Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT

Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1866/1999/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đào Đình Bình
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/07/1999
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỐ 1866/1999/QĐ-BGTVT NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1999
BAN HÀNH THỂ LỆ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và ông Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa".

 

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1036 QĐ/VT ngày 12 tháng 6 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện; có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông Vận tải ( Sở Giao thông Công chính ), Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


 

Bộ Giao thông vận tải

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

THỂ LỆ

VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

( Ban hành kèm theo Quyết định số 1866 /1999/QĐ-BGTVT
ngày 30 tháng 7năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

Điều 1. Mục đích, đối tượng, phạm vi áp dụng

1- Mục đích: Thể lệ này quy định các nguyên tắc về kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan.

2- Đối tượng áp dụng: Thể lệ này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép kinh doanh tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3- Phạm vi áp dụng: Thể lệ này được áp dụng đối với việc vận chuyển hành khách trên đường thuỷ nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; liên vận hành khách trong nước và quốc tế nếu không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Vận chuyển hành khách ngang luồng đường thuỷ nội địa có quy định riêng.

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thể lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- "Người vận chuyển" là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện thuộc sở hữu của mình hoặc thuê phương tiện thuộc sở hữu của người khác để kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa.

2- "Hành khách" là người ở trên phương tiện chở khách trừ thuyền viên, những người thuộc gia đình thuyền viên cùng sinh sống trên phương tiện và những người được phân công làm nhiệm vụ trên phương tiện.

3- "Hành lý" là vật dùng, hàng hoá của hành khách mang theo trong cùng chuyến đi bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.

4- "Hành lý xách tay" là phần hành lý do hành khách tự bảo quản trong suốt chuyến đi.

5- "Hành lý ký gửi" là phần hành lý gửi cho phương tiện bảo quản trong chuyến đi.

6- "Bao gửi" là vật dùng, hàng hoá của hành khách gửi theo bất kỳ chuyến tầu nào mà người gửi không đi cùng chuyến tầu đó.

7- "Hàng nguy hiểm" là các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ gây nguy hiểm cho người, phương tiện và môi trường.

8-"Trường hợp bất khả kháng" là trường hợp xẩy ra do thiên tai, dịch bệnh, địch họa, tắc luồng vận chuyển.

 

Điều 3. Điều kiện kinh doanh vận chuyển hành khách; kinh doanh cảng, bến hành khách ( sau đây gọi chung là bến tầu khách )

1 - Người kinh doanh vận chuyển hành khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa.

2 - Phương tiện vận chuyển hành khách phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định; phải có thuốc cấp cứu; thường xuyên giữ vệ sinh sạch đẹp. Đối với phương tiện chạy xa, chạy đêm phải tổ chức phục vụ sinh hoạt cho hành khách;

3 - Các bến tầu khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Bến tầu khách có 2 loại : Bến chính và bến phụ.

a- Bến chính : Là nơi xuất phát và kết thúc hành trình của phương tiện.

Bến chính tối thiểu phải có ban quản lý bến, có nhà chờ cho khách, có phòng bán vé, có cầu cho khách lên xuống an toàn, có trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cần thiết cho hành khách ( nhà vệ sinh, ánh sáng, loa phóng thanh, các bảng thông báo...).

b- Bến phụ: Là các bến phương tiện đón và trả khách dọc đường.

Bến phụ tối thiểu phải có cầu cho hành khách lên xuống an toàn thuận tiện, có đèn đủ độ sáng nếu hoạt động ban đêm.

 

CHƯƠNG II
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

 

Điều 4. Nghĩa vụ của người vận chuyển

Người vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1- Có biểu đồ hành trình và nội quy an toàn đối với từng phương tiện;

2- Tổ chức vận chuyển, nhận, trả hành khách an toàn từ nơi xuất phát đến nơi trả hành khách đúng giờ, đúng tuyến đường theo biểu đồ hành trình đã được quy định.

Trường hợp có thay đổi biểu đồ hành trình, người vận chuyển có trách nhiệm thông báo trước cho hành khách ít nhất 10 ngày. Trường hợp thay đổi giờ khởi hành phải thông báo trước cho hành khách ít nhất 24 giờ;

3- Đảm bảo đủ chỗ ngồi cho hành khách theo số ghế đã quy định;

4- Đón tiếp hành khách văn minh, lịch sự;

5- Các bến chính phải mở cửa nhận khách xuống phương tiện ít nhất 30 phút trước khi phương tiện rời bến.

Sắp tới bến, thuyền trưởng phải thông báo cho hành khách biết tên bến, thời gian đỗ tại bến ít nhất 10 phút trước khi phương tiện cập bến.

6- Phổ biến cho hành khách nội quy đi tầu, cách sử dụng phao cứu sinh và các trang bị an toàn khác;

7- Phải có bảo hiểm hành khách;

8- Trong mùa lũ, người vận chuyển phải thực hiện giảm tải theo quy định.

 

Điều 5. Quyền của người vận chuyển

Người vận chuyển có quyền sau đây:

1- Người vận chuyển được thu cước vận chuyển hành khách, phần hành lý quá mức quy định miễn cước, bao gửi và các khoản thu dịch vụ khác nếu hành khách có yêu cầu;

2- Người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển trong các trường hợp sau:

- Người có hành vi làm mất trật tự công cộng, vi phạm nội quy an toàn, cản trở công việc điều hành phương tiện;

- Người say rượu có thể gây nguy hại trong quá trình vận chuyển;

- Người có bệnh động kinh, bệnh tâm thần mà không có người đi kèm;

- Người có mang theo các loại hàng quy định tại Khoản 3, Điều 11;

- Người có hành vi trốn, lậu vé;

- Bao gửi khai không đúng sự thật.

 

Điều 6. Nghiêm cấm đối với người vận chuyển

Nghiêm cấm người vận chuyển:

1 - Bán vé quá giá quy định;

2 - Cho phương tiện khác cập vào tầu khách để đưa đón hành khách trong khi tầu đang chạy;

3 - Nhân viên trên tầu uống rượu, bia; cho người không có trách nhiệm vào phòng làm việc của mình trong khi làm nhiệm vụ.

 

Điều 7. Nghĩa vụ của hành khách

Hành khách có nghĩa vụ sau đây:

1- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tầu, mua vé và trả cước phí đầy đủ, lên xuống đúng bến, đúng giờ quy định, không gây mất trật tự trong bến tầu khách và trên phương tiện;

2- Tự bảo quản hành lý xách tay;

3- Giữ gìn tài sản chung trên phương tiện; phải bồi thường nếu làm hỏng, mất trang thiết bị trên phương tiện;

4- Chịu trách nhiệm trong việc khai tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người bán vé lập danh sách hành khách.

 

Điều 8. Quyền của hành khách

Hành khách có quyền sau đây:

1- Yêu cầu được vận chuyển đúng loại phương tiện, đúng thời gian và hành trình đã thông báo;

2- Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại nếu người vận chuyển không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận; làm mất mát , hư hỏng hành lý ký gửi , bao gửi;

3- Hành khách được quyền nhận lại toàn bộ hoặc một phần tiền vé tương ứng với quãng đường chưa đi nếu do lỗi của người vận chuyển gây ra.

 

Điều 9. Vé hành khách

1- Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa hành khách và người vận chuyển. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, nội dung vé gồm: Tên hoặc số đăng ký của phương tiện; tên bến đi, bến đến; ngày giờ phương tiện xuất phát; giá vé.

2- Tổ chức bán vé : Các bến phải căn cứ số lượng hành khách và hàng hoá đối với mỗi chuyến tầu mà quy định thời gian bán vé cho phù hợp. Giờ bán vé phải được thông báo tại các cửa bán vé và nơi hành khách chờ đợi. Thời gian đóng cửa bán vé chậm nhất là 15 phút trước giờ phương tiện rời bến.

Số lượng vé bán trong mỗi chuyến tầu không được vượt quá số ghế do cơ quan đăng kiểm quy định và phải thông báo cho hành khách biết. Khi bán vé, người bán vé phải lập danh sách hành khách đi tầu. Danh sách được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại bến, 1 bản giao cho thuyền trưởng để bổ sung vào danh sách hành khách lên tại các bến phụ.

3- Miễn giảm giá vé:

- Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung chỗ ngồi với người lớn đi kèm;

- Trẻ em trên 5 tuổi đến 10 tuổi được miễn 50% giá vé và cứ 2 em được chiếm 1 chỗ ngồi.

4- Ưu tiên mua vé :

Hành khách thuộc các đối tượng dưới đây được ưu tiên mua vé, thứ tự ưu tiên như sau:

- Người bệnh có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi;

- Thương bệnh binh hạng 1 và hạng 2;

- Người già trên 65 tuổi;

- Phụ nữ kèm theo con nhỏ dưới 24 tháng tuổi;

- Phụ nữ có thai;

- Nhà báo;

- Cán bộ công nhân viên , lực luợng vũ trang có công tác khẩn cấp.

5 - Kiểm soát vé : Trước khi đón và trả khách, người phục vụ phải kiểm soát vé của hành khách, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp không có vé hoặc nhầm lẫn tuyến đường, bến đến.

 

Điều 10. Xử lý về vé của hành khách

1- Hành khách đi quá bến phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.

2- Hành khách đã mua vé cả chặng đường nhưng lên bờ ở bến dọc đường, không được hoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.

3- Hành khách trả lại vé, trước khi phương tiện rời bến không chậm quá 1 giờ thì được hoàn lại 90% tiền vé.

4- Hành khách tới trễ giờ sau khi phương tiện đã khởi hành theo lịch hành trình đã thông báo, nếu hành khách muốn đi tiếp thì người vận chuyển bố trí cho hành khách đi chuyến tiếp theo và thu thêm 50% tiền vé. Nếu hành khách không đi nữa thì vé không còn giá trị.

 

Điều 11. Hành lý

1- Mỗi hành khách được miễn cước 20 kg hành lý xách tay.

2- Hành khách thuộc đối tượng được giảm 50% giá vé được miễn cước 10 kg hành lý xách tay.

3- Các loại hành lý xách tay cấm mang lên tàu:

- Hàng nguy hiểm; hàng cấm lưu thông;

- Tử thi hài cốt, chất hôi thối;

- Động vật sống;

- Hàng cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên phương tiện.

 

Điều 12. Trường hợp không vận chuyển được do lỗi của người vận chuyển

1- Sau khi đã bán vé, nếu tầu chạy không đúng giờ quy định, hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người vận chuyển phải chịu mọi chi phí phát sinh. Nếu hành khách không muốn đi, trả lại vé thì người vận chuyển phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, cước (nếu có) cho hành khách.

2- Trường hợp đang trên đường vận chuyển, tầu khách bị hỏng không chạy tiếp được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa khách tới bến đến an toàn.

- Nếu hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người vận chuyển tìm nơi ăn nghỉ cho hành khách và chịu mọi chi phí phát sinh;

- Nếu hành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người vận chuyển phải trả lại tiền vé, cước đoạn đường còn lại cho hành khách;

- Nếu thuyền trưởng bố trí được phương tiện khác quay về bến xuất phát thì hành khách quay về không phải trả tiền vé, cước và được hoàn lại tiền vé, cước hàng hoá hành khách đã mua.

 

Điều 13. Trường hợp bất khả kháng

Các trường hợp bất khả kháng được giải quyết như sau :

1- Nếu phương tiện chưa xuất phát, người vận chuyển phải thông báo ngay việc huỷ bỏ hoặc tạm dừng chuyến đi cho hành khách biết và hoàn lại toàn bộ tiền vé, cước cho hành khách;

2- Nếu phương tiện đang trên đường hành trình:

a- Trường hợp phương tiện phải đi luồng khác dài hơn luồng thường lệ thì không thu thêm tiền vé của hành khách;

b- Trường hợp phương tiện không thể chờ đợi giao thông phục hồi, phải quay về nơi xuất phát thì hành khách không phải trả tiền vé, cước lượt về và được trả lại số tiền vé, cước đoạn đường chưa đi.

 

Điều 14. Trường hợp xảy ra trên đường đối với hành khách

Các trường hợp xảy ra trên đường hành trình được giải quyết như sau:

1- Hành khách rơi xuống nước, thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức cứu vớt nhanh chóng. Nếu đã làm hết khả năng mà không cứu được phải lập biên bản có sự chứng kiến của đại diện hành khách và thân nhân nạn nhân (nếu có), đồng thời báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn; trường hợp không có thân nhân đi theo thì phải báo cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan nạn nhân để giải quyết hậu quả.

2- Hành khách chết trên phương tiện, thuyền trưởng cùng với thân nhân người chết ( nếu có ) và đại diện hành khách trên phương tiện lập biên bản và đưa lên bến gần nhất. Nếu hành khách chết không có thân nhân đi theo thì thuyền trưởng đưa lên bến gần nhất, cử người ở lại liên hệ với chính quyền địa phương và cơ quan bảo hiểm để làm các thủ tục cần thiết đồng thời báo cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan người chết tới để phối hợp giải quyết. Hành lý của người chết phải được kiểm kê, lập biên bản giao lại cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan của người chết.

3- Hành khách bị ốm đau trên đường hành trình:

- Nếu bị đau ốm đột xuất nguy hiểm đến tính mạng, thuyền trưởng có trách nhiệm giúp đỡ hành khách việc cấp cứu và đưa hành khách tới bến gần nhất để lên bờ chữa trị.

- Nếu sức khoẻ của hành khách bị thiệt hại do lỗi của người vận chuyển thì người vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG III
VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNH LÝ KÝ GỬI, BAO GỬI

 

Điều 15. Điều kiện nhận chở hành lý ký gửi, bao gửi

1 - Hành lý ký gửi và bao gửi chỉ được nhận vận chuyển khi có đủ các điều kiện sau :

- Có kích thước, trọng lượng phù hợp với từng loại phương tiện chuyên chở và điều kiện xếp dỡ hai đầu bến;

- Được đóng gói đúng quy định;

- Không thuộc loại hàng nêu tại Khoản 2 Điều này;

- Phải trả tiền cước vận chuyển theo quy định.

Đối với hành lý ký gửi còn cần các điều kiện sau :

- Hành khách đã có vé đi tàu;

- Hành khách mua vé đến bến nào thì nhận gửi hành lý đến bến đó;

- Hành lý phải đi cùng một chuyến với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận chuyển.

2 - Không nhận vận chuyển các loại hành lý ký gửi , bao gửi sau đây :

- Hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông;

- Linh cữu, thi hài ( trừ trường hợp hài cốt có giấy phép cho di chuyển hợp lệ);

- Động vật sống ( trừ trường hợp động vật nhỏ được nhốt trong rọ và phương tiện có khoang giành riêng cho loại này );

- Hàng quý hiếm như vàng , bạc , đá quý.

 

Điều 16. Thủ tục nhận gửi và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi

1- Hành khách có hành lý ký gửi phải mua vé cước của phần quá mức quy định miễn cước và giao cho người vận chuyển ít nhất 30 phút trước khi phương tiện khởi hành.

2- Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng, trong đó kê khai từng loại hàng gửi : Số lượng, khối lượng hàng, tên người gửi, tên người nhận.

3- Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng trong bao gửi và phải gửi bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý cho người vận chuyển để trình báo khi cần thiết.

4- Người vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, nhãn mác hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng. Tờ khai gửi hàng gồm 2 bản: hành khách và người vận chuyển mỗi bên 1 bản. Trường hợp thanh toán qua ngân hàng, thêm mỗi bên 1 bản.

Người vận chuyển tuỳ theo khả năng phương tiện, kho bãi của mình mà công bố nhận bao gửi trên các tuyến thích hợp.

5 - Đối với vận chuyển liên vận , việc bảo quản và chuyển hành lý ký gửi, bao gửi sang phương tiện khác do người vận chuyển đảm nhiệm. Người vận chuyển và người có hàng bao gửi phải ký hợp đồng vận chuyển .

 

Điều 17. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi

1 - Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hàng phải xuất trình vé; chứng từ thu cước .

2 - Hành khách có bao gửi khi nhận hàng phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khai gửi hàng và giấy tờ tuỳ thân. Nếu người khác nhận thay phải có giấy uỷ quyền hợp pháp theo luật định.Trường hợp người nhận bao gửi tới nhận chậm quá thờì hạn quy định từ 1 ngày trở lên thì phải chịu phí lưu kho, bãi .

3 - Hành khách phải kiểm tra lại hàng của mình tại nơi giao hàng. Sau khi hành khách nhận xong, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về hàng bị mất mát hoặc hư hỏng.

 

Điều 18. Phát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật

Khi phát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật nếu

Phát hiện trước khi vận chuyển:

Người gửi hàng phải khai lại hàng . Nếu là hàng thuộc loại nguy hiểm, hàng cấm lưu thông thì phải bốc lên bờ, người gửi hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh.

2- Phát hiện trên đường vận chuyển:

a - Nếu không phải là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển báo cho người thuê vận chuyển biết và tiếp tục vận chuyển tới nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh( nếu có ) người thuê vận chuyển phải chịu;

b - Nếu là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển phải báo cho cơ quan chức năng để xử lý đồng thời báo cho người gửi hàng biết. Người gửi hàng ngoài việc chịu chi phí phát sinh, còn phải chịu tiền phạt bằng 3 lần tiền cước.

 

Điều 19. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát hư hỏng

Trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, mất mát, người vận chuyển phải bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm nơi trả hàng. Trường hợp hai bên không thống nhất được mức bồi thường thì bên bị thiệt hại có thể gửi đơn yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế để giải quyết theo qui định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV
HỢP ĐỒNG THUÊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KINH DOANH

 

Điều 20. Hợp đồng thuê phương tiện

Hợp đồng thuê phương tiện là hợp đồng được ký kết giữa người cho thuê phương tiện và người thuê phương tiện, sau đây gọi chung là các bên ký hợp đồng, theo đó người thuê phương tiện sử dụng phương tiện để kinh doanh vận chuyển hành khách trong một thời hạn hoặc một số chuyến nhất định. Giá thuê phương tiện do hai bên thoả thuận trong hợp đồng (nếu không có quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Trường hợp người kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa thuê phương tiện của nước ngoài, phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

 

Điều 21. Các hình thức thuê phương tiện

Có các hình thức thuê phương tiện sau đây:

1- Thuê phương tiện định hạn: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho người thuê cùng với kíp thuyền viên;

2- Thuê phương tiện trần: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho người thuê không cùng với kíp thuyền viên.

 

Điều 22. Nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Các bên ký hợp đồng thuê phương tiện có nghĩa vụ sau:

1- Người cho thuê phương tiện:

a- Giao phương tiện cùng các giấy tờ hợp pháp của phương tiện cho bên thuê đúng thời gian, địa điểm đã ghi trong hợp đồng;

b- Trường hợp cho thuê phương tiện định hạn, phải cung cấp kíp thuyền viên có bằng cấp phù hợp với loại phương tiện theo quy định, thực hiện việc quản lý lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kíp thuyền viên đó;

c- Trả tiền sửa chữa phương tiện nếu các tổn thất phát sinh ngoài trách nhiệm của người thuê phương tiện;

2- Người thuê phương tiện:

a- Sử dụng phương tiện đúng công dụng, mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;

b- Bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị khác nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng;

c- Khi hết thời hạn thuê phương tiện, phải giao trả phương tiện đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật như đã thoả thuận.

 

Điều 23. Quyền của các bên ký kết hợp đồng

Các bên ký kết hợp đồng thuê phương tiện có quyền sau:

1- Người cho thuê phương tiện:

a - Trường hợp cho thuê phương tiện trần, có quyền cử người đại diện để kiểm tra bất thường việc chấp hành nghĩa vụ của người thuê phương tiện nhưng không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người thuê phương tiện;

b - Được quyền thu hồi phương tiện và chấm dứt hợp đồng nếu người thuê phương tiện vi phạm nghiêm trọng các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

2 - Người thuê phương tiện :

a- Được quyền sử dụng phương tiện và kíp thuyền viên để thực hiện các mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;

b- Trường hợp phương tiện bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền, phải báo cho người cho thuê phương tiện biết và được quyền đề nghị cơ quan ký lệnh trưng dụng phải sử dụng đúng công dụng phương tiện và thanh toán cước phí, phụ phí do việc trưng dụng gây ra.

 

Điều 24. Chấm dứt hợp đồng

1- Hai bên chấm dứt hợp đồng nếu phương tiện mất tích, chìm đắm, bị tịch thu hoặc hư hỏng không sửa chữa được, lỗi thuộc bên nào, bên đó chịu trách nhiệm bồi thường.

2- Hợp đồng thuê phương tiện đương nhiên chấm dứt nếu xẩy ra chiến tranh, thiên tai không thể tiếp tục thực hiện được. Hai bên xác định thời hạn đã sử dụng phương tiện để thanh toán.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi