tham gia nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.

e) Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

g) Chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu chịu trách nhiệm bảo trì công trình thiết yếu; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy định này.

Điều 8. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo

1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hoặc nắn chỉnh tuyến, xây dựng tuyến tránh, chủ đầu tư dự án phải:

a) Gửi thông báo đến các đơn vị quản lý tuyến đường, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án biết về thông tin cơ bản của dự án (cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang, thời gian dự kiến khởi công và hoàn thành);

b) Tổng hợp nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của dự án, đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ báo cáo về cấp quyết định đầu tư để xem xét, quyết định;

c) Căn cứ ý kiến của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án đường bộ thông báo cho tổ chức có công trình thiết yếu biết việc xây dựng hộp kỹ thuật hoặc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tuyến đường phải:

a) Gửi văn bản đề nghị (kèm theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật của hạng mục công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) đến chủ đầu tư dự án xây dựng công trình;

b) Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường bộ.

3. Khi có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật của công trình đường bộ đã được xây dựng, chủ đầu tư dự án có công trình thiết yếu thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy định này để được cấp giấy phép thi công.

4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả.

Điều 9. Xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đang khai thác

1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo, phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tổ chức, cá nhân được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến an toàn giao thông do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.

2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ với biển quảng cáo, tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của biển (điểm cao nhất của biển) và không được nhỏ hơn 04 mét, đồng thời phải đảm bảo an toàn giao thông.

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ khi lắp đặt biển quảng cáo lắp đặt ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.

4. Tổ chức, cá nhân lắp đặt biển quảng cáo phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận và hồ sơ đề nghi cấp phép thi công gửi cơ quan đường bộ có thẩm quyền như đối với công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy định này.

Điều 10. Xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường đang khai thác

1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ dự án do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tại Điều 5 Quy định này là cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư), chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.

2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên đường đang khai thác phải đề nghị cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quản lý tuyến đường quy định tại Điều 5 Quy định này cấp giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Điều 11. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ

Thực hiện theo Điều 29 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT và khoản 13 Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Chương IV.ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

 

Điều 12. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh

1. Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh bao gồm: đường huyện, đường xã, đường đô thị; đường chuyên dùng gồm: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đường gom; đường từ các khu vực, công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nguyên tắc đấu nối vào đường tỉnh:

a) Việc đấu nối vào đường tỉnh phải phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cầu, hầm đường bộ;

c) Không đấu nối, sử dụng chung nút giao đường sắt với đường tỉnh;

3. Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải có văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh:

a) Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt, đảm bảo không nhỏ hơn trị số tối thiểu giữa hai đường theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.

b) Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị: trường hợp có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, chủ đầu tư căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có văn bản thoả thuận với Sở Giao thông vận tải về đảm bảo các yếu tố hình học tại vị trí đấu nối, tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật; đảm bảo điều kiện về an toàn giao thông, tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện thực tế tại vị trí đấu nối và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.

5. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao tại Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

6. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương, thoả thuận với Sở Giao thông vận tải để được chấp thuận và triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.

7. Chủ đầu tư công trình đấu nối nằm trong các điểm đấu nối đã được chấp thuận vị trí phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh để cấp phép thi công.

8. Đấu nối đường gom vào đường tỉnh: các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ hoặc các dự án khác xây dựng dọc đường bộ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối từ dự án vào các đường nhánh. Trường hợp không có đường nhánh, được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường tỉnh, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thể xem xét cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với hệ thống đường gom đường tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và ý kiến thẩm định của Sở Giao thông vận tải.

9. Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ đầu tư dự án báo cáo Sở giao thông vận tải chấp thuận cho phép đấu nối trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đấu nối phải có giải pháp mở rộng mặt đường, đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế nút giao và bố trí đầy đủ hệ thống an toàn giao thông.

Điều 13. Đấu nối vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng

1. Đối với các điểm đấu nối vào đường huyện, đường đô thị:

a) Đường nhánh đấu nối vào đường huyện, đường đô thị phải có văn bản thoả thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đấu nối đường nhánh vào đường đô thị, đường huyện trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đấu nối đường nhánh vào dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:

- Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư dự án đường huyện, đường đô thị phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua, để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng, gửi phương án thiết kế tuyến đến cấp có thẩm quyền xin ý kiến phê duyệt.

- Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Sở Giao thông vận tải để được thoả thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

c) Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương, thực hiện thoả thuận vị trí điểm đấu nối với Sở Giao thông vận tải.

2. Đấu nối vào đường chuyên dùng: chủ đầu tư, chủ sở hữu quyết định việc đấu nối vào đường chuyên dùng.

Điều 14. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh.

1. Chủ công trình đấu nối, căn cứ các tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào đường tỉnh.

2. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh đã được Sở Giao thông vận tải thẩm định, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.

3. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, chủ công trình, dự án phải làm làm thủ tục xin gia hạn.

4. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.

5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ; nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để Sở Giao thông vận tải lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

6. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường đang khai thác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều 16 Quy định này.

Điều 15. Đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác

1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình đấu nối phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh. Khi thi công xong Chủ công trình đấu nối phải hoàn trả nguyên trạng hành lang ban đầu.

2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu.

Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất trong các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Điều 16. Quy định chung về cấp phép thi công

1. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, công trình đường bộ, nút giao đấu nối và lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép thi công do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp (riêng đối với các tuyến đường tuần tra biên giới phải tuân thủ các quy định về an ninh, quốc phòng và các hiệp định quy chế quản lý biên giới).

2. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi văn bản thoả thuận, giấy phép thi công về đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.

 

Chương V.LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH KHẨN CẤP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, ĐẢM BẢO GIAO THÔNG BƯỚC 1

 

Điều 17. Tổ chức lập, soát xét hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1

1. Sở Giao thông vận tải thực hiện đối với các tuyến đường địa phương do Sở Giao thông vận tải được giao quản lý.

2. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thực hiện đối với các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được giao quản lý.

3. Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị thực hiện đối với các tuyến đường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao quản lý.

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, các cơ quan quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này có trách nhiệm trình Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 18 của Quyết định này để thẩm định.

Điều 18. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1

1. Tổ chức thẩm định

a) Sở Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thẩm định đối với hệ thống đường địa phương do Sở giao thông vận tải được giao quản lý; các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp;

c) Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị tổ chức thẩm định đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao quản lý.

2. Thẩm quyền phê duyệt

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với hệ thống đường tỉnh, đường tuần tra biên giới; các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị, đường xã được giao quản lý.

3. Thời gian thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Chương VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thẩm định hoặc thoả thuận quy hoạch việc xây dựng đối với các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4. Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác quản lý đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường tuần tra biên giới.

6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường, giải tỏa các công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường tuần tra biên giới.

7. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị quản lý đường bộ theo các quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi xảy ra thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý.

8. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường tuần tra biên giới.

9. Xây dựng kế hoạch ngân sách phục vụ công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ, cắm mốc lộ giới đối với hệ thống đường tỉnh; thống nhất với Sở Tài chính đưa vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

10. Hướng dẫn thực hiện các nội dung tại Điều 7, Điều 13 và Điều 15 về trình tự thủ tục lập hồ sơ đấu nối, cấp phép thi công, văn bản thỏa thuận...

Điều 20. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

1. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Quy định này.

2. Chỉ đạo Trung tâm quản lý cửa khẩu thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được giao quản lý.

Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường tuần tra biên giới, các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp trên địa bàn quản lý; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh, đường tuần tra biên giới, đường đô thị trên địa bàn.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Quản lý việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

4. Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp; thống kê các điểm đấu nối trên địa bàn huyện, thành phố vào đường tỉnh, đường đô thị để phục vụ công tác quản lý.

5. Bố trí kinh phí sự nghiệp giao thông hàng năm để thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã; tổ chức cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý.

6. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi xảy ra thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ đảm bảo giao thông khi xảy ra thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.

7. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã theo quy định.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường tuần tra biên giới, đường đô thị, đường huyện; phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông vận tải và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.

2. Huy động lực lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Tuyên truyền, phổ biến tới nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.

4. Quản lý, sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới, hành lang an toàn đường bộ.

5. Thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã trên địa bàn.

6. Sử dụng kinh phí theo kế hoạch phân bổ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hàng năm để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã; cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý trên địa bàn.

7. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi xảy ra thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường xã, đường thôn trên địa bàn; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ đảm bảo giao thông khi xảy ra thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.

Điều 23. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan

1. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý đường bộ, chính quyền địa phương trong xử lý, cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư có liên quan đến sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ, kinh phí tổ chức giải tỏa vi phạm về hành lang an toàn đường bộ. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

4. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị và các tuyến đường trong khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp.

5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc xoá bỏ, di dời các công trình điện và các cơ sở dịch vụ thương mại khác không nằm trong các điểm đấu nối đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát, đề xuất bổ sung các điểm đấu nối đối với các cửa hàng xăng dầu chưa nằm trong các điểm đấu nối đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt..

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giao thông vận tải cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch mạng lưới viễn thông, các dự án chuẩn bị đầu tư, các công trình đang khai thác có liên quan đến đường bộ trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ về kỹ thuật khi xem xét cấp phép thi công các công trình viễn thông trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng công trình viễn thông tuân thủ Quy định này.

8. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ Quy định này.

Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ

1. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm và sử dụng trái phép công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường bộ và đất của đường bộ.

2. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án thực hiện việc cắm mốc lộ giới, tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, lập hồ sơ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và bảo vệ.

3. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đình chỉ ngay hành vi vi phạm, thông báo bằng văn bản, điện thoại và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thanh tra giao thông để lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời phải báo ngay về cơ quan quản lý đường bộ để có biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ. Trong vòng 24 giờ sau khi lập biên bản vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ phải lập hồ sơ vi phạm gửi Thanh tra giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Bàn giao mặt bằng thi công cho các tổ chức cá nhân được cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác. Trực tiếp giám sát việc thực hiện phạm vi thi công, các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông và trong giấy phép thi công. Phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý đường bộ việc các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong khi thi công hoặc quá trình thi công gây ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ.

5. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý đường bộ về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trước ngày mồng 5 của tháng tiếp theo.

Điều 25. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi gần nhất về các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu đường chuyên dùng: chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường quản lý. Phát hiện và phối hợp với Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường. Huy động lực lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ. Hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đối với các tuyến đường quản lý. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

3. Các Hội, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh tuyên truyền và phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tới các hội viên, đoàn viên.

Điều 26. Điều khoản thi hành

1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

 

 

PHỤ LỤC 1

Cấp đường tỉnh theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

 

STT

Tên đường

Cấp đường
Quy hoạch đến năm 2030

1

ĐT.226

Bình Gia - Thất khê

IV, V

2

ĐT.227

Pác Khuông - Thiện Long

IV, V

3

ĐT.228

Bản Pẻn – Nà Mằn

IV, V

4

ĐT.229

Lũng Vài – Bình Độ - Tân Minh

IV, V

5

ĐT. 230

Na Sầm - Na Hình

III

6

ĐT.231

Na Sầm - Văn Mịch - Hưng Đạo - Cốc Tàn

IV, V

7

ĐT.232

Vĩnh Lại - Na Sầm

IV, V

8

ĐT.233

Hoà Bình – Bình La – Gia Miễn

IV, V

9

ĐT.234

Quốc lộ 1A cũ

IV, V

10

ĐT.235

Hữu Nghị - Bảo Lâm

III

11

ĐT.236

Lộc Bình - Chi Ma

III

12

ĐT.237

Khuổi Khỉn - Bản Chắt

IV, V

13

ĐT.238

Yên Trạch - Lạng Giai

IV, VI

14

ĐT.239

Pác Ve - Điềm He

IV, V

15

ĐT.240

Pác Luống - Tân Thanh

III

16

ĐT.241

Bản Tẳng - Mẫu Sơn - Công Sơn - Hải Yến

IV, V

17

ĐT.242

Phố Vị - Đèo Cà

IV, V

18

ĐT.243

Gốc Me - Hữu Liên - Mỏ Nhài - Tam Canh

IV, V

19

ĐT.244

Minh Lễ - Quyết Thắng

IV, V

20

ĐT.245

Hòa Thắng - Phố Vị - Hoà Sơn - Hoà Lạc

IV, V

21

ĐT.246

Bính Xá - Bắc Xa

IV, V

22

ĐT.248

Na Dương - Xuân Dương

IV, V

23

ĐT.250

Đồng Bục - Hữu Kiên - Đồng Mỏ

IV, V

 

 

PHỤ LỤC 2

Cấp đường huyện theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

 

STT

Tên đường

Cấp đường
Quy hoạch đến năm 2030

I

Huyện Tràng Định

 

1

ĐH.01

Bản Trại - Trung Thành

V, VI

2

ĐH.02

Bản Nằm - Bình Độ - Pác Lạn

V, VI

3

ĐH.03

Kháng Chiến - Hùng Sơn

V, VI

4

ĐH.04

Lũng Phầy - Chí Minh

V, VI

5

ĐH.05

Xe Lán - Bản Ca

V, VI

6

ĐH.06

Áng Mò - Vĩnh Tiến

V, VI

7

ĐH.07

Áng Mò - Đoàn Kết - Khánh Long

V, VI

8

ĐH.08

Đoàn Kết - Cao Minh

V, VI

9

ĐH.09

Bình Lâm-Đội Cấn-Quốc Khánh

V, VI

10

ĐH.01B

Nà Cạo - Pò Cam

V, VI

11

ĐH.02B

Nà Slản - Nà Cóc

V, VI

12

ĐH.09A

Đề Thám - Hùng Sơn

V, VI

13

ĐH.09B

Tân Yên - Na Rì

V, VI

II

Văn Lãng

 

1

ĐH.10

Pá Tặp - Trùng Khánh - Na Hình

V, VI

2

ĐH.11

Đâng Van - Pác Cú - Nà Cà

V, VI

3

ĐH.12

Tân Lang - Tân Việt

V, VI

4

ĐH.13

Tân Lang - Bắc La - Hùng Việt

V, VI

5

ĐH.14

Nặm Táu - Còn Tùm - Nà Chuông

V, VI

6

ĐH.15

Hội Hoan - Nam La

V, VI

7

ĐH.16

Văn Thụ - Hồng Thái

V, VI

8

ĐH.17

Tân Mỹ - Văn Thụ - Điềm He

V, VI

9

ĐH.18

Pá Tặp - Thụy Hùng - Đồn biên phòng Na Hình

V, VI

10

ĐH.19

Pác Lùng Hu - An Hùng

V, VI

11

ĐH.19A

Kéo Cù-Tà Piặc-Cốc Hắt

V, VI

III

Cao Lộc

 

1

ĐH.20

Bản Mạc - Còn Kéo

V, VI

2

ĐH.21

Cao Lâu - Xuất Lễ

V, VI

3

ĐH.22

Bản Danh - Co Loi

V, VI

4

ĐH.23

Bản Đon - Pò Nhùng - Bản Loà

V, VI

5

ĐH.24

Cao Lộc - Lộc Yên - Đông Nọi

V, VI

6

ĐH.25

Hòa Cư - Gia Cát

V, VI

7

ĐH.26

Pò Nghiều - Phú Xá - Hồng Phong

V, VI

8

ĐH.27

Xuân Long - Tràng Các

V, VI

9

ĐH.28

Cao Lộc - Cao Lâu - Ba Sơn

V, VI

10

ĐH.29

Khánh Khê - Khuổi Mạ

V, VI

11

ĐH.29A

Gia Cát - Tân Liên

V, VI

IV

Lộc Bình

 

1

ĐH.30

Chi Ma - Tú Mịch - Bản Chắt

V, VI

2

ĐH.31

Bản Rị - Trà Ký

V, VI

3

ĐH.32

Kéo Cọ - Pò Nhàng - Bản Hu

V, VI

4

ĐH.33

Hòa Bình - Khuổi Nọi

V, VI

5

ĐH.34

Xuân Tình - Tồng Lầy

V, VI

6

ĐH.35

Xuân Dương - Ái Quốc - Lợi Bác

V, VI

7

ĐH.36

Pò Lọi - Tú Mịch

V, VI

8

ĐH.37

Na Dương - Sàn Viên - Khuất Xá

V, VI

9

ĐH.38

Nà kẹt - Tắc Uẩn

V, VI

10

ĐH.39

Tằm Chả - Pác Mạ

V, VI

11

ĐH.30A

Tú Mịch - Co Sa

V, VI

12

ĐH.30B

Tam Gia - Nà Khoang - Đường tuần tra biên giới

V, VI

V

Đình Lập

 

1

ĐH.40

Khe Cảy - Khe Váp - Ba Chẽ

V, VI

2

ĐH.41

Khau Bân - Pò Khoang - Nà Lừa

V, VI

3

ĐH.42

Cường Lợi - Kiên Mộc

V, VI

4

ĐH.43

Bản Chuông - Bình Chương - Khe Bó

V, VI

5

ĐH.44

1.Pắc Vằn - Khe Xiếc (Bắc Giang) 2.Xưởng, Bình Lâm - Khe Chim (Quảng Ninh)

V, VI

6

ĐH.45

TT Nông trường Thái Bình - Xã Thái Bình

V, VI

7

ĐH.46

Còn Quan - Pò Khoang

V, VI

8

ĐH.47

Châu Sơn - Đồng Thắng

V, VI

9

ĐH.48

Cường Lợi - Đồng Thắng - Lâm Ca

V, VI

10

ĐH.49

Châu Sơn - Khe Luồng - Dốc 6 độ

V, VI

VI

Văn Quan

 

1

ĐH.50

Điềm He- Nà Lược-Trấn Ninh

V, VI

2

ĐH.51

Bó Kheo - Bản Nhang

V, VI

3

ĐH.52

Bản Làn - Tràng Các

V, VI

4

ĐH.53

Lũng Pa - Pác Kéo - Thị Trấn

V, VI

5

ĐH.54

Khòn Khẻ - Tân Đoàn

V, VI

6

ĐH.55

Lương Năng - Tri Lễ - Hữu Lễ

V, VI

7

ĐH.56

Hòa Bình - Liên Hội

V, VI

8

ĐH.57

Tú Xuyên - Hòa Bình - Hồng Thái

V, VI

9

ĐH.58

Ba Xã - Chợ Bãi

V, VI

10

ĐH.59

Bản Giềng - Đèo Cướm

V, VI

11

ĐH.59A

Khánh Khê - Đồng Giáp

V, VI

VII

Bình Gia

 

 

ĐH.60

Tân Văn - Bình La

V, VI

 

ĐH.61

Hoa Thám - Vĩnh Yên

V, VI

 

ĐH.62

Khau Ra - Quang Trung-Văn Mịch

V, VI

 

ĐH.63

Bản Phân - Mông Ân

V, VI

 

ĐH.64

Khuổi Lào - Yên Lỗ

V, VI

 

ĐH.65

Hoà Bình - Tân Hoà

V, VI

 

ĐH.66

Thiện Hòa - Thiện Long - Tân Hòa

V, VI

VIII

Bắc Sơn

 

 

ĐH.70

Tân Sơn - Lân Hát - Mỏ Hao

V, VI

 

ĐH.71

Hữu Vĩnh - Chiêu Vũ - Song Hoá

V, VI

 

ĐH.72

Hưng Vũ - Chiêu Vũ

V, VI

 

ĐH.73

Thị trấn - Tân Hương - Vũ Lăng

V, VI

 

ĐH.74

Nhất Hoà - Nhất Tiến

V, VI

 

ĐH.75

Đồng Ý - Vạn Thủy

V, VI

 

ĐH.76

Khau Bao - Tân Tri - Ngả Hai

V, VI

 

ĐH.77

Tân Tri - Nghinh Tường

V, VI

 

ĐH.78

Mỏ Nhài - Nhất Hoà- Vũ Lễ

V, VI

IX

Chi Lăng

 

1

ĐH.80

Bắc Thủy - Vân Thủy - Chiến Thắng

V, VI

2

ĐH.81

Tà Sản - Vân An

V, VI

3

ĐH.82

Chiến Thắng - Liên Sơn

V, VI

4

ĐH.83

Mai Sao - Hang Gió

V, VI

5

ĐH.84

Lâm Sơn - Làng Thượng

V, VI

6

ĐH.85

Vạn Linh - Mỏ Cấy

V, VI

7

ĐH.86

Vạn Linh - Nà Cà - Y Tịch

V, VI

8

ĐH.87

Vạn Linh - Đông Thành - Y Tịch

V, VI

9

ĐH.88

Tồng Nọt - Y Tịch

V, VI

10

ĐH.89

Bằng Mạc - Bằng Hữu

V, VI

11

ĐH.89A

Cầu Bóng - Lũng Mắt - Chợ Hoàng

V, VI

12

ĐH.89B

Đường Hồ Cấm Sơn

V, VI

X

Hữu Lũng

 

1

ĐH.90

Thị trấn - Minh Sơn - Vân Nham

V, VI

2

ĐH.91

Vân Nham - Thanh Sơn - Đồng Bụt

V, VI

3

ĐH.92

Yên Bình - Hoà Bình

V, VI

4

ĐH.93

Đồng Tiến - Thiện Tân

V, VI

5

ĐH.94

Yên Vượng - Yên Sơn - Cai Kinh

V, VI

6

ĐH.95

Sơn Hà - Minh Hòa - Minh Sơn

V, VI

7

ĐH.96

Na Hoa - Bắc Lệ - Hòa Sơn

V, VI

8

ĐH.97

Minh Sơn - Vân Nham

V, VI

9

ĐH.98

Đồng Lai - Gốc Hồng

V, VI

10

ĐH.97A

Trường Cao đẳng NL Đông Bắc

V, VI

11

ĐH.98A

Thị Trấn- E12 (Thôn Sẩy xã Đồng Tân)

V, VI

XI

Thành phố

 

1

ĐH.99

Bến Bắc - Khuổi Mạ

V, VI

2

ĐH.99B

Bản Lỏng - Lúng Cùng

V, VI

 

 

PHỤ LỤC 3

Danh mục các tuyến đường nội bộ khu vực cửa khẩu, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
(Kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

 

STT

Tên đường

Cấp đường
Quy hoạch đến năm 2030

I

 

Cửa khẩu Chi Ma

 

1

 

Đường trục phía Đông

 

2

 

Đường trục phía Tây

 

3

 

Đường ngang nội bộ (10 đoạn tuyến)

 

4

 

Đường nội bộ khu tái định cư

 

II

 

Cửa khẩu Tân Thanh

 

1

 

Đường trục phía Nam

 

2

 

Đường trục phía Bắc

 

3

 

Đường trục phía Tây

 

4

 

Đường trục phía Đông

 

5

 

Đường phục vụ xuất nhập khẩu, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng với Khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc)

 

III

 

Cửa khẩu Cốc Nam

 

1

 

Đường nội bộ

 

IV

 

Cửa khẩu Hữu Nghị

 

1

 

Tuyến đường xuất nhập khẩu hàng hóa

 

2

 

Tuyến nhánh rẽ nối tuyến chính và đường vận tải hàng hóa

 

V

 

Khu Phi thuế quan

 

1

 

Trục vành đai phía Đông

 

2

 

Đường giao thông Khu phi thuế quan (giai đoạn 1)

 

 


 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi