Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 01/2002/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú lần thứ tám
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 01/2002/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/2002/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 14/01/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 01/2002/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 01/2002/TT-BGDĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2002 |
THÔNG TƯ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01/2002/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 01 năm 2002 về việc hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo ưu tú lần thứ tám
Thi hành Pháp lệnh ngày 30-5-1985 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52/HĐBT ngày 26-4-1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú trên cơ sở đánh giá kết quả 7 đợt phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáo từ năm 1988 đến năm 2000, nay Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng, thay mặt Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ 8 như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG:
1- Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dạy xoá mù chữ, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên.
2- Giáo viên các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp; giảng viên các trường cao đẳng, trường đại học, các trường Đảng, đoàn thể và các trường, học viện, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3- Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý trường học, chỉ đạo tại các cơ quan quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục.
(Các đối tượng kể trên hiện đang là cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên cơ hữu tại các trường ngoài công lập cũng được xét như các đối tượng đang công tác tại các trường công lập)
II- TIÊU CHUẨN:
1- Tiêu chuẩn Nhà giáo nhân dân:
a- Đạo đức:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, gương mẫu, mô phạm, thực sự là tấm gương sáng.
b- Có tài năng sư phạm xuất sắc, có nhiều công lao lớn đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc, cụ thể là:
- Có nhiều thành tích xuất sắc, công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục.
- Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, thể hiện tài năng sư phạm xuất sắc, có nhiều học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị trở thành trường học tiên tiến xuất sắc hoặc mô hình phát triển giáo dục.
- Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) được Hội đồng khoa học cấp Bộ xếp hạng cao.
c- Ảnh hưởng của nhà giáo:
- Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn và nghiên cứu khoa học, có năng lực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra chuyên môn đạt kết quả cao.
- Có uy tín lớn và ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được đồng nghiệp thừa nhận là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
d- Đã trực tiếp giảng dạy được ít nhất 15 năm:
- Những người có thời gian công tác từ 10 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.
- Cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 10 năm trực tiếp giảng dạy trong số 15 năm công tác.
2- Tiêu chuẩn Nhà giáo ưu tú:
a- Đạo đức:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng thương yêu chăm sóc giáo dục học sinh, đạo đức gương mẫu.
b- Có tài năng sư phạm, có nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục, cụ thể là:
- Trong công tác giảng dạy có chất lượng tốt, đạt hiệu quả rõ rệt, thể hiện tài năng sư phạm, có nhiều học sinh giỏi.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị, trường học trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc.
- Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm, hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng.
c- Ảnh hưởng của nhà giáo:
- Có nhiều thành tích bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ, có năng lực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng, kiểm tra và thanh tra chuyên môn.
- Có ảnh hưởng rộng rãi ở địa phương, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.
d- Đã trực tiếp giảng dạy ít nhất 10 năm.
- Những người có thời gian công tác từ 7 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.
- Cán bộ, công chức công tác ở các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 7 năm trực tiếp giảng dạy trong số 10 năm công tác.
3- Vận dụng tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục với danh hiệu Nhà giáo nhân dân:
Những người được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải là nhà giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đủ thời gian 6 năm trở lên (từ năm 1996 về trước) và đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Về tài năng sư phạm và công lao đối với sụ nghiệp giáo dục trong thời gian từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đến nay cần được xác định thể hiện rõ các yêu cầu sau:
a- Có nhiều thành tích xuất sắc, công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục.
b- Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá và xếp hạng cao.
c- Tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nhà giáo ưu tú, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu có uy tín lớn, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội.
4- Vận dụng tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục với danh hiệu Nhà giáo ưu tú:
Những người được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu, trong đó cần xác định rõ tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục với từng ngành học, bậc học cụ thẻ là:
a- Đối với cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo:
- Đánh giá trên cơ sở chất lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, thực hiện các chuyên đề giáo dục với chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, giữ vững số lượng, nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường; thương yêu, chăm sóc các cháu bằng tình thương của người mẹ thứ hai.
- Trong nuôi dạy các cháu đã có sáng kiến, hoặc cải tiến để nuôi dạy các cháu được tốt hơn, được tập thể sư phạm từ cấp trường trở lên công nhận.
- Đảm bảo thực hiện xuất sắc những mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non, góp phần xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành học.
- Giúp đỡ, bồi dưỡng được nhiều cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi; được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi, tiêu biểu của địa phương, được cha mẹ các cháu tín nhiệm.
- Hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp mới đạt kết quả.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp quận, huyện và cấp ngành giáo dục tỉnh, thành phố (từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cơ sở).
b- Đối với giáo viên tiểu học:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của bậc tiểu học, có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; trong giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều học sinh xếp loại giỏi.
- Có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc; được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên giỏi tiêu biểu của bậc tiểu học ở địa phương; là nhà giáo mẫu mực, tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.
- Có nhiều thành tích giúp đỡ đồng nghiệp phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi của trường, của địa phương.
- Có cải tiến, hoặc sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học ngành Giáo dục từ cấp huyện trở lên công nhận.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp huyện và cấp ngành giáo dục tỉnh, thành phố (từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cơ sở).
- Đối với giáo viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, giáo viên người dân tộc ít người, khi xem xét cần chú ý tinh thần khắc phục khó khăn bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh, có nhiều biện pháp, giải pháp vận động được nhiều học sinh ra lớp, giữ vững sĩ số.
c- Đối với giáo viên trung học phổ thông (trung học cơ sở, trung học phổ thông):
- Giảng dạy, giáo dục học sinh đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động và trí thông minh của học sinh, có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp.
- Được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên giỏi tiêu biểu của cấp học; là nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.
- Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của trường, của địa phương.
- Có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc, góp phần xây dựng, ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Có cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trong giảng dạy, trong quản lý được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên đánh giá và công nhận.
- Có ít nhất 5 năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp ngành giáo dục tỉnh, thành phố (từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cơ sở).
- Đối với giáo viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, giáo viên người dân tộc ít người, khi xem xét cần chú ý tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, dìu dắt học sinh, có nhiều học sinh trưởng thành đóng góp xây dựng địa phương.
d- Đối với giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:
- Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu qủa cao, có nhiều đóng góp để đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo thích ứng với sự đổi mới của nền kinh tế. Có nhiều đóng góp để đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành và địa phương. Có nhiều học sinh giỏi cả lý thuyết, kỹ năng và tay nghề.
- Được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên tiêu biểu của các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương, của ngành. Bồi dưỡng nhiều giáo viên có trình độ nghiệp vụ và tay nghề vững vàng.
- Có nhiều công lao xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm, được học sinh tín nhiệm.
- Có nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến được áp dụng mang lại hiệu quả, được Hội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận là giáo viên giỏi ngành giáo dục cấp tỉnh, thành phố đối với trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương, hoặc được Bộ chủ quản công nhận là giáo viên giỏi đối với các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc các bộ (từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi cơ sở).
đ- Với giảng viên các trường cao đẳng:
- Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có đóng góp đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Có sáng kiến, kinh nghiệm, công trình nghiên cứu khoa học, phục vụ giáo dục - đào tạo đã áp dụng trong nhà trường, được Hội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng.
- Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của khoa, của trường.
- Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên cải tiến phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đạt kết quả, có nhiều sinh viên giỏi.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận là giảng viên giỏi cấp trường (trước đây là cán bộ giảng dạy giỏi).
e- Với giảng viên các trường đại học:
- Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo cao; có nhiều đóng góp trong đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Có bề dày thành tích nghiên cứu khoa học với những sáng kiến, cải tiến, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong giảng dạy đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ xếp hạng cao.
- Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành, của trường.
- Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên, học viên cải tiến phương pháp học tập; tích cực nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao, có nhiều sinh viên giỏi, có thành tích đóng góp đào tạo những người giỏi cho đất nước.
- Có ít nhất 5 năm được công nhận là giảng viên giỏi cấp trường (trước đây là cán bộ giảng dạy giỏi).
5. Vận dụng khi xét chọn danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú:
a) Đối với cán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục được điều động đi B, C trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thời gian công tác ở chiến trường B, C được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
b) Đối với cán bộ quản lý: là cán bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo , Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ phận quản lý đào tạo ở các bộ, ngành), cơ quan nghiên cứu giáo dục, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.
- Phải đạt các tiêu chuẩn quy định, có đủ thời gian trực tiếp giảng dạy 7 năm với Nhà giáo ưu tú, 10 năm với Nhà giáo nhân dân, trong thời gian trực tiếp giảng dạy phải đạt số năm và cấp giáo viên giỏi quy định theo bậc học. Thời gian chuyên trách công tác quản lý không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy dù có tham gia thỉnh giảng.
- Thời kỳ công tác quản lý giáo dục đã có những giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đã tham mưu, tổ chức thực hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Với cán bộ lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục, trường cao đẳng, trường đại học cần xem xét tài năng quản lý, thành tích, công lao của cá nhân gắn với thành tích của đơn vị, phải là đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng với thành tích cao.
c) Hội đồng các cấp cần đặc biệt quan tâm xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp. Do vị trí nghề nghiệp, đối với các nhà giáo ở các bậc học, cấp học này, khi xem xét tiêu chuẩn ảnh hưởng của nhà giáo, thì chủ yếu xem xét ảnh hưởng nhà giáo trong bậc học, cấp học ở địa phương. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của nhà trường ở các bậc học, cấp học này cũng được xem xét để tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú như đối với giáo viên.
d) Khi xét tặng danh hiệu vinh dự nhà giáo, các địa phương, trường học cần quan tâm nhiều hơn tới các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo viên đang công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và giáo viên người dân tộc ít người.
đ) Đối với giáo viên dạy xoá mù chữ, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên được vận dụng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú của các cấp học, bậc học tương ứng.
e) Đối với cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên đã nghỉ hưu trước năm 1988 thực sự có công lao và tiêu biểu đã được xem xét từ lần thứ 2 (1990) đến lần thứ 7 (2000). Do vậy những đối tượng này, từ lần xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ 8 năm 2002 sẽ không xét nữa. Đối với cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên đã nghỉ hưu từ năm 1988 đến nay, không nằm trong đối tượng xét danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đối với các nhà giáo lão thành đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, có công lao to lớn, tiêu biểu thì Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú Trung ương sẽ tiếp tục xét đặc cách danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
III- THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ CÁC CẤP:
1- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp cơ sở:
Là Hội đồng ở nhà trường của các cấp bậc học, cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hội đồng ở các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng ở các đơn vị nghiên cứu giáo dục; gọi tắt là Hội đồng cấp cơ sở do Hiệu trưởng, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập.
Thành lập Hội đồng cấp cơ sở quy định như sau:
a) Đối với trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trưởng bổ túc văn hoá, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên:
Hiệu trưởng, Giám đốc làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch , Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc, Tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.
b) Đối với trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:
Hiệu trưởng làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn (hoặc Trưởng khối), Trưởng phòng - ban, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.
c) Đối với các trường cao đẳng, đại học, các trường thành viên thuộc đại học quốc gia hoặc đại học khu vực.
Hiệu trưởng làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phó hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa, Phụ trách các phòng, ban chức năng có liên quan, đại diện giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm Uỷ viên.
d) Đồi với các cơ quan quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục:
Thủ trưởng cơ quan làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phụ trách các đơn vị hoặc phòng - ban chức năng trực thuộc, đại diện giáo viên giỏi giảng viên giỏi, đại diện Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.
2- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Hội đồng cấp huyện).
Hội đồng cấp huyện xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các trường thuộc giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường bổ túc văn hoá, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc huyện (quận, thị xã) quản lý do Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp huyện gồm:
Trưởng Phòng giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn giáo dục huyện làm Phó Chủ tịch, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, phụ trách ngành học, tổ chức cán bộ, đại diện giáo viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm Uỷ viên.
3- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú của Đại học quốc gia, Đại học khu vực (gọi tắt là Hội đồng Đại học quốc gia, Đại học khu vực )
Hội đồng của Đại học quốc gia, Đại học khu vực xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các trường thành viên đề nghị do Giám đốc Đại học quốc gia, Đại học khu vực ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng của Đại học quốc gia, Đại học khu vực gồm:
Giám đốc hoặc Phó giám đốc thường trực làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, các Phó giám đốc đại học, các Hiệu trưởng trường thành viên, Trưỏng các ban: Đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh tra, tổng hợp; đại diện Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú và giảng viên giỏi làm uỷ viên.
4- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân -Nhà giáo ưu tú cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hội đồng cấp tỉnh).
Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đòng cấp huyện và Hội đồng cấp cơ sở ở các trường, đơn vị trực thuộc đề nghị, do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố làm Phó Chủ tịch, các Phó Giám đốc Sở, Trưởng phòng phụ trách các bậc học, tổ chức cán bộ, thanh tra, tổng hợp, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú làm uỷ viên.
5- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp Bộ, ngành (gọi tắt là Hội đồng cấp Bộ).
Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo được Hội đồng cấp dưới ở các trường học, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành đề nghị, do Bộ trưởng ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng cấp Bộ gồm:
Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng thường trực làm Chủ tịch, Chủ tịch công đoàn ngành hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (ở những ngành không có công đoàn ngành dọc) làm Phó Chủ tịch, Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú làm uỷ viên.
6- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương:
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 26-4-1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
7- Một số quy định chung đối với Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú các cấp:
a) Số giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú tham gia Hội đồng mỗi cấp phải bằng 1/3 tổng số thành viên của Hội đồng mỗi cấp.
b) Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi ít nhất có sự tham dự của 2/3 số thành viên của Hội đồng có trong quyết định.
c) Các nhà giáo được Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên xét tặng danh nhiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú phải có số phiếu tán thành ít nhất bằng 2/3 tổng số thành viên Hội đồng có trong quyết định.
d) Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo ở mỗi cấp có một tổ thư ký hoặc ban thư ký giúp việc, do Chủ tịch Hội đồng ra quyết định thành lập.
IV- QUY TRÌNH XÉT CHỌN DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ CÁC CẤP:
Quy định qua 4 bước sau:
Bước 1: Cán bộ, giáo viên giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm
Bước 2: Hội đồng sơ duyệt
Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận
Bước 4: Hội đồng xét duyệt và bỏ phiếu tán thành.
Cụ thể là:
1- Đối với Hội đồng cấp cơ sở:
a) Bước 1: Giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm.
- Họp toàn thể cán bộ giáo viên trong đơn vị nghiên cứu quán triệt thông tư hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ 8.
- Trên cơ sở nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm được công bố công khai trong đơn vị.
- Các nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở đưa vào danh sách xét chọn là những người phải đạt từ 60% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên trở lên.
- Đối với các trường cao đẳng, đại học có quy mô lớn thì tổ chức cho cán bộ, giảng viên bỏ phiếu tín nhiệm tại các khoa.
b) Bước 2: Hội đồng sơ duyệt.
Họp Hội đồng xem xét, trao đổi thành tích công lao của từng người, xem xét những ý kiến đóng góp, đánh giá của cán bộ, giáo viên ở bước 1, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu sơ duyệt.
c) Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận.
Hội đồng công bố kết quả sơ duyệt trong toàn đơn vị, tổ chức thăm dò dư luận trong cán bộ cốt cán, Ban chấp hành công đoan, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thăm dò dư luận trong đại diện học sinh, cha mẹ học sinh (hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh) đối với trường mầm non, trường phổ thông, trong đại diện học sinh, sinh viên đối với trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học.
Đối với các trường cao đẳng, đại học có quy mô lớn, thì tổ chức thăm dò dư luận ở các khoa.
d) Bước 4: Hội đồng bỏ phiếu tán thành.
Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt và kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét và bỏ phiếu tán thành. Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơ duyệt hoặc Hội đồng ấn định đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu nhất định khi sơ duyệt. Kết quả bỏ phiếu tán thành được công bố trong toàn đơn vị.
Các nhà giáo có số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng (tổng số thành viên theo quyết định thành lập Hội đồng) trở lên được hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
Hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở gửi lên Hội đồng cấp trên được quy định như sau:
- Các trường thuộc giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường bổ túc văn hoá, trung tâm dạy nghề thuộc huyện (quận, thị xã), hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp huyện.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chính trị trực thuộc các tỉnh, thành phố, hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp tỉnh.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc Bộ, hồ sơ gửi lên Hội đồng Bộ chủ quản (kèm theo ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường đóng).
- Các trường thành viên thuộc Đại học quốc gia, Đại học khu vực, hồ sơ gửi lên Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng Đại học khu vực.
- Các trường Đảng, đoàn thể ở Trung ương hồ sơ gửi về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2- Đối với Hội đồng cấp huyện, Hội đồng đại học khu vực, Hội đồng cấp tỉnh, Hội đổng cấp Bộ và Hội đồng của Đại học quốc gia:
a) Bước 1: Lập danh sách và hồ sơ
Trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng cấp dưới, kiểm tra và lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn (có đủ 60% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, có số phiếu tán thành đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng trở lên của mỗi cấp) trình Hội đồng.
- Lập hồ sơ gửi tới mỗi thành viên của Hội đồng để nghiên cứu trước.
b) Bước 2: Hội đồng sơ duyệt:
- Họp Hội đồng đối chiếu với tiêu chuẩn để xem xét, so sánh, trao đổi thành tích, công lao của từng nhà giáo trong danh sách.
- Hội đồng bỏ phiếu sơ duyệt.
c) Bước 3: Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận.
Hội đồng công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận theo quy định như sau:
- Hội đồng cấp huyện.
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở, bằng công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng của Đại học khu vực.
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc Đại học khu vực bằng niêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng cấp tỉnh.
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các phòng giáo dục và đào tạo huyện (quận, thị xã) bằng công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng cấp bộ.
Công bố kết quả sở duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc Bộ bằng công văn thông báo lấy ý kiến.
- Hội đồng của Đại học quốc gia.
Công bố kết quả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc ĐHQG bằng niêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.
d) Bước 4: Hội đồng bỏ phiếu tán thành.
- Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt, kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét, cân nhắc và bỏ phiếu tán thành. Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơ duyệt hoặc Hội đồng ấn định đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu nhất định khi sơ duyệt.
Các nhà giáo có số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng (tổng số thành viên theo quyết định thành lập Hội đồng) trở lên mới được đưa vào danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
- Hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân, hồ sơ của Hội đồng đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
V- HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ:
1- Hồ sơ cá nhân được quy định như sau:
a) Bản khai thành tích nhà giáo nhân dân (theo mẫu M1A)
b) Bản khai thành tích Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M1B)
c) Bản khai sáng kiến, giáo trình, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học của nhà giáo nhân dân (theo mẫu M2A).
d) Bản khai kinh nghiệm, cải tiến, sáng kiến của nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên (theo mẫu M2B1).
d) Bản khai cải tiến, sáng kiến, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học của Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (theo mẫu M2B2).
e) Đối với danh hiệu Nhà giáo nhân dân :
Kèm theo bản khai theo mẫu M2A có 1 bản tóm tắt nội dung sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học cấp Bộ công nhận và xếp hạng và đã được phổ biến áp dụng từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, kèm theo ý kiến đánh giá, xác nhận của Hội đồng khoa học cấp Bộ (theo mẫu M2A1).
g) Đối với danh hiệu Nhà giáo ưu tú:
Bản khai kinh nghiệm, cải tiến, sáng kiến, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học theo mẫu M2B1, M2B2 phải có ý kiến xác nhận của Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Hội đồng khoa học trường trực thuộc Bộ.
2- Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên gồm có:
a) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M3A).
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M3B).
c) Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M4A).
d) Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M4B).
đ) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú có ý kiến xác nhận của UBND cùng cấp (theo mẫu M5).
e) Báo cáo quá trình tổ chức xét chọn danh hiệu nhà giáo (theo mẫu M6).
g) Biên bản thăm dò dư luận.
h) Quyết định thành lập Hội đồng.
i) Hồ sơ cá nhân của các nhà giáo được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo (mẫu M1A, M1B, M2A, M2A1, M2B1, M2B2).
(Các biểu mẫu hồ sơ đính kèm theo Thông tư này).
VI. THỜI GIAN TIẾN HÀNH
Để kịp trình Chính phủ và Chủ tịch nước ra quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáo công bố vào trước ngày Nhà giáo Việt nam 20-11, việc xét tặng danh hiệu vinh dự nhà giáo của các địa phương và bộ, ngành phải đảm bảo thời gian theo quy định sau:
- Ngày 05-6-2002 là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp tỉnh, đơn vị và trường trực thuộc Bộ nộp hồ sơ lên Hội đồng cấp Bộ.
- Ngày 05-7-2002 là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng ĐHQG nộp hồ sơ lên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương.
(Tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội - Tel: 8-692013).
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương nắm vững tinh thần hướng dẫn của Thông tư này để vận dụng và có văn bản hướng dẫn riêng phù hợp với ngành và địa phương, chỉ đạo các cấp thực hiện đúng các nội dung và tiến độ thời gian nêu trên để việc xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáo lần thứ 8 đạt kết quả tốt.
| Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |