Thông tư liên tịch 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ LĐ, TB và XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH

Thông tư liên tịch 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ LĐ, TB và XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Duy Đồng; Lê Vũ Hùng; Nguyễn Thị Kim Ngân; Nguyễn Trọng Điều
Ngày ban hành:27/03/2002Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN TỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BAN TỔ CHỨC -
CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-
BTC-BLĐTB&XH NGÀY 27 THÁNG 03 NĂM 2002

 

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thi hành Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, sau khi trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan, Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo đục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) trong biên chế, người trong thời gian tập sự hoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (nhà giáo, CBQLGD hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) hiện đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Nhà giáo, CBQLGD không thuộc biên chế Nhà nước, người trong thời gian tập sự hoặc hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị không thuộc ngân sách Nhà nước (nhà giáo, CBQLGD không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) hiện đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm 1 và điểm 2 trên đây bao gồm:

a. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trường, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;

b. Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và dào tạo dược phân công làm nhiệm vụ tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo;

c. Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tào được điều động về công tác ở Phòng Giáo dục và Đào tạo mà cơ quan phòng Giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

 

1. Các trường chuyên biệt bao gồm:

a. Trường phổ thông dân tộc nội trú;

b. Trường phổ thông dân tộc bán trú;

c. Trường dự bị đại học;

d. Trường trung học phổ thông chuyên;

đ. Trường giáo dưỡng;

e. Trường, lớp dành cho người tàn tật;

g. Trường năng khiếu nghệ thuật, thề dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này và hoạt dộng theo quy định của Luật Giáo đục.

2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và những vùng khó khăn khác. Danh mục của những vùng này được ban hành kèm theo các Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 1999, Quyết định số 647/QĐ -TTg ngày 12 tháng 07 năm 2000, Quyết định số 42/QĐ -TTg ngày 26 tháng 03 năm 2001 và các quyết định bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khán và xã biên giới, hải đảo thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3. "Cơ sở giáo đục và đào tạo" bao gồm: nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, mầm non, phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học; các trung tâm: kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên, nuôi dạy trẻ tàn tật.

 

III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

 

1. Nhà giáo, CBQLGD ngoài việc hưởng các chính sách như cán bộ, công chức công tác trong ngành giáo dục còn được hưởng thêm các chế độ phụ cấp trợ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư này.

2. Nhà giáo, CBQLGD khi nghỉ hưu hoặc thôi việc không hưởng các chế độ phụ cấp trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này.

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này không sử dụng để tính các chế dộ phụ cấp khác, chế dộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc;

Riêng phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động được tính để trích nộp 2% kinh phí Công đoàn.

3. Nhà giáo, CBQLGD công tác ở trường chuyên biệt không đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi quy định cho các trường chuyên biệt hướng dẫn tại các mục I, II và mục III phần B của Thông tư này;

- Nhà giáo, CBQLGD công tác ở trường chuyên biệt mà trường chuyên biệt đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì hưởng đủ các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định từ mục I đến mục XI tại phần B của Thông tư này;

- Nhà giáo, CBQLGD công tác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ mục I đến mục XI (trừ mục III) phần B của Thông tư này.

4. Nhà giáo, CBQLGD hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư này do nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước chi trả;

Ngân sách Trung ương chi trả cho các Nhà giáo, CBQLGD công tác ở các trường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý. Ngân sách địa phương chi trả cho các Nhà giáo, CBQLGD công tác ở trường chuyên biệt, tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc địa phương quản lý;

Nhà giáo, CBQLGD không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ sở giáo dục và đào tạo vận dụng, thực hiện các chế dộ trợ cấp, phụ cấp, ưu dãi quy định tại Thông tư này từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.

(Thiếu)

 

 

Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này hiện đang công tác tại trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian không được tính để trả phụ cấp ưu đãi cho các đối tượng nêu trên gồm có:

- Đi học tập dài hạn, đi công tác trên 3 tháng, nghỉ về việc riêng 1 tháng (liên tục);

- Nghỉ thai sản vượt quá tiêu chuẩn quy định trong Bộ luật Lao động và nghỉ ốm theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm Xã hội;

- Trong thời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

2. Mức phụ cấp

2.1. Mức phụ cấp

2.1.1. Mức phụ cấp 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) áp dụng đối với các nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại:

a. Các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b. Các trường chuyên biệt sau:

- Trường trung học phổ thông chuyên;

- Trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Trường, lớp dành cho người tàn tật;

- Riêng đối với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các trường giáo dưỡng đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này mà có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh và phụ cấp thâm niên hiện hưởng thấp hơn mức 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) thì được hưởng thêm số tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch để đạt mức phụ cấp bằng 70%.

2.1.2. Mức phụ cấp 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) áp dụng đối với các nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các trường chuyên biệt không đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Trường phổ thông dân tộc bán trú;

- Trường dự bị đại học;

- Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.

2.1.3. Cách tính

Tiền phụ cấp ưu đãi được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệ số lương hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh dạo (nếu có)) x 70% hoặc (50%).

Ví dụ 1: Một Hiệu trưởng trường tiểu học công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hệ số 2,59, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,25 được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70%. Tiền phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp này trong 1 tháng dược tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi 1 tháng = 210.000 đ x (2,59 + 0,25) x 70% = 417.480 đ

Ví dụ 2: Nhà giáo Nguyễn Văn A, hiện đang công tác ở trường giáo dưỡng, cấp bậc Đại uý, có hệ số lương 4,15, hưởng phụ cấp thâm niên 20%.

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo Nguyễn Văn A được hưởng thêm như sau:

Mức phụ cấp ưu dãi được hưởng = 70% (phụ cấp ưu đãi theo quy định) - 20% (phụ cấp thâm niên) = 50%.

Tiền phụ cấp ưu đãi 1 tháng = 210.000 đ x 4,15 x 50% = 435.750 đ.

3. Phương thức chi trả

3.1. Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè).

3.2. Nhà giáo, CBQLGD đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Thông tư số 147/1998/TTLT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH-BGD&ĐT ngày 05 tháng 03 năm 1998 của Liên tịch Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước.

3.3. Khoản phụ cấp này được hạch toán vào mục 102 tiểu mục 08 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

III. PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

 

1. Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này công tác tại trường chuyên biệt được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,3 so với lương tối thiểu và không hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/ BLĐTB&XH-TT ngày 02 tháng 06 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm.

2. Cách tính

Tiền phụ cấp trách nhiệm được hưởng trong 1 tháng = mức lương tối thiểu x 0,3.

3. Phương thức chi trả

3.1. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

3.2. Khoản phụ cấp này được hạch toán vào mục 102 tiểu mục 03 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

IV. PHỤ CẤP THU HÚT

 

1. Đối tượng được hưởng

Nhà giáo, CBQLCD kể cả những người mới tốt nghiệp được cấp có thấm quyền tuyển dụng và bố trí công tác (bao gồm cả người địa phương và người từ địa phương khác đến) được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền điều động từ nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Mức phụ cấp và thời gian được hưởng

- Mức phụ cấp bằng 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).

- Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của Nhà giáo, CBQLGD tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ ngày nhận quyết định điều động công tác.

3. Cách tính hưởng phụ cấp

3.1. Tiền phụ cấp thu hút được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệ số lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh dạo (nếu có)) x 70%.

3.2. Mốc thời gian tính trả phụ cấp thu hút đối với những người được điều động trước ngày 25 tháng 07 năm 2001 được tính từ ngày 25 tháng 07 năm 2001 trở về sau. Trong những trường hợp này, phụ cấp thu hút cũng được trả theo thời gian thực tế còn tiếp tục công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng tối đa cũng không quá 5 năm, kể từ ngày quyết định điều động có hiệu lực. Đối với những người được điều động từ ngày 25 tháng 07 năm 2001 trở về sau thì mốc thời gian được tính từ ngày nhận quyết định của cấp có thẩm quyền điều động cho đến ngày hoàn thành thời hạn được điệu động.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, tốt nghiệp trường trung học sư phạm, ngày 31/12/1996 được Sở Giáo dục và Đào tạo điều động đến công tác tại trường tiểu học thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đến 31/12/2002 có quyết định thuyên chuyển về vùng không có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. ông Nguyễn Văn A được hưởng phụ cấp thu hút mức 70% tính từ ngày 25/07/2001 cho đến ngày 31/12/2002 (thời gian còn lại của 5 năm, kể từ ngày nhận quyết định điều động- tức là ông A được nhận phụ cấp thu hút 1 năm 5 tháng).

Ví dụ 2. Bà hiệu trưởng Nguyễn Thị B công tác ở trường tiểu học được xếp lương mã ngạch 15114, bậc 7, hệ số 2,59, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,35. Ngày 15/08/2001 nhận Quyết định điều động của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến công tác tại Trường tiểu học đóng trên địa bàn thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với thời hạn 3 năm đến ngày 15/08/2004 hết hạn phục vụ, được hưởng phụ cấp thu hút 70%.

Tiền phụ cấp thu hút được hưởng trong 1 tháng tính cho trường hợp này = 210.000 x (2,59 + 0,35) x 70% = 432.180 đ và được trả trong thời gian 3 năm (36 tháng).

Hết 3 năm, Bà Nguyễn Thị B ở lại tiếp tục công tác tại cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quyết định của cấp có thẩm quyền thêm 3 năm nữa và tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút thêm 2 năm.

4- Cách trả

4.1. Phụ cấp này được tính đề trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè);

4.2. Phụ cấp này chỉ được trả trong thời gian công tác thực tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4.3. Phụ cấp này được hạch toán vào mục 102, tiểu mục 02 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

V. THỜI HẠN LUÂN CHUYỂN NHÀ GIÁO VÀ
TRỢ CẤP CHUYỂN VÙNG

 

1- Đối tượng

1.1. Nhà giáo hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ địa bàn không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội dặc biệt khó khăn đến nhận công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 25 tháng 07 năm 2001 trở đi;

1.2. Người mới tốt nghiệp các trường đào tạo được cấp có thẩm quyền tuyển dụng mới và bố trí công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 25 tháng 07 năm 2001 trở đi.

2. Thời hạn luân chuyển nhà giáo và chế độ được hưởng

2.1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm đối với nam, 3 năm đối với nữ.

Trong thời gian công tác theo thời hạn luân chuyển quy định mà nhà giáo bị kỷ luật (khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch) thì chưa được giải quyết luân chuyển. Chỉ sau khi chấm dứt hiệu lực kỷ luật thì nhà giáo mới được luân chuyển và thời gian bị kỷ luật không dược tính vào thời gian phục vụ trong thời hạn luân chuyển.

2.2. Sau khi hoàn thành thời hạn phục vụ nêu trên, nhà giáo được cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác đến nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo những nguyên tắc dưới đây:

a) Đối với nhà giáo được điều động luân chuyển đến công tác tại cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được luân chuyển trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi được điều động đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b. Đối với những người mới tốt nghiệp các trường đào tạo được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng mới để bố trí công tác theo thời hạn luân chuyển tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ những trường hợp khi tuyển sinh đi học tại các trường đào tạo đã có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), được cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo có thẩm quyền bố trí, sắp xếp đến công tác ở cơ sở giáo dục và đào tạo không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c. Nhà giáo có nguyện vọng thuyên chuyển công tác đi nơi khác, được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền tạo điều kiện để đi liên hệ thuyên chuyển công tác và giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng;

d. Khi đã được quyết định luân chuyển về địa phương mới, nhà giáo phải phục tùng sự phân công công tác của cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương mới chuyển đến, nếu không chấp hành việc bố trí công tác thì tuỳ theo mức độ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

2.3. Những nhà giáo không thuộc đối tượng hưởng chế độ thời hạn luân chuyển và những nhà giáo nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ ngày 24 tháng 07 năm 2001 trở về trước thì không giải quyết việc luân chuyển theo thời hạn như nói ở trên.

Những nhà giáo này, nếu có nguyện vọng thuyên chuyển sẽ được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền ưu tiên sắp xếp giải quyết thuyên chuyển theo quy định hiện hành của ngành giáo dục và đào tạo.

2.4. Cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, địa phương nơi nhà giáo chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm. Nếu khó khăn về biên chế và quỹ lương thì UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh biên chế và quỹ lương trong tổng số biên chế và quỹ lương của tỉnh cho cơ sở tiếp nhận nhà giáo luân chuyển trở về.

Trong trường hợp cơ sở giáo dục và đào tạo có nhà giáo chuyển đi cần người đến thay thế thì cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền luân chuyển người khác đến thay thế.

2.5. Hết thời hạn phục vụ theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu nhà giáo tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được UBND cấp huyện căn cứ điều kiện cụ thể của huyện xét cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.

2.6. Khi thực hiện quyết định luân chuyển (kể cả trường hợp chuyển đi và chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), nếu nhà giáo có gia đình (cha; mẹ; vợ hoặc chồng; con) chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tầu, xe, cước hành lý (theo giá vé và hoá đơn tài chính phát hành) cho các thành viên đi cùng và được hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 5.000.000đ (năm triệu đồng) cho một hộ (cả gia đình).

3. Cách trả trợ cấp chuyển vùng

3.1. Khoản tiền trợ cấp chuyển vùng và khoản trợ cấp tiền vé tầu, xe, cước hành lý cho nhà giáo và các thành viên đi cùng do cơ sở giáo dục và đào tạo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (có nhà giáo luân chuyển đi và nhận đến) chi trả 1 lần.

3.2. Khoản chi trợ cấp tiền vé tầu, xe, cước hành lý, trợ cấp chuyển vùng được hạch toán vào mục 105 tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

VI- TRỢ CẤP LẦN ĐẦU

 

1. Đối tượng và điều kiện được hưởng

Nhà giáo kể cả những người mới tốt nghiệp được cấp có thẩm quyền tuyển dụng và bố trí công tác được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 25 tháng 07 năm 2001 trở về sau.

2. Mức trợ cấp và giải quyết chỗ ở

- Nhà giáo đủ điều kiện trên đây được hưởng một khoản trợ cấp lần dầu 3.000.000đ (ba triệu đồng) cho một người để hỗ trợ mua sắm những vật dụng cần thiết sớm ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.

Nhà giáo luân chuyển đến công tác ở cơ sở giáo dục và đào tạo được Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận giải quyết chỗ ở. Căn cứ vào số lượng nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục và đào tạo có nhu cầu nhà ở và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện xây dựng nhà ở tập thể (nhà công vụ) giáo viên hoặc xây thêm phòng ở tại khu tập thể giáo viên cho phù hợp điều kiện thực tế địa phương.

3. Cách trả

3.1. Trợ cấp này được cơ sở giáo dục và đào tạo nơi tiếp nhận nhà giáo chi trả sau khi nhà giáo đã nhận công tác.

3.2. Khoản trợ cấp này được hạch toán vào mục 105 tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

VII. PHỤ CẤP TIỀN MUA VÀ VẬN CHUYỀN NƯỚC NGỌT VÀ SẠCH

 

1. Đối tượng và điều kiện được hưởng

Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này đang công tác và sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà tại nơi đang sinh sống có vùng thực sự thiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa (gọi chung là vùng thiếu nước ngọt).

2. Xác định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức được phụ cấp vùng thiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước hoặc có nhưng không thể dùng để phục vụ cho sinh hoạt từ 1 tháng liên tục trở lên trong năm.

UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc quyền quản lý dể quy định vùng thiếu nước ngọt và nước sạch, thời gian và mức hưởng phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và nước sạch cho phù hợp.

3. Cách tính

3.1- Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo tính chi phí phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt theo hướng dẫn sau:

- Căn cứ để tính chi phí thực tế cho một người bao gồm:

+ Định mức tiêu chuẩn: 6 mét khối/ người/ tháng (a).

+ Số tháng thực tế thiếu nước ngọt trong 1 năm (b).

+ Tiền chi phí mua và vận chuyển 1 mét khối nước ngọt đến nơi ở và làm việc của nhà giáo, CBQLGD do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (c).

+ Tiền nước sinh hoạt đã được tính trong tiền lương là: 600đ/1 mét khối.

- Mức phụ cấp tiền mua nước ngọt là phần chênh lệch giữa chi phí thực tế với phần tiền đã được tính trong tiền lương (600đ/m3 x 6 m3 = 3.600đ).

Mức phụ cấp được hưởng trong 1 tháng = (a) x (c) - 3.600đ

3.2. Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này công tác ở các trường thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn được hưởng phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch thì được hưởng theo mức quy định của địa phương có trường đóng.

4. Cách trả

Khoản phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch được trả bằng tiền cùng kỳ lương hàng tháng;

- Khoản chi phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch được hạch toán vào mục 105 tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

VIII. PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

 

1- Đối tượng và điều kiện được hưởng

Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.

2- Mức phụ cấp và cách tính trả

Mức phụ cấp 0,2 so với mức lương tối thiểu.

Cách tính trả phụ cấp thực hiện theo hướng dẫn tại mục IV, Thông tư số 19/LĐTB&XH-TT ngày 02 tháng 06 nằm 1993 của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.

Khoản phụ cấp này được hạch toán vào mục 102 tiểu mục 06 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

IX. PHỤ CẤP DẠY BẰNG TIẾNG VÀ CHỮ VIẾT CỦA
NGƯỜI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI

 

1. Đối tượng và điều kiện được hưởng

Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp đụng tại mục I phần A Thông tư này hiện đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội dặc biệt khó khăn được người đứng đầu đơn vị, cơ sở giáo dục phân công trách nhiệm và đang trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của dân tộc ít người theo chương trình, tài liệu dạy học do ngành giáo dục và đào tạo ban hành, làm công tác quản lý, chỉ đạo không phân biệt hình thức dạy thuần tiếng dân tộc hay dạy song ngữ (tiếng dân tộc - tiếng Việt).

2. Thời gian được hưởng

2.1. Nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người 2 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 9 tháng trong 1 năm học;

2.2. Nếu nhà giáo, CBQLGD trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người 1 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 4,5 tháng trong 1 năm học;

2.3. Nếu dạy không đủ 1 học kỳ trong 1 năm học thì dạy tháng nào được trả phụ cấp trong tháng đó.

3. Mức phụ cấp và cách tính

Tiền phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người bằng 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có ).

Mức phụ cấp được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệ số lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo( nếu có )) x 50% .

4. Cách trả

4. 1 . Phụ cấp này được tính để trả cùng kỳ lương hàng tháng.

4.2. Phụ cấp này chỉ được trả trong thời gian nhà giáo, CBQLGD công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người.

4.3. Khoản phụ cấp này được hạch toán vào mục 102, tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

X. CHÊ ĐỘ TRỢ CẤP TỰ HỌC TIẾNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC

(quy định tại khoản 2, Điều 14 của Nghị định 35/2001/NĐ-CP)

1. Đối tượng và điều kiện được hưởng

Nhà giáo, CBQLCD thuộc đối tượng áp dụng tại mục I phần A Thông tư này đang công tác (bao gồm cả người dân tộc thiểu số tự học và sử dụng tiếng dân tộc ít người khác) tại các vùng dân tộc ít người thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phải thực sự tự học và sử dụng được thành thạo chữ viết và tiếng nói của người dân tộc ít người ở địa phương vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền xác nhận đạt chuẩn quy định.

2. Chế độ được hưởng .

2.1. Được thanh toán tiền mua tài liệu học tập phục vụ cho việc tự học (không tính tài liệu tham khảo) tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người (nếu có) theo hoá đơn tài chính.

2.2. Được trợ cấp tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người. Mức hưởng cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng không vượt quá 5 triệu đồng cho một người. .

3. Cách trả

3.1. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tiền mua tài liệu tham khảo) được cấp mỗi năm 1 lần theo hoá đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.

3.2. Tiền bồi dưỡng tự học được cấp 1 lần khi nhà giáo, CBQLGD tự học đạt được trình độ sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của người dân tộc ít người vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền xác nhận.

3.3. Khoản tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng tự học được hạch toán vào các tiểu mục thích hợp thuộc mục 119 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách Nhà nước.

 

XI. KHEN THƯỞNG

 

Nhà giáo, CBQLGD đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có diều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tính thời gian quy đổi để được xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, được xét tặng huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục và các chính sách khen thưởng khác của Nhà n ước .

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Dự toán kinh phí chi trả các chế dộ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này cho nhà giáo, CBQLGD công tác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo (theo biểu 1, biểu 2.a, 2.b kèm theo) được lập cùng kỳ với dự toán ngân sách chi thường xuyên tại mỗi cấp, mỗi đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

2. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập chịu trách nhiệm xét duyệt và lập dự toán chi trả theo năm cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (trong đó có phân tích chi tiết việc chi trả các chế độ phụ cấp, trợ cấp cho nhà giáo, CBQLGD của đơn vị mình) gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp trước ngày 30/04/2002 để xét duyệt theo biểu mẫu kèm theo Thông tư này.

3. Các Bộ, ngành trung ương, có trách nhiệm tổng hợp đối với các trường, cơ sở do Bộ, ngành quản lý (theo biểu số 3, 4.a, 4.b và 5 kèm theo) gửi báo cáo về Liên Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh -và Xã hội) trước ngày 3l/05/2002 để làm căn cứ cấp phát kinh phí.

Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp đối với các trường, cơ sở do địa phương quản lý (theo biểu số 3, 4.a, 4.b và 5 kèm theo) về dự toán kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tại Thông tư này báo cáo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/05/2002 về tình hình thực hiện ở địa phương.

Từ năm 2003 trở đi, việc xét duyệt bổ sung các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 35/2001/NĐ-CP nêu trên do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định việc phân công, phân cấp cho các đơn vị chức năng cấp dưới trực thuộc giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 07 năm 2001. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời để Liên Bộ xem xét, bổ sung cho phù hợp.


BỘ, NGÀNH HOẶC UBND

BIỂU SỐ: 4B

 

TỔNG HỢP CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐàI ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KTXH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO NGHỊ ĐỊNH 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001 CỦA CHÍNH PHỦ

Đơn vị: Ngàn đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Trợ cấp chuyển vùng

Trợ cấp lần đầu

Trợ cấp tham quan học tập bối dưỡng CM, nghiệp vụ

Trợ cấp tự học tiếng và chữ viết người dân tộc ít người để phục vụ công tác

Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch

Tổng cộng phụ cấp trợ cấp năm

 

 

Đối tượng

Kinh phí năm

Đối tượng

Kinh phí năm

Đối tượng

Kinh phí năm

Đối tượng

Tiền mua tài liệu

Bồi dưỡng tự học

Kinh phí năm

Đối tượng

Mức hỗ trợ 1 tháng

Số tháng được hưởng

Kinh phí năm

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

 

8

9

10

 

11

12

13

 

1

1.1

1.2

 

2

2.1

2.2

Tổng số

Xã A

Tên đơn vị A

Tên đơn vị B

.....

Xã B

Tên đơn vị A

Tên đơn vị B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành hoặc UBND

(Ký tên và đóng dấu)


BỘ, NGÀNH HOẶC UBND

TỔNG HỢP CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ƯU ĐàI ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KTXH
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO NGHỊ ĐỊNH 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001 CỦA CHÍNH PHỦ

Đơn vị: Ngàn đồng

Số

TT

Chỉ tiêu

Phụ cấp ưu đãi

Phụ cấp thu hút

Phụ cấp lưu động

Phụ cấp trách nhiệm
(trường chuyên biệt)

Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người

Tổng cộng phụ cấp tăng thêm 1 tháng

Tổng phụ cấp tăng thêm 1 năm (cả trích KPCĐ)

 

 

 

Tổng số đối tượng được hưởng

Lương NB và phụ cấp CV

Phụ cấp
ưu đãi

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Tổng số đối tượng được hưởng

Lương NB và phụ cấp CV

Phụ cấp thu hút

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Tổng số đối tượng được hưởng

Phụ cấp lưu động

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Tổng số đối tượng được hưởng

Hệ số phụ cấp cũ (nếu có)

Hệ số phụ cấp mới

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Tổng số đối tượng được hưởng

Lương NB và phụ cấp CV

Tổng phụ cấp tháng

 

 

 

 

 

Tổng số

Hệ số lượng ngạch bậc

Hệ số phụ cáp chức vụ

Tỉ lệ phụ cấp cũ

Tỉ lệ phụ cấp mới

 

 

Tổng số

Hệ số lượng ngạch bậc

Hệ số phụ cáp chức vụ

Tỉ lệ phụ cấp cũ

Tỉ lệ phụ cấp mới

 

 

Hệ số phụ cấp cũ

Hệ số phụ cấp mới

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Hệ số lương ngạch bậc

Hệ số phụ cấp chức vụ

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Trường A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Trường B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Trường A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trường B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cột 7 = Cột 2 x (Cột 6-Cột 5) x mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

Cột 14 = Cột 9 x (Cột 13-Cột 12) x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

Cột 18 = (Cột 17 - Cột 16) x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

Cột 22 = (Cột 21-Cột 20) x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

Cột 27 = Cột 24 x 50% x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

 

Ghi chú:

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp lưu động được dùng để trích 2% kinh phí công đoàn

- Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người 1 năm được tính theo

tháng thực tế tham gia giảng dạy

Bộ, ngành hoặc UBND.....

(Ký tên và đóng dấu

 


BỘ, NGÀNH HOẶC UBND

Đơn vị.......................

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐàI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÙNG CÓ
ĐIỀU KIỆN KTXH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO NGHỊ ĐỊNH 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001
CỦA CHÍNH PHỦ

 

Đơn vị: đồng

Số

TT

 

Họ và tên

Trợ cấp chuyển vùng

Trợ cấp lần đầu

Trợ cấp tham quan học tập bồi dưỡng CM nghiệp vụ

Trợ cấp tự học tiếng và chữ viết người dân tộc ít người để phục vụ công tác

Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch

Tổng cộng phụ cấp trợ cấp năm

 

 

 

 

 

Tiền mua tài liệu

Bồi dưỡng tự học

Kinh phí năm

Mức hỗ trợ 1 tháng

Số tháng được hưởng

Kinh phí năm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

1

2

3

Tổng số

Họ và tên A

Họ và tên B

Họ và tên C

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng biên chế đơn vị................. người

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)


 

BỘ, NGÀNH HOẶC UBND

BIỂU SỐ: 3

 

TỔNG HỢP CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, TRỢ CẤP ƯU ĐàI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN,
CÁN BỘ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT THEO
NGHỊ ĐỊNH 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001 CỦA CHÍNH PHỦ

(Loại trừ trường chuyên biệt thuộc vùng có điều kiện KTXH dặc biệt khó khăn)

 

Đơn vị: Ngàn đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Tổng số đối tượng được hưởng

Hệ số lượng NB + Phụ cấp CV

Phụ cấp ưu đãi

Phụ cấp trách nhiệm

Trợ cấp tham quan học tập, bối dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Tổng phụ cấp trợ cấp tăng thêm 1 năm (cả trích KPCĐ)

 

 

 

Tổng số

Lương ngạch bậc

Phụ cấp chức vụ

Hệ số phụ cấp cũ

Hệ số phụ cấp mới

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Hệ số phụ cấp cũ
(nếu có)

Hệ số phụ cáp mới

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Đối tượng

Kinh phí năm

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

1

1.1

1.2

 

2

2.1

2.2

 

 

Tổng số

Xã A

Tên đơn vị A

Tên đơn vị B

........

Xã B

Tên đơn vị A

Tên đơn vị B

.........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cột 7 = Cột 2 x (Cột 6 - Cột 5) x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

Cột 10 = (Cột 9-Cột 8) x Mức lương tối thiểu (210.000 đồng)

 

Ghi chú: - Phụ cấp trách nhiệm được dùng để trích 2% kinh phí công đoàn

Bộ, ngành hoặc UBND

(Ký tên và đống dấu)


 

BỘ, NGÀNH UBND

BIỂU SỐ: 5

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, TRỢ CẤP ƯU ĐàI ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO,
CÁC BỘ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KTXH
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO NGHỊ ĐỊNH 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001 CỦA CHÍNH PHỦ

Đơn vị: ngàn đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Tổng số đối tượng được hưởng các chế độ

Kinh phí tăng thêm năm 2002

Kinh phí tăng thêm 5 tháng năm 2001

 

I

1

 

2

3

Tổng số

Cộng trường chuyên biệt

Phụ cấp ưu đãi

Trong đó: Trường bán trú

Phụ cấp trách nhiệm

Trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

II

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cộng vùng có Điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn

Phụ cấp ưu đãi

Phụ cấp thu hút

Phụ cấp lưu động

Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết người dân tộc ít người

Trợ cấp chuyển vùng

Trợ cấp lần đầu

Trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Trợ cấp tự học bằng tiếng và chữ viết người dân tộc ít người

Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt

 

 

 

 

Bộ, ngành hoặc UBND

(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi