Quyết định 1748-QĐ/GTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp giấy phép vận tải đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1748-QĐ/GTVT

Quyết định 1748-QĐ/GTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp giấy phép vận tải đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1748-QĐ/GTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Văn Sướng
Ngày ban hành:12/07/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1748-QĐ/GTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 1748 QĐ/GTVT NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CẤP PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

 

BỘ TRƯỜNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ nghị định 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải;

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải bằng đường bộ;

Theo đề nghị của các Ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tạm thời về tổ chức quản lý va cấp giấy phép vận ải đường bộ".

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 3: Ông Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện qui định này.

 

Điều 4: Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế-vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTCC) và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

(Ban hành kèm theo quyết định số 1748 QĐ/GTVT ngày 12/7/1997
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

 

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng đường bộ, đảm bảo sự bình đẳng về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải, đảm bảo trật tự kỷ cương và không ngừng nâng cao chất lượng vận tải, đáp ứng mục tiêu "An toàn, thuận tiện, văn minh và lịch sự", Bộ GTVT ban hành bản quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp phép vận tải đường bộ.

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1:

1- Ban Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có vốn liên doanh hoặc liên kết với nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh vận tải, sử dụng phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách (kể cả khách di lịch) trên lãnh thổ nước CHXHC Việt Nam.

2- Ban Quy định này cũng được áp dụng cho việc vận tải liên vận quốc tế giữa nước CHXHCN Việt Nam với các nước khác trong khu cực nếu nội dung của Quy định không trái với nội dung của Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước có liên quan.

3- Không áp dụng qui định này đối với:

- Phương tiện vận tải sử dụng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

- Phương tiện của các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh sử dụng để vận tải nội bộ phục vụ dây chuyền sản xuất trong phạm vi nhà máy, công, nông, lâm trường, hầm mỏ... mà không hoạt động trên đường giao thông công cộng.

 

Điều 2: Mỗi phương tiện của tổ chức, cá nhân khi tham gia vận tải trên đường bộ đều phải có Giấy phép vận tải hành khách hoặc Giấy phép vận tải hàng hoá. Giấy phép này có giá trị pháp lý xác nhận quyền được cận tải hàng hoá hoặc hành khách của chủ phương tiện và phạm vi hoạt động của phương tiện.

Mọi phương tiện kinh doanh vận tải đều phải hoạt động theo luồng tuyến cụ thể (đối với xe ca chở khách), theo khu vực (đối với xe tải, xe chạy theo hợp đồng, xe du lịch, xư taxi) do sự phân công của cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT.

 

Điều 3: Các tổ chức, cá nhân vi phạm qui định này, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh xử phạt hành chính và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.

Điều 4: Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- "Ôtô" là các loại xe tự chạy bằng động cơ, có số bánh nhiều hơn 3 (ba) và do người điều khiển.

- "Phương tiện kinh doanh vận tải": là ô tô được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khách (kể cả khách du lịch bao gồm:

+ Phương tiện vận tải công cộng.

+ Phương tiện vừa vận tải công cộng, vừa vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách của chính chủ phương tiện.

+ Phương tiện của các doanh nghiệp hoặc của các chủ kinh doanh dùng để chở hàng hoá hoặc hành khách của chính chủ phương tiện trừ phương tiện nhỏ có 4-5 ghế (kể cả ghế của lái xe) phục vụ công tác.

- "Tuyến vận tải" là phạm vi mà phương tiện kinh doanh vận tải hoạt động. Có các tuyến vận tải nội tỉnh, thành phố, thành phố, tuyến vận tải liên tỉnh và tuyến vận tải quốc tế. Tuyến vận tải hành khách được xác định bởi điểm đầu, các điểm tuyến đi qua và điểm cuối.

 

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TUYẾN VẬN TẢI VÀ CẤP PHÉP
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 5: Việc tổ chức quản lý tuyến vận tải và cấp phép vận tải đường bộ được quy định như sau:

1- Bộ Giao thông vận tải quản lý thống nhất các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trong phạm vi cả nước và các tuyến vận tải quốc tế.

2- Cục Đường bộ Việt Nam.

a- Đường Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với vận tải đường bộ.

b- Cấp các loại giấy phép vận tải: hàng hoá, hành khách cho các đơn vị, công ty vận tải trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị công ty trực thuộc Bộ GTVT đóng tại Hà Nội. Cấp giấy phép vận tải khách du lịch theo phân cấp tại Quyết định số 2418/QĐ-LB ngày 4/12/1993 của Liên Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục du lịch, cấp giấy phép liên vận đường bộ nếu Nghị định thư có qui định hoặc được Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cấp giấy phép liên vận hoặc giấy phép liên tỉnh.

c- Quản lý thống nhất mẫu các loại giấy phép vận tải đường bộ trong toàn quốc sau khi đã được Bộ Giao thông vận tải xét duyệt. Trước mắt cho phép sử dụng mẫu xác loại giấy phép vận tải hiện hành.

3- Các Sở GTVT (GTCC)

a- Quản lý và phân cấp vận tải hành khách các tuyến nội tỉnh, thành phố thuộc địa phương mình quản lý.

b- Cấp các loại giấy phép vận tải: hàng hoá, hành khách cho các phương tiện đóng trên địa bàn (trừ các đối tượng quy định tại mục 2b điều 5 của Qui định này), cấp giấy phép vận tải khách du lịch theo phân cấp tại Quyết định số 2418/QĐ-LB ngày 4/12/1993 của Liên Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục du lịch. Cấp giấy phép liên vận đường bộ nếu Nghị định thư có qui định hoặc được Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cấp giấy phép liên vận hoặc giấy phép liên tỉnh.

c- Căn cứ các qui định của Chính phủ và của Bộ Giao thông vận tải, dự thảo các văn bản có liên quan đến tổ chức quản lý hoạt động vận tải đối với các loại xe tải, xa ca, xe buýt, xe taxi... thuộc địa bàn quản lý để trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành thực hiện trong phạm vi địa phương.

 

CHƯƠNG III
THỦ TỤC XIN THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRÊN TUYẾN HOẶC NGỪNG HOẠT ĐỘNG TRÊN TUYẾN VÀ CẤP
GIẤY PHÉP VẬN TẢI

 

Điều 6: Khi xin tham gia hoạt động trên tuyến hoặc ngừng hoạt động trên tuyến vận chuyển hành khách, chủ phương tiện phải lập hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 5 Qui định này.

1- Hồ sơ xin tham gia hoạt động trên tuyến gồm có:

a- Đơn xin tham gia hoạt động trên tuyến vận chuyển hành khách (nếu gửi đến Cục đường bộ Việt Nam thì phải có xác nhận của Sở GTVT (GTCC) địa phương).

b- Phương án tổ chức vận chuyển hành khách trên tuyến, bao gồm: phương án chạy xe, số chuyển lượt trong ngày (hay tuần, tháng), thời gian biểu chạy xe, bến đi, bến đến, các trạm dừng đỗ dọc đường, giá vé, số lượng xe tham gia vận chuyển.

c- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).

2- Hồ sơ xin ngừng hoạt động trên tuyến gồm có:

a- Đơn xin ngừng hoạt động trên tuyến vận chuyển hành khách (nếu gửi đến Cục đường bộ Việt Nam thì phải có xác nhận của Sở GTVT (GTCC) địa phương).

b- Thuyết minh các nguyên nhân dẫn đến việc ngừng hoạt động trên tuyến.

 

Điều 7: Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ xin tham gia hoạt động hoặc ngừng hoạt động trên tuyến vận chuyển hành khách do chủ phương tiện gửi đến:

- Cục đường bộ Việt Nam căn cứ vào quy hoạch các tuyến vận tải hành khách công cộng liên tỉnh hoặc liên vận quốc tế, năng lực thực tế của chủ phương tiện, thẩm tra và có văn bản trình Bộ xem xét quyết định trong thời hạn không quá 20 ngày.

- Các Sở GTVT (GTCC) căn cứ vào quy hoạch các tuyến vận tải hành khách công cộng, năng lực thực tế của chủ phương tiện để xem xét quyết định cho phép đơn vị vận tải được tham gia hoặc ngừng hoạt động trên tuyến trong thời hạn không quá 7 ngày.

 

Điều 8: Hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải hàng hoá hoặc giấy phép vận tải hành khách đường bộ gồm có:

1- Đơn của chủ phương tiện xin cấp giấy phép vận tải hàng hoá hoặc giấy phép vận tải hành khách đường bộ.

2- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng). 3- Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện (bản photocopy).

Trường hợp chủ phương tiện xin cấp Giấy phép vận tải hành khách cần có thêm quyết định cho phép tham gia hoạt động trên tuyến của Cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp chủ phương tiện xin cấp Giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khách đường bộ cùng một lần cho nhiều phương tiện thì lập bảng kê tổng hợp và kèm theo hồ sơ các phương tiện.

Trong cùng năm dương lịch, trường hợp xin cấp lại Giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khác đường bộ thì hồ sơ được miễn nộp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Điều 9: Thời hạn hiệu lực của Giấy phép được quy định như sau:

- Một năm đối với các phương tiện vận chuyển của các Doanh nghiệp Nhà nước, HTX vận tải, Công ty liên doanh. Công ty cổ phần. Công ty TNHH. Doanh nghiệp tư nhân chuyển kinh doanh vận tải hàng hoá hoặc hành khách đường bộ.

- Sáu tháng đối với các phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân còn lại.

 

Điều 10: Phạm vi hoạt động được qui định trong Giấy phép vận tải hàng hoá, Giấy phép vận tải hành khách cụ thể như sau:

1- Đối với phương tiện vận tải hàng hoá:

- Của các Doanh nghiệp được thành lập theo các Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật HTX và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động trong phạm vi khu vực hoặc trong phạm vi toàn quốc.

- Của cá nhân, thực hiện theo Thông tư 19 TT/PCVT ngày 20/01/1995 của Bộ Giao thông vận tải.

2- Đối với phương tiện vận tải hành khách:

- Của các Doanh nghiệp được thành lập theo các Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhận, Luật HTX và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động trên các luồng tuyến do cơ quan có thẩm quyền đã cho phép, nhưng tối đa không quá 03 tuyến cho mỗi phương tiện.

- Của cá nhân thực hiện theo Thông tư 19 TT/PCVY ngày 20/01/1995 của Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 11: Cơ quan cấp giấy phép vận tải được thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính.

 

 

 

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 12:

1- Các tổ chức, cá nhân có phương tiện kinh doanh vận tải hàng hoá hiện đã được cấp Giấy phép vận tải hàng hoá đường bộ còn giá trị thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết hạn giấy phép.

2- Các tổ chức, cá nhân có phương tiện kinh doanh vận tải hành khách hiện Giấy phép vận tải hành khách còn giá trị phải tiến hành thủ tục theo qui định tại văn bản này chậm nhất là ngày 1/1/1998

 

Điều 13:

Sở GTVT (GTCC) có thể vận dụng qui định tạm thời này trong việc cấp giấy phép vận tải hàng hoá, vận tải hành khách cho các loại phương tiện thô sơ, cơ giới nhỏ (2 hoặc 3 bánh).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Giao thông

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi