Công văn 596/BGDĐT-GDĐH 2022 ngành Giáo dục có lộ trình quy hoạch công tác đào tạo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 596/BGDĐT-GDĐH

Công văn 596/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ngành Giáo dục có lộ trình quy hoạch công tác đào tạo
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:596/BGDĐT-GDĐHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Kim Sơn
Ngày ban hành:25/02/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 596/BGDĐT-GDĐH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 596/BGDĐT-GDĐH DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 596/BGDĐT-GDĐH PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Số: 596/BGDĐT-GDĐH
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, QHXV

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2022

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre gửi tới sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội (UBTVQH) chuyển đến tại Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022.

Nội dung kiến nghị:

Cử tri cho rằng, công tác đào tạo hiện nay chưa gắn với nhu cầu của xã hội, có lĩnh vực thiếu người có chuyên môn để phục vụ, có lĩnh vực thừa lao động, dẫn đến thất nghiệp. Đề nghị ngành Giáo dục cần có lộ trình quy hoạch công tác đào tạo, để làm sao cho công tác đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội, tránh đào tạo đại trà, gây lãng phí.

Bộ GDĐT cảm ơn sự quan tâm của cử tri tỉnh Bến Tre. Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

Định hướng công tác đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là một trong những nội dung quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được sâu sắc vấn đề này, trong nhiều năm qua, Chính phủ, các bộ ngành trong đó có Bộ GDĐT đã chú trọng nghiên cứu và ban hành những chính sách nhằm hướng tới gắn kết giáo dục đại học không chỉ với nhu cầu xã hội, mà còn với nhu cầu của thị trường lao động.

1. Cơ sở pháp lý về dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia:

Từ 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 576/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Triển khai các Quyết định trên, ngày 24/5/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia” với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia nhằm phục vụ công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực ở cấp quốc gia, các địa phương, theo ngành, lĩnh vực và theo trình độ; cung cấp thông tin đầu vào cho Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, cho các Bộ, ngành, doanh nghiệp và cho người dân trong việc chuẩn bị nguồn lực con người và định hướng đầu tư; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làm công tác thông tin dự báo nhu cầu nhân lực. Đề án còn có mục tiêu cung cấp thông tin và kết quả dự báo nhu cầu nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và điều hành thực hiện; cho người dân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức liên quan trong đào tạo, sử dụng lao động; hiện thực hoá mục tiêu đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì đề án, trung tâm của cả hệ thống, chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu nhân lực của cả nước dựa trên dữ liệu được các đơn vị đầu mối chuyển về; tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực ở cấp quốc gia, các Bộ, ngành, theo thành phần kinh tế và theo từng địa phương.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ GDĐT cùng các cơ sở giáo dục đại học xây dựng chính sách và triển khai đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Thúc đẩy kết nối hợp tác đại học doanh nghiệp

Một trong những phương thức đẩy mạnh đào tạo kỹ năng cho sinh viên là hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng, đánh giá, đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra của người học, đồng thời tổ chức đào tạo kỹ năng cho sinh viên, cho phép sinh viên được thực hành, thực tập, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và hoạt động tại các tổ chức, doanh nghiệp để sinh viên trang bị được các kỹ năng thực tiễn, sẵn sàng lập nghiệp.

Năm 2018, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học trong đó có nhiều nội dung thúc đẩy việc hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp như: “Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.”

Ngày 15/01/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quyết định số 69/QĐ-TTg triển khai Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 của Việt Nam với quan điểm chỉ đạo chung là “Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học và người sử dụng lao động trong toàn bộ quá trình đào tạo”, với mục tiêu “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực; góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động”.

3. Gắn nhu cầu xã hội với công tác đào tạo

Bộ GDĐT đã ban hành nhiều chính sách đối với các cơ sở giáo dục đại học nhằm mục đích gắn kết công tác đào tạo với nhu cầu xã hội. Trong công tác mở ngành đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học phải chứng minh có hoạt động hợp tác với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo và phải nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng lao động của ngành dự kiến đào tạo1. Trong công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học được phép mời chuyên gia đến từ khối doanh nghiệp trong đó một số lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao hơn như du lịch hoặc máy tính và công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế ưu tiên. Bên cạnh đó, số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành này cũng chiếm ưu thế hơn so với các ngành khác. Việc xác định chỉ tiêu cũng phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của địa phương và của ngành2. Năm 2017, Bộ GDĐT đã giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước với chủ đề “Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025”, nhằm đề xuất các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động. Năm 2019, Bộ GDĐT đã có công văn số 3964/BGDĐT-GDĐH ngày 3/9/2019 nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực đào tạo giáo viên, Bộ GDĐT đã tham mưu Chính phủ để ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, theo đó, quy định về việc xác định nhu cầu đào tạo, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo đã được quy định cụ thể tại Điều 3. Năm 2021, Bộ GDĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17 tháng 2 năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó một trong những mục tiêu lớn là “Quy hoạch để rà soát, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm bảo đảm hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương”.

4. Xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động

Để gắn kết công tác đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, Bộ GDĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam vào năm 2016, trong đó đưa ra chuẩn đầu ra cho 8 bậc đào tạo, từ bậc sơ cấp đến bậc tiến sĩ, trong đó doanh nghiệp là một thành phần không thể thiếu trong việc xác định chuẩn đầu ra của từng trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động.

Để triển khai Khung trình độ quốc gia VN, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư về chuẩn các chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học, đồng thời khẩn trương tiến hành xây dựng chương trình đào tạo đối với từng lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo. Song song với quá trình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang xây dựng Báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) với Khung tham chiếu các trình độ của ASEAN (AQRF), từ đó làm rõ chuẩn các trình độ giáo dục đại học của Việt Nam dần tiệm cận với chuẩn trình độ của khu vực và thế giới. Việc chú trọng đào tạo kỹ năng, đưa các kỹ năng mềm (như kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, tư duy phản biện và logic, mức độ linh hoạt và nhạy bén trong xử lý vấn đề, học hỏi tích cực, linh hoạt nhận thức, quản lý cảm xúc và quản lý bản thân, kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ năng đàm phán và thuyết phục3...) cũng như năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học vào chương trình đào tạo cũng được các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam chủ động và tích cực tiến hành.

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, việc đào tạo đội ngũ giảng viên có vai trò rất quan trọng. Từ năm 2000, Bộ GDĐT đã tham mưu Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Đề án 322, Đề án 911). Theo tổng kết của Bộ GDĐT, Đề án 322 đã cấp kinh phí và gửi đi đào tạo 4.590 người, trong đó, có 2.268 người đi học trình độ tiến sĩ, Đề án 911 đã cấp kinh phí đào tạo trong nước cho 2.050 nghiên cứu sinh, tuyển và cấp kinh phí cho hơn 2.900 ứng viên đi học tiến sĩ ở nước ngoài.

Tiếp theo, ngày 18/1/2019, Bộ GDĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030” (Đề án 89). Theo Đề án 89, mục tiêu cụ thể của đề án là đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài; Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý.

Với các giải pháp nêu trên, Bộ GDĐT rất cần sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và sự phối hợp của các bộ ngành trong việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách để góp phần định hướng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và nhu cầu của thị trường lao động.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng (để tổng hợp);
- Lưu: VT, GDĐH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Kim Sơn

__________________________________

1 Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

2 Điểm c Khoản 4 Điều 10 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 31/3/2020 ban hành Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

3 Những k năng cần thiết của Thế kỷ XXI

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi