Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn về việc bổ sung chế độ đào tạo của chương trình Việt - Tiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2631/LĐTBXH-VL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2631/LĐTBXH-VL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Lê Minh |
Ngày ban hành: | 08/08/1996 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 2631/LĐTBXH-VL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 2631/LĐTBXH-VL NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ VIỆC BỔ SUNG CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO
CỦA CHƯƠNG TRÌNH VIỆT - TIỆP.
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trung tâm xúc tiến việc làm
Trong 3 năm qua (từ 1993 - 1996) việc dạy nghề, đào tạo lại nghề và mở các lớp bồi dưỡng "quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ" cho lao động Việt Nam từ Tiệp Khắc (trước đây) trở về và đối tượng chính sách (con thương binh, liệt sĩ) đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hơn nữa trong việc đào tạo (đào tạo lại) nghề cho số lao động Việt Nam từ Tiệp Khắc (cũ) trở về và thu hút số người tham gia vào Chương trình ngày càng nhiều. Sau khi có sự tham gia ý kiến của các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thêm một số điểm trong việc dạy nghề của Chương trình Việt - Tiệp như sau:
1- Về dạy nghề (đào tạo lại nghề)
1.1- Khi lập dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho đối tượng theo học có tính thêm mục tiền ăn cho học viên với mức 10.000đ/người/ngày (Mười nghìn đồng) không kể ngày nghỉ và chủ nhật (một tháng chỉ tính 26 ngày). Chỉ được tính trong phạm vi thời gian của khoá học nghề đã được liên Bộ phê duỵệt.
1.2- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo kiểm tra Trung tâm khi lập danh sách học viên của dự án dạy nghề phải rà soát chặt chẽ, tránh tình trạng học viên đã tham gia các lớp dạy nghề trước đây trong địa bàn địa phương nay lại đăng ký học tiếp (mỗi học viên chỉ hỗ trợ học nghề một lần).
2- Về lớp "Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ"
Các mục dự toán kinh phí trong dự án không có gì thay đổi và vẫn giữ mức tiền ăn, nước uống cho học viên là 25.000đ/người/ngày (hai mươi lăm nghìn đồng).
3- Về lớp nâng cao "Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Do tình hình nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm gần đây phát triển không ngừng, việc bồi dưỡng những kiến thức nâng cao về quản lý kinh doanh, sản xuất cho các nhà doanh nghiệp để họ thích ứng kịp thời với điều kiện mới là một việc rất cần thiết và cấp bách. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể một số điểm sau:
3.1- Đối tượng: Là những chủ doanh nghiệp đã học qua lớp "Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ" của Chương trình Việt - Tiệp do cơ sở dạy nghề ở các địa phương tổ chức. Các chủ doanh nghiệp này đã áp dụng những kiến thức học tập vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình đẻ phát huy, mở rộng sản xuất kinh doanh và thu hút thêm lao động mới vào làm việc.
3.2- Thủ tục hồ sơ: Theo hướng dẫn tại công văn số 2910/LĐTBXH-VL ngày 4-8-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngoài ra phải có "Giấy chứng nhận" tham dự lớp "Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp và kèm theo bản báo cáo thành tích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình quản lý trong 2 năm gần đây.
3.3- Thời gian học: 16 ngày (không kể ngày nghỉ, ngày lễ, trong đó có 15 ngày học tập và 1 ngày tham quan).
3.4- Dự toán kinh phí hỗ trợ cho lớp học: Các mục dự toán kinh phí hỗ trợ cho lớp học không thay đổi so với dự toán kinh phí cho lớp "Quản lý doanh nghiệp" cũ, có bổ sung thêm chi phí đi lại và ở cho giáo viên. Lớp học được tổ chức với số học viên là 25-30 người/lớp.
3.5- Chương trình và các bài giảng tại lớp học: Thực hiện theo tài liệu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn.
3.6- Giáo viên giảng dạy: Là những Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ và Giáo sư của trường Đại học kinh tế Quốc dân do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mời về địa phương giảng dạy.
4- Các dự án dạy nghề, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có sự phê duyệt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính - Vật giá địa phương (hay của Cục, Vụ Tài vụ thuộc các Bộ, ngành).
5- Về quyết toán kinh phí
Về chi tiêu kinh phí phải nằm trong dự toán đã được liên Bộ phê duỵệt. Mọi chi tiêu không đúng và vượt dự toán đều không được chấp nhận quyết toán. Nếu thực hiện không đủ số lượng học viên theo danh sách trong dự án hoặc thời gian học rút ngắn thì giảm chi phí tương ứng (trường hợp học viên nghỉ học buổi nào thì không được chi tiền ăn buổi đó). Mọi sự thay đổi số lượng học viên theo danh sách của dự án, trung tâm phải báo cáo ngay bằng văn bản và gửi kèm theo hồ sơ của học viên về liên Bộ như mẫu trong công văn hướng dẫn số 2910/LĐTBXH-VL ngày 4-8-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nếu Trung tâm không báo cáo ngay (sau một tháng ký quyết định phê duyệt dự án) Liên Bộ sẽ không chấp nhận việc thay đổi học viên đó.
Sau khi lớp học kết thúc (chậm nhất là một tháng) phải thực hiện quyết toán ngay kinh phí dạy nghề và gửi các văn bản có liên quan tới quyết toán về liên Bộ để làm cơ sở cho việc phê duỵệt cho các dự án dạy nghề tiếp theo. Hồ sơ báo cáo quyết toán gồm:
+ Báo cáo kết quả dạy nghề và quyết toán kinh phí chi tiêu của Trung tâm có sự phê duỵêt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hay của các Bộ, ngành chủ quan).
+ Thông tri duyệt y quyết toán của Sở Tài chính - Vật giá (hay của Cục,Vụ Tài vụ thuộc các Bộ, ngành) kèm theo biên bản thẩm tra số liệu quyết toán chi phí lớp học trước khi ra Thông tri duyệt y quyết toán đó.
+ Bảng kê chứng từ chi tiêu.
+ Danh sách học viên chính thức theo học các lớp dạy nghề của dự án có sự phê duyệt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.