Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư và đầu tư có sử dụng đất

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT

Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2021/TT-BKHĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/11/2021
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Đất đai-Nhà ở

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư sử dụng đất

Ngày 16/11/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất.

Theo đó, hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau: Có bản gốc hồ sơ dự sơ tuyển; Có đơn dự sơ tuyển được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu; Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu; Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự sơ tuyển với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh; Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về đầu tư PPP;…

Cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư thực hiện dự án như sau: Năng lực về tài chính chiếm tỷ trọng 50 – 60% tổng số điểm; Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 40 – 50% tổng số điểm. Các dự án, gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

Ngoài ra, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, danh mục dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày danh mục dự án được phê duyệt hoặc kể từ ngày yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT tại đây

tải Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 09_2021_TT-BKHDT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B K HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

______

Số: 09/2021/TT-BKHĐT

 

CNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất

__________

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạchĐầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP) và Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 25/2020/NĐ-CP), gồm:
1. Quy định về việc lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu dự án PPP.
2. Quy định liên quan đến lập yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất.
Điều 3. Lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu dự án PPP
1. Hồ sơ mời sơ tuyển được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ mời đàm phán được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ mời thầu đối với dự án áp dụng sơ tuyển được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hồ sơ mời thầu đối với dự án không áp dụng sơ tuyển và dự án áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP) được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Hồ sơ mời thầu đối với dự án áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 38 của Luật PPP được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, hồ sơ mời thầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan. Hồ sơ mời thầu không được quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.
Điều 4. Lập yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dự án đầu tư có sử dụng đất
1. Thông báo mời quan tâm, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm chỉ được nêu các nội dung nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
2. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó, giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) được xác định theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phụ lục VIIl ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, hồ sơ yêu cầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 31/2021/NĐ-CP), Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan. Hồ sơ yêu cầu không được quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng, chỉnh sửa các mẫu hồ sơ
1. Trong các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI và VII ban hành kèm theo Thông tư này, những chữ in nghiêng là nội dung nhằm mục đích hướng dẫn, minh họa và được cụ thể hóa trên cơ sở quy mô, tính chất, lĩnh vực và điều kiện riêng (nếu có) của từng dự án.
2. Ngoài các tiêu chí đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại các Phụ lục I, II, IV và VII ban hành kèm theo Thông tư này, tiêu chí đánh giá khác được bổ sung trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy mô, tính chất, lĩnh vực và điều kiện riêng (nếu có) của từng dự án;
b) Không trái với quy định của pháp luật; không làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Trường hợp bổ sung tiêu chí đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này, tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải có thuyết minh chi tiết về các nội dung bổ sung và lý do đề xuất để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 6. Quy định về việc thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
nhayKhoản 1 Điều 6 bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BKHĐT ngày 12/06/2024.nhay
1. Dự án đầu tư có sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được xác định theo các quy định sau:
a) Khu đô thị được xác định theo quy định tại khoản 1 Mục VII Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
b) Nhà ở thương mại được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
c) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc gồm các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú được xác định theo quy định tại điểm h khoản 2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);
d) Công trình thương mại gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát được xác định theo quy định tại điểm e khoản 2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Công trình dịch vụ gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác được xác định theo quy định tại điểm g khoản 2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được xác định và thực hiện như sau:
a) Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 8 Điều 32 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước khi công bố danh mục dự án. Đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ban quản lý khu kinh tế tổ chức xác định, phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trước khi công bố danh mục dự án.
b) Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) là cơ quan tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước khi công bố danh mục dự án. Đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế tổ chức xác định, phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trước khi công bố danh mục dự án.
3. Việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.
Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầu tư đó nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP mà không phải xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
4. Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập để thực hiện dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được kế thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà nhà đầu tư trúng thầu đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).
Điều 7. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được phát hành theo quy định của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 30/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT) mà đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa có kết quả lựa chọn nhà đầu tư thì tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành;
b) Hồ sơ mời sơ tuyển đã được phát hành trước ngày Nghị định số 25/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng có hiệu lực tại thời điểm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Trường hợp danh mục dự án đã được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tuân thủ quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT và có hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm mà đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì nội dung hồ sơ mời thầu được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2020 đến ngày 26 tháng 3 năm 2021), Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT và quy định của pháp luật của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng có hiệu lực tại thời điểm phê duyệt hồ sơ mời thầu;
d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được phát hành theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT mà đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa có kết quả lựa chọn nhà đầu tư thì tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành;
đ) Hợp đồng dự án đã được ký kết tuân thủ quy định của pháp luật trước thời điểm. Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định của hợp đồng dự án. Trường hợp dự án được chấp thuận điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trước khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án.
2. Dự án PPP đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu theo quy định của Luật PPP và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP thì tiếp tục đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu trên cơ sở hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu đã phát hành. Trình tự, thủ tục tiếp theo thực hiện theo quy định tại Luật PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Bổ sung các Mẫu A.I.5a và A.II.5a ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 03 tháng 4 năm 2021 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư, tại Phụ lục IX của Thông tư này.
2. Trong thời gian Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa ban hành quy định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chi tiết đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, nội dung hồ sơ đấu thầu được xây dựng trên cơ sở chỉnh sửa mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục VI và VII ban hành kèm theo Thông tư này nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
3. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, danh mục dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày danh mục dự án được phê duyệt (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc kể từ ngày yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư).
4. Việc đăng tải thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 7, 8, 9, 10 và 13 của Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT cho đến khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, trừ quy định tại khoản 4 điều này.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội,

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Chủ tịch nước,

- Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC và KKT;

- Công báo; cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

- Bộ KH&ĐT, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT, Cổng TTĐT Bộ KH&ĐT;

- Lưu: VT, Cục QLĐT

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Chí Dũng

 

Phụ lục I

MẪU HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN DỰ ÁN PPP

(Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/TT-BKHĐT ngày ........tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN

 

 

Tên dự án:        

______________________________

[ghi tên dự án theo quyết định chủ trương đầu tư

hoặc quyết định phê duyệt dự án]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời sơ tuyển

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

 

 

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC SƠ TUYỂN

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Chương IV. Biểu mẫu dự sơ tuyển

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

 

 

MÔ TẢ TÓM TẮT

 

PHẦN 1. THỦ TỤC SƠ TUYỂN

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và lựa chọn nhà đầu tư vào danh sách ngắn.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng loại dự án cụ thể.

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Chương này gồm quy định về phương pháp và tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.

Chương IV. Biểu mẫu dự sơ tuyển

Chương này gồm quy định về các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để tạo thành một phần nội dung của hồ sơ dự sơ tuyển.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án; quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo hồ sơ mời sơ tuyển các tài liệu này.

 

 

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

HSDST

Hồ sơ dự sơ tuyển

HSMST

Hồ sơ mời sơ tuyển

Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

 

 

 

PHẦN 1. THỦ TỤC SƠ TUYỂN

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung mời

sơ tuyển

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL mời nhà đầu tư quan tâm nộp HSDST đối với dự án được mô tả tại Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án.

1.2. Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay của nhà đầu tư được quy định tại BDL.

1.3. Thông tin cơ bản về dự án được nêu tại BDL.

2. Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP gồm các hành vi theo quy định tại Điều 10 Luật PPP.

3.   Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Nhà đầu tư độc lập hoặc từng thành viên liên danh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

3.1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;

3.2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 30 Luật PPP và Điều 29 của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, thông tin về các nhà thầu tư vấn theo quy định tại BDL;

3.3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

3.4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

3.5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;

3.6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4.   Nội dung HSMST

 

4.1. HSMST gồm có Phần 1, Phần 2 và các tài liệu sửa đổi HSMST (nếu có) theo quy định tại Mục 7 CDNĐT, trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục sơ tuyển

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSDST

- Chương IV. Biểu mẫu dự sơ tuyển

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án

4.2. Thông báo mời sơ tuyển do bên mời thầu phát hành chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMST.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMST, tài liệu giải thích làm rõ HSMST, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có), các tài liệu sửa đổi HSMST không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn, BDL, biểu mẫu, báo cáo tóm tắt dự án và các yêu cầu khác trong HSMST để chuẩn bị HSDST.

5.   Làm rõ HSMST, hội nghị tiền đấu thầu

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMST, nhà đầu tư gửi đề nghị làm rõ bằng văn bản đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý.

Bên mời thầu làm rõ HSMST khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMST phải được đăng tải ngay trên Hệ thống nhưng không muộn hơn 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu; trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Nội dung làm rõ HSMST không được trái với nội dung của HSMST đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ HSMST dẫn đến phải sửa đổi HSMST thì việc sửa đổi HSMST thực hiện theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

5.2. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMST. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMST, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung trao đổi tại hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ câu hỏi của nhà đầu tư và câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMST và đăng tải trên Hệ thống theo quy định tại Mục 5.1 CDNĐT. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMST. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMST cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, bên mời thầu sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.   Sửa đổi HSMST

7.1. Việc sửa đổi HSMST được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc đăng tải văn bản sửa đổi HSMST trên Hệ thống. Văn bản sửa đổi HSMST, gồm quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi, được coi là một phần của HSMST. Nhà đầu tư có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào Hệ thống để cập nhật các thông tin về HSMST.

7.2. Thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMST theo quy định tại BDL. Trường hợp thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMST không đáp ứng theo quy định tại Mục này thì bên mời thầu phải thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian tại Mục này. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 16.2 CDNĐT.

8.   Chi phí dự sơ tuyển

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDST. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự sơ tuyển của nhà đầu tư.

9.   Ngôn ngữ của HSDST

HSDST cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDST trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần của HSDST

HSDST phải gồm các thành phần sau đây:

10.1. Đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

10.2. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

10.3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

10.4. Biểu mẫu dự sơ tuyển;

10.5. Nội dung khác theo quy định tại BDL.

11.  Đơn dự sơ tuyển

11.1. Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự sơ tuyển phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển, được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự sơ tuyển.

11.2. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự sơ tuyển phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển, do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.1 CDNĐT.

12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư

12.1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

12.2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gồm:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được kê khai theo các Mẫu tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển. Trường hợp đồng tiền nêu trong các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại BDL thì khi lập HSDST, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDST; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại BDL để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDST.

b) Các tài liệu khác theo quy định tại BDL.

13. Thời gian có hiệu lực của HSDST

13.1. HSDST phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDST nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

13.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDST, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDST. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDST thì HSDST của nhà đầu tư không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

14. Quy cách HSDST và chữ ký trong HSDST

14.1. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDST gồm: 01 bản gốc HSDST và một số bản chụp HSDST theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSDST thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDST.

14.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi danh sách ngắn thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi danh sách ngắn thì HSDST của nhà đầu tư bị loại.

14.3. Bản gốc của HSDST phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự sơ tuyển, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDST (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

14.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDST quy định tại Mục 14.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Văn bản thỏa thuận liên danh phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

14.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự sơ tuyển.

15.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDST

15.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSDST thì phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN THAY THẾ”.

Các túi đựng HSDST, HSDST sửa đổi, HSDST thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

15.2. Trên túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.3 CDNĐT;

d) Dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở thầu”.

15.3. Trong trường hợp HSDST gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDST của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDST, tránh thất lạc, mất mát.

15.4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không thực hiện theo quy định của HSMST này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDST trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDST theo hướng dẫn quy định tại các Mục 15.1 và Mục 15.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDST nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

16. Thời điểm đóng thầu

16.1. Bên mời thầu tiếp nhận HSDST của tất cả nhà đầu tư nộp HSDST trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

16.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMST theo quy định tại Mục 7.1 CDNĐT.

16.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn. Bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống, trong đó nêu rõ lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDST có thể nhận lại HSDST của mình để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDST thì bên mời thầu quản lý HSDST đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

17. HSDST nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDST nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDST nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDST nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

18.  Sửa đổi, thay thế và rút HSDST

18.1. Sau khi nộp HSDST, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDST bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDST.

18.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDST phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 14 và Mục 15 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 16 CDNĐT.

18.3. Văn bản đề nghị rút HSDST phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 16 CDNĐT. HSDST mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

19. Mở thầu

19.1. Ngoại trừ trường hợp HSDST nộp muộn theo quy định tại Mục 17 CDNĐT và HSDST mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 18.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở công khai và đọc rõ các thông tin theo điểm b Mục 19.2 CDNĐT của tất cả HSDST đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự sơ tuyển. Chỉ có các HSDST được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

19.2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDST theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSDST, HSDST sửa đổi (nếu có) hoặc HSDST thay thế (nếu có) và đọc rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, hiệu lực của HSDST và các thông tin khác mà bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự sơ tuyển, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDST nào khi mở thầu, trừ các HSDST nộp muộn theo quy định tại Mục 17 CDNĐT và HSDST mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 18.3 CDNĐT.

19.3. Đối với trường hợp rút HSDST

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin văn bản đề nghị rút HSDST. HSDST của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDST sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDST và vẫn mở HSDST tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDST không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSDST

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSDST, HSDST sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSDST ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSDST nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSDST không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.5. Đối với trường hợp thay thế HSDST

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSDST, HSDST thay thế. HSDST ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSDST nếu văn bản đề nghị thay thế HSDST không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm các thông tin quy định tại các Mục 19.2, 19.3, 19.4 và 19.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.

20. Bảo mật

20.1. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDST đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDST phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDST.

20.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDST theo quy định tại Mục 21 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDST của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDST cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển.

21. Làm rõ HSDST

 

21.1. Trường hợp trong quá trình đánh giá, nhà đầu tư phát hiện HSDST thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung làm rõ của nhà đầu tư bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

21.2. Trong trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ HSDST theo yêu cầu của bên mời thầu. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDST cần phải làm rõ. Tài liệu làm rõ HSDST được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDST.

21.3. Việc làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện HSDST phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.

21.4. Trong văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSDST). Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ hoặc nhà đầu tư có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDST của nhà đầu tư theo thông tin nêu tại HSDST nộp trước thời điểm đóng thầu.

22. Đánh giá HSDST và xếp hạng nhà đầu tư

22.1. Việc đánh giá HSDST thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDST.

22.2. Việc xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại BDL.

23. Điều kiện được lựa chọn vào danh sách ngắn

 

Nhà đầu tư được xem xét, lựa chọn vào danh sách ngắn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

23.1. Có HSDST hợp lệ;

23.2. Có tổng điểm đánh giá về năng lực, kinh nghiệm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu, điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn mức điểm tối thiểu theo quy định tại Mục 3 Chương III – Đánh giá HSDST;

23.3. Thuộc danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại Mục 22.2 CDNĐT.

24. Hủy thầu

24.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDST không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMST;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư đã ghi trong HSMST;

c) HSMST không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

24.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ Mục 24.1 CDNĐT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

25. Công khai kết quả sơ tuyển

 

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển (danh sách ngắn) theo đường bưu điện, fax, e-mail tới các nhà đầu tư nộp HSDST hợp lệ và được tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả sơ tuyển lên Hệ thống.

26. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

26.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình sơ tuyển, kết quả sơ tuyển đến bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật PPP và Tiểu mục 2 Mục 9 Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

26.2. Cơ quan giải quyết kiến nghị đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống.

27. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP

27.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

27.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 27.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

27.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

27.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Quyết định xử lý vi phạm được cơ quan xử lý vi phạm đăng tải lên Hệ thống.

28. Giám sát, theo dõi quá trình sơ tuyển

 

Cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của bên mời thầu:

- Tên bên mời thầu:___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện:___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện:___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại:___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax:___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail:___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư phải thu xếp và huy động:

- Vốn chủ sở hữu tối thiểu mà nhà đầu tư phải thu xếp([1]) là:___[ghi vốn chủ sở hữu tối thiểu yêu cầu nhà đầu tư phải thu xếp bằng số và bằng chữ];

- Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu là:___[ghi giá trị bằng số và bằng chữ];

CDNĐT 1.3

Thông tin cơ bản của dự án gồm:____[ghi tóm tắt thông tin cơ bản của dự án theo nội dung dưới đây trên cơ sở quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án]

a) Tên dự án:________________________________________

b) Loại hợp đồng:____________________________________

c) Tên cơ quan có thẩm quyền:______________________

d) Tên cơ quan ký kết hợp đồng:________

đ) Tên đơn vị chuẩn bị dự án:___________________________

e) Yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ theo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

g) Tổng mức đầu tư của dự án([2]); Vốn nhà nước trong dự án PPP (nếu có):_______________________

h) Dự kiến tiến độ triển khai dự án gồm:___

- Đối với dự án chưa tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi:____ [ghi thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian xây dựng, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác đối với dự án].

- Đối với dự án đã có báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt:____ [ghi tiến độ, thời hạn hợp đồng dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình theo báo cáo nghiên cứu khả thi].

i) Các nội dung khác:_________________________________

CDNĐT 3.2

- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có): ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn], trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất mà nhà đầu tư đó tham dự thầu;

- Tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn lập HSMST (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định HSMST (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn đánh giá HSDST (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định kết quả sơ tuyển (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có):___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn kiểm định dự án PPP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn].

CDNĐT 5.2

Hội nghị tiền đấu thầu____ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp hội nghị được tổ chức:_____ [ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị]].

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu____ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường. [Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm].

CDNĐT 7.2

Văn bản sửa đổi HSMST sẽ được bên mời thầu đăng tải trên Hệ thống trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ______ ngày [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDST và tối thiểu là 10 ngày].

CDNĐT 9

[Căn cứ hình thức sơ tuyển, ghi rõ ngôn ngữ của HSDST:

- Đối với sơ tuyển trong đấu thầu rộng rãi quốc tế:

HSDST cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDST trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng:_____ [Trường hợp HSMST được viết bằng tiếng Anh thì ghi “tiếng Anh; HSMST được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDST căn cứ vào nội dung của bản HSMST bằng tiếng Anh”].

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDST có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang:_____[Trường hợp HSMST được viết bằng tiếng Anh thì ghi “tiếng Anh; HSMST được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDST”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

- Đối với sơ tuyển trong đấu thầu rộng rãi trong nước:

HSDST cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDST trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDST có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.]

CDNĐT 10.5

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDST các tài liệu sau đây:____ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDST ngoài các nội dung quy định tại các Mục 10.1, 10.2 và 10.3 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và không làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 12.1

Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư:

a) Đối với nhà đầu tư độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như sau:

Bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

b) Đối với nhà đầu tư liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại điểm a Mục này đối với từng thành viên liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo Mẫu số 03 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển.

CDNĐT 12.2

a) Đồng tiền dùng để đánh giá: _____ [ghi cụ thể 01 loại đồng tiền. Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước thì là VND. Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế thì có thể quy định là VND hoặc USD hoặc EUR...]

- Đồng tiền trung gian là: _____ [ghi đồng tiền trung gian dùng để quy đổi về đồng tiền dùng để đánh giá].

- Thời điểm xác định tỷ giá quy đổi là:_____ [ghi thời điểm xác định tỷ giá quy đổi].

- Căn cứ xác định tỷ giá quy đổi:____ [ghi cách tính tỷ giá chéo (tỷ giá mua vào, bán ra của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam)].

b) Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDST các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDST ngoài các nội dung quy định tại điểm a Mục 12.2 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13.1

Thời hạn hiệu lực của HSDST là:____ [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc] ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNĐT 14.1

Số lượng bản chụp HSDST là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết, trường hợp không áp dụng thì ghi là: không áp dụng].

CDNĐT 16.1

 

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[ghi thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMST đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 30 ngày và không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDST].

CDNĐT 19.1

Thời điểm mở thầu là: ___ giờ___ phút, ngày__tháng__năm__ [ghi ngày, giờ tiến hành việc mở thầu, trong đó cần lưu ý quy định thời điểm mở thầu trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu], tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

CDNĐT 22.2

HSDST của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn____ [Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định số lượng nhà đầu tư trong danh sách ngắn bảo đảm tối thiểu là 03 nhà đầu tư và tối đa là 06 nhà đầu tư] nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.

CDNĐT 26.1

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _______ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của cơ quan có thẩm quyền].

CDNĐT 28

Thông tin của cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi: ____ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

 

 

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HSDST

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSDST:

1.1. Kiểm tra HSDST

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSDST;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSDST, gồm: Đơn dự sơ tuyển; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự sơ tuyển; giấy ủy quyền (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư và các thành phần khác thuộc HSDST theo quy định tại Mục 10 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSDST.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSDST

HSDST của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSDST;

b) Có đơn dự sơ tuyển được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự sơ tuyển phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đơn dự sơ tuyển được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có); không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự sơ tuyển theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMST, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự sơ tuyển (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự sơ tuyển dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu.

c) Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị vốn chủ sở hữu mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển;

d) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều HSDST với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh;

đ) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Thời hạn hiệu lực của HSDST đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

g) Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 3 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSDST được coi là “Hợp lệ” khi tất cả các nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSDST của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi có bất kỳ nội dung nào được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó HSDST của nhà đầu tư sẽ bị loại. Nhà đầu tư có HSDST hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Nhà đầu tư phải kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện theo Mẫu số 05 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển. Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDST sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật vốn chủ sở hữu để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo HSMST, nếu nhà đầu tư vẫn không đáp ứng sẽ bị loại.

Mục 3. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án

3.1. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức yêu cầu tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là ___ % tổng số điểm [quy định giá trị % nhưng không được thấp hơn 60%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản tối thiểu là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị % nhưng không thấp hơn 50%].

3.2. Đối với nhà đầu tư liên danh:

a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

b) Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp được đánh giá theo tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay các thành viên liên danh có khả năng thu xếp.

c) Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện. Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của dự án đang xét. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

3.3. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 dưới đây:

 

Bảng số 01

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN DỰ ÁN

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm

tối đa

Thang điểm chi tiết(1)

Điểm yêu cầu tối thiểu

Yêu cầu để đạt mức điểm yêu cầu tối thiểu

Tài liệu cần nộp

I. Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 90% tổng số điểm)

Năng lực tài chính (chiếm tỷ trọng 50-60% tổng số điểm của tiêu chuẩn tại Mục I Bảng này)

1

Vốn chủ sở hữu(2)

 

 

 

Vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp là: _____ [ghi giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1.2 BDL]

Mẫu số 06

2

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp (3)

 

 

 

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu là:___ [ghi giá trị theo quy định tại Mục 1.2 BDL]

 

Mẫu số 06 và Mẫu số 07

Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 40-50% tổng số điểm của tiêu chuẩn tại Mục I Bảng này) (4)

3

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M)

 

 

 

Số lượng dự án mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(5):

a) Loại 1: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

b) Loại 2: Dự án đầu tư theo phương thức PPP; dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là___[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

c) Loại 3: Dự án trong lĩnh vực tương tự mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng ___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______ [bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là___ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

d) Loại 4: Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng ___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______ [bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

Mẫu số 08

4

Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công(6)

 

 

 

Số lượng dự án (trong đó gồm nội dung công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công) tương tự trong lĩnh vực____[ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính, đối tác: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(7):

a) Loại 1: Dự án mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng ___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà đầu tư và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là ____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% -70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% - 70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

b) Loại 2: Dự án/gói thầu/hợp đồng mà nhà đầu đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà thầu chính vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công với giá trị tối thiểu là____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

c) Loại 3 (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M): Dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác (đối với trường hợp nhà đầu tư có thỏa thuận hợp tác với đối tác để tham gia thực hiện công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đang xét) với giá trị hoặc tổng mức đầu tư tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

5

Kinh nghiệm thực hiện dự án PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD)(8)

 

 

 

Số lượng dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu là_____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét];

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

II. Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án (chiếm tỷ trọng 10% tổng số điểm)

Mẫu số 09

1

Cách tiếp cận và phương pháp luận (gồm nhận xét về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)

 

 

 

 

 

2

Đề xuất sơ bộ cách thức triển khai dự án (gồm khả năng triển khai xây dựng, kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; sáng kiến cải tiến) và cam kết thực hiện dự án

 

 

 

 

 

3

Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt (nếu cần thiết)

 

 

 

 

 

III. Các tiêu chuẩn khác(9)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu quy định chi tiết hơn thang điểm đánh giá đối với từng tiêu chí.

[Ví dụ: Đối với tiêu chí “Kinh nghiệm của nhà đầu tư”, bên mời thầu có thể quy định thang điểm chi tiết như sau:

- Nhà đầu tư đã thực hiện 1-2 dự án: 50% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện 3-4 dự án: 70% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện từ 5 dự án trở lên: 100% điểm tối đa.]

(2) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm gửi cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng dự án PPP, làm cơ sở giám sát huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính theo Mẫu số 06 và cung cấp cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu theo Mẫu số 07 tại Chương V – Biểu mẫu dự sơ tuyển.

(3) Nhà đầu tư phải cung cấp cam kết huy động vốn vay theo Mẫu số 07 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển. Nhà đầu tư nộp kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.

(4) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án, gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn:

- Đối với dự án, gói thầu có cấu phần xây dựng: đã được xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu hạng mục công trình, công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

- Đối với dự án, gói thầu không có cấu phần xây dựng: đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(iii) Đối với dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, bên mời thầu phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMST, hồ sơ mời thầu cũng như hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(5), (7) Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất trong tiêu chuẩn này.

Cách thức quy đổi các dự án: _____[bên mời thầu quy định 01 dự án thuộc loại 2 hoặc 3 bằng tối đa 0,75 dự án thuộc loại 1; 01 dự án thuộc loại 4 bằng tối đa 0,5 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].

 (6) Trường hợp dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó gồm công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu chuẩn này.

Trường hợp nhà đầu tư sử dụng đối tác cùng thực hiện dự án, nhà đầu tư phải cung cấp hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận giữa nhà đầu tư và đối tác hoặc cam kết của đối tác về việc tham gia thực hiện dự án.

(8) Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án bên mời thầu xác định tiêu chí ưu tiên và tỷ trọng điểm phù hợp.

(9) Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và điều kiện riêng biệt (nếu có) của dự án, bên mời thầu đưa ra các tiêu chí phù hợp khác như: giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận... Trong trường hợp này, bên mời thầu phải nêu rõ yêu cầu và thang điểm chi tiết để làm cơ sở đánh giá.

 

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU DỰ SƠ TUYỂN

  1. Mẫu số 01: Đơn dự sơ tuyển
  2. Mẫu số 02: Giấy uỷ quyền
  3. Mẫu số 03: Thoả thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện
  6. Mẫu số 06: Năng lực tài chính của nhà đầu tư             
  7. Mẫu số 07: Cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư
  8. Mẫu số 08: Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư
  9. Mẫu số 09: Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ

 

 

Mẫu số 01

ĐƠN DỰ SƠ TUYỂN (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời sơ tuyển của dự án ___ [ghi tên dự án] do             [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) phát hành ngày___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi (nếu có)], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ dự sơ tuyển đối với dự án nêu trên. Hồ sơ dự sơ tuyển này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác khi Bên mời thầu có yêu cầu.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự sơ tuyển này với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm khác của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển là chính xác, trung thực.

6. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình sơ tuyển.

Hồ sơ dự sơ tuyển này có hiệu lực trong thời gian___ngày(3)[ghi số ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu lực của HSDST.

(2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận, HSDST bị loại và nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Thời gian có hiệu lực của HSDST được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMST. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự sơ tuyển phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự sơ tuyển phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong đơn dự sơ tuyển và các tài liệu khác trong HSDST là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

 

Mẫu số 02

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___[ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___[ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___[ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___[ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___[ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự sơ tuyển;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia sơ tuyển, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư].______ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_______ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của Hồ sơ dự sơ tuyển một (01) bản gốc./.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên và  đóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

Mẫu số 03

 

THỎA THUẬN LIÊN DANH

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số __ ngày__ tháng __năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án này.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công việc trong quá trình sơ tuyển và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho ____ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau:

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự sơ tuyển;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia sơ tuyển, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh(1):

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

 

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không được lựa chọn vào danh sách ngắn;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc sơ tuyển dự án theo thông báo của bên mời thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư theo thông báo của bên mời thầu;

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng dự án.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự sơ tuyển 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh(2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải kê khai vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm)___, ngày___ tháng___ năm___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư:

3. Năm thành lập:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

Mẫu số 05

LỊCH SỬ TRANH CHẤP, KHIẾU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN(1)

Tên nhà đầu tư: ________________
Ngày: ______________________
Tên thành viên của nhà đầu tư liên danh (nếu có):_________________________
 

Các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Chọn một trong các thông tin mô tả dưới đây:

  1. Không có tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
  2. Dưới đây là mô tả về các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện mà nhà đầu tư là một bên đương sự (hoặc mỗi thành viên của liên danh nếu là nhà đầu tư liên danh).

Năm

Vấn đề tranh chấp, khiếu kiện

Giá trị tranh chấp, khiếu kiện(2)

Tỷ lệ tương ứng với vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDST sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật vốn chủ sở hữu để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo HSMST, nếu nhà đầu tư vẫn không đáp ứng sẽ bị loại.

Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên của nhà đầu tư liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Đồng tiền là đồng tiền quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

Mẫu số 06

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ(1)

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính(3):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện, phương án huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án PPP kê khai tại HSDST. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và bị xử lý theo quy định tại Mục 27 CDNĐT.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 

 

 

Mẫu số 07

CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH,

TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm)____, ngày ___ tháng ___ năm ___

1. Tôi là ___ [ghi tên], ___ [ghi chức vụ], là đại diện hợp pháp của ___ [Ghi tên nhà đầu tư/tên liên danh nhà đầu tư], xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

2. Các nguồn tài chính, tín dụng sau đây đã được cam kết và sẽ được huy động để thực hiện dự án:

Nguồn tài chính

Giá trị (1)

I. Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án:

 

1.

 

2.

 

 

II. Vốn vay nhà đầu tư phải huy động:

 

1.

 

2.

 

 

III. Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án

 

1.

 

2.

 

 

 

3. Tài liệu kèm theo:

- Đối với vốn chủ sở hữu: Văn bản cam kết bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính cho dự án của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ kèm theo các tài liệu chứng minh về thẩm quyền ký cam kết.

- Đối với vốn vay: Văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật kèm theo các tài liệu chứng minh thẩm quyền của người ký cam kết.

- Đối với vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu: Thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật và nhà đầu tư.

- Tài liệu liên quan khác.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Ghi số tiền bằng số, bằng chữ theo đồng tiền quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

Mẫu số 08

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (1)

(Địa điểm)___, ngày ___ tháng ___ năm ___

[Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án theo yêu cầu của bên mời thầu]

1. Dự án số 01: ___ [ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/tên thành viên liên danh:

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Quốc gia thực hiện dự án:

4

Hình thức đầu tư dự án

‚ Đầu tư theo phương thức PPP

‚  Đầu tư không theo phương thức PPP

5

Lĩnh vực đầu tư của dự án

6

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh nhà đầu tư

‚  Nhà thầu quản lý dự án ‚   Nhà thầu chính xây lắp ‚  Nhà thầu chính vận hành     

7

Tên cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

8

Thông tin chi tiết

8.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (2):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình,

‚  Đã xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư:

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Vốn vay đã được huy động:

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

8.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu

 

Phạm vi công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(3):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chí đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư

(2), (3) Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 09

PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN SƠ BỘ

 

Nhà đầu tư chuẩn bị phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ gồm các phần:

1. Cách tiếp cận và phương pháp luận (gồm nhận xét về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án).

2. Đề xuất sơ bộ cách thức triển khai dự án (gồm khả năng triển khai xây dựng, kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; sáng kiến cải tiến).

3. Cam kết thực hiện dự án.

4. Năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt theo yêu cầu của HSMST.

5. Các nội dung khác theo yêu cầu của HSMST.

 

 

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế, dự toán (trường hợp áp dụng) đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án (trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo HSMST các tài liệu này). Yêu cầu thực hiện dự án gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan có thẩm quyền;

- Tên cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Mục tiêu của dự án;

- Quy mô, công suất của dự án;

- Địa điểm thực hiện dự án;

- Nhu cầu sử dụng đất, mặt đất và tài nguyên khác (nếu có);

- Phương án bồi thường tái định cư;

- Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Tổng mức đầu tư;

- Phần vốn nhà nước trong dự án, cách thức quản lý và sử dụng phần vốn này (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Các chỉ tiêu chính thuộc phương án tài chính;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

 

 

 

([1]) Yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật PPP và trùng khớp với Mục 3 Chương III – Đánh giá HSDST.

([2]) Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M, tổng mức đầu tư được xác định theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Phụ lục II

MẪU HỒ SƠ MỜI ĐÀM PHÁN

ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 VÀ KHOẢN 3 ĐIỀU 38  CỦA LUẬT PPP

(Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/NĐ-CP ngày ..... tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

__________

 

 

 

HỒ SƠ MỜI ĐÀM PHÁN

 

 

Tên dự án:        

______________________________

[ghi tên dự án theo quyết định chủ trương đầu tư]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời đàm phán cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời đàm phán]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời đàm phán

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương III. Đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm

Chương IV. Kế hoạch đàm phán

Chương V. Tổ chức đàm phán 

Chương VI. Biểu mẫu dự thầu

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN 

 

 

MÔ TẢ TÓM TẮT

 

PHẦN 1. THỦ TỤC ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự đàm phán. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự đàm phán; mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm; đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm; lựa chọn nhà đầu tư vào danh sách ngắn; kế hoạch đàm phántổ chức đàm phán.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng dự án.

Chương III. Đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm

Chương này gồm quy định về phương pháp và tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm.

Chương IV. Kế hoạch đàm phán

Chương này gồm quy định về việc lập kế hoạch đàm phán dự kiến với các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.

Chương V. Tổ chức đàm phán

Chương này gồm quy định về yêu cầu chung đối với đàm phán và quá trình tổ chức đàm phán.

Chương VI. Biểu mẫu dự thầu

Chương này gồm quy định về các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để tạo thành một phần nội dung của hồ sơ dự đàm phán.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư để xác định yêu cầu sơ bộ thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo hồ sơ mời đàm phán các tài liệu này.

Bên mời thầu căn cứ nội dung quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP để xây dựng các nội dung cơ bản của hợp đồng dự án.

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

HSDĐP

Hồ sơ dự đàm phán

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMĐP

Hồ sơ mời đàm phán

HSMT

Hồ sơ mời thầu

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

HSNLKN

Hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm

HSĐXKTTCTM

Hồ sơ đề xuất sơ bộ về mặt kỹ thuật, tài chính – thương mại

Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg

Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

Nghị định số 76/2018/NĐ-CP

Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

 

 

 

 

PHẦN 1. THỦ TỤC MỜI ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung mời tham dự đàm phán cạnh tranh

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL mời nhà đầu tư quan tâm nộp HSDĐP đối với dự án được mô tả tại Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án và nội dung cơ bản của hợp đồng dự án.

1.2. Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay của nhà đầu tư được quy định tại BDL.

1.3. Các thông tin cơ bản về dự án được nêu tại BDL.

1.4. Nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục để được cấp chứng thư số trên Hệ thống.

2. Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP gồm các hành vi theo quy định tại Điều 10 Luật PPP.

3.   Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Nhà đầu tư độc lập hoặc từng thành viên liên danh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

3.1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;

3.2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 30 Luật PPP và Điều 29 của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, thông tin về các nhà thầu tư vấn theo quy định tại BDL;

3.3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

3.4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

3.5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;

3.6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4.   Nội dung HSMĐP

 

4.1. HSMĐP gồm có Phần 1, Phần 2 và các tài liệu sửa đổi HSMĐP (nếu có) theo quy định tại Mục 7 CDNĐT, trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục mời đàm phán cạnh tranh

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSNLKN

- Chương IV. Chuẩn bị đàm phán

- Chương V. Tổ chức đàm phán

- Chương VI. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án và nội dung cơ bản của hợp đồng dự án

4.2. Thông báo mời thầu do bên mời thầu phát hành chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMĐP.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMĐP, tài liệu giải thích làm rõ HSMĐP, các tài liệu sửa đổi HSMĐP không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn, BDL, biểu mẫu, báo cáo tóm tắt dự án và các yêu cầu khác trong HSMĐP để chuẩn bị HSDĐP.

5.   Làm rõ HSMĐP, hội nghị tiền đấu thầu

 

 

 

 

 

 

 

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMĐP, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị làm rõ đến bên mời thầu hoặc thông qua Hệ thống tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý.

Trường hợp văn bản đề nghị làm rõ được gửi thông qua Hệ thống, nhà đầu tư cần ghi rõ tiêu đề “ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ HSMĐP”.

5.2. Bên mời thầu làm rõ HSMĐP khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMĐP phải được đăng tải ngay trên Hệ thống nhưng không muộn hơn 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu; trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Nội dung làm rõ HSMĐP không được trái với nội dung của HSMĐP đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ HSMĐP dẫn đến phải sửa đổi HSMĐP thì việc sửa đổi HSMĐP thực hiện theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

5.3. Trường hợp nhà đầu tư muốn đề nghị bên mời thầu bảo mật thông tin về đề nghị làm rõ của nhà đầu tư đó và nội dung làm rõ tương ứng của bên mời thầu vì lý do liên quan đến thương mại, trong văn bản đề nghị làm rõ của nhà đầu tư gửi bên mời thầu cần nêu rõ nội dung và lý do tương ứng. Bên mời thầu có quyền chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo mật của nhà đầu tư căn cứ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trường hợp từ chối, bên mời thầu thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản, trong đó yêu cầu nhà đầu tư chấp nhận việc làm rõ của bên mời thầu tại Mục 5.2 CDNĐT hoặc nếu nhà đầu tư không chấp nhận thì có thể rút văn bản đề nghị làm rõ.

5.4. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMĐP. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMĐP, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung trao đổi tại hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ câu hỏi của nhà đầu tư và câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMĐP và đăng tải trên Hệ thống theo quy định tại Mục 5.2 CDNĐT. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMĐP. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMĐP cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, bên mời thầu sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.   Sửa đổi HSMĐP

7.1. Việc sửa đổi HSMĐP được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc đăng tải văn bản sửa đổi HSMĐP trên Hệ thống. Văn bản sửa đổi HSMĐP, gồm quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi, được coi là một phần của HSMĐP. Nhà đầu tư có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào Hệ thống để cập nhật các thông tin về HSMĐP.

7.2. Thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMĐP theo quy định tại BDL. Trường hợp thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMĐP không đáp ứng theo quy định tại Mục này thì bên mời thầu phải thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian tại Mục này. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 16.2 CDNĐT.

8.   Chi phí dự thầu

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDĐP. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu không chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà đầu tư.

9.   Ngôn ngữ của HSDĐP

HSDĐP cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDĐP trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần  của HSDĐP

HSDĐP gồm HSNLKN và HSĐXKTTCTM, trong đó:

10.1. HSNLKN phải gồm các thành phần sau đây:

a) Đơn dự đàm phán theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

b) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự đàm phán theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

c) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

d) Biểu mẫu dự thầu;

10.2. HSĐXKTTCTM phải gồm các thành phần sau đây:

a) Đề xuất phương án sơ bộ về kỹ thuật theo Mẫu số 10 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư tham dự thầu chỉ được đề xuất 01 (một) giải pháp kỹ thuật, công nghệ;

b) Đề xuất phương án sơ bộ về tài chính - thương mại theo Mẫu số 11 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư tham dự thầu chỉ được đề xuất 01 (một) phương án tài chính thương mại;

c) Góp ý đối với dự án (nếu có).

10.3. Nội dung khác theo quy định tại BDL.

11.  Đơn dự đàm phán

11.1. Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự đàm phán phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương VI – Biểu mẫu dự thầu, được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự đàm phán.

11.2. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự đàm phán phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương VI – Biểu mẫu dự thầu, do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.1 CDNĐT.

12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư

12.1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

12.2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gồm:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được kê khai theo các Mẫu tại Chương VI – Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp đồng tiền nêu trong các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại BDL thì khi lập HSDĐP, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDĐP; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại BDL để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDĐP;

b) Tài liệu chứng minh giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quyền sử dụng hợp pháp kỹ thuật và công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án;

c) Các tài liệu khác theo quy định tại BDL.

13. Thời gian có hiệu lực của HSDĐP

13.1. HSDĐP phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDĐP nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

13.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDĐP, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDĐP. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDĐP thì HSDĐP của nhà đầu tư không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

14. Quy cách HSDĐP và chữ ký trong HSDĐP

14.1. HSDĐP gồm HSNLKNHSĐXKTTCTM được niêm phong riêng biệt. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDĐP gồm: 01 bản gốc HSNLKN, 01 bản gốc HSĐXKTTCTM và một số bản chụp HSNLKN, HSĐXKTTCTM theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSNLKN, HSĐXKTTCTM thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSNLKN, HSĐXKTTCTM.

14.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi danh sách ngắn thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi danh sách ngắn thì HSDĐP của nhà đầu tư bị loại.

14.3. Bản gốc của HSDĐP phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự đàm phán, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDĐP (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương VI – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

14.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDĐP quy định tại Mục 14.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Văn bản thỏa thuận liên danh phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

14.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự đàm phán.

15.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDĐP

15.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM”, “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSDĐP thì phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM THAY THẾ”, “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”, BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”, BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ VỀ MẶT KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI THAY THẾ” .

Các túi đựng HSNLKN, HSNLKN sửa đổi, thay thế, HSĐXKTTCTM, HSĐXKTTCTM sửa đổi, thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

15.2. Trên túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.3 CDNĐT;

d) Dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSNLKN” đối với túi đựng HSNLKN, túi đựng HSNLKN sửa đổi, túi đựng HSNLKN thay thế; “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKTTCTM” đối với túi đựng HSĐXKTTCTM, túi đựng HSĐXKTTCTM sửa đổi, túi đựng HSĐXKTTCTM thay thế.

15.3. Trong trường hợp HSDĐP gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDĐP của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDĐP, tránh thất lạc, mất mát.

15.4. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMĐP này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDĐP trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDĐP theo hướng dẫn quy định tại các Mục 15.1 và Mục 15.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDĐP nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

16. Thời điểm đóng thầu

16.1. Bên mời thầu tiếp nhận HSDĐP của tất cả nhà đầu tư nộp HSDĐP trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

16.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMĐP theo quy định tại Mục 7.2 CDNĐT.

16.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn. Bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống, trong đó nêu rõ lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDĐP có thể nhận lại HSDĐP của mình để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDĐP thì bên mời thầu quản lý HSDĐP đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

17. HSDĐP nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDĐP nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDĐP nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDĐP nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

18.  Sửa đổi, thay thế và rút  HSDĐP

18.1. Sau khi nộp HSDĐP, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDĐP bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 12 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDĐP.

18.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDĐP phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 14 và Mục 15 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 16 CDNĐT.

18.3. Văn bản đề nghị rút HSDĐP phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 16 CDNĐT. HSDĐP mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

19. Mở HSNLKN

19.1. Ngoại trừ trường hợp HSDĐP nộp muộn theo quy định tại Mục 17 CDNĐT và HSDĐP mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 18.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở HSNLKN của tất cả HSDĐP đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. HSĐXKTTCTM của tất cả HSDĐP đã nhận được trước thời điểm đóng thầu được giữ nguyên niêm phong và bảo quản theo chế độ mật.

19.2. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự thầu. Chỉ có các HSNLKN được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

19.3. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSNLKN theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSNLKN, HSNLKN sửa đổi (nếu có) hoặc HSNLKN thay thế (nếu có) và đọc rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, hiệu lực của HSNLKN và các thông tin khác mà bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự đàm phán, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSNLKN nào khi mở thầu, trừ các HSDĐP nộp muộn theo quy định tại Mục 17 CDNĐT và HSDĐP mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 18.3 CDNĐT.

19.4. Đối với trường hợp rút HSDĐP

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin văn bản đề nghị rút HSDĐP. HSDĐP của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDĐP sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDĐP và vẫn mở HSNLKN tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDĐP không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.5. Đối với trường hợp sửa đổi HSDĐP

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSNLKN, HSNLKN sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSNLKN ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSNLKN nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSNLKN không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.6. Đối với trường hợp thay thế HSDĐP

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSNLKN, HSNLKN thay thế. HSNLKN ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSNLKN nếu văn bản đề nghị thay thế HSNLKN không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

19.7. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm các thông tin quy định tại các Mục 19.3, 19.4, 19.5 và 19.6 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả nhà đầu tư tham dự thầu.

20. Bảo mật

20.1. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDĐP đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai danh sách ngắn. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSNLKN phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai danh sách ngắn. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDĐP của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDĐP.

20.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDĐP theo quy định tại Mục 21 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDĐP của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDĐP cho đến khi công khai danh sách ngắn.

21. Làm rõ HSNLKN

21.1. Trường hợp trong quá trình đánh giá, nhà đầu tư phát hiện HSNLKN thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung làm rõ của nhà đầu tư bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

21.2. Trong trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ HSNLKN theo yêu cầu của bên mời thầu. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSNLKN cần phải làm rõ. Tài liệu làm rõ HSNLKN được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDĐP.

21.3. Việc làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện HSNLKN phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự thầu.

21.4. Trong văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đồng thời bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSNLKN). Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ hoặc nhà đầu tư có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSNLKN của nhà đầu tư theo thông tin nêu tại HSNLKN nộp trước thời điểm đóng thầu.

22. Đánh giá HSNLKN và xếp hạng nhà đầu tư

22.1. Việc đánh giá HSNLKN thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSNLKN.

22.2. Việc xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại BDL.

23. Điều kiện được lựa chọn vào danh sách ngắn

 

Nhà đầu tư được xem xét, lựa chọn vào danh sách ngắn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

23.1. Có HSDĐP hợp lệ;

23.2. Có tổng điểm đánh giá về năng lực, kinh nghiệm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu, điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn mức điểm tối thiểu theo quy định tại Mục 3 Chương III – Đánh giá HSNLKN;

23.3. Thuộc danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại Mục 22.2 CDNĐT.

24. Hủy thầu

24.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSNLKN không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMĐP;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư đã ghi trong HSMĐP;

c) HSMĐP không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

24.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ Mục 24.1 CDNĐT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

25. Phê duyệt, công khai danh sách ngắn

 

25.1. Căn cứ kết quả đánh giá HSNLKN, bên mời thầu phê duyệt danh sách ngắn các nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh và kế hoạch, thời gian, địa điểm đàm phán tại quyết định phê duyệt danh sách ngắn.

Kế hoạch, thời gian, địa điểm đàm phán do bên mời thầu chịu trách nhiệm lập căn cứ kế hoạch đàm phán dự kiến theo quy định tại Chương IV – Kế hoạch đàm phán.

25.2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách ngắn, bên mời thầu gửi văn bản thông báo danh sách ngắn mời các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn vào đàm phán cạnh tranh theo kế hoạch, thời gian, địa điểm đàm phán tại quyết định phê duyệt danh sách ngắn theo quy định tại Mục 25.1 CDNĐT. Văn bản thông báo danh sách ngắn gửi theo đường bưu điện, fax, e-mail tới các nhà đầu tư nộp HSDĐP hợp lệ và được tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu. Đồng thời, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách ngắn, bên mời thầu đăng tải quyết định phê duyệt danh sách ngắn lên Hệ thống.

26. Chuẩn bị, tổ chức đàm phán

26.1. Nhà đầu tư được mời vào đàm phán cạnh tranh theo Mục 25.2 CDNĐT phải thông báo cho bên mời thầu bằng văn bản về việc tham dự đàm phán hoặc không tham dự đàm phán theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

26.2. Thời hạn nhà đầu tư thông báo cho bên mời thầu về việc tham dự đàm phán hoặc không tham dự đàm phán theo quy định tại BDL.

26.3. Văn bản thông báo tham dự đàm phán của nhà đầu tư gửi bên mời thầu phải cung cấp thông tin về đại diện của nhà đầu tư được cử tham gia đàm phán. Đại diện của nhà đầu tư tham gia đàm phán với bên mời thầu phải gồm một hoặc một số người có đủ thẩm quyền quyết định các nội dung trong quá trình đàm phán và được nhà đầu tư ủy quyền ký kết biên bản đàm phán. Nhà đầu tư không được thay đổi người đại diện tham gia đàm phán trong suốt quá trình đàm phán, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp cần thiết, nhà đầu tư thuộc danh sách ngắn có thể mời bên cho vay tham gia đàm phán với bên mời thầu và phải cung cấp thông tin về người đại diện của bên cho vay được cử tham gia đàm phán trong văn bản thông báo tham dự đàm phán của nhà đầu tư gửi bên mời thầu.

26.4. Đàm phán cạnh tranh được tổ chức thành hai vòng, mỗi vòng gồm các phiên trao đổi trực tiếp và độc lập với từng nhà đầu tư. Các phiên trao đổi về từng nội dung đàm phán được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian.

a) Vòng đàm phán thứ nhất

Bên mời thầu tiến hành mở HSĐXKTTCTM và trao đổi với từng nhà đầu tư về các nội dung đàm phán. Kết thúc vòng đàm phán thứ nhất, bên mời thầu sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án (nếu cần thiết) và thông báo cho các nhà đầu tư.

b) Vòng đàm phán thứ hai

Căn cứ kết quả vòng đàm phán thứ nhất, nội dung sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án, nhà đầu tư hoàn thiện HSĐXKTTCTM và nộp cho bên mời thầu. Bên mời thầu tiếp nhận, mở HSĐXKTTCTM của nhà đầu tư và tiến hành vòng đàm phán thứ hai với từng nhà đầu tư để chuẩn xác yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án. Kết quả vòng đàm phán thứ hai là căn cứ để bên mời thầu hoàn thiện hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

26.5. Tổ chức đàm phán cạnh tranh được thực hiện theo quy định tại Chương V – Tổ chức đàm phán.

26.6. Trong khoảng thời gian từ khi phê duyệt danh sách ngắn đến thời điểm tiến hành vòng đàm phán thứ nhất theo kế hoạch đàm phán được duyệt, trường hợp có ít hơn 03 nhà đầu tư tham dự đàm phán, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung nhà đầu tư tiếp theo trong danh sách xếp hạng theo quy định tại Mục 22.2 CDNĐT, bảo đảm có tối thiểu 03 nhà đầu tư tham dự đàm phán.

27. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

27.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình tham gia đàm phán cạnh tranh, kết quả lựa chọn danh sách ngắn đến bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật PPP và Tiểu mục 2 Mục 9 Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

27.2. Cơ quan giải quyết kiến nghị đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.

28. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP

28.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

28.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 28.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

28.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

28.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Quyết định xử lý vi phạm được cơ quan xử lý vi phạm đăng tải trên Hệ thống.

29. Giám sát, theo dõi quá trình đàm phán

 

Cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

 

 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của bên mời thầu:

- Tên bên mời thầu:___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện:___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường, phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện:___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại:___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax:___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail:___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư phải thu xếp và huy động:

- Vốn chủ sở hữu tối thiểu mà nhà đầu tư phải thu xếp([1]): ___  [ghi vốn chủ sở hữu tối thiểu yêu cầu nhà đầu tư phải thu xếp bằng số và bằng chữ]

- Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu: ___ [ghi giá trị bằng số và bằng chữ]

CDNĐT 1.3

Thông tin cơ bản của dự án gồm: [ghi tóm tắt thông tin cơ bản của dự án theo nội dung dưới đây trên cơ sở quyết định chủ trương đầu tư]

a) Tên dự án:______________________________

b) Loại hợp đồng:____________________________

c) Tên cơ quan có thẩm quyền:______________________

d) Tên cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư:________

đ) Tên đơn vị chuẩn bị dự án:_________________

e) Yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

g) Tổng mức đầu tư của dự án([2]); vốn nhà nước trong dự án PPP (nếu có):_______________________

h) Dự kiến tiến độ triển khai dự án gồm: ____ [ghi thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian xây dựng, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác].

i) Các nội dung khác:_________________________

CDNĐT 3.2

- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn], trừ trường dự án do nhà đầu tư đề xuất mà nhà đầu tư đó tham dự thầu;

- Tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn lập HSMĐP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn thẩm định HSMĐP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn đánh giá HSDĐP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có):___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn];

- Tư vấn kiểm định dự án PPP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn].

CDNĐT 5.4

Hội nghị tiền đấu thầu____ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp hội nghị được tổ chức:_____ [ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị]].

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu____ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường.

[Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm]

CDNĐT 7.2

Văn bản sửa đổi HSMĐP sẽ được bên mời thầu đăng tải trên Hệ thống trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ______ ngày [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDĐP]

CDNĐT 9

[ghi rõ ngôn ngữ của HSDĐP:

- Đối với đàm phán cạnh tranh quốc tế:

HSDĐP cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDĐP trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng:_____ [Trường hợp HSMĐP được viết bằng tiếng Anh thì ghi “tiếng Anh’’; HSMĐP được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDĐP căn cứ vào nội dung của bản HSMĐP bằng tiếng Anh”.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDĐP có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời kèm theo bản dịch sang _____ [Trường hợp HSMĐP được viết bằng tiếng Anh thì ghi “tiếng Anh’’; HSMĐP được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDĐP”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

- Đối với đàm phán cạnh tranh trong nước:

HSDĐP cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDĐP trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDĐP có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.]

CDNĐT 10.3

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDĐP các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDĐP ngoài các nội dung quy định tại Mục 10.1 và Mục 10.2 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và không làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 12.1

Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư:

a) Đối với nhà đầu tư độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như sau:

Bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

b) Đối với nhà đầu tư liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại điểm a Mục này đối với từng thành viên liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo Mẫu số 03 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu.

CDNĐT 12.2

a) Đồng tiền dùng để đánh giá:_____[ghi cụ thể 01 loại đồng tiền. Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước thì là VND. Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế thì có thể quy định là VND hoặc USD hoặc EUR...]

- Đồng tiền trung gian là:_____[ghi đồng tiền trung gian dùng để quy đổi về đồng tiền dùng để đánh giá].

- Thời điểm xác định tỷ giá quy đổi là:_____ [ghi thời điểm xác định tỷ giá quy đổi].

- Căn cứ xác định tỷ giá quy đổi:____ [ghi cách tính tỷ giá chéo (tỷ giá mua vào, bán ra của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam)].

b) Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDĐP các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDĐP ngoài các nội dung quy định tại điểm a Mục 12.2 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13.1

Thời hạn hiệu lực của HSDĐP là:____ngày [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc] kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNĐT 14.1

- Số lượng bản chụp HSDĐP là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết]

CDNĐT 16.1

 

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[ghi thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMĐP đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 30 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế và không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDĐP].

CDNĐT 19.2

Thời điểm mở thầu là: ___ giờ___ phút, ngày__tháng__năm__[ghi ngày, giờ tiến hành việc mở thầu, trong đó cần lưu ý quy định thời điểm mở thầu trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu] tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường, phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

CDNĐT 22.2

HSDĐP của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn____ [căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể; nội dung đàm phán dự kiến; nguồn lực cơ sở vật chất, thành phần Tổ chuyên gia, nhân sự dự kiến có liên quan và các yếu tố khác (nếu có) của bên mời thầu tham gia quá trình đàm phán, bên mời thầu quy định số lượng nhà đầu tư trong danh sách ngắn bảo đảm tối thiểu là 03 nhà đầu tư và tối đa là 06 nhà đầu tư] nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.

CDNĐT 26.2

Thời hạn nhà đầu tư phải thông báo cho bên mời thầu bằng văn bản về việc tham dự hoặc không tham dự đàm phán là:____ngày [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian để bố trí người đại diện tham gia đàm phán] kể từ ngày bên mời thầu mời nhà đầu tư tham dự đàm phán.

CDNĐT 27.1

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _______ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền: __________________ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền].

CDNĐT 29

Thông tin của cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi: ____ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

 

 

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSDĐP:

1.1. Kiểm tra HSDĐP

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSDĐP;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSNLKN thuộc HSDĐP, gồm: Đơn dự đàm phán; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự đàm phán; giấy ủy quyền (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư và các thành phần khác thuộc HSNLKN theo quy định tại Mục 10.1 CDNĐT. HSĐXKTTCTM thuộc HSDĐP được giữ nguyên niêm phong và bảo quản theo chế độ mật;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp HSNLKN để phục vụ quá trình đánh giá HSNLKN và tổ chức đàm phán.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSDĐP

HSDĐP của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSDĐP;

b) Có đơn dự đàm phán được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự đàm phán phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đơn dự đàm phán được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự đàm phán theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMĐP, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự đàm phán (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự đàm phán dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu. 

c) Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị vốn chủ sở hữu mà từng thành viên liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu;

d) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều HSDĐP với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh;

đ) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Thời hạn hiệu lực của HSDĐP đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

g) Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 3 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSDĐP được coi là “Hợp lệ” khi tất cả các nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSDĐP của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi có bất kỳ nội dung nào được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó HSDĐP của nhà đầu tư bị loại. Nhà đầu tư có HSDĐP hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về lịch sử kê khai tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Nhà đầu tư phải kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện theo Mẫu số 05 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDĐP sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật vốn chủ sở hữu để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo HSMĐP, nếu nhà đầu tư vẫn không đáp ứng sẽ bị loại.

Mục 3. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án

3.1. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức yêu cầu tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là ___ % tổng số điểm [quy định giá trị % nhưng không được thấp hơn 60%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản tối thiểu là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị % nhưng không thấp hơn 50%].

3.2. Đối với nhà đầu tư liên danh:

a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

b) Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp được đánh giá theo tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay các thành viên liên danh có khả năng thu xếp.

c) Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện.

Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của dự án đang xét. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

Đối với kinh nghiệm thực hiện dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm hoặc nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải thỏa thuận hợp tác với đối tác có kinh nghiệm thực hiện dự án/gói thầu/hợp đồng sử dụng kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất đối với dự án đang xét. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

3.3. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 dưới đây:

 

 

Bảng số 01

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm

tối đa

Thang điểm chi tiết(1)

Điểm yêu cầu tối thiểu

Yêu cầu để đạt mức điểm yêu cầu tối thiểu

Tài liệu cần nộp

I. Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 80-90% tổng số điểm)

Năng lực của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 30-40% tổng số điểm của tiêu chuẩn tại Mục I Bảng này)

1

Quyền sử dụng kỹ thuật, công nghệ

 

 

 

a) Kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg đối với dự án ứng dụng công nghệ cao;

- Thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP đối với dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch;

- Thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP hoặc được Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công bố công nghệ mới được tạo ra tại Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 76/2018/NĐ-CP đối với dự án ứng dụng công nghệ mới.

b) Nhà đầu tư phải có quyền sử dụng hợp pháp kỹ thuật và công nghệ dự kiến đề xuất thực hiện dự án thông qua các tài liệu cụ thể như sau:

- Các văn bản bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc đơn đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; hoặc

- Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (trong đó nhà thầu được chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba) được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ) hoặc Quyết định công bố công nghệ mới được tạo ra tại Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về đầu tư.

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp kỹ thuật, công nghệ đã đề xuất

2

Vốn chủ sở hữu(2)

 

 

 

Vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp là: _____ [ghi giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1.2 BDL]  

Mẫu số 06

3

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp (3)

 

 

 

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu là: _____ [ghi giá trị theo quy định tại Mục 1.2 BDL]

Mẫu số 06, Mẫu số 07

Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 50-60% tổng số điểm của tiêu chuẩn tại Mục I Bảng này) (4)

4

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M)

 

 

 

 

 

Số lượng dự án mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(5):

a) Loại 1: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL].

b) Loại 2: Dự án đầu tư theo phương thức PPP; dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL].

c) Loại 3: Dự án trong lĩnh vực tương tự mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______[bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

d) Loại 4: Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______[bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

Mẫu số 08

 

5

Kinh nghiệm thực hiện dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất đối với dự án đang xét (6)

 

 

 

Số lượng dự án tương tự trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính, đối tác: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(7):

a) Loại 1: Dự án mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà đầu tư và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% -70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% - 70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL].

b) Loại 2: Dự án/gói thầu/hợp đồng mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà thầu chính có giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

c) Loại 3: Dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác (đối với trường hợp nhà đầu tư có thỏa thuận hợp tác với đối tác) với giá trị hoặc tổng mức đầu tư tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

6

Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công(8)

 

 

 

Số lượng dự án (trong đó gồm nội dung công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công) tương tự trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính, đối tác: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(9):

a) Loại 1: Dự án mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà đầu tư và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% -70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% - 70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL].

b) Loại 2: Dự án/gói thầu/hợp đồng mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà thầu chính vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công với giá trị tối thiểu là____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

c) Loại 3 (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M): Dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác (đối với trường hợp nhà đầu tư có thỏa thuận hợp tác với đối tác để tham gia thực hiện công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đang xét) với giá trị hoặc tổng mức đầu tư tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

7

Kinh nghiệm thực hiện dự án PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD)(10)

 

 

 

Số lượng dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu là_____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Sử dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư đề xuất đối với dự án đang xét.

- Trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét];

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

 

II. Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án (chiếm tỷ trọng 10-20% tổng số điểm)

Mẫu số 09

1

Cách tiếp cận và phương pháp luận (gồm nhận xét về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án)

 

 

 

 

 

2

Đề xuất sơ bộ cách thức triển khai dự án (gồm khả năng triển khai xây dựng, kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; sáng kiến cải tiến) và cam kết thực hiện dự án

 

 

 

Nhà đầu tư trình bày cách thức triển khai dự án (gồm khả năng triển khai xây dựng, kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; sáng kiến cải tiến). Phương thức kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của doanh nghiệp dự án đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp dự án, với mối quan hệ giữa các thành viên Liên danh (nếu có) và với các bên có liên quan;

- Có cam kết phù hợp của các thành viên Liên danh trong việc thực hiện các nghĩa vụ triển khai dự án (nếu có)

- Phù hợp và logic với phương án tài chính sơ bộ;

- Phù hợp với tiến độ/phân kỳ dự án;

- Có sự phân bổ rủi ro dự  kiến phù hợp giữa doanh nghiệp dự án, nhà thầu và các bên liên quan khác (nếu có);

- Huy động nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp;

 

3

Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt (nếu cần thiết)

 

 

 

 

 

III

Các tiêu chuẩn khác(11)

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu quy định chi tiết hơn thang điểm đánh giá đối với từng tiêu chuẩn.

[Ví dụ: Đối với tiêu chuẩn “Kinh nghiệm của nhà đầu tư”, bên mời thầu có thể quy định thang điểm chi tiết như sau:

- Nhà đầu tư đã thực hiện 1-2 dự án: 50% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện 3-4 dự án: 70% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện từ 5 dự án trở lên: 100% điểm tối đa.]

(2) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính của nhà đầu tư trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định;

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm gửi cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng dự án PPP, làm cơ sở giám sát huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính theo Mẫu số 06 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu và cung cấp cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu theo Mẫu số 07 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu.

(3) Nhà đầu tư phải cung cấp cam kết huy động vốn vay theo Mẫu số 07 Chương VI – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư nộp kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.

(4) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án/gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn:

- Đối với dự án/gói thầu có cấu phần xây dựng: Dự án đã được xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu hạng mục công trình, công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

- Đối với dự án, gói thầu không có cấu phần xây dựng: Dự án, gói thầu đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(iii) Đối với dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét, đánh giá, bên mời thầu phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMST, hồ sơ mời thầu cũng như hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(6) Trường hợp dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó có sử dụng kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án đang xét thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu chuẩn này.

Đối với các đối tác cùng thực hiện dự án, phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận giữa nhà đầu tư và đối tác hoặc cam kết của đối tác về việc tham gia thực hiện dự án.

Đối với dự án ứng dụng công nghệ mới thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP hoặc được Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công bố công nghệ mới được tạo ra tại Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 76/2018/NĐ-CP mà không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu không áp dụng tiêu chuẩn này.

(5), (7), (9) Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất trong tiêu chuẩn này.

Cách thức quy đổi các dự án: __________________ [bên mời thầu quy định 01 dự án thuộc loại 2 hoặc 3 bằng tối đa 0,75 dự án thuộc loại 1; 01 dự án thuộc loại 4 bằng tối đa 0,5 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].

 (8) Trường hợp dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó gồm công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu chuẩn này.

Đối với các đối tác cùng thực hiện dự án, phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận giữa nhà đầu tư và đối tác hoặc cam kết của đối tác về việc tham gia thực hiện dự án.

(10) Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án bên mời thầu xác định tiêu chuẩn ưu tiên và tỷ trọng điểm phù hợp.

(11) Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực và điều kiện riêng biệt (nếu có) của dự án, bên mời thầu đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp khác như: giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận... Trong trường hợp này, bên mời thầu phải nêu rõ yêu cầu để làm cơ sở đánh giá.

 

 

CHƯƠNG IV. KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN

Mục 1. Lập kế hoạch đàm phán dự kiến

Kế hoạch đàm phán dự kiến được bên mời thầu lập gồm nội dung, thời gian, địa điểm đàm phán với các nhà đầu tư trong danh sách ngắn trên cơ sở phù hợp với đặc điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; nhân sự, nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị để tiến hành đàm phán và các nội dung đàm phán của dự án. Trong đó:

- Kế hoạch đàm phán được lập thành hai vòng theo các phiên trao đổi trực tiếp và độc lập với từng nhà đầu tư. Các phiên trao đổi về từng nội dung đàm phán được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian. Thời gian kết thúc mỗi phiên đàm phán với mỗi nhà đầu tư có thể khác nhau nhưng không được vượt quá thời gian tối đa của mỗi phiên đàm phán. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức họp nội bộ để trao đổi để tổng kết các nội dung trao đổi chung, ý kiến phản hồi của các nhà đầu tư, các nội dung liên quan đến đàm phán với các nhà đầu tư trước, sau mỗi phiên, vòng đàm phán.

- Kế hoạch đàm phán được sắp xếp phù hợp để bên mời thầu và nhà đầu tư thực hiện đầy đủ và hiệu quả các công việc có liên quan trong quá trình đàm phán.

- Kế hoạch đàm phán dự kiến cụ thể như sau:

[Thông thường, thời gian tiến hành 02 vòng đàm phán là từ 06 – 08 tuần. Bên mời thầu có thể tham khảo ví dụ kế hoạch đàm phán dự kiến tại bảng sau:

KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN DỰ KIẾN

Thời gian

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 6

Vòng 1

 

Tuần …

- Nội dung: Họp khởi động giữa bên mời thầu với các nhà đầu tư

- Thời gian: ______ [Ghi cụ thể]

- Địa điểm: ______ [Ghi cụ thể]

Tuần …

- Nội dung: ______ [Ghi cụ thể nội dung đàm phán về mặt kỹ thuật]

- Thời gian: ______ [Ghi cụ thể]

- Địa điểm: ______ [Ghi cụ thể địa điểm đàm phán với Nhà đầu tư A, Nhà đầu tư B, Nhà đầu tư C…]

Tuần …

- Nội dung: ______ [ Ghi cụ thể nội dung đàm phán về tài chính – thương mại]

- Thời gian: ______ [Ghi cụ thể]

- Địa điểm: ______ [Ghi cụ thể địa điểm đàm phán với Nhà đầu tư A, Nhà đầu tư B, Nhà đầu tư C…]

Tuần …

Bên mời thầu sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án (nếu cần thiết) và thông báo cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư hoàn thiện HSĐXKTTCTM và nộp cho bên mời thầu căn cứ kết quả vòng đàm phán thứ nhất, nội dung sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án.

Vòng 2

 

Tuần …

- Nội dung: ______ [Ghi cụ thể nội dung đàm phán về mặt kỹ thuật]

- Thời gian: ______ [Ghi cụ thể]

- Địa điểm: ______ [Ghi cụ thể địa điểm đàm phán với Nhà đầu tư A, Nhà đầu tư B, Nhà đầu tư C…]

Tuần …

 

- Nội dung: ______ [ Ghi cụ thể nội dung đàm phán về tài chính – thương mại]

- Thời gian: ______ [Ghi cụ thể]

- Địa điểm: ______ [Ghi cụ thể địa điểm đàm phán với Nhà đầu tư A, Nhà đầu tư B, Nhà đầu tư C…]

Tuần …

 

Tuần….

Bên mời thầu chuẩn xác yêu cầu chi tiết về kỹ thuật, tài chính – thương mại và gửi cho các nhà đầu tư

Tuần …

Bên mời thầu thông báo cho các nhà đầu tư về việc kết thúc đàm phán

           
 

Mục 2. Kế hoạch đàm phán

Bên mời thầu chỉnh sửa kế hoạch đàm phán dự kiến cho phù hợp và phê duyệt tại quyết định phê duyệt danh sách ngắn các nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Mục 3. Điều chỉnh kế hoạch đàm phán

Trường hợp cần thiết bên mời thầu có thể điều chỉnh kế hoạch đàm phán nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng thời gian 02 (hai) vòng đàm phán được duyệt và không gây bất lợi cho nhà đầu tư tham dự đàm phán. Bên mời thầu chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền trong trường hợp điều chỉnh kế hoạch đàm phán. Bên mời thầu thông báo bằng văn bản cho các nhà đầu tư tham dự đàm phán bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

 

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN

Mục 1. Các yêu cầu chung

1.1. Các nội dung không được đàm phán

Bên mời thầu không tiến hành đàm phán với nhà đầu tư các nội dung sau đây:

a) Mục tiêu, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư;

b) Tổng mức đầu tư;

c) Khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;

d) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;

đ) Loại hợp đồng của dự án.

Trường hợp nhà đầu tư yêu cầu, bên mời thầu làm rõ các nội dung có liên quan nêu trên theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

1.2. Mục tiêu đàm phán

Mục tiêu đàm phán nhằm chuẩn xác các yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại, là căn cứ bên mời thầu hoàn thiện hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

1.3. Nguyên tắc đàm phán

Việc đàm phán giữa bên mời thầu và nhà đầu tư trong danh sách ngắn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan; căn cứ theo yêu cầu của HSMĐP, HSDĐP và các tài liệu giải thích, làm rõ của nhà đầu tư. Kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư đề xuất tại HSĐXKTTCTM phải phù hợp với tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp kỹ thuật, công nghệ của nhà đầu tư tại HSNLKN;

b) Không được tiết lộ thông tin HSDĐP, nội dung đàm phán của nhà đầu tư với bên mời thầu cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở HSNLKN;

c) Nhà đầu tư được điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính – thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn nhưng không được thay thế kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án tại HSDĐP;

d) Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP;

đ) Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.

1.4. Biên bản đàm phán

a) Kết quả, nội dung đàm phán sau mỗi vòng, mỗi phiên được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư. Bên mời thầu lưu trữ biên bản của từng vòng, từng phiên đàm phán và tệp dữ liệu (file) ghi âm của từng phiên trao đổi. Biên bản đàm phán được gửi cho nhà đầu tư tham gia đàm phán, không được gửi biên bản đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác.

b) Biên bản đàm phán gồm các nội dung sau đây:

- Thông tin chung: Tên dự án, tên bên mời thầu và người đại diện, tên nhà đầu tư và người đại diện, thời gian và địa điểm đàm phán.

- Nội dung đàm phán, trong đó ghi rõ ý kiến của người đại diện của bên mời thầu và người đại diện của nhà đầu tư.

Đối với vòng đàm phán thứ hai, biên bản đàm phán phải gồm giải pháp kỹ thuật và công nghệ cơ bản mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án và tài liệu trình bày giải pháp này.

- Các nội dung khác.

1.5. Các yêu cầu khác

a) Bên mời thầu không thay đổi người đại diện tham gia đàm phán trong suốt quá trình đàm phán, trừ trường hợp bất khả kháng. Bên mời thầu quyết định thành phần, trách nhiệm của từng thành viên có năng lực, kinh nghiệm phù hợp của các nhóm đại diện cho bên mời thầu tham gia đàm phán với từng nhà đầu tư trong danh sách ngắn, trong đó phải gồm tối thiểu những thành viên sau: Trưởng nhóm đại diện; các chuyên gia về đấu thầu, kỹ thuật, pháp lý, tài chính - thương mại, quản lý hợp đồng.

b) Các thành viên nhóm đại diện cho bên mời thầu tham gia đàm phán phải ký bản cam kết trong đó gồm các nội dung sau:

- Được đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và có năng lực, kinh nghiệm để tham gia đàm phán;

- Đàm phán trên cơ sở trung thực, khách quan, công bằng, không chịu bất kỳ sự ràng buộc về lợi ích đối với các bên;

- Bảo mật các thông tin và hồ sơ, tài liệu trong quá trình tham gia đàm phán theo đúng quy định của pháp luật;

- Không vi phạm các quy định về bảo đảm cạnh tranh.

 

Mục 2. Tổ chức đàm phán

Người đại diện của bên mời thầu và người đại diện của nhà đầu tư tham gia đàm phán tiến hành mở HSĐXKTTCTM của nhà đầu tư đó theo thời gian và địa điểm đàm phán tại quyết định phê duyệt danh sách ngắn. Đàm phán được thực hiện trên HSĐXKTTCTM được nhà đầu tư nộp. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp.

2.1. Đàm phán vòng thứ nhất

2.1.1. Tổ chức họp khởi động

Trước khi tiến hành đàm phán, bên mời thầu tổ chức họp theo thời gian và địa điểm do bên mời thầu quyết định với đại diện của các nhà đầu tư đã thông báo tham dự đàm phán. Đại diện bên cho vay (nếu có) của các nhà đầu tư được tham gia các cuộc họp này. Nội dung cơ bản gồm:

- Cung cấp thông tin về quy trình, kế hoạch đàm phán;

- Giới thiệu yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, tài chính – thương mại của dự án;

- Giới thiệu về mô hình tài chính của dự án (nếu có).

2.1.2. Các nội dung đàm phán

Căn cứ theo yêu cầu của HSMĐP, HSĐXKTTCTM của nhà đầu tư tham dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của nhà đầu tư, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà đầu tư về các nội dung đàm phán, gồm:

[Bên mời thầu ghi cụ thể các nội dung đàm phán gồm:

(1) Về mặt kỹ thuật

a) Về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng

- Các thông số kỹ thuật, công suất; các rủi ro về mặt kỹ thuật; yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật;

- Tính khả thi, hiệu quả đầu tư của phương án kỹ thuật, công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án, xét trên các yếu tố gồm tuổi thọ và khả năng cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu dự án, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn trong dài hạn;

- Xác nhận về quyền sử dụng hợp pháp về kỹ thuật, công nghệ; cơ chế quản lý, sử dụng kỹ thuật, công nghệ; phân chia lợi ích với các bên liên quan (nếu có) và các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng hợp pháp của kỹ thuật, công nghệ;

- Sự tham gia của đối tác (nếu có), phần công việc đảm nhận của đối tác thực hiện, yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của đối tác. Sự tham gia của đối tác có thể được cập nhật ở giai đoạn sau nhưng đảm bảo không làm thay đổi năng lực của nhà đầu tư; 

- Xác nhận việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, đánh giá tác động môi trường của giải pháp kỹ thuật, công nghệ;

- Việc đào tạo và chuyển giao khi kết thúc dự án (hạ tầng, tài chính, sở hữu trí tuệ, nhân lực) khi kết thúc dự án;

- Nội dung khác (nếu có).

b) Về mặt thiết kế

- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng để lập thiết kế;

- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình;

- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng; điểm hạn chế của thiết kế về chiều cao, mỹ quan, tiếng ồn, lưu lượng...(nếu có), điểm hạn chế trong việc vận hành (nếu có); giải pháp kết nối đồng bộ các hạng mục của công trình dự án;

- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng; các yêu cầu về môi trường, tiêu thụ năng lượng, quản lý rác thải, sức khỏe và an toàn,...

- Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục cấp phép theo quy định của pháp luật (xây dựng, giao đất/cho thuê đất, sử dụng hạ tầng, kết nối, nguyên nhiên liệu đầu vào,...);

- Nội dung khác (nếu có).

(2) Về mặt tài chính, thương mại

- Dự báo nhu cầu sử dụng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng của dự án, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai và khả năng chi trả của cộng đồng người sử dụng, tổ chức bao tiêu đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M;

- Mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý để xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí);

- Các thông số đầu vào khác (phương án huy động vốn, lãi vay, thời gian vay, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, tỷ lệ khấu hao, chi phí vận hành…);

- Về cam kết của bên cho vay; điều kiện hợp đồng cấp tín dụng, khả năng biến động của lãi suất (nếu có sự tham gia của bên cho vay);

- Giá trị vốn nhà nước tham gia trong dự án dự kiến (nếu có), việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án.

- Về lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước (giá trị phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng);

- Về phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO và O&M, thời gian, cơ chế thanh toán;

- Nội dung khác (nếu có).

(3) Về một số nội dung của hợp đồng

- Thời hạn hợp đồng và tiến độ thực hiện dự án, gồm các mốc thời gian sau: chuẩn bị, khởi công; xây dựng; vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Cơ chế phân bổ, quản lý rủi ro (gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro), trách nhiệm giữa cơ quan có thẩm quyền và đối tác tư nhân (nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay..,) trong quá trình thực hiện dự án;

- Vai trò, trách nhiệm trong suốt vòng đời dự án của các bên có liên quan, gồm: Cơ quan có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...);

- Cơ chế thanh toán; phạt, bồi thường hợp đồng;

- Các trường hợp bất khả kháng, thay đổi chính sách, giải quyết tranh chấp, quyền tiếp nhận dự án của cơ quan có thẩm quyền;

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và biện pháp xử lý;

- Nội dung khác (nếu có).

(4) Về quản lý thực hiện dự án

- Hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể

- Các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án trên các khía cạnh: Kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ... 

- Nội dung, phương thức giám sát chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;

- Các nội dung khác (nếu có)....]

2.1.3. Sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại, hoàn thiện HSĐXKTTCTM

Kết thúc vòng đàm phán thứ nhất, bên mời thầu sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án (nếu cần thiết) và thông báo cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn để hoàn thiện HSĐXKTTCTM theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Căn cứ kết quả vòng đàm phán thứ nhất, nội dung sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án, nhà đầu tư hoàn thiện HSĐXKTTCTM để nộp cho bên mời thầu.

2.2. Đàm phán vòng thứ hai, kết thúc đàm phán

2.2.1. Nội dung đàm phán

Bên mời thầu tiếp nhận, mở HSĐXKTTCTM của nhà đầu tư và tiến hành vòng đàm phán thứ hai với từng nhà đầu tư để chuẩn xác yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án. Bên mời thầu sẽ tiến hành đàm phán các nội dung chưa được làm rõ trong vòng đàm phán thứ nhất theo yêu cầu sửa đổi về kỹ thuật, tài chính – thương mại tại Mục 2.1.3 Chương này.

2.2.2. Chuẩn bị yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án và kết thúc đàm phán

Kết thúc vòng đàm phán thứ hai, bên mời thầu chuẩn xác yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án, là căn cứ bên mời thầu hoàn thiện hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu thông báo cho các nhà đầu tư tham gia đàm phán về việc kết thúc đàm phán.

 

CHƯƠNG VI. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSNLKN

  1. Mẫu số 01: Đơn dự đàm phán
  2. Mẫu số 02: Giấy uỷ quyền
  3. Mẫu số 03: Thoả thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện
  6. Mẫu số 06: Năng lực tài chính của nhà đầu tư                  
  7. Mẫu số 07: Cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư
  8. Mẫu số 08: Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư
  9. Mẫu số 09: Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKTTCTM

  1. Mẫu số 10: Đề xuất phương án sơ bộ về kỹ thuật
  2. Mẫu số 11: Đề xuất phương án sơ bộ về tài chính – thương mại

 

 

 

 

Mẫu số 01

ĐƠN DỰ ĐÀM PHÁN (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời đàm phán của dự án ___ [ghi tên dự án] do___ [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) phát hành ngày___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời đàm phán cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời đàm phán số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi (nếu có)], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ dự đàm phán (gồm hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính – thương mại) đối với dự án nêu trên. Hồ sơ dự đàm phán này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác khi Bên mời thầu có yêu cầu.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự đàm phán này với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm khác của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự đàm phán là chính xác, trung thực.

6. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình dự đàm phán.

Hồ sơ dự đàm phán này có hiệu lực trong thời gian___ngày(3)[ghi số ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu lực của HSDĐP.

(2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDĐP bị loại; đồng thời, nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Thời gian có hiệu lực của HSDĐP được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMĐP. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự đàm phán phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự đàm phán phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong đơn dự đàm phán và các tài liệu khác trong HSDĐP là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

 

Mẫu số 02

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___[ghi tên, số CCCD/CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___[ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___[ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___[ghi tên, số CCCD/CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___[ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự đàm phán;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời đàm phán và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự đàm phán;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư]. __________ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_________ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của Hồ sơ dự đàm phán một (01) bản gốc./.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên và  đóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

Mẫu số 03

THỎA THUẬN LIÊN DANH

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án này.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho ____ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau:

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự đàm phán;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời đàm phán và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự đàm phán;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh(1)[ghi cụ thể vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và ghi tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh]:

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không được lựa chọn vào danh sách ngắn;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc lựa chọn danh sách ngắn dự án theo thông báo của bên mời thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư theo thông báo của bên mời thầu;

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng dự án.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự đàm phán 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh(2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải kê khai vai trò tham gia và tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của từng thành viên liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư:

3. Năm thành lập:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

 

 

Mẫu số 05

LỊCH SỬ TRANH CHẤP, KHIẾU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN(1)

Tên nhà đầu tư: ________________
Ngày: ______________________
Tên thành viên của nhà đầu tư liên danh (nếu có):_________________________
 

Các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Chọn một trong các thông tin mô tả dưới đây:

  1. Không có tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
  2. Dưới đây là mô tả về các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện mà nhà đầu tư là một bên đương sự (hoặc mỗi thành viên của liên danh nếu là nhà đầu tư liên danh).

Năm

Vấn đề tranh chấp, khiếu kiện

Giá trị tranh chấp, khiếu kiện(2)

Tỷ lệ tương ứng với vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDĐP sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải bổ sung vốn chủ sở hữu tại bước tiếp theo kèm theo các tài liệu theo quy định để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án; trường hợp không bổ sung vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư được đánh giá là không đáp ứng về yêu cầu năng lực và kinh nghiệm.

Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên của nhà đầu tư liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Đồng tiền là đồng tiền quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

Mẫu số 06

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ(1)

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (3):

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

Đính kèm là tài liệu chứng minh về số liệu tài chính của nhà đầu tư:

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán.

Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện, phương án huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án PPP kê khai tại HSDĐP. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì nhà đầu tư sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và bị xử lý theo quy định tại Mục 28 CDNĐT.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 

 

 

Mẫu số 07

CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH,

TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm) ___, ngày ___ tháng ___ năm ___

1. Tôi là ___ [ghi tên], ___ [ghi chức vụ], là đại diện hợp pháp của ___[Ghi tên nhà đầu tư/tên liên danh nhà đầu tư], xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

2. Các nguồn tài chính, tín dụng sau đây đã được cam kết và sẽ được huy động để thực hiện dự án:

Nguồn tài chính

Giá trị (1)

I. Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án:

 

1.

 

2.

 

 

II. Vốn vay nhà đầu tư phải huy động:

 

1.

 

2.

 

 

III. Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án

 

1.

 

2.

 

 

 

3. Tài liệu kèm theo:

- Đối với vốn chủ sở hữu: Văn bản cam kết bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính cho dự án của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ kèm theo các tài liệu chứng minh về thẩm quyền ký cam kết.

- Đối với vốn vay: Văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật kèm theo các tài liệu chứng minh thẩm quyền của người ký cam kết.

- Đối với vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu: Thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật và nhà đầu tư.

- Tài liệu liên quan khác.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

   Ghi chú:

(1) Ghi số tiền bằng số, bằng chữ theo đồng tiền quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

Mẫu số 08

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (1)

(Địa điểm) ___, ngày ___ tháng ___ năm ___

[Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án theo yêu cầu của bên mời thầu]

1. Dự án số 01: ___ [ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/ tên thành viên liên danh:

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Quốc gia thực hiện dự án:

4

Hình thức đầu tư dự án

‚ Đầu tư theo hình phương PPP

‚  Đầu tư không theo phương thức PPP

5

Lĩnh vực đầu tư của dự án

6

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh nhà đầu tư

‚  Nhà thầu quản lý dự án ‚   Nhà thầu Xây dựng ‚  Nhà thầu vận hành    

7

Tên cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/ đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

8

Thông tin chi tiết

8.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (2):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình,

‚  Đã xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư :

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Vốn vay đã được huy động

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

8.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu

 

Phạm vi công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(3):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư

(2), (3) Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 09

PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN SƠ BỘ VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

Nhà đầu tư chuẩn bị phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án gồm các phần:

1. Cách tiếp cận và phương pháp luận (gồm nhận xét về đề xuất dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án).

2. Đề xuất sơ bộ cách thức triển khai dự án (gồm khả năng triển khai xây dựng, kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, sáng kiến cải tiến).

3. Đề xuất sơ bộ phương thức kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công (gồm sáng kiến cải tiến) căn cứ vào các nội dung sau:

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp dự án, với mối quan hệ giữa các thành viên Liên danh (nếu có) và với các bên có liên quan;

- Cam kết của các thành viên Liên danh trong việc thực hiện các nghĩa vụ triển khai dự án (nếu có);

- Phương án tài chính sơ bộ;

- Tiến độ/phân kỳ dự án;

- Phân bổ rủi ro dự  kiến phù hợp giữa doanh nghiệp dự án, nhà thầu và các bên liên quan khác (nếu có);

- Kế hoạch huy động nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp;

4. Cam kết thực hiện dự án.

5. Năng lực, kinh nghiệm nhân sự chủ chốt (nếu có).

6. Các nội dung khác theo yêu cầu của bên mời thầu.

 

Mẫu số 10

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ VỀ KỸ THUẬT

Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về kỹ thuật và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở tiến hành đàm phán, gồm các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp được xác định tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ phải nêu rõ các đặc điểm cốt lõi mà không được thay đổi trong quá trình đàm phán đàm phán cạnh tranh;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

 

Mẫu số 11

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về tài chính – thương mại và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở để đàm phán, gồm các nội dung sau đây:

PHẦN I.  ĐỀ XUẤT SƠ BỘ

Nhà đầu tư đề xuất sơ bộ về tài chính – thương mại theo một trong các giá trị về mức tối đa của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; mức tối thiểu về lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước nhưng không được vượt quá giá trị đã được phê duyệt tại quyết định chủ trương đầu tư của dự án.

PHẦN II. TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

Nhà đầu tư cần nộp mô hình tài chính bằng cả bản in và bản điện tử (định dạng file excel hoặc theo yêu cầu của bên mời thầu) theo các yêu cầu sau đây:

A. Cấu trúc của mô hình tài chính

- Cấu trúc mô hình rõ ràng và trình bày chuyên nghiệp;

- Được lập trên ứng dụng Microsoft Excel (được cập nhật) hoặc ứng dụng khác;

- Trình bày số tiền hàng triệu với 2 chữ số thập phân;

- Không có bất cứ trang nào hoặc ô nào bị ẩn hoặc bảo vệ bằng mã số;

- Tính toán cần phải được chia tách hợp lý để có thể dễ dàng theo dõi trên màn hình hoặc trên trang giấy;

- Các ô có chứa số cố định cần được bôi màu vàng;

- Mô hình tài chính cần được chia thời kỳ theo năm;

B. Tài liệu giả định

Nhà đầu tư cần cung cấp mô tả chi tiết các giả định được sử dụng trong mô hình tài chính. Các giả định phải gồm các phần:

- Kế hoạch chi phí xây dựng và chi phí vận hành;

- Bản tóm tắt kế hoạch huy động vốn, gồm tất các các phí và chi phí tài chính;

- Giả định dự báo nhu cầu và doanh thu của dự án;

- Giả định về kinh tế vĩ mô;

- Giả định về thuế;

- Chính sách kế toán và tỷ lệ khấu hao;

- Các giả định cần thiết khác để xây dựng mô hình tài chính.

Các giả định nêu trong tài liệu giả định phải phù hợp với mô hình tài chính.

C. Hướng dẫn sử dụng mô hình tài chính

Nhà đầu tư cần nộp tài liệu hướng dẫn, giải thích các chức năng của mô hình tài chính và cấu trúc của mô hình.

 

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

I. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án (trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo HSMĐP các tài liệu này). Yêu cầu thực hiện dự án gồm:

- Mục tiêu của dự án:

- Quy mô, công suất của dự án:

- Địa điểm thực hiện dự án:

- Nhu cầu sử dụng đất, mặt đất và tài nguyên khác (nếu có):

- Phương án bồi thường tái định cư:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan ký kết hợp đồng  với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu tối thiểu về tính đáp ứng đối với giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; bảo vệ môi trường.

- Dự kiến tổng mức đầu tư;

- Loại hợp đồng dự án;

- Yêu cầu sơ bộ về tài chính – thương mại gồm các nội dung sau: yêu cầu nhà đầu tư đề xuất theo một trong các giá trị về mức tối đa của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; mức tối thiểu về lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước.

- Thời gian thực hiện dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

II. DỰ KIẾN TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt của dự án để xây dựng tiêu chuẩn dự kiến sử dụng để đánh giá hồ sơ dự thầu trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tỷ trọng điểm tương ứng, gồm yêu cầu về:

- Kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công;

- Phương án tổ chức vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Phương án bảo vệ môi trường; yêu cầu khác phù hợp với tính chất, lĩnh vực, đặc điểm dự án cụ thể (nếu có).

2. Nội dung đánh giá về tài chính - thương mại, gồm:

 - Tính khả thi về tài chính - thương mại, bao gồm cả chi phí cho hoạt động thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;

- Tính hợp lý của các thỏa thuận tài chính được đề xuất;

- Mức độ chấp thuận các điều khoản hợp đồng được đề xuất liên quan đến việc phân bổ rủi ro hoặc các khoản bồi thường;

- Các nội dung đánh giá khác về mặt tài chính - thương mại khác (nếu cần thiết).

Trường hợp bên mời thầu xác định được tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại dự kiến sử dụng để đánh giá hồ sơ dự thầu thì nêu rõ tại Mục này.

          III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

          Trên cơ sở các nội dung cơ bản của hợp đồng dự án tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành trong từng ngành, lĩnh vực, căn cứ tính chất, quy mô của từng loại dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu xây dựng dự thảo hợp đồng và đính kèm trong HSMĐP.

 

([1]) Yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật PPP và trùng khớp với Mục 3.3 Chương III – Đánh giá HSNLKN.

([2]) Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M, tổng mức đầu tư được xác định theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Phụ lục III

MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU

ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP ÁP DỤNG SƠ TUYỂN

 (Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/TT-BKHĐT ngày .....tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

HỒ SƠ MỜI THẦU

 

 

 

Tên dự án:        

______________________________

[ghi tên dự án theo quyết định phê duyệt dự án]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

 

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG


MÔ TẢ TÓM TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng loại dự án cụ thể .

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này gồm quy định phương pháp, tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này gồm các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế, dự toán([1]) (trường hợp áp dụng) đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo hồ sơ mời thầu các tài liệu này.

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Phần này gồm các nội dung của dự thảo hợp đồng và biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng.

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

HSĐXTCTM

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại

HSMST

Hồ sơ mời sơ tuyển

HSDST

Hồ sơ dự sơ tuyển

HSMT

Hồ sơ mời thầu

Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

 
 

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung lựa chọn nhà đầu tư

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL phát hành bộ HSMT cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn đã được phê duyệt để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được mô tả tại Báo cáo nghiên cứu khả thi.

1.2. Yêu cầu về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được quy định tại BDL.

1.3. Yêu cầu về vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được quy định tại BDL. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng, nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.

1.4. Yêu cầu về đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng được quy định tại BDL.

1.5. Các thông tin cơ bản về dự án được quy định tại BDL.

2. Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP bao gồm các hành vi theo quy định tại Điều 10 Luật PPP.

3. Thay đổi tư cách, tên tham dự thầu

3.1. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu theo số ngày quy định tại BDL. Bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định sự thay đổi tư cách, tên của nhà đầu tư, cụ thể như sau:

a) Cho phép bổ sung thành viên liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải kê khai cập nhật năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới, đính kèm tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;

b) Cho phép rút thành viên của liên danh. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải đánh giá năng lực của nhà đầu tư, bảo đảm các thành viên còn lại hoặc thành viên thay thế (nếu có) đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

c) Cho phép thay đổi tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu trong liên danh. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải đánh giá, cập nhật thông tin năng lực của nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư đủ năng lực, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của từng thành viên theo yêu cầu của HSMST.

3.2. Trường hợp nhà đầu tư thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải bảo đảm tuân thủ quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại mục 3.1 CDNĐT.

3.3. Trường hợp nhà đầu tư không thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì bên mời thầu không đánh giá lại tư cách hợp lệ của nhà đầu tư.

3.4. Trường hợp nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn đề nghị liên danh với nhau để tham dự thầu, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả.

4.   Nội dung HSMT

 

4.1. HSMT gồm có Phần 1, Phần 2, Phần 3 và các tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNĐT (nếu có), trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSDT

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án

Phần 3. Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng

4.2. Thư mời thầu do bên mời thầu phát hành chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMT.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư, BDL, biểu mẫu dự thầu, yêu cầu thực hiện dự án và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị HSDT.

5.   Làm rõ HSMT, hội nghị tiền đấu thầu

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước), 15 ngày (đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Bên mời thầu làm rõ HSMT khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMT sẽ được bên mời thầu gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Nội dung làm rõ HSMT không được trái với nội dung của HSMT đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ HSMT dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì việc sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại tại Mục 7 CDNĐT.

5.2. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung trao đổi tại hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ câu hỏi của nhà đầu tư và câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMT và gửi cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, bên mời thầu sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kì trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.     Sửa đổi HSMT

7.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi HSMT. Quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi được coi là một phần của HSMT.

7.2. Quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi HSMT được bên mời thầu gửi (trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc email) tới các nhà đầu tư đã nhận HSMT.

7.3. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại BDL. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định nêu trên, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 21.2 CDNĐT.

Nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho bên mời thầu về việc đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMT theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

8. Chi phí dự thầu

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà đầu tư.

9. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần của HSDT

10.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM, trong đó:

a) HSĐXKT phải gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm (trong trường hợp nhà đầu tư phải cập nhật về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Mục 12 CDNĐT), đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau:

- Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Thỏa thuận liên danh (trong trường hợp thay đổi liên danh) theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;

- Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 CDNĐT;

- Tài liệu cập nhật, bổ sung năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

- Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNĐT.

b) HSĐXTCTM phải gồm các thành phần sau đây:

- Đơn dự thầu đề xuất tài chính – thương mại theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Đề xuất về tài chính – thương mại và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 15 CDNĐT.

10.2. Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 14 CDNĐT, kèm theo đề xuất về tài chính – thương mại liên quan đến phương án kỹ thuật thay thế (nếu có).

10.3. Nội dung khác nêu tại BDL.

11.  Đơn dự thầu

11.1. Đơn dự thầu gồm đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại và phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 và Mẫu số 08 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

11.2. Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu.

11.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.2 CDNĐT.

12. Cam kết, cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

12.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án.

12.2. Trường hợp có sự thay đổi so với thông tin kê khai trong hồ dự sơ tuyển, nhà đầu tư phải kê khai bằng văn bản (kèm theo tài liệu) để cập nhật năng lực, kinh nghiệm của mình cho bên mời thầu. Bên mời thầu phải tổ chức đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMST.

12.3. Văn bản cam kết về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án, tài liệu để cập nhật năng lực, kinh nghiệm được nộp cùng HSDT và được coi là một bộ phận của HSDT.

13. Thành phần đề xuất về kỹ thuật

Trong HSĐXKT, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về kỹ thuật gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

14.  Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT

14.1. Nhà đầu tư được đề xuất phương án kỹ thuật thay thế ngoài phương án nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

14.2. Nhà đầu tư phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết để bên mời thầu có thể đánh giá phương án kỹ thuật thay thế.

15. Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại

15.1. Trong HSĐXTCTM, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về tài chính – thương mại gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

15.2. Nhà đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT trên cơ sở phương án tài chính và giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công) hoặc vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng) hoặc đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) mà nhà đầu tư đề xuất.

16.  Đồng tiền dự thầu

Đồng tiền dự thầu theo quy định tại BDL.

17. Bảo đảm dự thầu

17.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

17.2. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

17.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định Mục 17.1 CDNĐT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh,  có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

17.4. Trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL.

17.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư rút HSDT (HSĐXKT, HSĐXTCTM) trong thời gian HSDT còn hiệu lực;

b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT;

c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNĐT.

18. Thời gian có hiệu lực của HSDT

18.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDT có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

18.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTCTM) và yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nhà đầu tư chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà đầu tư không được xem xét, đánh giá tiếp.

Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDT gồm: 01 bản gốc HSĐXKT, 01 bản gốc HSĐXTCTM và một số bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM.

19.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác không nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp và không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDT của nhà đầu tư đó bị loại.

19.3. Bản gốc của HSĐXKT, HSĐXTCTM, HSDT phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

19.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDT nêu tại Mục 19.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ THẦU”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì hồ sơ sửa đổi, thay thế phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI THAY THẾ” ; đánh dấu rõ các bản gốc, bản chụp tương ứng.

Các túi đựng riêng biệt: HSĐXKT, HSĐXTCTM, HSĐXKT sửa đổi, HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXKT thay thế, HSĐXTCTM thay thế. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.5 CDNĐT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKT” đối với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế (nếu có); “không được mở trước thời điểm mở HSĐXTCTM” đối với túi đựng HSĐXTCTM và túi đựng HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXTCTM thay thế (nếu có).

20.3. Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát.

20.4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không thực hiện theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 20.1 và 20.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT nhưng phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn nộp trước thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu khoản tiền bằng giá bán HSMT nêu tại BDL trước khi HSDT được tiếp nhận.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 7.2 CDNĐT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

21.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà đầu tư đã nhận HSMT hoặc đã nộp HSDT. Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới được gia hạn để nhà đầu tư có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDT theo yêu cầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDT của mình. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

23.  Sửa đổi, thay thế, rút HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT.

23.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNĐT.

23.3. Văn bản đề nghị rút HSDT phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CĐNĐT. HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

24. Bảo mật

24.1. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDT đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDT.

24.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

25. Làm rõ HSDT

 

25.1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu. Văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSDT). Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính – thương mại, nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà đầu tư không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà đầu tư theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

25.2. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.

25.3. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDT cần phải làm rõ. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Tài liệu làm rõ HSDT được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT.

26. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư

26.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi:

a) Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá HSDT;

b) Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá HSDT;

c) Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.

26.2. Nguyên tắc ưu đãi:

a) Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của HSMT;

b) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận;

c) Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c Mục 26.1 CDNĐT được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong HSDT và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá HSDT.  

26.3. Cách tính ưu đãi theo quy định tại BDL.

27. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

27.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

27.2. “Đặt điều kiện” là việc nhà đầu tư đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

27.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

28. Xác định tính đáp ứng của HSDT

28.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNĐT.

28.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản là những điểm trong HSDT mà nếu được chấp thuận hoặc cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ:

a) Gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi và yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công;

b) Gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng dự án, cơ quan có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong hợp đồng;

c) Gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT.

28.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về kỹ thuật của HSDT theo Mục 13 CDNĐT và việc kiểm tra đề xuất về kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản.

28.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho HSDT trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

29. Sai sót không nghiêm trọng

29.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT.

29.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của bên mời thầu thì HSDT của nhà đầu tư có thể sẽ bị loại.

29.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư. Theo đó, đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh cho các hạng mục sai khác so với yêu cầu của HSMT theo quy định tại Mục 33.2 CDNĐT.

30. Mở HSĐXKT

30.1. Ngoại trừ các trường hợp HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở công khai và đọc rõ các thông tin theo điểm b Mục 30.2 CDNĐT của tất cả HSĐXKT thuộc HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở HSĐXKT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXKT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXKT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự thầu. Chỉ có các HSĐXKT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

30.2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) và đọc rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT, thời gian có hiệu lực của HSĐXKT, thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có), bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng HSĐXKT. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT.

30.3. Đối với trường hợp rút HSDT:

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin trong văn bản đề nghị rút HSDT. HSDT của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDT (gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM) sẽ trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDT và vẫn mở HSDT tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

30.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXKT ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXKT nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

30.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT, HSĐXKT thay thế. HSĐXKT ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXKT nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

30.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm các thông tin quy định tại Mục 30.2, 30.3 30.4 và 30.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn tham dự thầu.

31. Đánh giá HSĐXKT

31.1. Đánh giá HSĐXKT theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDT.

31.2. Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu sẽ  thông báo bằng văn bản danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (gồm tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư) đến tất cả nhà đầu tư tham dự thầu và mời các nhà đầu tư tham dự thầu đến mở HSĐXTCTM, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở HSĐXTCTM.

32. Mở HSĐXTCTM

32.1. Việc mở HSĐXTCTM được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm nêu trong văn bản thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXTCTM không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Chỉ có các HSĐXTCTM được mở và đọc tại buổi mở HSĐXTCTM mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

32.2. Tại lễ mở HSĐXTCTM, bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

32.3. Việc mở HSĐXTCTM được thực hiện đối với từng HSĐXTCTM theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về:

- Tên nhà đầu tư;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTCTM;

- Thông tin tại đơn dự thầu đề về xuất tài chính - thương mại: thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM; tổng mức đầu tư của dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có);

- Điểm kỹ thuật của các HSDT được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

- Các thông tin khác liên quan.

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của HSĐXTCTM.

32.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXTCTM, bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTM, HSĐXTCTM sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXTCTM ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

32.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXTCTM, bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTM, HSĐXTCTM thay thế. HSĐXTCTM ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

32.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXTCTM trong đó gồm các thông tin quy định tại các Mục 32.2, 32.3, 32.4 và 32.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXTCTM sẽ được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.

33. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

33.1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại và các lỗi khác. Việc sửa lỗi được thực hiện theo quy định tại BDL.

33.2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa không nghiêm trọng trong HSDT so với yêu cầu của HSMT. Các nội dung hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại BDL trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các nội dung được hiệu chỉnh phải bảo đảm nguyên tắc không phải là các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản theo quy định tại Mục 28.2 CDNĐT. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

33.3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:

a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì HSDT của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;

b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

34. Đánh giá HSĐXTCTM và xếp hạng nhà đầu tư

34.1. Đánh giá HSĐXTCTM theo quy trình, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDT. Đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP, HSMT không áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng.

34.2. Trường hợp phương án tài chính của nhà đầu tư có các thông số đầu vào hoặc nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng bất thường ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dịch vụ được cung cấp thì bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ về tính khả thi của phương án tài chính được đề xuất. Trong trường hợp này, bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ các yếu tố cấu thành trong phương án tài chính theo hướng sau đây:

a) Các yếu tố kinh tế liên quan đến đề xuất về kỹ thuật để xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công;

b) Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà đầu tư dẫn đến lợi thế trong đề xuất phương án tài chính;

c) Nguồn gốc của giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thực hiện dự án, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp thỏa mãn các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c của Mục này và việc làm rõ của nhà đầu tư thuyết phục thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư được chấp nhận trúng thầu, để đề phòng rủi ro, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn quy định trong HSMT nhưng không quá 3% tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm a, b và c của Mục này và việc làm rõ của nhà đầu tư không đủ thuyết phục dẫn đến phương án tài chính của nhà đầu tư được đánh giá là không khả thi thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư sẽ bị loại.

34.3. Sau khi đánh giá HSĐXTCTM, bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

35. Điều kiện xét duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

 

Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

35.1. HSDT hợp lệ;

35.2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

35.3. Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;

35.4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại theo quy định tại BDL;

35.5. Có HSDT được xếp thứ nhất.

36. Hủy thầu

36.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

36.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ Mục 36.1 CDNĐT phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

36.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNĐT, trong thời hạn 14 ngày, bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà đầu tư dự thầu, trừ trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT.

37. Công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

37.1. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư tới các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau đây:

a) Tên dự án, địa điểm và quy mô dự án;

b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án;

đ) Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có); nội dung chia sẻ doanh thu (nếu có);

e) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;

g) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;

h) Các nội dung khác (nếu có).

37.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNĐT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

37.3. Cùng với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo quy định tại các Mục 38, 39 và 40 CDNĐT cho nhà đầu tư được lựa chọn. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư trúng thầu không đến đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT thì nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm c và d Mục 17.5 CDNĐT.

38. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng

38.1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.

Nhà đầu tư trúng thầu được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được hoàn trả, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

38.2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

a) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Báo cáo đánh giá HSDT;

c) HSDT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSDT (nếu có) của nhà đầu tư;

d) HSMT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSMT (nếu có).

38.3. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT.

38.4. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

a) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Đàm phán về những sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót đó;

c) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;

d) Ngoài những nội dung quy định tại điểm a và b Mục này, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng cần thiết khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.

38.5. Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong HSDT đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

38.6. Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.

38.7. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư trong danh xếp hạng và đáp ứng các yêu cầu của HSMT không thành công thì bên mời thầu báo cáo cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 36.1 CDNĐT.

39. Ký kết hợp đồng

39.1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, HSDT còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được cập nhật tại thời điểm ký kết và HSMT.

39.2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ quan ký kết hợp đồng.

39.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.

40. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

40.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, doanh nghiệp dự án phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

40.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

40.3. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật PPP.

c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

41. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

41.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật PPP và Tiu mục 2 Mục 9 Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

41.2. Cơ quan giải quyết kiến nghị đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống.

42. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP

42.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

42.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 42.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

42.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP , nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

42.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Quyết định xử lý vi phạm được cơ quan xử lý vi phạm đăng tải lên Hệ thống.

43. Giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL tham gia giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

   
 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của Bên mời thầu:

- Tên Bên mời thầu:___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện:___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện:___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại:___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax:___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail:___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

 

[- Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

“Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa: ___ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công bằng số và bằng chữ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt];

- Trường hợp không áp dụng bên mời thầu ghi: Không áp dụng”].

CDNĐT 1.3

 

[- Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

+ Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa:___ [ghi vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng bằng số và bằng chữ trong quyết định phê duyệt dự án]

“+ Phương thức quản lý và sử dụng:___ [ghi phương thức quản lý sử dụng phần vốn này theo một hoặc các phương thức quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật PPP]

- Trường hợp không áp dụng, bên mời thầu ghi: Không áp dụng].

CDNĐT 1.4

 

[Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

Yêu cầu đề xuất nộp ngân sách nhà nước tối thiểu:___ [ghi đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng số và bằng chữ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa: ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt

- Trường hợp không áp dụng, bên mời thầu ghi: Không áp dụng].

CDNĐT 1.5

[- Trường hợp việc sơ tuyển được thực hiện trên cơ sở quyết định chủ trương đầu tư, bên mời thầu phải cập nhật các thông tin cơ bản của dự án trên cơ sở thông tin quyết định phê duyệt dự án.

- Trường hợp việc sơ tuyển được thực hiện trên cơ sở quyết định phê duyệt dự án, bên mời thầu không phải cập nhật các thông tin cơ bản của dự án].

CDNĐT 3.1

Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu theo địa chỉ tại Mục 1.1 BDL trong thời gian tối thiểu ______ ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày cụ thể, nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 07 ngày làm việc].

CDNĐT 5.2

Hội nghị tiền đấu thầu:________ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp hội nghị được tổ chức:____ ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị]

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu:_______ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường.

[Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm].

CDNĐT 7.3

Văn bản sửa đổi HSMT sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả nhà đầu tư đã nhận HSMT từ bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ______ ngày [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 15 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước và 25 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế].

CDNĐT 9

[Căn cứ hình thức lựa chọn nhà đầu tư, ghi rõ ngôn ngữ của HSDT:

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng: ____ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh”; HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”].

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang: ___ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh” HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDT”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.]

CDNĐT 10.3

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại Mục 10.1 và Mục 10.2 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13

Thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư gồm:

[Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

 a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.]

CDNĐT 15.1

Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư gồm:___ [Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

a) Bảng tổng hợp, bảng chi tiết phương án tài chính của nhà đầu tư;

b) Cam kết nguồn cung cấp tài chính cho nhà đầu tư.]

CDNĐT 16

- Đồng tiền dự thầu là:______________________ [Căn cứ theo yêu cầu của dự án mà quy định việc cho phép và điều kiện áp dụng để nhà đầu tư chào theo một hoặc một số đồng tiền khác nhau nhưng không quá ba đồng tiền, ví dụ: VND, USD, EUR. Trường hợp trong số các đồng tiền đó có VND thì phải quy đổi về VND. Trường hợp cho phép chào bằng ngoại tệ thì phải yêu cầu nhà đầu tư chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ và sơ bộ giá trị ngoại tệ tương ứng; các loại chi phí trong nước phải được chào bằng VND, các chi phí nước ngoài liên quan đến dự án thì được chào bằng đồng tiền nước ngoài].

Trường hợp quy định hai hoặc ba đồng tiền thì bổ sung thêm các nội dung sau:

- Đồng tiền được sử dụng để quy đổi tất cả các giá trị từ nhiều loại tiền khác nhau thành một loại tiền duy nhất (đồng tiền quy đổi) nhằm phục vụ việc đánh giá và so sánh HSDT là: ___ [ghi tên đồng tiền, trường hợp trong số đồng tiền có VND thì phải quy đổi theo VND] theo tỷ giá bán ra của một ngân hàng thương mại ___ [ghi tên ngân hàng thương mại có uy tín và căn cứ vào tỷ giá do ngân hàng đó công bố để quy đổi] công bố vào ngày ___ [ghi cụ thể ngày, tháng, năm].

- Đồng tiền trung gian: _______ [ghi tên đồng tiền trung gian để quy đổi từ các loại đồng tiền về đồng tiền quy đổi trong trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này và đồng tiền quy đổi. Trong trường hợp này, cần quy định thêm về công thức xác định tỷ giá quy đổi thông qua đồng tiền trung gian (tỷ giá bán ra, mua vào, tại thời điểm...);

 - Đối với các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại Mục này thì khi lập HSDT, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDT; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại Mục này để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDT.

CDNĐT 17.1

a) Hình thức bảo đảm dự thầu:___ [bên mời thầu lựa chọn đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam].  Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực tham dự thầu. Thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

Bảo lãnh dự thầu phải được lập theo Mẫu số 07 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu].

b) Giá trị bảo đảm dự thầu là ___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5-1,5% tổng mức đầu tư của dự án].

c) Thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu là___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30 ngày].

CDNĐT 17.4

a) Bên mời thầu sẽ hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn trong thời gian___ ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày];

b) Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu khi bên mời thầu yêu cầu do gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT thì bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn ___ ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày].

CDNĐT 18.1

Thời gian có hiệu lực của HSDT là ___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc theo Bảng theo dõi tiến độ trong lựa chọn nhà đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt]

CDNĐT 19.1

- Số lượng bản chụp HSĐXKT là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

- Số lượng bản chụp HSĐXTCTM là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

CDNĐT 21.1

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước, 90 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế; không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDT].

- HSMT có mức giá bán là: ____ [ghi mức giá bán bộ HSMT, bảo đảm không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế].

CDNĐT 26.3

[Căn cứ tiêu chuẩn áp dụng để so sánh, xếp hạng khi đánh giá HSDT, ghi rõ cách tính ưu đãi của nhà đầu tư trong các trường hợp:

a) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tính theo công thức sau:

Ggtss = Ggt - Ggt x MƯĐ %

Trong đó:

- Ggtss: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Ggt: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

b) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo công thức sau:

Vgtss = Vgt - Vgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Vgtss: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Vgt: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ : là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

c) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để so sánh, xếp hạng thì ghi “đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo một trong hai công thức sau:

Tgtss = Tgt + Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT.

Hoặc :

Tgtss = Tgt - Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

d) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kết hợp để so sánh, xếp hạng thì ghi rõ tỷ trọng của từng tiêu chuẩn và công thức tính ưu đãi tương ứng được áp dụng nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng bằng 100% và tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.

CDNĐT 30.1

Thời điểm mở HSĐXKT là: __ giờ__ phút, ngày__tháng __năm __ [ghi thời điểm mở thầu bảo đảm bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu] tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

CDNĐT 33.1

Việc sửa lỗi được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc giá trị nộp ngân sách hoặc thời gian thực hiện hợp đồng và các tiêu chuẩn tài chính khác.

b) Lỗi nhầm đơn vị:

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.

c) Các lỗi khác:

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

- Nếu có sự khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại thì nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

CDNĐT 33.2

Căn cứ tính chất, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu xác định một số nội dung liên quan đến yêu cầu đầu ra tổng thể của việc thực hiện dự án (như quy mô, công suất…) và giới hạn tỷ lệ sai lệch tương ứng để làm cơ sở hiệu chỉnh.

CDNĐT 34.3

Xếp hạng nhà đầu tư:

[- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thì ghi “nhà đầu tư có giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất”.

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thì ghi “nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì ghi “nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng các tiêu chuẩn kết hợp thì ghi “nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất.”

- Trường hợp áp dụng các phương pháp khác, bên mời thầu nghiên cứu, quy định theo nội dung phương pháp đánh giá]

Nhà đầu tư được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

CDNĐT 35.4

Nhà đầu tư có_______ [Ghi:

- Đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất, không vượt mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công), hoặc;

- Phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất và không vượt giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng), hoặc;

- Đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) hoặc tiêu chuẩn phù hợp (đối với phương pháp phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp)].

CDNĐT 40.1

a) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng:___ [bên mời thầu lựa chọn một trong các hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam]. Trường hợp quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được lập theo Mẫu số 11 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh thực hiện hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

b) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng  từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án ối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng), từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án ối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng)].

c) Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày_____ [Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng].

CDNĐT 40.2

- Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng:___ [ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án.

Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng, nhà đầu tư đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

CDNĐT 41

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền: ____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của cơ quan có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng dự án].

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ].

CDNĐT 43

Thông tin của cá nhân, đơn vị tham gia giám sát, theo dõi:__ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

 

CHƯƠNG III.  ĐÁNH GIÁ HSDT

  1. Đánh giá HSĐXKT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

1.1. Kiểm tra HSĐXKT

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXKT, gồm: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu; giấy ủy quyền (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu cập nhật, bổ sung năng lực và kinh nghiệm (nếu có); đề xuất về kỹ thuật và các thành phần khác thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSĐXKT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

HSĐXKT của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXKT;

b) Có đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có); không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu.

c) Thời hạn hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT;

d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầu. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có);

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Có giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực không đáp ứng yêu cầu của HSMT; tên, địa chỉ của đơn vị thụ hưởng bảo lãnh không đúng theo yêu cầu của HSMT;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu; bỏ sót nội dung quan trọng nêu trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu hoặc dẫn đến bên mời thầu không thu được giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật PPP;

đ) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh;

e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu đối với trường hợp nhà đầu tư liên danh thay đổi thông tin trong thỏa thuận liên danh được nộp tại bước sơ tuyển;

g) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh theo quy định tại Điều 30 Luật PPP và Điều 29 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP;

h) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

Nhà đầu tư có HSĐXKT được coi là “Hợp lệ” khi tất cả nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXKT của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXKT của nhà đầu tư sẽ bị loại. Nhà đầu tư có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

2.1. Khi nộp HSDT nếu nhà đầu tư có sự thay đổi về năng lực và kinh nghiệm; lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện so với thông tin kê khai trong HSDST đã được đánh giá thì nhà đầu tư phải kê khai bằng văn bản (kèm theo tài liệu) để bên mời thầu tổ chức đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMST. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm; lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện của nhà đầu tư không có sự thay đổi thì nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp tại thời điểm cập nhật, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có) thì phải bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo yêu cầu của HSMST và HSMT.

Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục dự án đang thực hiện và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

2.2. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất tổng mức đầu tư cao hơn tổng mức đầu trong quyết định phê duyệt dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật về năng lực để bảo đảm tuân thủ quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay tại khoản 1 Điều 77 Luật PPP và yêu cầu của HSMST.

2.3. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải kê khai cập nhật năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới, đính kèm tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới. Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư sau khi thay đổi tư cách, tên tham dự thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá HSDST trong HSMST.

Mục 3. Đánh giá về mặt kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá

[Bên mời thầu quy định cụ thể việc sử dụng phương pháp chấm điểm (theo thang điểm 100 hoặc 1.000) hoặc đánh giá đạt, không đạt khi đánh giá về kỹ thuật.

- Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là___ % tổng số điểm [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn là___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 60%].

- Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt. Tiêu chuẩn đánh giá là các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, gồm: các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%]; các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được cao hơn 30%]. Các tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt, chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó. Tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.]

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

[Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo phương pháp đánh giá được áp dụng theo quy định tại Mục 3.1 Chương này. Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư thuyết minh về kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án để đánh giá sự phù hợp, khả thi đề xuất của nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư đề xuất chi phí (gồm đầu tư xây dựng công trình, vận hành, bảo hành, an toàn và môi trường…) để đánh giá sự phù hợp, khả thi của đề xuất chi phí so với đề xuất của nhà đầu tư về mặt kỹ thuật.

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật gồm các nội dung sau đây:

3.2.1. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

a) Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn chất lượng, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có) (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M);

b) Phương án về việc cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

3.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:

a) Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

b) Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

c) Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

3.2.3. Tiêu chuẩn về phương án tổ chức vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

a) Yêu cầu về phương án tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của dự án.

b) Yêu cầu về phương án để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

3.2.4. Tiêu chuẩn về phương án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

a) Yêu cầu về phương án bảo vệ môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M), quản lý, vận hành, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ công.

b) Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

3.2.5. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật khác (nếu cần thiết).

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với tính chất, lĩnh vực, đặc điểm dự án cụ thể.

3.2.6. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng:

a) Trường hợp sử dụng theo phương thức tách thành tiểu dự án thì bên mời thầu cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn sau đây để làm cơ sở đánh giá: Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công tiểu dự án phù hợp với thiết kế sau thiết kế cơ sở được duyệt, bảo đảm phù hợp, đồng bộ, kết nối với các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khác trong dự án PPP…;

b) Trường hợp sử dụng theo phương thức bố trí vào hạng mục cụ thể thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư xác định cụ thể hạng mục sẽ sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong HSĐXKT.]

  1. Đánh giá HSĐXTCTM

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM

1.1. Kiểm tra HSĐXTCTM

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTCTM;

b) Kiểm tra các thành phần của HSĐXTCTM, gồm: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại, các thành phần khác thuộc HSĐXTCTM theo quy định tại Mục 15 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSĐXTCTM.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM

HSĐXTCTM của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXTCTM;

b) Có đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn đề xuất tài chính - thương mại dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu.

c) Giá trị về tổng mức đầu tư; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư; không đề xuất các giá trị hoặc khoảng thời gian khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;

d) Hiệu lực của HSĐXTCTM đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSĐXTCTM được coi là “Hợp lệ” khi tất cả nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXTCTM của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi có bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXTCTM của nhà đầu tư đó bị loại.

Nhà đầu tư có HSĐXTCTM hợp lệ sẽ được đánh giá về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.

Mục 2. Đánh giá về tài chính – thương mại

2.1. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

Việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Mục 33 CDNĐT.

2.2. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại

2.2.1. Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp dưới đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại:

[2.2.1.1. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được áp dụng đối với dự án mà giá, phí sản phẩm, dịch vụ công là tiêu chuẩn để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian thực hiện hợp đồng và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thường được áp dụng đối với các trường hợp:

a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và quy định của pháp luật về giá, phí, bên mời thầu quy định cấu trúc giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; lộ trình điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (gồm điều kiện điều chỉnh và mốc điều chỉnh) để làm cơ sở đánh giá, so sánh một cách công bằng giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của các nhà đầu tư;

b) Dự án có công thức chuyển đổi mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công ở các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời dự án về cùng một thời điểm để so sánh.

Nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.2. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP)

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được áp dụng đối với dự án mà vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng là tiêu chuẩn để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.3. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư đề xuất phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư cao nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chuẩn đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cao nhất hoặc đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.4. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp

a) Kết hợp tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

Điểm của giá trị vốn nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét = (Giá trị vốn nhà nước tối đa - Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét) / (Giá trị vốn nhà nước tối đa) x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSĐXTCTM đang xét.

+ Giá trị vốn nhà nước tối đa theo quy định của HSMT.

- Xác định điểm tổng hợp

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + G x Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét

Trong đó:           

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ G: Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + G = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (G) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị ưu đãi tương ứng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm của giá trị phần nộp ngân sách nhà nước

Điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét = [Giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét / Giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:           

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướccao nhất: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất trong số các nhà nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướcđang xét: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm tổng hợp.

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + H x Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét

Trong đó:           

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ H: Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + H = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước (H) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

c) Kết hợp khác:

Đối với các dự án có tính chất đặc biệt, đặc thù, không áp dụng được các phương pháp đánh giá nêu trên, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt tiêu chuẩn kết hợp khác trong HSMT trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải xây dựng nguyên tắc xét duyệt trúng thầu tương ứng.

2.2.2. Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại Mục 2.2.1 Chương này, HSMT phải nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính – thương mại, gồm:

- Đánh giá tính khả thi về tài chính - thương mại, bao gồm cả chi phí cho hoạt động thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;

- Đánh giá tính hợp lý của các thỏa thuận tài chính được đề xuất;

- Đánh giá về mức độ chấp thuận các điều khoản hợp đồng được đề xuất liên quan đến việc phân bổ rủi ro hoặc các khoản bồi thường;

- Các nội dung đánh giá khác về mặt tài chính - thương mại khác (nếu cần thiết).

C. Nguyên tắc xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

Căn cứ cơ cấu nguồn vốn của dự án, nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng PPP hoàn thành quy định tại Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chinh phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu phải xác định nội dung quyết toán tại Phần này.

 

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKT

  1. Mẫu số 01: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật
  2. Mẫu số 02: Giấy ủy quyền
  3. Mẫu số 03: Thỏa thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư          
  6. Mẫu số 06: Đề xuất về kỹ thuật
  7. Mẫu số 07: Bảo lãnh dự thầu

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXTCTM

  1. Mẫu số 08: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại
  2. Mẫu số 09: Tổng hợp phương án tài chính

 

 

 

 

Mẫu số 01

 ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do             [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt Bên mời thầu) phát hành ngày ___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án nêu trên. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác theo yêu cầu của Bên mời thầu.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở các hành vi vi phạm khác của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật là chính xác, trung thực.

6. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian___ngày [ghi số ngày](3), kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu của HSĐXKT.

(2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận, HSDT bị loại và nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Thời gian có hiệu lực của HSĐXKT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

GIẤY ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___ [ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___ [ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

  • Ký đơn dự thầu;
  • Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;
  • Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);
  • Các công việc khác [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có)].

 Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư]. __________ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_________ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật một (01) bản gốc.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên vàđóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

Mẫu số 03

 THỎA THUẬN LIÊN DANH

(áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư thay đổi nội dung trong thỏa thuận liên danh nộp tại bước sơ tuyển)

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công

việc trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho.___ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau (có thể điều chỉnh, bổ sung theo thoả thuận của các bên):

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh(1):

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

 

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư của dự án theo thông báo của bên mời thầu.

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên

danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự thầu 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh (2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải kê khai vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh.

 (2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư(2):

3. Năm thành lập công ty:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

Mẫu số 05

CẬP NHẬT NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM

CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (trường hợp có sự thay đổi) (3):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

3. Thông tin về kinh nghiệm của nhà đầu tư/thành viên liên danh:

Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (trường hợp có sự thay đổi) (6):

1. Dự án số 01: ___[ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/ tên thành viên liên danh:

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Hình thức đầu tư dự án

‚ Đầu tư theo hình thức PPP

‚  Đầu tư không theo hình thức PPP

4

Quốc gia thực hiện dự án:

5

Lĩnh vực đầu tư của dự án

6

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh nhà đầu tư

‚  Nhà thầu quản lý dự án ‚   Nhà thầu Xây dựng ‚  Nhà thầu vận hành    

7

Tên cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/ đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

8

Thông tin chi tiết

8.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (5):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình,

‚  Đã xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư:

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

8.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu

 

Phạm vi công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(6):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện, phương án huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án PPP kê khai tại HSDST. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và bị xử lý theo quy định tại Mục 42 CDNĐT.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời sơ tuyển, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 (6) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư trong hồ sơ mời sơ tuyển

Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 06

ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT

Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và tiêu chuẩn đánh giá HSĐXKT, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về mặt kỹ thuật và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở để đánh giá HSĐXKT, gồm các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

đ) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

 

 

Mẫu số 07

 BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

 

Bên thụ hưởng:            [ghi tên và địa chỉ của bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh:            [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

 

BẢO LÃNH DỰ THẦU số:           [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

 

Bên bảo lãnh:            [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng           [ghi tên nhà đầu tư theo đúng đơn dự thầu] (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án            [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu số             ngày _____ [ghi số hiệu, ngày phát hành Thư mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(2) ngày, kể từ ngày____tháng___ năm___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___ [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ (4):

1. Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

3. Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư được lựa chọn thành lập không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

4. Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả(5).

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 17.1 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(4) Trường hợp nội dung thư bảo lãnh liệt kê thiếu một trong các hành vi vi phạm thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 17.3 CDNĐT.

(5) Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư liên danh.

 

Mẫu số 08

 ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

 (Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do_____[ghi tên bên mời thầu] phát hành ngày ___ và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi,____ [ghi tên nhà đầu tư], cam kết thực hiện dự án nêu trên theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính – thương mại với nội dung như sau:

Căn cứ vào phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại, bên mời thầu sử dụng một trong các mẫu bảng sau để đưa vào Mẫu này: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại (thuộc HSĐXTCTM):

- Bảng số 01 (áp dụng đối với phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Năm 1

Năm 2

...

...

....

Năm n(2)

Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

 

 

 

 

 

 

- Bảng số 02 (áp dụng đối với phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

 

- Bảng số 03 (áp dụng đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước):

Nội dung

Đề xuất

Số tiền đề xuất nộp vào ngân sách nhà nước

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng

Số tháng/năm

(Ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, bằng số, bằng chữ)

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại này có hiệu lực trong thời gian ____ ngày(3), kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư(4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

 

Ghi chú:

(1) Số tiền trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với Bảng tổng hợp phương án tài chính, không đề xuất khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.

(2) Ghi theo năm hoặc khoảng thời gian phù hợp (tháng, quý…) căn cứ theo yêu cầu của bên mời thầu.

(3) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 18.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên thay mặt liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

Mẫu số 09

 TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

Nhà đầu tư cần nộp mô hình tài chính bằng cả bản in và bản điện tử (định dạng file excelhoặc theo yêu cầu của bên mời thầu) theo các yêu cầu sau đây:

A. Cấu trúc của mô hình tài chính

- Cấu trúc mô hình rõ ràng và trình bày chuyên nghiệp;

- Được lập trên ứng dụng Microsoft Excel hoặc ứng dụng khác;

- Trình bày số tiền hàng triệu với 2 chữ số thập phân;

- Không có bất cứ trang nào hoặc ô nào bị ẩn hoặc bảo vệ bằng mã số;

- Tính toán cần phải được chia tách hợp lý để có thể dễ dàng theo dõi trên màn hình hoặc trên trang giấy;

- Các ô có chứa số cố định cần được bôi màu vàng;

- Mô hình tài chính cần được chia thời kỳ theo năm;

B. Tài liệu giả định

Nhà đầu tư cần cung cấp mô tả chi tiết các giả định được sử dụng trong mô hình tài chính. Các giả định phải gồm các phần:

- Kế hoạch chi phí xây dựng và chi phí vận hành;

- Bản tóm tắt kế hoạch huy động vốn, gồm tất các các phí và chi phí tài chính;

- Giả định dự báo nhu cầu và doanh thu của dự án;

- Giả định về kinh tế vĩ mô;

- Giả định về thuế;

- Chính sách kế toán và tỷ lệ khấu hao;

- Các giả định cần thiết khác để xây dựng mô hình tài chính.

Các giả định nêu trong tài liệu giả định phải phù hợp với mô hình tài chính.

C. Hướng dẫn sử dụng mô hình tài chính

Nhà đầu tư cần nộp tài liệu hướng dẫn, giải thích các chức năng của mô hình tài chính và cấu trúc của mô hình.

 

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế, dự toán (trường hợp áp dụng) đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án (trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo HSMT các tài liệu này). Yêu cầu thực hiện dự án gồm:

I. Thông tin về dự án

1. Mục tiêu dự án:

2. Quy mô dự án (dự kiến):

3. Địa điểm thực hiện dự án:

4. Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước và tài nguyên khác (nếu có) được sử dụng để thực hiện dự án:

5. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

6. Thời gian thực hiện dự án:

7. Loại hợp đồng dự án (dự kiến):

8. Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

8.1. Phần vốn nhà nước trong dự án, cách thức quản lý và sử dụng phần vốn này (nếu có):

a) Vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

b) Vốn chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm

c) Vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT

d) Giá trị vốn nhà nước tại điểm a và điểm b nêu trên chiếm tỷ lệ ...% tổng mức đầu tư

đ) Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

8.2. Vốn do nhà đầu tư huy động, cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay

8.3. Khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (dự kiến): (đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng)

9. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư

9.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.4. Các bảo đảm đầu tư khác: Cơ sở pháp lý của hình thức bảo đảm; đối tượng và điều kiện hưởng bảo đảm

10. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu

10.1. Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật PPP

10.2. [Trường hợp áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu] Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 của Luật PPP như sau: Điều kiện, phương án chia sẻ và nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu

11. Tên cơ quan có thẩm quyền:

12. Tên cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư:

13. Tên nhà đầu tư đề xuất dự án (trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất)

II. Yêu cầu thực hiện dự án

1. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

2. Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh

- Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư.

- Yêu cầu về phương thức để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

- Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

3. Yêu cầu về môi trường và an toàn

- Yêu cầu về môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ công.

- Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

4. Yêu cầu tài chính – thương mại của dự án

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn và các yếu tố liên quan (vốn nhà nước...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, HSMT xác định mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, HSMT xác định mức vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ các nội dung có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, thời gian hoàn vốn...) cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Hiệu quả đầu tư được xác định thông qua tiêu chuẩn đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng. HSMT phải xác định mức giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu hoặc thời gian thực hiện hợp đồng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

 

 

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, căn cứ tính chất, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể và mẫu hợp đồng chuyên ngành do cơ quan quản lý ngành ban hành, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu xây dựng dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng và đính kèm trong HSMT. Dự thảo hợp đồng gồm các điều khoản để làm cơ sở cho các bên đàm phán, hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng, bảo đảm phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Mẫu số 10

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

 

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: ____ [ghi tên và địa chỉ của nhà đầu tư trúng thầu]

(sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư)

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Căn cứ Quyết định số___ ngày___ [Ghi số, ngày ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] của ____ [ghi tên cơ quan có thẩm quyền] (sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền) về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án____ [ghi tên dự án], ____ [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) xin thông báo cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà đầu tư để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] với thông tin hợp đồng là ____ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc giá trị nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] với thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

  • Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: ____[ghi thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm ____[ghi địa điểm đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.
  • Thời gian ký kết hợp đồng: ____ [ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm ___ [ghi địa điểm ký kết hợp đồng].

Đề nghị Nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 12 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền ___ và thời gian có hiệu lực___ [ghi số tiền và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 40.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu].

Văn bản này là một phần không tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà đầu tư phải có văn bản chấp thuận đến đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà đầu tư phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà đầu tư vẫn đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và các tài liệu chứng minh bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu để Cơ quan có thẩm quyền giám sát tiến độ huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà đầu tư trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Nếu đến ngày___ [ ghi ngày cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hành văn bản thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng] mà Nhà đầu tư không tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

 

Mẫu số 11

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

 

 

Kính gửi: ______ [ghi tên cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng]

(sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng)

 

Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) và cam kết sẽ ký kết hợp đồng để thực hiện dự án nêu trên (sau đây gọi tắt là Hợp đồng); (2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), Nhà đầu tư phải nộp cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)], xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của Nhà đầu tư với số tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 40.1 CDNĐT].

Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___[ghi bằng chữ] [ghi bằng số] như đã nêu trên, khi có văn bản của Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng thông báo Nhà đầu tư vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày _______ cho đến hết ngày ____.(4)

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

(2) Nếu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư trúng thầu dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) đã ký hợp đồng số [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 40.1. CDNĐT.

 

 

([1]) Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Phụ lục IV

MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU

ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP KHÔNG ÁP DỤNG SƠ TUYỂN VÀ DỰ ÁN PPP  ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 38 CỦA LUẬT PPP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/TT-BKHĐT ngày .....tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

HỒ SƠ MỜI THẦU

 

 

 

Tên dự án:        

______________________________

[ghi tên dự án theo quyết định phê duyệt dự án]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

 

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT. 2

TỪ NGỮ VIẾT TẮT. 3

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ.. 4

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư. 4

Chương II. Bảng dữ liệu. 27

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 39

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu. 61

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN. 85

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG.. 86


MÔ TẢ TÓM TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng loại dự án cụ thể.

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này gồm quy định phương pháp, tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này gồm các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế, dự toán([1]) (trường hợp áp dụng) đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo hồ sơ mời thầu các tài liệu này.

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Phần này gồm các nội dung của dự thảo hợp đồng và biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng.

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

HSĐXTCTM

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại

HSMT

Hồ sơ mời thầu

Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Vốn nhà nước hỗ trợ

vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

 
 

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung lựa chọn nhà đầu tư

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL mời nhà đầu tư nộp HSDT để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được mô tả tại báo cáo nghiên cứu khả thi.

1.2. Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay của nhà đầu tư được quy định tại BDL.

1.3. Yêu cầu về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được quy định tại BDL.

1.4. Yêu cầu về vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được quy định tại BDL. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng, nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.

1.5. Yêu cầu về đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng được quy định tại BDL.

1.6. Các thông tin cơ bản về dự án được quy định tại BDL.

2. Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP gồm các hành vi theo quy định tại Điều 10 Luật PPP.

3. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Nhà đầu tư độc lập hoặc từng thành viên liên danh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

3.1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;

3.2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP. Thông tin về các nhà thầu tư vấn theo quy định tại BDL.

3.3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

3.4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

3.5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;

3.6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4.   Nội dung HSMT

 

4.1. HSMT gồm có Phần 1, Phần 2, Phần 3 và các tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNĐT (nếu có), trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSDT

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án

Phần 3. Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng

4.2. Thông báo mời thầu do bên mời thầu phát hành chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMT.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư, BDL, biểu mẫu dự thầu, yêu cầu thực hiện dự án và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị HSDT.

5.   Làm rõ HSMT, hội nghị tiền đấu thầu

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến hoặc gửi thông qua Hệ thống bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước), 15 ngày (đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Trường hợp văn bản đề nghị làm rõ được gửi thông qua Hệ thống, nhà đầu tư cần ghi rõ tiêu đề “ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ HSMT”.

Bên mời thầu làm rõ HSMT khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMT sẽ được bên mời thầu đăng tải trên Hệ thống, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Nội dung làm rõ HSMT không được trái với nội dung của HSMT đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ HSMT dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì việc sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

5.2. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung trao đổi tại hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ câu hỏi của nhà đầu tư và câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMT và đăng tải trên Hệ thống theo quy định tại Mục 5.1 CDNĐT. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, bên mời thầu sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kì trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.     Sửa đổi HSMT

7.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc đăng tải văn bản sửa đổi HSMT trên Hệ thống. Văn bản sửa đổi HSMT, gồm cả quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi, được coi là một phần của HSMT. Nhà đầu tư có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào Hệ thống để cập nhật các thông tin về HSMT.

7.2. Thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại BDL. Trường hợp thời gian đăng tải văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định nêu trên, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 21.2 CDNĐT.

8. Chi phí dự thầu

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà đầu tư.

9. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần của HSDT

10.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM, trong đó:

a) HSĐXKT phải gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau:

- Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Thỏa thuận liên danh (đối với nhà đầu tư liên danh) theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;

- Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 CDNĐT;

- Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

- Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNĐT.

b) HSĐXTCTM phải gồm các thành phần sau đây:

- Đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Đề xuất về tài chính – thương mại và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 15 CDNĐT.

10.2. Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 14 CDNĐT, kèm theo đề xuất về tài chính – thương mại liên quan đến phương án kỹ thuật thay thế (nếu có).

10.3. Nội dung khác nêu tại BDL.

11.  Đơn dự thầu

11.1. Đơn dự thầu gồm đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại.

11.2. Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu.

11.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.2 CDNĐT.

12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư

12.1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

12.2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gồm:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được kê khai theo các Mẫu tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp đồng tiền nêu trong các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại BDL thì khi lập HSDT, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDT; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại BDL để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDT.

b) Các tài liệu khác theo quy định tại BDL.

13. Thành phần đề xuất về kỹ thuật

Trong HSĐXKT, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về kỹ thuật gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

14.  Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT

1.41. Nhà đầu tư được đề xuất phương án kỹ thuật thay thế ngoài phương án nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

14.2. Nhà đầu tư phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết để bên mời thầu có thể đánh giá phương án kỹ thuật thay thế.

15. Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại

15.1. Trong HSĐXTCTM, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về tài chính – thương mại gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

15.2. Nhà đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT trên cơ sở phương án tài chính và giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công) hoặc vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng) hoặc đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) mà nhà đầu tư đề xuất.

16.  Đồng tiền dự thầu

Đồng tiền dự thầu theo quy định tại BDL.

17. Bảo đảm dự thầu

17.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

17.2. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

17.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh,  có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

17.4. Trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư không được lựa chọn, bảo đảm dự thầu sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa thời hạn theo quy định tại BDL.

17.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư rút HSDT trong thời gian HSDT còn hiệu lực;

b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT;

c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNĐT.

18. Thời gian có hiệu lực của HSDT

18.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDT có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

18.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTCTM) và yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà đầu tư không được xem xét, đánh giá tiếp.

Nhà đầu tư chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDT gồm: 01 bản gốc HSĐXKT, 01 bản gốc HSĐXTCTM và một số bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM.

Trường hợp có phương án kỹ thuật thay thế theo quy định tại Mục 14 CDNĐT thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL.

19.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác không nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp và không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDT của nhà đầu tư đó bị loại.

19.3. Bản gốc của HSĐXKT, HSĐXTCTM phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

19.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDT nêu tại Mục 19.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ THẦU”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì hồ sơ sửa đổi, thay thế phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI THAY THẾ” ; đánh dấu rõ các bản gốc, bản chụp tương ứng.

Các túi đựng riêng biệt: HSĐXKT, HSĐXTCTM, HSĐXKT sửa đổi, HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXKT thay thế, HSĐXTCTM thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.6 CDNĐT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKT” đối với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế (nếu có); “không được mở trước thời điểm mở HSĐXTCTM” đối với túi đựng HSĐXTCTM và túi đựng HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXTCTM thay thế (nếu có).

20.3. Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát.

20.4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không thực hiện theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 20.1 và Mục 20.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT nhưng phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của các nhà đầu tư trước thời điểm đóng thầu.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 7.2 CDNĐT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

21.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn. Bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống, trong đó nêu rõ lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDT có thể nhận lại HSDT của mình để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

23.  Sửa đổi, thay thế, rút HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT.

23.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi hoặc thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNĐT.

23.3. Văn bản đề nghị rút HSDT phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CĐNĐT. HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

24. Bảo mật

24.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDT.

24.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

25. Làm rõ HSDT

 

25.1. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện HSDT thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng HSDT thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của mình. Trong thời hạn theo quy định tại BDL, bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá.  Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung, làm rõ của nhà đầu tư bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Các tài liệu này được coi là một phần của HSDT.

25.2. Sau khi mở thầu, trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm; nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT, theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSDT). Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà đầu tư không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà đầu tư theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

25.3. Việc làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của của nhà đầu tư tham dự thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.

25.4. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDT cần phải làm rõ. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Tài liệu làm rõ HSDT được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT.

26. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư

26.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi:

a) Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá HSDT;

b) Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá HSDT;

c) Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá HSDT.

26.2. Nguyên tắc ưu đãi:

a) Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của HSMT;

b) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận;

c) Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c Mục 26.1 CDNĐT được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong HSDT và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá HSDT.  

26.3. Cách tính ưu đãi theo quy định tại BDL.

27. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

27.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

27.2. “Đặt điều kiện” là việc nhà đầu tư đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

27.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

28. Xác định tính đáp ứng của HSDT

28.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNĐT.

28.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản là những điểm trong HSDT mà nếu được chấp thuận hoặc cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ:

a) Gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi và yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công;

b) Gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng dự án, cơ quan có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong hợp đồng;

c) Gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT.

28.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật của HSDT theo Mục 13 CDNĐT và việc kiểm tra đề xuất về kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản.

28.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho HSDT trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

29. Sai sót không nghiêm trọng

29.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT.

29.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của bên mời thầu thì HSDT của nhà đầu tư có thể sẽ bị loại.

29.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư. Theo đó, đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh cho các hạng mục sai khác so với yêu cầu của HSMT theo quy định tại Mục 33.2 CDNĐT.

30. Mở HSĐXKT

30.1. Ngoại trừ các trường hợp HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở công khai và đọc rõ các thông tin theo điểm b Mục 30.2 CDNĐT của tất cả HSĐXKT thuộc HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở HSĐXKT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXKT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXKT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự thầu. Chỉ có các HSĐXKT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

30.2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) và đọc rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT, thời gian có hiệu lực của HSĐXKT, thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có), bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng HSĐXKT. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT.

30.3. Đối với trường hợp rút HSDT:

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin trong văn bản đề nghị rút HSDT. HSDT của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDT (gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM) sẽ trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDT và vẫn mở HSDT tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

30.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXKT ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXKT nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

30.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT, HSĐXKT thay thế. HSĐXKT ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXKT nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

30.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm thông tin quy định tại các Mục 30.2, 30.3 30.4 và 30.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả nhà đầu tư tham dự thầu.

31. Đánh giá HSĐXKT

31.1. Đánh giá HSĐXKT theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDT.

31.2. Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu sẽ  thông báo bằng văn bản danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (gồm tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư) đến tất cả nhà đầu tư tham dự thầu và mời các nhà đầu tư tham dự thầu đến mở HSĐXTCTM, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở HSĐXTCTM.

32. Mở HSĐXTCTM

32.1. Việc mở HSĐXTCTM được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm nêu trong văn bản thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXTCTM không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Chỉ có các HSĐXTCTM được mở và đọc tại buổi mở HSĐXTCTM mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

32.2. Tại lễ mở HSĐXTCTM, bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

32.3. Việc mở HSĐXTCTM được thực hiện đối với từng HSĐXTCTM theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về:

- Tên nhà đầu tư;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTCTM;

- Thông tin tại đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại: thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM; tổng mức đầu tư của dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có);

- Điểm kỹ thuật của các HSDT được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

- Các thông tin khác liên quan.

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của HSĐXTCTM.

32.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXTCTM, bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTM, HSĐXTCTM sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXTCTM ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

32.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXTCTM, bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTM, HSĐXTCTM thay thế. HSĐXTCTM ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

32.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXTCTM trong đó gồm thông tin quy định tại các Mục 32.2, 32.3, 32.4 và 32.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXTCTM sẽ được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.

33. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

33.1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại và các lỗi khác. Việc sửa lỗi được thực hiện theo quy định tại BDL.

33.2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa không nghiêm trọng trong HSDT so với yêu cầu của HSMT. Các nội dung hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại BDL trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các nội dung được hiệu chỉnh phải bảo đảm nguyên tắc không phải là các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản theo quy định tại Mục 28.2 CDNĐT. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

33.3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:

a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì HSDT của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;

b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

34. Đánh giá HSĐXTCTM và xếp hạng nhà đầu tư

34.1. Đánh giá HSĐXTCTM theo quy trình, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDT. Đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP, HSMT không áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng.

34.2. Trường hợp phương án tài chính của nhà đầu tư có các thông số đầu vào hoặc nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng bất thường ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dịch vụ được cung cấp thì bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ về tính khả thi của phương án tài chính được đề xuất. Trong trường hợp này, bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ các yếu tố cấu thành trong phương án tài chính theo hướng sau đây:

a) Các yếu tố kinh tế liên quan đến đề xuất về kỹ thuật để xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công;

b) Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà đầu tư dẫn đến lợi thế trong đề xuất phương án tài chính;

c) Nguồn gốc của giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thực hiện dự án, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp thỏa mãn các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c của Mục này việc làm rõ của nhà đầu tư thuyết phục thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư được chấp nhận trúng thầu, để đề phòng rủi ro, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn quy định trong HSMT nhưng không quá 3% tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm a, b và c của Mục này việc làm rõ của nhà đầu tư không đủ thuyết phục dẫn đến phương án tài chính của nhà đầu tư được đánh giá là không khả thi thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư sẽ bị loại.

34.3. Sau khi đánh giá HSĐXTCTM, bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

35. Điều kiện xét duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

 

Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

35.1. Có HSDT hợp lệ;

35.2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

35.3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

35.4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại theo quy định tại BDL;

35.6. Có HSDT được xếp thứ nhất.

36. Hủy thầu

36.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

36.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ Mục 36.1 CDNĐT phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

36.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNĐT, trong thời hạn 14 ngày, bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà đầu tư dự thầu, trừ trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT.

37. Công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

37.1. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư tới các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau đây:

a) Tên dự án, địa điểm và quy mô dự án;

b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án;

đ) Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có); nội dung chia sẻ doanh thu (nếu có);

e) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;

g) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;

h) Các nội dung khác (nếu có).

37.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNĐT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

37.3. Cùng với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng theo quy định tại các Mục 38, 39 và 40 CDNĐT cho nhà đầu tư được lựa chọn. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư trúng thầu không đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT thì nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm c và d Mục 17.5 CDNĐT.

38. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng

38.1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.

Nhà đầu tư trúng thầu được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được hoàn trả, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

38.2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

a) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Báo cáo đánh giá HSDT;

c) HSDT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSDT (nếu có) của nhà đầu tư;

d) HSMT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSMT (nếu có).

38.3. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT.

38.4. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

a) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Đàm phán về những sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót đó;

c) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;

d) Ngoài những nội dung quy định tại các điểm a và điểm b Mục này, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng cần thiết khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.

38.5. Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong HSDT đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

38.6. Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.

38.7. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư trong danh sách xếp hạng và đáp ứng các yêu cầu của HSMT không thành công thì bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 36.1 CDNĐT.

39. Ký kết hợp đồng

39.1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, HSDT còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được cập nhật tại thời điểm ký kết và HSMT.

39.2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ quan ký kết hợp đồng.

39.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.

40. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

40.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, doanh nghiệp dự án phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

40.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

40.3. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật PPP.

c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

41. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

41.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật PPP và Tiu mục 2 Mục 9 Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

41.2. Cơ quan giải quyết kiến nghị đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống.

42. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP

42.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

42.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 42.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

42.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP , nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

42.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Quyết định xử lý vi phạm được cơ quan xử lý vi phạm đăng tải lên Hệ thống.

43. Giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL tham gia giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của Bên mời thầu:

- Tên Bên mời thầu:___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện:___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện:___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại:___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax:___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail:___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư phải thu xếp, huy động:

- Vốn chủ sở hữu tối thiểu mà nhà đầu tư phải thu xếp([2]) là: ___ [ghi vốn chủ sở hữu tối thiểu yêu cầu nhà đầu tư phải thu xếp bằng số và bằng chữ].

- Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu là: __ [ghi giá trị bằng số và bằng chữ].

CDNĐT 1.3

[- Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

“Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa: ___ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công bằng số và bằng chữ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt];

- Trường hợp không áp dụng bên mời thầu ghi: Không áp dụng”].

CDNĐT 1.4

 

[- Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

+ Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa:___ [ghi vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng bằng số và bằng chữ trong quyết định phê duyệt dự án]

“+ Phương thức quản lý và sử dụng:___ [ghi phương thức quản lý sử dụng phần vốn này theo một hoặc các phương thức quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật PPP]

- Trường hợp không áp dụng, bên mời thầu ghi: Không áp dụng ].

CDNĐT 1.5

 

[Trường hợp áp dụng, bên mời thầu ghi như sau:

Yêu cầu đề xuất nộp ngân sách nhà nước tối thiểu:___ [ghi đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng số và bằng chữ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa: ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt

- Trường hợp không áp dụng, bên mời thầu ghi: Không áp dụng”].

CDNĐT 1.6

Thông tin cơ bản của dự án gồm: [ghi tóm tắt thông tin cơ bản của dự án theo nội dung dưới đây trên cơ sở quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt]

a) Tên dự án

b) loại hợp đồng dự án:___________________

c) Tên cơ quan có thẩm quyền ([3]): ___________________

d) Tên cơ quan ký kết hợp đồng:________________________

đ) Tên đơn vị chuẩn bị dự án:___________________________

e) Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án: ____________

g) Yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp:___________

h) Tổng mức đầu tư; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có):_________________________

i) Dự kiến tiến độ triển khai dự án gồm: _______

k) Các nội dung khác:_______________________________

CDNĐT 3.2 (d)

- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có): ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn], trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất mà nhà đầu tư đó tham dự thầu;

- Tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn lập HSMT (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn thẩm định HSMT (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn đánh giá HSDT (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn- Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn kiểm định dự án PPP (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

CDNĐT 5.2

Hội nghị tiền đấu thầu:________ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp hội nghị được tổ chức:____ ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị]

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu:_______ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường.

[Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm].

CDNĐT 7.2

Thời hạn đăng tải văn bản sửa đổi HSMT tối thiểu ____ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 15 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước và 25 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế].

CDNĐT 9

[Căn cứ hình thức lựa chọn nhà đầu tư, ghi rõ ngôn ngữ của HSDT:

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng: ____ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh”; HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”].

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang: ___ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh” HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDT”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.]

CDNĐT 10.3

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại Mục 10.1 và 10.2 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 12.1

Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư:

a) Đối với nhà đầu tư độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như sau:

Bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

b) Đối với nhà đầu tư liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại điểm a Mục này đối với từng thành viên liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

CDNĐT 12.2

a) Đồng tiền dùng để đánh giá: _____ [ghi cụ thể 01 loại đồng tiền. Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước thì là VND. Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế thì có thể quy định là VND hoặc USD hoặc EUR...]

- Đồng tiền trung gian là: _____ [ghi đồng tiền trung gian dùng để quy đổi về đồng tiền dùng để đánh giá].

- Thời điểm xác định tỷ giá quy đổi là:_____ [ghi thời điểm xác định tỷ giá quy đổi].

- Căn cứ xác định tỷ giá quy đổi:____ [ghi cách tính tỷ giá chéo (tỷ giá mua vào, bán ra của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam)].

b) Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại điểm a Mục này trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13

Thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư gồm:

[Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

 a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.]

CDNĐT 15.1

Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư gồm:

[Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

a) Bảng tổng hợp, bảng chi tiết phương án tài chính của nhà đầu tư;

b) Cam kết nguồn cung cấp tài chính cho nhà đầu tư.]

CDNĐT 16

- Đồng tiền dự thầu là:______________________ [căn cứ theo yêu cầu của dự án mà quy định việc cho phép và điều kiện áp dụng để nhà đầu tư chào theo một hoặc một số đồng tiền khác nhau nhưng không quá ba đồng tiền, ví dụ: VND, USD, EUR. Trường hợp trong số các đồng tiền đó có VND thì phải quy đổi về VND. Trường hợp cho phép chào bằng ngoại tệ thì phải yêu cầu nhà đầu tư chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ và sơ bộ giá trị ngoại tệ tương ứng; các loại chi phí trong nước phải được chào bằng VND, các chi phí nước ngoài liên quan đến dự án thì được chào bằng đồng tiền nước ngoài].

Trường hợp quy định hai hoặc ba đồng tiền thì bổ sung thêm các nội dung sau:

- Đồng tiền được sử dụng để quy đổi tất cả các giá trị từ nhiều loại tiền khác nhau thành một loại tiền duy nhất (đồng tiền quy đổi) nhằm phục vụ việc đánh giá và so sánh HSDT là: ___ [ghi tên đồng tiền, trường hợp trong số đồng tiền có VND thì phải quy đổi theo VND] theo tỷ giá bán ra của một ngân hàng thương mại ___ [ghi tên ngân hàng thương mại có uy tín và căn cứ vào tỷ giá do ngân hàng đó công bố để quy đổi] công bố vào ngày ___ [ghi cụ thể ngày, tháng, năm].

- Đồng tiền trung gian: _________________ [ghi tên đồng tiền trung gian để quy đổi từ các loại đồng tiền về đồng tiền quy đổi trong trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này và đồng tiền quy đổi. Trong trường hợp này, cần quy định thêm về công thức xác định tỷ giá quy đổi thông qua đồng tiền trung gian (tỷ giá bán ra, mua vào, tại thời điểm...)].

CDNĐT 17.1

- Hình thức bảo đảm dự thầu: ____ [ghi một trong các hình thức: đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì ghi như sau: “Nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm khi tham dự thầu. Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Thư bảo lãnh phải được lập theo Mẫu số 10 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu”].

- Giá trị bảo đảm dự thầu là ___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5-1,5% tổng mức đầu tư của dự án].

- Thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu là___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30 ngày].

CDNĐT 17.4

a) Bên mời thầu sẽ hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn trong thời gian___ ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày];

b) Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu khi bên mời thầu yêu cầu do gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT thì bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn ___ ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày].

CDNĐT 18.1

Thời gian có hiệu lực của HSDT là ___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc theo Bảng theo dõi tiến độ trong lựa chọn nhà đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt].

CDNĐT 19.1

- Số lượng bản chụp HSĐXKT là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

- Số lượng bản chụp HSĐXTCTM là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

CDNĐT 21.1

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[ghi thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước, 90 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế; không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDT].

CDNĐT 25.1

Thời hạn nhà đầu tư được phép chủ động gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình: ________ [Căn cứ tiến độ của dự án, thời gian đánh giá, bên mời thầu quy định thời gian nhà đầu tư được tự gửi tài liệu làm rõ cho phù hợp] ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNĐT 26.3

[Căn cứ tiêu chuẩn áp dụng để so sánh, xếp hạng khi đánh giá HSDT, ghi rõ cách tính ưu đãi của nhà đầu tư trong các trường hợp:

a) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tính theo công thức sau:

Ggtss = Ggt - Ggt x MƯĐ %

Trong đó:

- Ggtss: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Ggt: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

b) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo công thức sau:

Vgtss = Vgt - Vgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Vgtss: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Vgt: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ : là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

c) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để so sánh, xếp hạng thì ghi “phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo một trong hai công thức sau:

Tgtss = Tgt + Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là giá trị phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là giá trị phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT.

Hoặc :

Tgtss = Tgt - Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 26.1 CDNĐT”.

d) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kết hợp để so sánh, xếp hạng thì ghi rõ tỷ trọng của từng tiêu chuẩn và công thức tính ưu đãi tương ứng được áp dụng nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng bằng 100% và tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%].

CDNĐT 30.1

Thời điểm mở HSĐXKT là: __ giờ__ phút, ngày__tháng __năm __ [ghi thời điểm mở thầu bảo đảm bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu] tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

CDNĐT 33.1

Việc sửa lỗi được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc giá trị nộp ngân sách hoặc thời gian thực hiện hợp đồng và các tiêu chuẩn tài chính khác.

b) Lỗi nhầm đơn vị:

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.

c) Các lỗi khác:

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

- Nếu có sự khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại thì nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

CDNĐT 33.2

 [Căn cứ tính chất, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu xác định một số nội dung liên quan đến yêu cầu đầu ra tổng thể của việc thực hiện dự án (như quy mô, công suất…) và giới hạn tỷ lệ sai lệch tương ứng để làm cơ sở hiệu chỉnh].

CDNĐT 34.3

Xếp hạng nhà đầu tư:

[- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thì ghi “nhà đầu tư có giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất”.

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thì ghi “nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì ghi “nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng các tiêu chuẩn kết hợp thì ghi “nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất”

- Trường hợp áp dụng các phương pháp khác, bên mời thầu nghiên cứu, quy định theo nội dung phương pháp đánh giá]

Nhà đầu tư được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

CDNĐT 35.4

Nhà đầu tư có______ [Ghi:

- Đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất, không vượt mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công), hoặc;

- Phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất và không vượt giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng), hoặc;

- Đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) hoặc tiêu chuẩn phù hợp (đối với phương pháp phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp)].

CDNĐT 40.1

a) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng:___[bên mời thầu lựa chọn một trong các hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam].  Trường hợp quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được lập theo Mẫu số 14 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

b) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng  từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án ối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng), từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án ối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng)].

c) Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày_____ [Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng].

CDNĐT 40.2

- Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng:___ [ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể.

Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng, nhà đầu tư đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

CDNĐT 41.1

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền: ____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của cơ quan có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng dự án].

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: ___ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ].

CDNĐT 43

Thông tin của cá nhân, đơn vị tham gia giám sát, theo dõi: ______ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

 

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HSDT

  1. Đánh giá HSĐXKT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

1.1. Kiểm tra HSĐXKT

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXKT, gồm: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu; giấy ủy quyền (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư; đề xuất về kỹ thuật và các thành phần khác thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSĐXKT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

HSĐXKT của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXKT;

b) Có đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu.

c) Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;

d) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh;

đ) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Thời hạn hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT;

g) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầu. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có);

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Có giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực không đáp ứng yêu cầu của HSMT; tên, địa chỉ của đơn vị thụ hưởng bảo lãnh không đúng theo yêu cầu của HSMT;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu; bỏ sót nội dung quan trọng nêu trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu hoặc dẫn đến bên mời thầu không thu được giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật PPP;

h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 3 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSĐXKT được coi là “Hợp lệ” khi tất cả nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXKT của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXKT của nhà đầu tư sẽ bị loại. Nhà đầu tư có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Nhà đầu tư phải kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện theo Mẫu số 05 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDT sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật vốn chủ sở hữu để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo HSMT, nếu nhà đầu tư vẫn không đáp ứng sẽ bị loại.

Mục 3. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm

3.1. Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức yêu cầu tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là ___ % tổng số điểm [quy định giá trị % nhưng không được thấp hơn 60%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản tối thiểu là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị % nhưng không thấp hơn 50%].

3.2. Đối với nhà đầu tư liên danh:

a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

b) Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp được đánh giá theo tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay các thành viên liên danh có khả năng thu xếp.

c) Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện. Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của dự án đang xét. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

 

3.3. Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 dưới đây:

Bảng số 01

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm

tối đa

Thang điểm chi tiết(1)

Điểm yêu cầu tối thiểu

Yêu cầu để đạt mức điểm yêu cầu tối thiểu

Tài liệu cần nộp

I. Năng lực tài chính (chiếm tỷ trọng 50-60% tổng số điểm)

1

Vốn chủ sở hữu(2)

 

 

 

Vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp là: ___ [ghi giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1.2 BDL]

Mẫu số 06

2

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp(3)

 

 

 

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu là:__[ghi giá trị theo quy định tại Mục 1.2 BDL]

Mẫu số 06 và Mẫu số 07

II. Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 40-50% tổng số điểm) (4)

3

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự  (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M)

 

 

 

Số lượng dự án mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(5):

a) Loại 1: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

b) Loại 2: Dự án đầu tư theo phương thức PPP; dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

c) Loại 3: Dự án trong lĩnh vực tương tự mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______[bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

d) Loại 4: Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà thầu chính, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có phạm vi công việc tương tự với phần công việc chính của dự án đang xét______[bên mời thầu quy định cụ thể tính chất tương tự];

- Có giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

Mẫu số 08

4

Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công(6)

 

 

 

Số lượng dự án (trong đó gồm nội dung công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công) tương tự trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính, đối tác: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu. Cách xác định dự án như sau(7):

a) Loại 1: Dự án mà nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà đầu tư và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% -70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu là __ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50% - 70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét theo quy định tại Mục 1.2 BDL ].

b) Loại 2: Dự án/gói thầu/hợp đồng mà nhà đầu đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] với vai trò là nhà thầu chính vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công với giá trị tối thiểu là____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

c) Loại 3 (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M): Dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác (đối với trường hợp nhà đầu tư có thỏa thuận hợp tác với đối tác để tham gia thực hiện công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đang xét) với giá trị hoặc tổng mức đầu tư tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

5

Kinh nghiệm thực hiện dự án PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD)(8)

 

 

 

Số lượng dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu là_____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Trong lĩnh vực__________ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét];

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu là_____ [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét].

Mẫu số 08

III. Các tiêu chuẩn khác(9)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu quy định chi tiết hơn thang điểm đánh giá đối với từng tiêu chí.

[Ví dụ: Đối với tiêu chí “Kinh nghiệm của nhà đầu tư”, bên mời thầu có thể quy định thang điểm chi tiết như sau:

- Nhà đầu tư đã thực hiện 1-2 dự án: 50% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện 3-4 dự án: 70% điểm tối đa;

- Nhà đầu tư đã thực hiện từ 5 dự án trở lên: 100% điểm tối đa.]

(2) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm gửi cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng dự án PPP, làm cơ sở giám sát huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính theo Mẫu số 06 và cung cấp cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu theo Mẫu số 07 tại Chương V – Biểu mẫu dự thầu.

(3) Nhà đầu tư phải cung cấp cam kết huy động vốn vay theo Mẫu số 07 tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư nộp kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.

(4) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án/gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn:

- Đối với dự án, gói thầu có cấu phần xây dựng: đã được xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu hạng mục công trình, công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

- Đối với dự án, gói thầu không có cấu phần xây dựng: đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(iii) Đối với dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, bên mời thầu phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMT cũng như hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(5), (7) Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất trong tiêu chuẩn này.

Cách thức quy đổi các dự án: __________________ [bên mời thầu quy định 01 dự án thuộc loại 2 hoặc 3 bằng tối đa 0,75 dự án thuộc loại 1; 01 dự án thuộc loại 4 bằng tối đa 0,5 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].

 (6) Trường hợp dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó gồm công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu chuẩn này.

Trường hợp nhà đầu tư sử dụng đối tác cùng thực hiện dự án, nhà đầu tư phải cung cấp hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận giữa nhà đầu tư và đối tác hoặc cam kết của đối tác về việc tham gia thực hiện dự án.

(8) Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án bên mời thầu xác định tiêu chí ưu tiên và tỷ trọng điểm phù hợp.

(9) Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và điều kiện riêng biệt (nếu có) của dự án, bên mời thầu đưa ra các tiêu chí phù hợp khác như: giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận... Trong trường hợp này, bên mời thầu phải nêu rõ yêu cầu và thang điểm chi tiết để làm cơ sở đánh giá.

 

Mục 4. Đánh giá về mặt kỹ thuật

4.1. Phương pháp đánh giá

 [Bên mời thầu quy định cụ thể việc sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp đánh giá đạt, không đạt đánh giá về kỹ thuật.

- Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là___ % tổng số điểm [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 60%].

- Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt. Tiêu chuẩn đánh giá là các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, gồm: các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%]; các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được cao hơn 30%]. Các tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt, chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó. Tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.]

4.2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

[Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo phương pháp đánh giá được áp dụng theo quy định tại Mục 4.1 Chương này. Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư thuyết minh về kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án để đánh giá sự phù hợp, khả thi đề xuất của nhà đầu tư đối với các nội dung sau đây:

4.2.1. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (không áp dụng đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M):

a) Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn chất lượng, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có) (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M);

b) Phương án về việc cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

4.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:

a) Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

b) Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

c) Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

4.2.3. Tiêu chuẩn về phương án tổ chức vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

a) Yêu cầu về phương án tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của dự án.

b) Yêu cầu về phương án để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

4.2.4. Tiêu chuẩn về phương án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

a) Yêu cầu về phương án bảo vệ môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M), quản lý, vận hành, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ công.

b) Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

4.2.5. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật khác (nếu cần thiết).

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với tính chất, lĩnh vực, đặc điểm dự án cụ thể.

 

4.2.6. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng:

a) Trường hợp sử dụng theo phương thức tách thành tiểu dự án thì bên mời thầu cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn sau đây để làm cơ sở đánh giá: Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công tiểu dự án phù hợp với thiết kế sau thiết kế cơ sở được duyệt, bảo đảm phù hợp, đồng bộ, kết nối với các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khác trong dự án PPP…;

b) Trường hợp sử dụng theo phương thức bố trí vào hạng mục cụ thể thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư xác định cụ thể hạng mục sẽ sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong HSĐXKT.]

  1. Đánh giá HSĐXTCTM

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM

1.1. Kiểm tra HSĐXTCTM

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXTCTM;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXTCTM, gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXTCTM, các thành phần khác thuộc HSĐXTCTM theo quy định tại Mục 15 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSĐXTCTM.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM

b) Có đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn đề xuất tài chính - thương mại dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu.

c) Giá trị về tổng mức đầu tư; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư; không đề xuất các giá trị hoặc khoảng thời gian khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;

d) Hiệu lực của HSĐXTCTM đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSĐXTCTM được coi là “Hợp lệ” khi tất cả nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXTCTM của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi có bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXTCTM của nhà đầu tư đó bị loại.

Nhà đầu tư có HSĐXTCTM hợp lệ sẽ được đánh giá về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.

Mục 2. Đánh giá về tài chính – thương mại

1. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

Việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Mục 33 CDNĐT.

2.2. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại

2.2.1. Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp dưới đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại:

[2.2.1.1. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được áp dụng đối với dự án mà giá, phí sản phẩm, dịch vụ công là tiêu chuẩn để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian thực hiện hợp đồng và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thường được áp dụng đối với các trường hợp:

a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và quy định của pháp luật về giá, phí, bên mời thầu quy định cấu trúc giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, lộ trình điều chỉnh mức giá, phí dịch vụ (gồm điều kiện điều chỉnh và mốc điều chỉnh) để làm cơ sở đánh giá, so sánh một cách công bằng giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của các nhà đầu tư

b) Dự án có công thức chuyển đổi mức giá, phí dịch vụ ở các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời dự án về cùng một thời điểm để so sánh.

Nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.2. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP)

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được áp dụng đối với dự án mà vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng là tiêu chí để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.3. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư đề xuất phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư cao nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cao nhất hoặc đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 26.3 CDNĐT.

2.2.1.4. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp

a) Kết hợp tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

Điểm của giá trị vốn nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét = (Giá trị vốn nhà nước tối đa - Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét) / (Giá trị vốn nhà nước tối đa) x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSĐXTCTM đang xét.

+ Giá trị vốn nhà nước tối đa theo quy định của HSMT.

- Xác định điểm tổng hợp

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + G x Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét

Trong đó:           

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ G: Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + G = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (G) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị ưu đãi tương ứng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                                  

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm của giá trị phần nộp ngân sách nhà nước

Điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét = [Giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét / Giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:           

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSĐXTCTM đang xét;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướccao nhất: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất trong số các nhà nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướcđang xét: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSĐXTCTM đang xét.

- Xác định điểm tổng hợp.

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + H x Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét

Trong đó:           

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ H: Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + H = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước (H) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

c) Kết hợp khác:

Đối với các dự án có tính chất đặc biệt, đặc thù, không áp dụng được các phương pháp đánh giá nêu trên, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt tiêu chuẩn kết hợp khác trong HSMT trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải xây dựng nguyên tắc xét duyệt trúng thầu tương ứng.

2.2.2. Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại Mục 2.2.1 Chương này, HSMT phải nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính – thương mại, gồm:

- Đánh giá tính khả thi về tài chính - thương mại, bao gồm cả chi phí cho hoạt động thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;

- Đánh giá tính hợp lý của các thỏa thuận tài chính được đề xuất;

- Đánh giá về mức độ chấp thuận các điều khoản hợp đồng được đề xuất liên quan đến việc phân bổ rủi ro hoặc các khoản bồi thường;

- Các nội dung đánh giá khác về mặt tài chính - thương mại khác (nếu cần thiết).

C. Nguyên tắc xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

Căn cứ cơ cấu nguồn vốn của dự án, nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng PPP hoàn thành quy định tại Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu phải xác định nội dung quyết toán tại Phần này.

 

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKT

  1. Mẫu số 01: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật
  2. Mẫu số 02: Giấy uỷ quyền
  3. Mẫu số 03: Thoả thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện
  6. Mẫu số 06: Năng lực tài chính của nhà đầu tư      
  7. Mẫu số 07: Cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư
  8. Mẫu số 08: Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự
  9. Mẫu số 09: Đề xuất về kỹ thuật
  10. Mẫu số 10: Bảo lãnh dự thầu

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXTCTM

  1. Mẫu số 11: Đơn dự thầu đề xuất tài chính - thương mại
  2. Mẫu số 12: Tổng hợp phương án tài chính

 

 

 

 

Mẫu số 01

 ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do             [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt Bên mời thầu) phát hành ngày ___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án nêu trên. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác theo yêu cầu của Bên mời thầu.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở các hành vi vi phạm khác của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật là chính xác, trung thực.

6. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian___ngày [ghi số ngày](3), kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu của HSĐXKT.

(2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận, HSDT bị loại và nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Thời gian có hiệu lực của HSĐXKT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___ [ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___ [ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___ [ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

  • Ký đơn dự thầu;
  • Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;
  • Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);
  • Các công việc khác [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có)].

 Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư]. __________ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_________ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật một (01) bản gốc.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên vàđóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

Mẫu số 03

 THỎA THUẬN LIÊN DANH

 

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công

việc trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho.___ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau (có thể điều chỉnh, bổ sung theo thoả thuận của các bên):

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh(1):

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

 

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư của dự án theo thông báo của bên mời thầu.

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên

danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự thầu 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh (2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải kê khai vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư(2):

3. Năm thành lập công ty:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

Mẫu số 05

LỊCH SỬ TRANH CHẤP, KHIẾU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN(1)

Tên nhà đầu tư: ________________
Ngày: ______________________
Tên thành viên của nhà đầu tư liên danh (nếu có):_________________________
 

Các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện

Chọn một trong các thông tin mô tả dưới đây:

  1. Không có tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
  2. Dưới đây là mô tả về các vụ tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện mà nhà đầu tư là một bên đương sự (hoặc mỗi thành viên của liên danh nếu là nhà đầu tư liên danh).

Năm

Vấn đề tranh chấp, khiếu kiện

Giá trị tranh chấp, khiếu kiện(2)

Tỷ lệ tương ứng với vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư bảo đảm việc kê khai nội dung này là đầy đủ và trung thực, nếu Bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và HSDT sẽ bị loại. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp dẫn đến vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án thì nhà đầu tư phải cập nhật vốn chủ sở hữu để chứng minh đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo HSMT, nếu nhà đầu tư vẫn không đáp ứng sẽ bị loại.

Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên của nhà đầu tư liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Đồng tiền là đồng tiền quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

 

Mẫu số 06

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ(1)

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh:

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (2):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện, phương án huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án PPP kê khai tại HSDT. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và bị xử lý theo quy định tại Mục 42 CDNĐT.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 

 

 

 

 

Mẫu số 07

CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH,

TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

1. Tôi là ___[ghi tên], ___[ghi chức vụ], là đại diện hợp pháp của ___[Ghi tên nhà đầu tư/tên liên danh nhà đầu tư], xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

2. Các nguồn tài chính, tín dụng sau đây đã được cam kết và sẽ được huy động để thực hiện dự án:

Nguồn tài chính

Giá trị (1)

I. Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án:

 

1.

 

2.

 

 

II. Vốn vay nhà đầu tư phải huy động:

 

1.

 

2.

 

 

III. Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án

 

1.

 

2.

 

 

 

3. Tài liệu kèm theo:

- Đối với vốn chủ sở hữu: Văn bản cam kết bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính cho dự án của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ kèm theo các tài liệu chứng minh về thẩm quyền ký cam kết.

- Đối với vốn vay: Văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật kèm theo các tài liệu chứng minh thẩm quyền của người ký cam kết.

- Đối với vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu: Thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật và nhà đầu tư.

- Tài liệu liên quan khác.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Ghi số tiền bằng số, bằng chữ theo đồng tiền dự thầu quy định tại Mục 12.2 BDL.

 

Mẫu số 08

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

[Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự theo yêu cầu của bên mời thầu]

1. Dự án số 01: ___[ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/ tên thành viên liên danh:

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Quốc gia thực hiện dự án:

4

Hình thức dự án

‚ Đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BT

‚ Đầu tư theo hình thức PPP, các loại hợp đồng khác BT

‚  Đầu tư không theo hình thức PPP

5

Lĩnh vực đầu tư của dự án

6

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh nhà đầu tư

‚  Nhà thầu quản lý dự án ‚   Nhà thầu Xây dựng ‚  Nhà thầu vận hành    

7

Tên cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/ đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

8

Thông tin chi tiết

8.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (2):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình,

‚  Đã xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư:

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

8.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu

 

Phạm vi công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(3):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chí đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư

(2), (3) Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 09

ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT

Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và tiêu chuẩn đánh giá HSĐXKT, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về mặt kỹ thuật và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở để đánh giá HSĐXKT, gồm các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

 

 

Mẫu số 10

 BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

 

Bên thụ hưởng:            [ghi tên và địa chỉ của bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh:            [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

 

BẢO LÃNH DỰ THẦU số:           [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

 

Bên bảo lãnh:            [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng           [ghi tên nhà đầu tư theo đúng đơn dự thầu] (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án            [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu số             ngày _____ [ghi số hiệu, ngày phát hành Thư mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(2) ngày, kể từ ngày____tháng___ năm___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___ [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ (4):

1. Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

3. Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư được lựa chọn thành lập không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

4. Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả(5).

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 17.1 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(4) Trường hợp nội dung thư bảo lãnh liệt kê thiếu một trong các hành vi vi phạm thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 17.3 CDNĐT.

(5) Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư liên danh.

 

 Mẫu số 11

 ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

 (Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do _____ [ghi tên bên mời thầu] phát hành ngày ___ và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi,____ [ghi tên nhà đầu tư], cam kết thực hiện dự án nêu trên theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính – thương mại với nội dung như sau:

Căn cứ vào phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại, bên mời thầu sử dụng một trong các mẫu bảng sau để đưa vào Mẫu này: Đơn dự thầu đề xuất tài chính – thương mại (thuộc HSĐXTCTM):

- Bảng số 01 (áp dụng đối với phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Năm 1

Năm 2

...

...

....

Năm n(2)

Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

 

 

 

 

 

 

- Bảng số 02 (áp dụng đối với phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

 

- Bảng số 03 (áp dụng đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước):

Nội dung

Đề xuất

Số tiền đề xuất nộp vào ngân sách nhà nước

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng

Số tháng/năm

(Ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, bằng số, bằng chữ)

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại này có hiệu lực trong thời gian____ ngày(3), kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư(4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

 

Ghi chú:

(1) Số tiền trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với Bảng tổng hợp phương án tài chính, không đề xuất khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.

(2) Ghi theo năm hoặc khoảng thời gian phù hợp (tháng, quý…) căn cứ theo yêu cầu của bên mời thầu.

(3) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 18.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên thay mặt liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

 

Mẫu số 12

 TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

Nhà đầu tư cần nộp mô hình tài chính bằng cả bản in và bản điện tử (định dạng file excelhoặc theo yêu cầu của bên mời thầu) theo các yêu cầu sau đây:

A. Cấu trúc của mô hình tài chính

- Cấu trúc mô hình rõ ràng và trình bày chuyên nghiệp;

- Được lập trên ứng dụng Microsoft Excel hoặc ứng dụng khác;

- Trình bày số tiền hàng triệu với 2 chữ số thập phân;

- Không có bất cứ trang nào hoặc ô nào bị ẩn hoặc bảo vệ bằng mã số;

- Tính toán cần phải được chia tách hợp lý để có thể dễ dàng theo dõi trên màn hình hoặc trên trang giấy;

- Các ô có chứa số cố định cần được bôi màu vàng;

- Mô hình tài chính cần được chia thời kỳ theo năm;

B. Tài liệu giả định

Nhà đầu tư cần cung cấp mô tả chi tiết các giả định được sử dụng trong mô hình tài chính. Các giả định phải gồm các phần:

- Kế hoạch chi phí xây dựng và chi phí vận hành;

- Bản tóm tắt kế hoạch huy động vốn, gồm tất các các phí và chi phí tài chính;

- Giả định dự báo nhu cầu và doanh thu của dự án;

- Giả định về kinh tế vĩ mô;

- Giả định về thuế;

- Chính sách kế toán và tỷ lệ khấu hao;

- Các giả định cần thiết khác để xây dựng mô hình tài chính.

Các giả định nêu trong tài liệu giả định phải phù hợp với mô hình tài chính.

C. Hướng dẫn sử dụng mô hình tài chính

Nhà đầu tư cần nộp tài liệu hướng dẫn, giải thích các chức năng của mô hình tài chính và cấu trúc của mô hình.

 

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế, dự toán (trường hợp áp dụng) đã được phê duyệt của dự án để xác định yêu cầu thực hiện dự án (trường hợp cần thiết, phát hành kèm theo HSMT các tài liệu này). Yêu cầu thực hiện dự án gồm:

I. Thông tin về dự án

1. Mục tiêu dự án:

2. Quy mô dự án (dự kiến):

3. Địa điểm thực hiện dự án:

4. Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước và tài nguyên khác (nếu có) được sử dụng để thực hiện dự án:

5. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

6. Thời gian thực hiện dự án:

7. Loại hợp đồng dự án (dự kiến):

8. Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

8.1. Phần vốn nhà nước trong dự án, cách thức quản lý và sử dụng phần vốn này (nếu có):

a) Vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

b) Vốn chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm

c) Vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT

d) Giá trị vốn nhà nước tại điểm a và điểm b nêu trên chiếm tỷ lệ ...% tổng mức đầu tư

đ) Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

8.2. Vốn do nhà đầu tư huy động, cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay

8.3. Khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (dự kiến): (đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng)

9. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư

9.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.4. Các bảo đảm đầu tư khác: Cơ sở pháp lý của hình thức bảo đảm; đối tượng và điều kiện hưởng bảo đảm

10. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu

10.1. Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật PPP

10.2. [Trường hợp áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu] Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 của Luật PPP như sau: Điều kiện, phương án chia sẻ và nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu

11. Tên cơ quan có thẩm quyền:

12. Tên cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư:

13. Tên nhà đầu tư đề xuất dự án (trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất)

II. Yêu cầu thực hiện dự án

1. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

2. Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh

- Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư.

- Yêu cầu về phương thức để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

- Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

3. Yêu cầu về môi trường và an toàn

- Yêu cầu về môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ công.

- Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

4. Yêu cầu tài chính – thương mại của dự án

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn và các yếu tố liên quan (vốn góp Nhà nước...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, HSMT xác định mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, HSMT xác định mức vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ các nội dung có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, thời gian hoàn vốn...) cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Hiệu quả đầu tư được xác định thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng. HSMT phải xác định mức giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu hoặc thời gian thực hiện hợp đồng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

 

 

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, căn cứ tính chất, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể và mẫu hợp đồng chuyên ngành do cơ quan quản lý ngành ban hành, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu xây dựng dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng và đính kèm trong HSMT. Dự thảo hợp đồng gồm các điều khoản để làm cơ sở cho các bên đàm phán, hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng, bảo đảm phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Mẫu số 13

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

 

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: ____ [ghi tên và địa chỉ của nhà đầu tư trúng thầu]

(sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư)

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Căn cứ Quyết định số___ ngày___ [Ghi số, ngày ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] của ____[ghi tên cơ quan có thẩm quyền] (sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền) về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án____ [ghi tên dự án], ____ [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) xin thông báo cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà đầu tư để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] với thông tin hợp đồng là ____ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc phần vốn góp nhà nước hoặc giá trị nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] với thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

  • Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: ____[ghi thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm ____[ghi địa điểm đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.
  • Thời gian ký kết hợp đồng: ____ [ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm ___ [ghi địa điểm ký kết hợp đồng].

Đề nghị Nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 14 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền ___ và thời gian có hiệu lực___ [ghi số tiền và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 40.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu].

Văn bản này là một phần không tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà đầu tư phải có văn bản chấp thuận đến đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà đầu tư phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà đầu tư vẫn đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và cam kết sẽ nộp phương án bảo đảm huy động vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu để Cơ quan có thẩm quyền giám sát tiến độ huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà đầu tư trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Nếu đến ngày___ [ ghi ngày cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hành văn bản thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng] mà Nhà đầu tư không tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

 

Mẫu số 14

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

 

 

Kính gửi: ______ [ghi tên cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng]

(sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng)

 

Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) và cam kết sẽ ký kết hợp đồng để thực hiện dự án nêu trên (sau đây gọi tắt là Hợp đồng); (2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), Nhà đầu tư phải nộp cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)], xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của Nhà đầu tư với số tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 40.1 CDNĐT].

Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___[ghi bằng chữ] [ghi bằng số] như đã nêu trên, khi có văn bản của Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng thông báo Nhà đầu tư vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày _______ cho đến hết ngày ____.(4)

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

(2) Nếu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư trúng thầu dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) đã ký hợp đồng số [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 40.1. CDNĐT.

 

 

([1]) Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

([2]) Yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật PPP và trùng khớp với Mục 3 Chương III – Đánh giá HSDT.

([3]) Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M, tổng mức đầu tư được xác định theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Phụ lục V

MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU

ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 VÀ KHOẢN 3 ĐIỀU 38 CỦA LUẬT PPP

(Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/TT-BKHĐT ngày ....tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

HỒ SƠ MỜI THẦU

 

 

 

Tên dự án:        

______________________________

[ghi tên dự án theo quyết định chủ trương đầu tư]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

 

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT. 2

TỪ NGỮ VIẾT TẮT. 3

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ.. 4

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư. 4

Chương II. Bảng dữ liệu. 28

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 39

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu. 48

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN. 64

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG.. 67

 

 

MÔ TẢ TÓM TẮT

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp đối với từng loại dự án cụ thể.

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này gồm quy định phương pháp, tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này gồm các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư để xác định yêu cầu thực hiện dự án.

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Phần này gồm các nội dung của dự thảo hợp đồng và biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng.

 

 

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

 
 

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung lựa chọn nhà đầu tư

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL phát hành bộ HSMT cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn đã được phê duyệt để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được mô tả tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

1.2. Yêu cầu về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được quy định tại BDL.

1.3. Yêu cầu về vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được quy định tại BDL. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng, nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.

1.4. Yêu cầu về đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng được quy định tại BDL.

2. Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP gồm các hành vi theo quy định tại Điều 10 Luật PPP.

3. Thay đổi tư cách, tên tham dự thầu

3.1. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu theo số ngày quy định tại BDL. Bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định sự thay đổi tư cách, tên của nhà đầu tư, cụ thể như sau:

a) Cho phép bổ sung thành viên liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải kê khai cập nhật năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới, đính kèm tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;

b) Cho phép rút thành viên của liên danh. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải đánh giá năng lực của nhà đầu tư, bảo đảm các thành viên còn lại hoặc thành viên thay thế (nếu có) đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

c) Cho phép thay đổi tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu trong liên danh. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải đánh giá, cập nhật thông tin năng lực của nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư đủ năng lực, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của từng thành viên theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán.

3.2. Trường hợp nhà đầu tư thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải bảo đảm tuân thủ quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại mục 3.1 CDNĐT.

3.3. Trường hợp nhà đầu tư không thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì bên mời thầu không đánh giá lại tư cách hợp lệ của nhà đầu tư.

3.4. Trường hợp nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn đề nghị liên danh với nhau để tham dự thầu, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả.

4.   Nội dung HSMT

 

4.1. HSMT gồm có Phần 1, Phần 2, Phần 3 và các tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNĐT (nếu có), trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSDT

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án

Phần 3. Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng

4.2. Thư mời thầu do bên mời thầu phát hành chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMT.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư, BDL, biểu mẫu dự thầu, yêu cầu thực hiện dự án và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị HSDT.

5.   Làm rõ HSMT, hội nghị tiền đấu thầu

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước), 15 ngày (đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Bên mời thầu làm rõ HSMT khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMT sẽ được bên mời thầu gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Nội dung làm rõ HSMT không được trái với nội dung của HSMT đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ HSMT dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì việc sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại tại Mục 7 CDNĐT.

5.2. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung trao đổi tại hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ câu hỏi của nhà đầu tư và câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMT và gửi cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, bên mời thầu sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kì trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.     Sửa đổi HSMT

7.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi HSMT. Quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi được coi là một phần của HSMT.

7.2. Quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi HSMT được bên mời thầu gửi (trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc email) tới các nhà đầu tư đã nhận HSMT.

7.3. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT thực hiện theo quy định tại BDL. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định nêu trên, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 20.2 CDNĐT.

Nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho bên mời thầu về việc đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMT theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

8. Chi phí dự thầu

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà đầu tư.

9. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần của HSDT

HSDT phải gồm các thành phần sau đây:

10.1. Cam kết thực hiện dự án theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

10.2. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký cam kết thực hiện dự án theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

10.3. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 16 CDNĐT;

10.4. Tài liệu cập nhật, bổ sung năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

10.5. Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

10.6. Đề xuất về tài chính – thương mại theo quy định tại Mục 14 CDNĐT;

10.7. Nội dung khác theo quy định tại BDL.

11.  Cam kết thực hiện dự án

11.1. Đối với nhà đầu tư độc lập, cam kết thực hiện dự án phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu, được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi người địa diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với cam kết thực hiện dự án.

11.2. Đối với nhà đầu tư liên danh, cam kết thực hiện dự án phải được chuẩn bị theo Mẫu số 01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu, do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.1 CDNĐT.

11.3. Cam kết thực hiện dự án phải được ký bởi người ký đơn dự đàm phán. Trường hợp có sự thay đổi thì việc đánh giá tính hợp lệ của cam kết thực hiện dự án được thực hiện tương ứng như đối với đánh giá tính hợp lệ của đơn dự đàm phán.

12. Cập nhật năng lực của nhà đầu tư

12.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải cập nhật năng lực, kinh nghiệm của mình. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư không có sự thay đổi so với quá trình tham dự đàm phán trước đó, nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo Mẫu số 01  Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

12.2. Trường hợp có sự thay đổi về năng lực so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự đàm phán, nhà đầu tư phải kê khai bằng văn bản (kèm theo tài liệu) để cập nhật năng lực của mình cho bên mời thầu và được coi là một bộ phận của HSDT.

13. Đề xuất về kỹ thuật

13.1. Nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về kỹ thuật gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

13.2. Nhà đầu tư được đề xuất phương án triển khai thực hiện dự án về mặt kỹ thuật khác so với yêu cầu của HSMT nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án nhưng không được thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ cơ bản đã được ghi nhận theo biên bản đàm phán tại vòng đàm phán thứ hai.

14. Đề xuất về tài chính – thương mại

14.1. Nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về tài chính – thương mại gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

14.2. Nhà đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT trên cơ sở phương án tài chính và giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công) hoặc vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng) hoặc đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng theo tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) mà nhà đầu tư đề xuất.

15.  Đồng tiền dự thầu

Đồng tiền dự thầu theo quy định tại BDL.

16. Bảo đảm dự thầu

16.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

16.2. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 16.1 CDNĐT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 16.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 16.1 CDNĐT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 16.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

16.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định Mục 16.1 CDNĐT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh,  có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

16.4. Trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư không được lựa chọn, bảo đảm dự thầu sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa thời hạn theo quy định tại BDL.

16.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư rút HSDT trong thời gian HSDT còn hiệu lực;

b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 33.1 CDNĐT;

c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 37 CDNĐT.

17. Thời gian có hiệu lực của HSDT

17.1. HSDT phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDT có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDT và yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nhà đầu tư chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà đầu tư không được xem xét, đánh giá tiếp.

Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

18. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

18.1. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDT gồm: 01 bản gốc HSDT và một số bản chụp HSDT theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT.

18.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác không nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp và không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDT của nhà đầu tư đó bị loại.

18.3. Bản gốc của HSDT phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Cam kết thực hiện dự án, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

18.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDT quy định tại Mục 18.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Văn bản thỏa thuận liên danh phải được đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

18.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký cam kết thực hiện dự án.

19.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

19.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ THẦU”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ THẦU”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSDT thì phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ THẦU SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ THẦU SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HỒ SƠ DỰ THẦU THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ DỰ THẦU THAY THẾ”.

Các túi đựng HSDT, HSDT sửa đổi, HSDT thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

19.2. Trên túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.3 CDNĐT;

d) Dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở thầu”.

19.3. Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát.

19.4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không thực hiện theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 15.1 và 15.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

20. Thời điểm đóng thầu

20.1. Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT nhưng phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn nộp trước thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu khoản tiền bằng giá bán HSMT nêu tại BDL trước khi HSDT được tiếp nhận.

20.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNĐT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

20.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà đầu tư đã nhận HSMT hoặc đã nộp HSDT. Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới được gia hạn để nhà đầu tư có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDT theo yêu cầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDT của mình. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

21. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

22.  Sửa đổi, thay thế, rút HSDT

22.1. Sau khi nộp HSDT, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT.

22.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 18 và Mục 19 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 20 CDNĐT.

22.3. Văn bản đề nghị rút HSDT phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 20 CĐNĐT. HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

23. Bảo mật

23.1. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDT đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDT.

23.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 24 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

24. Làm rõ HSDT

 

24.1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu. Văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSDT). Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính – thương mại, nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà đầu tư không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà đầu tư theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

24.2. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.

24.3. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDT cần phải làm rõ. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Tài liệu làm rõ HSDT được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT.

25. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư

25.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi:

a) Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá HSDT;

b) Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá HSDT;

c) Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá HSDT.

25.2. Nguyên tắc ưu đãi:

a) Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của HSMT;

b) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận;

c) Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c Mục 25.1 CDNĐT được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong HSDT và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá HSDT.  

25.3. Cách tính ưu đãi theo quy định tại BDL.

26. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

26.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

26.2. “Đặt điều kiện” là việc nhà đầu tư đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

26.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

27. Xác định tính đáp ứng của HSDT

27.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNĐT.

27.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản là những điểm trong HSDT mà nếu được chấp thuận hoặc cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ:

a) Gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi và yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công;

b) Gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng dự án, cơ quan có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong hợp đồng;

c) Gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT.

27.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về kỹ thuật của HSDT theo Mục 13 CDNĐT và việc kiểm tra đề xuất về kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản.

27.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho HSDT trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

28. Sai sót không nghiêm trọng

28.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT.

28.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của bên mời thầu thì HSDT của nhà đầu tư có thể sẽ bị loại.

28.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư. Theo đó, đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh cho các hạng mục sai khác so với yêu cầu của HSMT theo quy định tại Mục 31.2 CDNĐT.

29. Mở HSDT

29.1. Ngoại trừ các trường hợp HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 21 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 22.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở công khai và đọc rõ các thông tin theo điểm b Mục 29.2 CDNĐT của tất cả HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu của các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Việc mở HSDT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSDT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSDT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự thầu. Chỉ có các HSDT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

29.2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSDT và đọc rõ những thông tin sau:

- Tên nhà đầu tư;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;

- Thời gian có hiệu lực của HSDT; tổng mức đầu tư của dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có);

- Giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu

- Thông tin khác có liên quan;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc cam kết thực hiện dự án, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có), bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng HSDT. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 21 CDNĐT và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 22.3 CDNĐT.

29.3. Đối với trường hợp rút HSDT:

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin trong văn bản đề nghị rút HSDT. HSDT của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDT sẽ trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDT và vẫn mở HSDT tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

29.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSDT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSDT, HSDT sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSDT ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSDT nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

29.5. Đối với trường hợp thay thế HSDT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSDT, HSDT thay thế. HSDT ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSDT nếu văn bản đề nghị thay thế HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

29.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm các thông tin quy định tại Mục 29.2, 29.3, 29.4 và 29.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn tham dự thầu.

30. Đánh giá HSDT và xếp hạng nhà đầu tư

30.1. Việc đánh giá HSDT được thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III – Đánh giá HSDT.

Việc đánh giá HSDT được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác không nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp và không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDT của nhà đầu tư đó bị loại.

30.2. Đánh giá tính đáp ứng đối với yêu cầu về bản gốc HSDT; cam kết thực hiện dự án và bảo đảm dự thầu.

30.3. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được thực hiện theo quy định tại Mục 12 CDNĐT và Mục 2 Chương III – Đánh giá HSDT;

b) Nhà đầu tư có năng lực đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

30.4. Đánh giá về kỹ thuật

a) Việc đánh giá về mặt kỹ thuật được thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III – Đánh giá HSDT;

b) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá về tài chính – thương mại.

30.5. Đánh giá về tài chính - thương mại:

a) Việc đánh giá về tài chính - thương mại được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III – Đánh giá HSDT;

b) Trường hợp phương án tài chính của nhà đầu tư có các thông số đầu vào hoặc nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, đề xuất nộp ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng bất thường ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dịch vụ được cung cấp thì bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ về tính khả thi của phương án tài chính được đề xuất. Trong trường hợp này, bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ các yếu tố cấu thành trong phương án tài chính theo hướng sau đây:

- Các yếu tố kinh tế liên quan đến đề xuất về kỹ thuật để xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công;

- Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà đầu tư dẫn đến lợi thế trong đề xuất phương án tài chính;

- Nguồn gốc của giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thực hiện dự án, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp thỏa mãn các điều kiện quy định nêu trên và việc làm rõ của nhà đầu tư thuyết phục thì HSDT của nhà đầu tư được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư được chấp nhận trúng thầu, để đề phòng rủi ro, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn quy định trong HSMT nhưng không quá 3% tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện nêu trên và việc làm rõ của nhà đầu tư không đủ thuyết phục dẫn đến phương án tài chính của nhà đầu tư được đánh giá là không khả thi thì HSDT của nhà đầu tư sẽ bị loại.

c) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại được xem xét đưa vào danh sách xếp hạng nhà đầu tư.

30.6. Sau khi đánh giá về tài chính – thương mại, bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

31. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

31.1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại và các lỗi khác. Việc sửa lỗi được thực hiện theo quy định tại BDL.

31.2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa không nghiêm trọng trong HSDT so với yêu cầu của HSMT. Các nội dung hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại BDL trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các nội dung được hiệu chỉnh phải bảo đảm nguyên tắc không phải là các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản theo quy định tại Mục 27.2 CDNĐT. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

31.3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:

a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì HSDT của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;

b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

32. Điều kiện xét duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

 

Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

32.1. Đáp ứng yêu cầu về bản gốc HSDT; cam kết thực hiện dự án và bảo đảm dự thầu;

32.2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

33.3. Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;

32.4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại theo quy định tại BDL.

32.5. Có HSDT được xếp thứ nhất.

33. Hủy thầu

33.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

33.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ Mục 36.1 CDNĐT phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

33.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNĐT, trong thời hạn 14 ngày, bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà đầu tư dự thầu, trừ trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định tại điểm đ Mục 36.1 CDNĐT.

34. Công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

34.1. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư tới các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau đây:

a) Tên dự án, địa điểm và quy mô dự án;

b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Thời hạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;

đ) Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án;

e) Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có); nội dung chia sẻ doanh thu (nếu có);

g) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;

h) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;

i) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

34.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 33.1 CDNĐT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

34.3. Cùng với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo quy định tại Mục 35, 36 và 37 CDNĐT cho nhà đầu tư được lựa chọn. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư trúng thầu không đến đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT thì nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm c và d Mục 16.5 CDNĐT.

35. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng

35.1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.

Nhà đầu tư trúng thầu được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được hoàn trả, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

35.2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

a) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Báo cáo đánh giá HSDT;

c) HSDT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSDT (nếu có) của nhà đầu tư;

d) HSMT và các tài liệu sửa đổi, làm rõ HSMT (nếu có).

35.3. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT.

35.4. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

a) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Đàm phán về những sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót đó;

c) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;

d) Ngoài những nội dung quy định tại điểm a và điểm b Mục này, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng cần thiết khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.

35.5. Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong HSDT đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

35.6. Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.

35.7. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư trong danh sách xếp hạng và đáp ứng các yêu cầu của HSMT không thành công thì bên mời thầu báo cáo cơ quanthẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 33.1 - CDNĐT.

36. Ký kết hợp đồng

36.1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, HSDT còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được cập nhật tại thời điểm ký kết và HSMT.

36.2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ quan ký kết hợp đồng.

36.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.

37. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

37.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, doanh nghiệp dự án phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

37.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

37.3. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật PPP.

c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

38. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

38.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật PPP và Tiu mục 2 Mục 9 Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

38.2. Cơ quan giải quyết kiến nghị đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống.

39. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP

39.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

39.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 39.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

39.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP , nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

39.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Quyết định xử lý vi phạm được cơ quan xử lý vi phạm đăng tải lên Hệ thống.

40. Giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL tham gia giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của Bên mời thầu:

- Tên Bên mời thầu:___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện:___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

- Số nhà/số tầng/số phòng:__ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố:___ [ghi tên đường phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện:___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại:___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax:___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail:___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi như sau:

“Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa: ___ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công bằng số và bằng chữ trong quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư];

- Trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi: Không áp dụng”].

CDNĐT 1.3

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi như sau:

+ Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa:___ [ghi vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng bằng số và bằng chữ trong quyết định chủ trương đầu tư];

+ Phương thức quản lý và sử dụng:___ [ghi phương thức quản lý sử dụng phần vốn này theo một hoặc các phương thức quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật PPP];

- Trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi: không áp dụng].

CDNĐT 1.4

 

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi như sau:

Yêu cầu đề xuất nộp ngân sách nhà nước tối thiểu:___ [ghi đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng số và bằng chữ trong quyết định chủ trương đầu tư.

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa: ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng theo quyết định chủ trương đầu tư].

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư, bên mời thầu ghi: Không áp dụng”].

CDNĐT 3.1

Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu theo địa chỉ tại Mục 1.1 BDL trong thời gian tối thiểu ______ ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày cụ thể, nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 07 ngày làm việc].

CDNĐT 5.2

Hội nghị tiền đấu thầu [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp hội nghị được tổ chức: ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị].

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường.

[Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm].

CDNĐT 7.3

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả nhà đầu tư đã nhận HSMT từ bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ______ ngày [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 15 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước và 25 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế].

CDNĐT 9

[Căn cứ hình thức lựa chọn nhà đầu tư, ghi rõ ngôn ngữ của HSDT:

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng: ____ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh”; HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang: ___ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh” HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDT”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước:

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung].

CDNĐT 10.7

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại Mục 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5 và 10.6 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13.1

Đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư gồm: ___ [Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể và yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

  1. Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;

c) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

d) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.].

CDNĐT 14.1

Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư gồm:

[Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

a) Bảng tổng hợp, bảng chi tiết phương án tài chính của nhà đầu tư;

b) Cam kết nguồn cung cấp tài chính cho nhà đầu tư.].

CDNĐT 15

- Đồng tiền dự thầu là:_______ [căn cứ theo yêu cầu của dự án mà quy định việc cho phép và điều kiện áp dụng để nhà đầu tư chào theo một hoặc một số đồng tiền khác nhau nhưng không quá ba đồng tiền, ví dụ: VND, USD, EUR. Trường hợp trong số các đồng tiền đó có VND thì phải quy đổi về VND. Trường hợp cho phép chào bằng ngoại tệ thì phải yêu cầu nhà đầu tư chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ và sơ bộ giá trị ngoại tệ tương ứng; các loại chi phí trong nước phải được chào bằng VND, các chi phí nước ngoài liên quan đến dự án thì được chào bằng đồng tiền nước ngoài].

Trường hợp quy định hai hoặc ba đồng tiền thì bổ sung thêm các nội dung sau:

- Đồng tiền được sử dụng để quy đổi tất cả các giá trị từ nhiều loại tiền khác nhau thành một loại tiền duy nhất (đồng tiền quy đổi) nhằm phục vụ việc đánh giá và so sánh HSDT là: ___ [ghi tên đồng tiền, trường hợp trong số đồng tiền có VND thì phải quy đổi theo VND] theo tỷ giá bán ra của một ngân hàng thương mại ___ [ghi tên ngân hàng thương mại có uy tín và căn cứ vào tỷ giá do ngân hàng đó công bố để quy đổi] công bố vào ngày ___ [ghi cụ thể ngày, tháng, năm].

- Đồng tiền trung gian: _____ [ghi tên đồng tiền trung gian để quy đổi từ các loại đồng tiền về đồng tiền quy đổi trong trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này và đồng tiền quy đổi. Trong trường hợp này, cần quy định thêm về công thức xác định tỷ giá quy đổi thông qua đồng tiền trung gian (tỷ giá bán ra, mua vào, tại thời điểm...);

 - Đối với các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại Mục này thì khi lập HSDT, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDT; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại Mục này để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDT.

CDNĐT 16.1

a) Hình thức bảo đảm dự thầu:___ [bên mời thầu lựa chọn đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam].  Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực tham dự thầu. Thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

Bảo lãnh dự thầu phải được lập theo Mẫu số 08 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.

b) Giá trị bảo đảm dự thầu là ___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5-1,5% tổng mức đầu tư của dự án].

CDNĐT 16.4

Bên mời thầu sẽ hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn trong thời gian___ ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày].

b) Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu khi bên mời thầu yêu cầu do gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT thì bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn ___ ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 14 ngày].

CDNĐT 17.1

Thời gian có hiệu lực của HSDT là ___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc theo Bảng theo dõi tiến độ trong lựa chọn nhà đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt]

CDNĐT 18.1

Số lượng bản chụp HSDT là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết. Trường hợp không áp dụng, bên mời thầu ghi: Không áp dụng].

CDNĐT 20.1

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế; không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDT].

- HSMT có mức giá bán là: ____ [ghi mức giá bán bộ HSMT, bảo đảm không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế].

CDNĐT 25.3

[Căn cứ tiêu chuẩn áp dụng để so sánh, xếp hạng khi đánh giá HSDT, ghi rõ cách tính ưu đãi của nhà đầu tư trong các trường hợp:

a) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tính theo công thức sau:

Ggtss = Ggt - Ggt x MƯĐ %

Trong đó:

- Ggtss: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Ggt: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 25.1 CDNĐT”.

b) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng thì ghi “giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo công thức sau:

Vgtss = Vgt - Vgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Vgtss: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Vgt: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ : là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 25.1 CDNĐT”.

c) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để so sánh, xếp hạng thì ghi “đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo một trong hai công thức sau:

Tgtss = Tgt + Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 25.1 CDNĐT.

Hoặc :

Tgtss = Tgt - Tgt x MƯĐ %

Trong đó:

- Tgtss: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;

- Tgt: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong HSDT.  

- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Mục 25.1 CDNĐT”.

d) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kết hợp để so sánh, xếp hạng thì ghi rõ tỷ trọng của từng tiêu chuẩn và công thức tính ưu đãi tương ứng được áp dụng nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng bằng 100% và tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.

CDNĐT 29.1

Thời điểm mở HSDT là: __ giờ__ phút, ngày__tháng __năm __[ghi thời điểm mở thầu bảo đảm bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu] tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

CDNĐT 30.6

Xếp hạng nhà đầu tư:

[- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thì ghi “nhà đầu tư có giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất”.

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thì ghi “nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì ghi “nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất.”

- Trường hợp áp dụng các tiêu chuẩn kết hợp thì ghi “nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất”

- Trường hợp áp dụng các phương pháp khác, bên mời thầu nghiên cứu, quy định theo nội dung phương pháp đánh giá]

Nhà đầu tư được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

CDNĐT 34.1

Việc sửa lỗi được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc giá trị phần nộp ngân sách hoặc thời gian thực hiện hợp đồng và các tiêu chí tài chính khác.

b) Lỗi nhầm đơn vị:

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.

c) Các lỗi khác:

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

- Nếu có sự khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại thì nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

CDNĐT 34.2

Căn cứ tính chất, quy mô, loại dự án cụ thể, bên mời thầu xác định một số nội dung liên quan đến yêu cầu đầu ra tổng thể của việc thực hiện dự án (như quy mô, công suất…) và giới hạn tỷ lệ sai lệch tương ứng để làm cơ sở hiệu chỉnh.

CDNĐT 32.4

Nhà đầu tư có______  [Ghi:

- Đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất, không vượt mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công xác định tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công);

- Phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất và không vượt giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng xác định tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng);

- Đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất (đối với phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước) hoặc tiêu chuẩn phù hợp (đối với phương pháp phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp)].

CDNĐT 37.1

a) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng:___ [bên mời thầu lựa chọn một trong các hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam]. Trường hợp quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được lập theo Mẫu số 10 Phần 3 - Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh thực hiện hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

b) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể,  bảo đảm giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng  từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án (đối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng), từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án (đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng)].

c) Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày_____ [Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng].

CDNĐT 37.2

- Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng:___ [ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể.

Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi doanh nghiệp dự án hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng, nhà đầu tư đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

CDNĐT 38.1

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền: ____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của cơ quan có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng dự án].

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ].

CDNĐT 40

Thông tin của cá nhân, đơn vị tham gia giám sát, theo dõi:______ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

 

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 1. Đánh giá tính đáp ứng đối với yêu cầu về bản gốc HSDT; cam kết thực hiện dự án và bảo đảm dự thầu

1.1. Yêu cầu về bản gốc HSDT

Nhà đầu tư phải có bản gốc HSDT theo quy định tại Mục 18.1 CDNĐT.

1.2. Yêu cầu về cam kết thực hiện dự án

Nhà đầu tư phải có cam kết thực hiện dự án theo Mẫu số 01 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Cam kết thực hiện dự án phải được ký bởi người ký đơn dự đàm phán; trường hợp có sự thay đổi thì việc đánh giá tính hợp lệ của cam kết thực hiện dự án được thực hiện tương ứng như đối với đánh giá tính hợp lệ của đơn dự đàm phán.

1.3. Yêu cầu về bảo đảm dự thầu

Nhà đầu tư phải có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầu. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có);

b) Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

c) Có giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực không đáp ứng yêu cầu của HSMT; tên, địa chỉ của đơn vị thụ hưởng bảo lãnh không đúng theo yêu cầu của HSMT;

d) Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu; bỏ sót nội dung quan trọng nêu trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu hoặc dẫn đến bên mời thầu không thu được giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật PPP.

Trường hợp HSDT của nhà đầu tư đáp ứng tất cả yêu cầu nêu trên thì được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về năng lực, kinh  nghiệm

2.1. Khi nộp HSDT nếu nhà đầu tư có sự thay đổi về năng lực; lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự đàm phán đã được đánh giá thì nhà đầu tư phải kê khai bằng văn bản (kèm theo tài liệu) để cập nhật lại để bên mời thầu tổ chức đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời đàm phán. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm; lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện của nhà đầu tư không có sự thay đổi thì nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục dự án đang thực hiện. Trường hợp tại thời điểm cập nhật, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án thì phải bảo đảm đáp ứng đủ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động cho dự án theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán và HSMT.

2.2. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất tổng mức đầu tư cao hơn tổng mức đầu trong quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải cập nhật về năng lực để đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay tại khoản 1 Điều 77 Luật PPP và yêu cầu của HSMT.

2.3. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách, tên tham dự thầu so với tư cách, tên trong danh sách ngắn và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư phải kê khai cập nhật năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới, đính kèm tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh mới. Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư sau khi thay đổi tư cách, tên tham dự thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự đàm phán trong hồ sơ mời đàm phán.

Mục 3. Đánh giá về mặt kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá

[Bên mời thầu quy định cụ thể việc sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp đánh giá đạt, không đạt đánh giá về mặt kỹ thuật.

- Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là___ % tổng số điểm [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu (chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn) là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 60%].

- Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, ghi: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt. Tiêu chuẩn đánh giá là các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, gồm: các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được thấp hơn 70%]; các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản, chiếm  ___ % tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó [quy định giá trị nhưng không được cao hơn 30%]. Các tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt, không đạt, chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó. Tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.]

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

[Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và yêu cầu chi tiết về kỹ thuật đã được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư, bên mời thầu quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo phương pháp đánh giá được áp dụng theo quy định tại Mục 3.1 Chương này, phù hợp với tỷ trọng điểm được cung cấp trong hồ sơ mời đàm phán. Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư thuyết minh về kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án để đánh giá sự phù hợp, khả thi đề xuất của nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư đề xuất chi phí (gồm đầu tư xây dựng công trình, vận hành, bảo hành, an toàn và môi trường…) để đánh giá sự phù hợp, khả thi của đề xuất chi phí so với đề xuất của nhà đầu tư về mặt kỹ thuật.

3.2.1. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

a) Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn chất lượng, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có) (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M);

b) Phương án về việc cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Nhà đầu tư được đề xuất phương án triển khai thực hiện dự án về mặt kỹ thuật khác so với yêu cầu của HSMT nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án nhưng không được thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ cơ bản đã được ghi nhận theo biên bản đàm phán tại vòng đàm phán thứ hai.

3.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:

a) Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

b) Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

c) Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

3.2.3. Tiêu chuẩn về phương án tổ chức vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

a) Yêu cầu về phương án tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của dự án.

b) Yêu cầu về phương án để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

3.2.4. Tiêu chuẩn về phương án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

a) Yêu cầu về phương án bảo vệ môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M), quản lý, vận hành, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ công.

b) Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

3.2.5. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật khác (nếu cần thiết).

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với tính chất, lĩnh vực, đặc điểm dự án cụ thể.

3.2.6. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng:

a) Trường hợp sử dụng theo phương thức tách thành tiểu dự án thì bên mời thầu cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn sau đây để làm cơ sở đánh giá: Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công tiểu dự án phù hợp với thiết kế sau thiết kế cơ sở được duyệt, bảo đảm phù hợp, đồng bộ, kết nối với các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khác trong dự án PPP…;

b) Trường hợp sử dụng theo phương thức bố trí vào hạng mục cụ thể thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư xác định cụ thể hạng mục sẽ sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng.]

Mục 4. Đánh giá về tài chính – thương mại

4.1. Giá trị về tổng mức đầu tư; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (nếu có); nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong Bảng tổng hợp đề xuất về tài chính – thương mại phải: Cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ; phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư; không đề xuất các giá trị hoặc khoảng thời gian khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.

4.2. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

Việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Mục 31 CDNĐT.

4.3. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại

4.3.1. Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp dưới đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại, phù hợp với nội dung đánh giá về tài chính - thương mại được cung cấp trong hồ sơ mời đàm phán:

[4.3.1.1. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được áp dụng đối với dự án mà giá, phí sản phẩm, dịch vụ công là tiêu chuẩn để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian hoàn vốn và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thường được áp dụng đối với các trường hợp:

a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và quy định của pháp luật về giá, phí, bên mời thầu quy định cấu trúc giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, lộ trình điều chỉnh mức giá, phí dịch vụ (gồm điều kiện điều chỉnh và mốc điều chỉnh) để làm cơ sở đánh giá, so sánh một cách công bằng giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của các nhà đầu tư

b) Dự án có công thức chuyển đổi mức giá, phí dịch vụ ở các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời dự án về cùng một thời điểm để so sánh.

HSDT được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 25.3 CDNĐT.

4.3.1.2. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP)

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng được áp dụng đối với dự án mà vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng là tiêu chí để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 25.3 CDNĐT.

4.3.1.3. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước

Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư đề xuất phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư cao nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cao nhất hoặc đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại Mục 25.3 CDNĐT.

4.3.1.4. Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp

a) Kết hợp tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

 

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                              

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSDT đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSDT đang xét.

- Xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

Điểm của giá trị vốn nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét = (Giá trị vốn nhà nước tối đa - Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét) / (Giá trị vốn nhà nước tối đa) x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                              

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSDT đang xét;

+ Giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của HSDT đang xét.

+ Giá trị vốn nhà nước tối đa theo quy định của HSMT.

- Xác định điểm tổng hợp

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + G x Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đang xét

Trong đó:       

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ G: Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + G = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng (G) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị ưu đãi tương ứng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước

- Xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét = [Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất / Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:                              

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét: Là điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSDT đang xét;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngthấp nhất: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất trong số các nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của HSDT đang xét.

- Xác định điểm của giá trị phần nộp ngân sách nhà nước

Điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước được xác định theo công thức sau:

Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét = [Giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét / Giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất] x (100 hoặc 1.000)

Trong đó:       

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSDT đang xét;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướccao nhất: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất trong số các nhà nhà đầu tư được đánh giá về tài chính – thương mại;

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nướcđang xét: Là giá trị nộp ngân sách nhà nước của HSDT đang xét.

- Xác định điểm tổng hợp.

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đang xét + H x Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét

Trong đó:       

+ Điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ côngđang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;

+ Điểm giá trị nộp ngân sách nhà nước đang xét: Là số điểm tại bước xác định điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước;

+ K: Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công quy định trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ H: Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước trong thang điểm tổng hợp, không được thấp hơn tỷ lệ 20% trong tất cả các trường hợp;

+ K + H = 100%. Tỷ trọng điểm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (K) và Tỷ trọng điểm của giá trị nộp ngân sách nhà nước (H) phải được xác định cụ thể trong HSMT.

- Nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng.

c) Kết hợp khác:

Đối với các dự án có tính chất đặc biệt, đặc thù, không áp dụng được các phương pháp đánh giá nêu trên, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt tiêu chuẩn kết hợp khác trong HSMT trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải xây dựng nguyên tắc xét duyệt trúng thầu tương ứng.

4.3.2. Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại Mục 4.3.1 Chương này, HSMT phải nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính – thương mại, gồm:

- Đánh giá tính khả thi về tài chính - thương mại, bao gồm cả chi phí cho hoạt động thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;

- Đánh giá tính hợp lý của các thỏa thuận tài chính được đề xuất;

- Đánh giá về mức độ chấp thuận các điều khoản hợp đồng được đề xuất liên quan đến việc phân bổ rủi ro hoặc các khoản bồi thường;

- Các nội dung đánh giá khác về mặt tài chính - thương mại khác (nếu cần thiết).

Mục 5. Nguyên tắc xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng:

Căn cứ cơ cấu nguồn vốn của dự án, nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng PPP hoàn thành quy định tại Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu phải xác định nội dung quyết toán tại Mục này.

 

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

  1. Mẫu số 01: Cam kết thực hiện dự án
  2. Mẫu số 02: Giấy uỷ quyền
  3. Mẫu số 03: Thoả thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư       
  6. Mẫu số 06: Đề xuất về kỹ thuật
  7. Mẫu số 07: Đề xuất về tài chính – thương mại
  8.  Mẫu số 08: Bảo lãnh dự thầu

 

 

 

 

Mẫu số 01

CAM KẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do            [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) phát hành ngày___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi (nếu có)], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ dự thầu đối với dự án nêu trên gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính – thương mại.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Bảo đảm đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP.

3. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm khác của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, , pháp luật về đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Vẫn đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện dự án theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán(3).

6. Kỹ thuật, công nghệ đề xuất tại đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính – thương mại phù hợp với tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về kỹ thuật, công nghệ tại hồ sơ năng lực, kinh nghiệm thuộc hồ sơ dự đàm phán.

7. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là chính xác, trung thực.

8. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác khi Bên mời thầu có yêu cầu.

Cùng với cam kết này, hồ sơ dự thầu có hiệu lực trong thời gian___ngày(4)[ghi số ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (5)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu lực của HSDT.

 (2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận, HSDT bị loại và nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Không áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư có thay đổi so với thông tin về năng lực, kinh nghiệm kê khai trong hồ sơ dự đàm phán.

(4) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(5) Cam kết thực hiện dự án phải được ký bởi người ký đơn dự đàm phán; trường hợp có sự thay đổi thì việc đánh giá tính hợp lệ của cam kết thực hiện dự án được thực hiện tương ứng như đối với đánh giá tính hợp lệ của đơn dự đàm phán.

 

 

 

 

Mẫu số 02

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___ [ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___ [ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___ [ghi tên, số CMND/số hộ chiếu/số CCCD, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

  • Ký cam kết thực hiện dự án;
  • Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;
  • Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);
  • Các công việc khác [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có)].

 Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư]. __________ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_________ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật một (01) bản gốc.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên vàđóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

Mẫu số 03

 THỎA THUẬN LIÊN DANH

(áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư thay đổi nội dung trong thỏa thuận liên danh nộp tại bước mời đàm phán)

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công

việc trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho.___ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau (có thể điều chỉnh, bổ sung theo thoả thuận của các bên):

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký cam kết thực hiện dự án;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh (1):

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

 

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư của dự án theo thông báo của bên mời thầu.

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên

danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự thầu 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh (2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải kê khai vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

(3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư(2):

3. Năm thành lập công ty:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

 

Mẫu số 05

CẬP NHẬT NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM

CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (trường hợp có sự thay đổi)(3):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án PPP.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

3. Thông tin về kinh nghiệm của nhà đầu tư/thành viên liên danh:

Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (trường hợp có sự thay đổi) (6):

1. Dự án số 01: ___[ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/ tên thành viên liên danh:

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Hình thức đầu tư dự án

‚ Đầu tư theo hình thức PPP

‚  Đầu tư không theo hình thức PPP

4

Quốc gia thực hiện dự án:

5

Lĩnh vực đầu tư của dự án

6

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh nhà đầu tư

‚  Nhà thầu quản lý dự án ‚   Nhà thầu Xây dựng ‚  Nhà thầu vận hành     

7

Tên cơ quan có thẩm quyền/đại diện cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/ đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

8

Thông tin chi tiết

8.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (5):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã hoàn thành __ % khối lượng công việc theo hợp đồng

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư:

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

8.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu

 

Phạm vi công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc nhà đầu tư tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(6):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trưng hp nhà đu tư liên danh thì tng thành viên liên danh phi kê khai theo Mu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện, phương án huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án PPP kê khai tại hồ sơ dự đàm phán. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP và bị xử lý theo quy định tại Mục 39 CDNĐT.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời đàm phán, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trưng hp ti cùng mt thi đim nhà đu tư tham gia đu tư nhiu d án và các khon đu tư tài chính dài hn khác (nếu có), nhà đu tư lp danh mc d án và các khon đu tư tài chính dài hn khác, bo đm tng vn ch s hu ca nhà đu tư đáp ng đ cho toàn b s vn ch s hu nhà đu tư cam kết thc hin cho tt c các d án và khon đu tư tài chính dài hn khác theo quy đnh.

(5) Căn c tiêu chun đánh giá, bên mi thu có th b sung các tài liu nhà đu tư phi np đ chng minh năng lc tài chính (ví d như: biên bn kim tra quyết toán thuế, t khai t quyết toán thuế; tài liu chng minh vic nhà đu tư đã kê khai quyết toán thuế đin t; văn bn xác nhn ca cơ quan qun lý thuế;…).

 (6) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư trong hồ sơ mời đàm phán.

Nhà đu tư phi cung cp các tài liu chng minh các thông tin đã kê khai và tiến đ, cht lưng thc hin hp đng như bn sao công chng hp đng, quyết đnh phê duyt báo cáo nghiên cu kh thi, nghim thu, thanh lý hp đng, xác nhn ca cơ quan có thm quyn/đi din cơ quan có thm quyn (đi vi d án), ch đu tư/đi din ch đu tư (đi vi gói thu)…

 

Mẫu số 06

ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT

Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án cụ thể, yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư và tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về kỹ thuật và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở để đánh giá đề xuất về kỹ thuật, gồm các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án bảo đảm cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng;

b) Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;

c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng; giải pháp kết nối đồng bộ các hạng mục của công trình dự án;

d) Phương án vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

đ) Các yêu cầu về môi trường, an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

e) Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

 

Mẫu số 07

 ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

I. Bảng tổng hợp đề xuất về tài chính – thương mại:

Căn cứ vào phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại, bên mời thầu sử dụng một trong các mẫu bảng sau:

- Bảng số 01 (áp dụng đối với phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Năm 1

Năm 2

...

...

....

Năm n(2)

Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

 

 

 

 

 

 

- Bảng số 02 (áp dụng đối với phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng):

Nội dung

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng

 

- Bảng số 03 (áp dụng đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước):

Nội dung

Đề xuất

Số tiền đề xuất nộp vào ngân sách nhà nước

Số tiền(1)

(Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền)

Hoặc

Thời gian thực hiện hợp đồng

Số tháng/năm

(Ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, bằng số, bằng chữ)

II. Tổng hợp phương án tài chính:

Nhà đầu tư cần nộp mô hình tài chính bằng cả bản in và bản điện tử (định dạng file excelhoặc theo yêu cầu của bên mời thầu) theo các yêu cầu sau đây:

1. Cấu trúc của mô hình tài chính

- Cấu trúc mô hình rõ ràng và trình bày chuyên nghiệp;

- Được lập trên ứng dụng Microsoft Excel 2000 (được cập nhật) hoặc ứng dụng khác;

- Trình bày số tiền hàng triệu với 2 chữ số thập phân;

- Không có bất cứ trang nào hoặc ô nào bị ẩn hoặc bảo vệ bằng mã số;

- Tính toán cần phải được chia tách hợp lý để có thể dễ dàng theo dõi trên màn hình hoặc trên trang giấy;

- Các ô có chứa số cố định cần được bôi màu vàng;

- Mô hình tài chính cần được chia thời kỳ theo năm;

2. Tài liệu giả định

Nhà đầu tư cần cung cấp mô tả chi tiết các giả định được sử dụng trong mô hình tài chính. Các giả định phải gồm các phần:

- Kế hoạch chi phí xây dựng và chi phí vận hành;

- Bản tóm tắt kế hoạch huy động vốn, gồm tất các các phí và chi phí tài chính;

- Giả định dự báo nhu cầu và doanh thu của dự án;

- Giả định về kinh tế vĩ mô;

- Giả định về thuế;

- Chính sách kế toán và tỷ lệ khấu hao;

- Các giả định cần thiết khác để xây dựng mô hình tài chính.

Các giả định nêu trong tài liệu giả định phải phù hợp với mô hình tài chính.

3. Hướng dẫn sử dụng mô hình tài chính

Nhà đầu tư cần nộp tài liệu hướng dẫn, giải thích các chức năng của mô hình tài chính và cấu trúc của mô hình.

 

 

 

Mẫu số 08

 BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

 

Bên thụ hưởng:            [ghi tên và địa chỉ của bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh:            [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

 

BẢO LÃNH DỰ THẦU số:           [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

 

Bên bảo lãnh:            [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng           [ghi tên nhà đầu tư theo đúng trong cam kết thực hiện dự án] (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án            [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu số             ngày _____ [ghi số hiệu, ngày phát hành Thư mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(2) ngày, kể từ ngày____tháng___ năm___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___ [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ (4):

1. Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ Mục 33.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

3. Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư được lựa chọn thành lập không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 37 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

4. Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 16.5 CDNĐT của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả(5).

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 16.1 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 20.1 BDL.

(4) Trường hợp nội dung thư bảo lãnh liệt kê thiếu một trong các hành vi vi phạm thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 16.3 CDNĐT.

(5) Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư liên danh.

 

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bên mời thầu căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư để xác định yêu cầu thực hiện dự án gồm các nội dung cơ bản sau đây:

I. Thông tin về dự án

1. Mục tiêu dự án:

2. Quy mô dự án (dự kiến):

3. Địa điểm thực hiện dự án:

4. Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước và tài nguyên khác (nếu có) được sử dụng để thực hiện dự án:

5. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

6. Thời gian thực hiện dự án:

7. Loại hợp đồng dự án (dự kiến):

8. Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

8.1.  Phần vốn nhà nước trong dự án, cách thức quản lý và sử dụng phần vốn này (nếu có):

a) Vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

b) Vốn chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm

c) Vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT

d) Giá trị vốn nhà nước tại điểm a và điểm b nêu trên chiếm tỷ lệ ...% tổng mức đầu tư

đ) Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

8.2. Vốn do nhà đầu tư huy động, cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay

8.3. Khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (dự kiến): (đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng)

9. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư

9.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất: Cơ sở pháp lý của ưu đãi; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có)

9.4. Các bảo đảm đầu tư khác: Cơ sở pháp lý của hình thức bảo đảm; đối tượng và điều kiện hưởng bảo đảm

10. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu

10.1. Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật PPP

10.2. [Trường hợp áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu] Dự án này áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 của Luật PPP như sau: Điều kiện, phương án chia sẻ và nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu

11. Tên cơ quan có thẩm quyền:

12. Tên cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư:

13. Tên nhà đầu tư đề xuất dự án (trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất)

14. Tên bên mời thầu; danh sách ngắn được mời vào trao đổi, đàm phán về nội dung HSMT.

II. Yêu cầu thực hiện dự án

[Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể và yêu cầu chi tiết về kỹ thuật đã được bên mời thầu chuẩn xác sau khi kết thúc đàm phán với nhà đầu tư, bên mời thầu mô tả cụ thể các yêu cầu thực hiện dự án, gồm:

1. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

2. Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh

- Yêu cầu về phương thức tổ chức vận hành, quản lý và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư.

- Yêu cầu về phương thức để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án.

- Yêu cầu về phương thức giám sát để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Yêu cầu cung cấp bảo lãnh bảo đảm tính liên tục (nếu cần thiết);

3. Yêu cầu về môi trường và an toàn

- Yêu cầu về môi trường và an toàn mà nhà đầu tư phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ công.

- Yêu cầu về đánh giá tác động tiêu cực đối với môi trường và biện pháp khắc phục;

4. Yêu cầu tài chính – thương mại của dự án

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn và các yếu tố liên quan (vốn góp Nhà nước...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. HSMT phải xác định mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và các yếu tố có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công...); các yếu tố này cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. HSMT phải xác định mức vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

- Trường hợp HSMT sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính – thương mại, tại Mục này xác định rõ các nội dung có liên quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, thời gian hoàn vốn...) cố định và được sử dụng trong phương án tài chính do nhà đầu tư đề xuất. Hiệu quả đầu tư được xác định thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng. HSMT phải xác định mức giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu hoặc thời gian thực hiện hợp đồng tối đa để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất.

 

 

 

PHẦN 3: DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, căn cứ tính chất, quy mô, loại hợp đồng dự án cụ thể và mẫu hợp đồng chuyên ngành do cơ quan quản lý ngành ban hành, cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu xây dựng dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng và đính kèm trong HSMT. Dự thảo hợp đồng gồm các điều khoản để làm cơ sở cho các bên đàm phán, hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng, bảo đảm phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Mẫu số 09

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

 

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: ____ [ghi tên và địa chỉ của nhà đầu tư trúng thầu]

(sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư)

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Căn cứ Quyết định số___ ngày___ [Ghi số, ngày ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] của ____[ghi tên cơ quan có thẩm quyền] (sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền) về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án____ [ghi tên dự án], ____ [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) xin thông báo cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà đầu tư để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] với thông tin hợp đồng là ____ [ghi giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc vốn góp nhà nước hoặc giá trị nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] với thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

  • Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: ____[ghi thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm ____[ghi địa điểm đàm phán, hoàn thiện hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.
  • Thời gian ký kết hợp đồng: ____ [ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm ___ [ghi địa điểm ký kết hợp đồng].

Đề nghị Nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 10 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền ___ và thời gian có hiệu lực___ [ghi số tiền và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 37.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu].

Văn bản này là một phần không tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà đầu tư phải có văn bản chấp thuận đến đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà đầu tư phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà đầu tư vẫn đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và các tài liệu chứng minh bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu để Cơ quan có thẩm quyền giám sát tiến độ huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà đầu tư trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Nếu đến ngày___ [ ghi ngày cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hành văn bản thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng] mà Nhà đầu tư không tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

 

Mẫu số 10

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

 

 

Kính gửi: ______ [ghi tên cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng]

(sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng)

 

Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) và cam kết sẽ ký kết hợp đồng để thực hiện dự án nêu trên (sau đây gọi tắt là Hợp đồng); (2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), Nhà đầu tư phải nộp cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)], xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của Nhà đầu tư với số tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 37.1 CDNĐT].

Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___[ghi bằng chữ] [ghi bằng số] như đã nêu trên, khi có văn bản của Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng thông báo Nhà đầu tư vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày _______ cho đến hết ngày ____.(4)

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

(2) Nếu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư trúng thầu dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) đã ký hợp đồng số [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 37.1. CDNĐT.

Phụ lục VI

MẪU THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM;

YÊU CẦU SƠ BỘ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM NHÀ ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2021/TT-BKHĐT ngày… tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

Phụ lục này bao gồm:

1. Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất;

2. Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

1. Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất
 

THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM([1])

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT

 

 (Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

Kính gửi: Các nhà đầu tư quan tâm

 

_________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế] mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án _________ [ghi tên dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư] với các thông tin như sau:

1. Tên dự án; mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư của dự án: ______________________________

2. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án:_______________________________________________

3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:_____________________________________________

4. Thời hạn, tiến độ đầu tư: ________________________________________________________

5. Địa điểm thực hiện dự án: ______________________________________________________

6. Diện tích khu đất: ______________________________________________________________

7. Mục đích sử dụng đất: __________________________________________________________

8. Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án: ______________________________

[ghi thời điểm (ngày, giờ) cụ thể, nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư  được đăng tải]

9. Thông tin liên hệ:

_____ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế]  

- Địa chỉ: _______________________________________________________________________

- Số điện thoại: __________________________________________________________________

- Số fax:________________________________________________________________________

- Các thông tin khác về dự án: _____________________________________________________

10. Nhà đầu tư quan tâm, có nhu cầu đăng ký thực hiện dự án phải thực hiện các thủ tục để được cấp chứng thư số và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

 

 

Đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

2. Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

 

YÊU CẦU SƠ BỘ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM NHÀ ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT

 

Tên dự án:        

_________________

[ghi tên dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư]

 

Ban hành kèm theo Quyết định số:

 

_________________

[ghi số và ngày ban hành theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Chương I
CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

Mục 1. Nội dung mời quan tâm

1.1. _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế] mời nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án _____  [ghi tên dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư].

1.2. Thông tin về dự án:

Căn cứ nội dung theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế tóm tắt thông tin về dự án, bao gồm:

- Mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư của dự án: _________________________________________

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án:________________________________________________

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:_____________________________________________

- Tóm tắt các yêu cầu cơ bản của dự án: ____________________________________________

- Thời hạn, tiến độ đầu tư: ________________________________________________________

- Địa điểm thực hiện dự án: _______________________________________________________

- Diện tích khu đất: _______________________________________________________________

- Mục đích sử dụng đất: __________________________________________________________

- Các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt: _______________________________________________

- Hiện trạng khu đất: _____________________________________________________________

- Các thông tin khác về dự án: _____________________________________________________

- Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án: _______________________________

[ghi thời điểm (ngày, giờ) cụ thể, nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư được đăng tải]

Mục 2. Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm yêu cầu về năng lực tài chính và kinh nghiệm. Nội dung chi tiết theo Chương II – Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.

Mục 3. Làm rõ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư

            3.1. Trường hợp nhà đầu tư muốn được làm rõ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, nhà đầu tư phải gửi đề nghị làm rõ đến _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] bằng văn bản hoặc thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tối thiểu 05 ngày làm việc để xem xét, xử lý.

3.2. Sau khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ theo thời gian quy định, _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] tiến hành làm rõ và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong khoảng thời gian tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.

Mục 4. Sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư

4.1. Trường hợp sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm_________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quyết định sửa đổi kèm theo các nội dung sửa đổi trước ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tối thiểu 10 ngày.

4.2. Trường hợp thời gian thông báo sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng quy định tại Mục 4.1 Chương này_________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] thực hiện gia hạn thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tương ứng để bảo đảm quy định nêu trên. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 6.3 Chương này.

Mục 5. Ngôn ngữ sử dụng

Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] và nhà đầu tư liên quan đến việc mời quan tâm phải được viết bằng ngôn ngữ sau:_______________ [ghi cụ thể ngôn ngữ sử dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Đấu thầu].

Mục 6. Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và thời hạn nộp

            6.1. Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án do nhà đầu tư chuẩn bị phải bao gồm các biểu mẫu và các tài liệu có liên quan theo quy định tại Chương III – Biểu mẫu.

6.2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước___ giờ, ngày ___ tháng ___ năm___ [ghi thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự ánbảo đảm tối thiểu là 30 ngày từ ngày danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được đăng tải].

6.3. _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] có thể gia hạn thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trong các trường hợp sau đây:

a) Sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư theo quy định tại Mục 4 Chương nàyKhi gia hạn, _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Cần tăng thêm số lượng nhà đầu tư theo quy định tại điểm b Mục 9.2 Chương này. Khi gia hạn, _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] gửi thông báo đến tất cả các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian gia hạn thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng Ban quản lý khu kinh tế. Nhà đầu tư đã đáp ứng yêu cầu không phải nộp lại hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.

Mục 7. Sửa đổi, thay thế, rút hồ sơ đăng ký thực hiện dự án

7.1. Sau khi nộp, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.

7.2. Sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, nhà đầu tư không được rút hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đã nộp.

Mục 8. Làm rõ hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

1. Làm rõ hồ sơ đăng ký thực hiện dự án

Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ đăng ký thực hiện dự án theo yêu cầu của _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] hoặc tự làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm khi nhà đầu tư phát hiện hồ sơ đăng ký thực hiện dự án thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Tất cả yêu cầu làm rõ và văn bản làm rõ của nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

Việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư căn cứ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư và các tài liệu làm rõ hồ sơ đăng ký thực hiện dự án (nếu có).

Mục 9. Thông báo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư

9.1. Sau khi có kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư, _________ [ghi tên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu kinh tế] đăng tải danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

9.2. Căn cứ kết quả đánh giá, theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu thu hút đầu tư cũng như các điều kiện cụ thể khác của dự án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế) xem xét, quyết định thực hiện theo một trong hai phương án như sau:

a) Phương án 1: Thông báo và hướng dẫn nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nếu quá trình tổ chức đã bảo đảm tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và dự án có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ;

b) Phương án 2: Gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án để các nhà đầu tư tiềm năng khác có cơ hội tiếp cận thông tin và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án nhằm tăng tính cạnh tranh. Thời gian gia hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế) quyết định. Nhà đầu tư đã đáp ứng yêu cầu không phải nộp lại hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.

Sau khi gia hạn, căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, thủ tục tiếp theo thực hiện theo quy định tương ứng tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP).

9.3. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 108 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Hồ sơ mời thầu được phát hành rộng rãi cho các nhà đầu tư, gồm cả các nhà đầu tư ngoài danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Mục 1. Phương pháp đánh giá

1.1. Việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt. Nhà đầu tư được đánh giá là đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm khi tất cả các tiêu chuẩn được đánh giá là đạt.

1.2. Đối với nhà đầu tư liên danh:

a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

b) Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá

Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 dưới đây:

Bảng số 01

YÊU CẦU SƠ BỘ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM

TT

Nội dung

Yêu cầu

1

Năng lực tài chính

Vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp(1): _____ [ghi giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15%, tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên. Trong đó, tổng mức đầu tư (vốn đầu tư) được xác định bằng tổng giá trị m1 và m2 theo quy định tại điểm h và điểm i khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP].

2

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự(2)

Số lượng dự án mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh hoặc đối tác cùng thực hiện đã tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu để được đánh giá là đạt]. Cách xác định dự án như sau (3):

a) Loại 1: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét, gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu  (4)_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu  (5)_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét].

b) Loại 2: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xétgồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] mà nhà đầu tư đã tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và có giá trị tối thiểu là(6) ____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

c) Loại 3: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét bao gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác đã tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp với giá trị tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].

Ghi chú:

(1) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính của nhà đầu tư trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án.

Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án, nhà đầu tư có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng dự án.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính theo Mẫu số 02 Chương III – Biểu mẫu.

(2) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án, gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Đối với các dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư và biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(iiiHoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn: Dự án, gói thầu đã được nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(3) Nhà đầu tư cung cấp kinh nghiệm của mình theo Mẫu số 03 Chương III – Biểu mẫu. Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

Cách thức quy đổi các dự án: ________________________________ [quy định 01 dự án thuộc loại 2, 3 bằng tối đa 0,5 - 0,7 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].

(4) (5) (6) Đối với những dự án chưa xác định rõ giá trị tổng mức đầu tư trong các văn bản phê duyệt, hợp đồng dự án, nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh để xác định giá trị này.

CHƯƠNG III. BIỂU MẪU

 

  1. Mẫu số 01: Thông tin về nhà đầu tư
  2. Mẫu số 02: Năng lực tài chính của nhà đầu tư
  3. Mẫu số 03: Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự
  4. Mẫu số 04: Thỏa thuận liên danh
 

Mẫu số 01

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐỐI TÁC CÙNG THỰC HIỆN

(Địa điểm)___, ngày___ tháng___ năm___

I. Thông tin về nhà đầu tư/thành viên liên danh(1)

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư/thành viên liên danh:

3. Năm thành lập:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

II. Thông tin về các đối tác cùng thực hiện

TT

Tên đối tác(2)

Quốc gia nơi đăng ký hoạt động

Vai trò tham gia(3)

Người đại diện theo pháp luật

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác(4)

1

Công ty 1

 

 [Tổ chức cung cấp tài chính]

 

 

2

Công ty 2

 

 [Nhà thầu xây dựng]

 

 

3

Công ty 3

 

 [Nhà thầu vận hành/ Quản lý]

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này. Nhà đầu tư/thành viên liên danh cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

(2) Nhà đầu tư ghi cụ thể tên của các đối tác tham gia thực hiện dự án.

(3) Nhà đầu tư ghi cụ thể vai trò tham gia của từng đối tác.

(4) Nhà đầu tư ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, kèm theo bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 

 

Mẫu số 02

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ(1)

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (3):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

- Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị loại.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 

 

Mẫu số 03

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN TƯƠNG TỰ (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

[Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự theo yêu cầu của bên mời thầu]

1. Dự án số 01: ___ [ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh/đối tác cùng thực hiện dự án

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Lĩnh vực đầu tư của dự án

4

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh

‚  Nhà thầu chính xây lắp

5

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

6

Thông tin chi tiết

6.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (2):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình

‚  Đã nghiệm thu công trình

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

 

Tổng mức đầu tư (vốn đầu tư):

 

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VNĐ

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

6.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu chính

 

Phạm vi công việc tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(3):

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với yêu cầu sơ bộ về kinh nghiệm của nhà đầu tư.

(2), (3) Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 04

 THỎA THUẬN LIÊN DANH

 

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia đấu thầu dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia đấu thầu dự án.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công

việc trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho ___ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc trong quá trình hoàn thiện, nộp, làm rõ, sửa đổi hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh (1)[ghi cụ thể vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và ghi tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh]:

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm;

- Chấm dứt việc công bố danh mục dự án;

Thỏa thuận liên danh được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự thầu 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh (2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải liệt kê vai trò tham gia và tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của từng thành viên liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

(3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

 

([1]) Thông báo mời quan tâm được đăng tải sau 07 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc danh mục dự án được phê duyệt (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Phụ lục VII

MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số ...../2021/TT-BKHĐT ngày .......tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

HỒ SƠ MỜI THẦU

 

 

Tên dự án:         

______________________________

 

[ghi tên dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư)]

Phát hành ngày:

______________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư]

Ban hành kèm theo Quyết định:

______________________________

[ghi số và ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu

(nếu có)

 [ghi tên, ký tên, đóng dấu (nếu có)]

 

 

Bên mời thầu

 

[ghi tên, ký tên, đóng dấu]

 

 

 

MỤC LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT. 2

TỪ NGỮ VIẾT TẮT. 3

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ.. 4

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư. 4

Chương II. Bảng dữ liệu. 26

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 33

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu. 44

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN. 64

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG.. 66

MÔ TẢ TÓM TẮT

 

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin gồm quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Chương II. Bảng dữ liệu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng dự án.

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này quy định phương pháp, tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này gồm các biểu mẫu mà nhà đầu tư sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN

Phần này cung cấp các thông tin của dự án và các trách nhiệm của nhà đầu tư được lựa chọn trong quá trình thực hiện dự án để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Phần này gồm các nội dung của dự thảo hợp đồng và biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng.

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu

CDNĐT

Chỉ dẫn nhà đầu tư

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại

HSMT

Hồ sơ mời thầu

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Luật Đấu thầu

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP

 

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Nghị định số 31/2021/NĐ-CP

Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

PHẦN 1. THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I. CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung lựa chọn nhà đầu tư

1.1. Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại BDL mời nhà đầu tư quan tâm nộp HSDT đối với dự án được mô tả trong Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án.

1.2. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (m1), chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (m2), giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) được quy định tại BDL.

1.3. Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay của nhà đầu tư được quy định tại BDL.

1.4. Các thông tin cơ bản về dự án được quy định tại BDL.

2. Hành vi bị cấm trong đấu thầu

Hành vi bị cấm trong đấu thầu gồm các hành vi theo quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu.

3.   Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Nhà đầu tư độc lập hoặc từng thành viên liên danh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

3.1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpquyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

3.2. Hạch toán tài chính độc lập.

3.3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3.4. Nhà đầu tư tham dự thầu độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu và Điều 2 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP. Thông tin về các nhà thầu tư vấn theo BDL.

3.5. Đăng ký trên Hệ thống theo quy định.

3.6. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3.7. Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định tại BDL.

4.   Nội dung HSMT

 

4.1. HSMT gồm có Phần 1, Phần 2, Phần 3 và các tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNĐT (nếu có), trong đó gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư

- Chương II. Bảng dữ liệu

- Chương III. Đánh giá HSDT

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. Yêu cầu thực hiện dự án

Phần 3. Dự thảo hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng

4.2. Thông báo mời thầu do bên mời thầu đăng tải chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMT.

4.3. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT không do bên mời thầu cung cấp.

4.4. Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn, BDL, biểu mẫu, yêu cầu về thực hiện dự án và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị HSDT.

5.   Làm rõ HSMT, hội nghị tiền đấu thầu

5.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị làm rõ đến bên mời thầu hoặc gửi thông qua Hệ thống tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Trường hợp văn bản đề nghị làm rõ được gửi thông qua Hệ thống, nhà đầu tư cần ghi rõ tiêu đề “ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ HSMT”.

Bên mời thầu làm rõ HSMT khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ trong thời hạn nêu trên. Nội dung làm rõ HSMT phải được đăng tải ngay trên Hệ thống nhưng không muộn hơn 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầutrong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì bên mời thầu tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 7 CDNĐT.

5.2. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung hội nghị tiền đấu thầu sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ nội dung các câu hỏi của nhà đầu tư và nội dung câu trả lời của bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMT và đăng tải trên Hệ thống. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp việc làm rõ sau hội nghị tiền đấu thầu dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 7 CDNĐT.

6. Khảo sát hiện trường

6.1. Nhà đầu tư được tiếp cận, khảo sát hiện trường dự án với điều kiện nhà đầu tư cam kết rằng bên mời thầu không phải chịu bất kì trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.2. Nhà đầu tư cần thông báo trước cho bên mời thầu về việc đề xuất tổ chức khảo sát hiện trường dự án.

7.   Sửa đổi HSMT

7.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc đăng tải văn bản sửa đổi trên Hệ thống. Văn bản sửa đổi HSMT gồm quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi, được coi là một phần của HSMT. Nhà đầu tư có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào Hệ thống để cập nhật các thông tin về HSMT.

7.2. Thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMT theo quy định tại BDLTrường hợp thời gian đăng tải văn bản sửa đổi HSMT không đáp ứng theo quy định nêu trên thì bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian tại Mục này. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 21.2 CDNĐT.

8. Chi phí dự thầu

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà đầu tư.

9. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định tại BDL.

10. Thành phần của HSDT

10.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM, trong đó:

a) HSĐXKT phải gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau:

- Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 CDNĐT;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 12 CDNĐT;

- Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNĐT.

b) HSĐXTCTM phải gồm các thành phần sau đây:

- Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại theo quy định tại Mục 11 CDNĐT;

- Đề xuất về tài chính – thương mại và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 15 CDNĐT.

10.2. Đề xuất thay thế phương án thực hiện dự án trong HSDT theo quy định tại Mục 14 CDNĐT.

10.3. Các nội dung khác nêu tại BDL.

11.  Đơn dự thầu

11.1. Đơn dự thầu gồm đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại.

11.2. Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư là người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư ủy quyền cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV). Bản gốc giấy ủy quyền (lập theo Mẫu số 02 Chương IV) phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu.

11.3. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh là người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền. Trường hợp ủy quyền, thực hiện tương tự nhà đầu tư độc lập theo quy định tại Mục 11.1 CDNĐT.

12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư

12.1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

12.2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gồm:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được kê khai theo các Mẫu Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp đồng tiền nêu trong các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm không phải đồng tiền theo quy định tại BDL thì khi lập HSDT, nhà đầu tư phải quy đổi về đồng tiền tương ứng theo quy định tại Mục này để làm cơ sở đánh giá HSDT; trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này thì nhà đầu tư sử dụng đồng tiền trung gian theo quy định tại BDL để làm cơ sở quy đổi và kê khai trong HSDT.

b) Các tài liệu khác theo quy định tại BDL.

13. Thành phần đề xuất về kỹ thuật

Trong HSĐXKT, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về kỹ thuật gồm các nội dung theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

14.  Đề xuất thay thế phương án thực hiện dự án

14.1. Nhà đầu tư được đề xuất thay thế phương án thực hiện dự án.

14.2. Nhà đầu tư phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để bên mời thầu có thể đánh giá phương án thực hiện dự án.

15. Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại

15.1. Trong HSĐXTCTM, nhà đầu tư phải nộp một đề xuất về tài chính – thương mại gồm Bảng tổng hợp chi phí thực hiện dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các nội dung khác theo quy định tại BDL và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

15.2. Nhà đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT trên cơ sở tổng chi phí thực hiện dự án, tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phần nộp ngân sách nhà nước do mình đề xuất.

15.3. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất tăng phần nộp ngân sách nhà nước thì có thể ghi trực tiếp trong đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại hoặc đề xuất riêng. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải nêu rõ nội dung và cách thức tăng phần nộp ngân sách nhà nước kèm theo đề xuất về tài chính – thương mại tương ứng. Các đề xuất này có thể để cùng trong HSĐXTCTM hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp nộp riêng thì thực hiện như quy định tại các Mục 20.2 và 20.3 CDNĐT. Các đề xuất sẽ được bảo quản như HSDT và được mở đồng thời với HSĐXTCTM của nhà đầu tư.

16.  Đồng tiền dự thầu

Đồng tiền dự thầu theo quy định tại BDL.

17. Bảo đảm dự thầu

17.1. Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.

17.2. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 17.1 CDNĐT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu theo quy định tại Mục 17.2 CDNĐT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.5 CDNĐT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

17.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNĐT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh,  có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

17.4. Trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Nhà đầu tư không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL. 17.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư rút HSDT (HSĐXKT, HSĐXTCTM) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT;

b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1 CDNĐT;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 39.1 CDNĐT;

d) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

18. Thời gian có hiệu lực của HSDT

18.1. HSDT gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDT có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

18.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTCTM), đồng thời yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

Nhà đầu tư chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà đầu tư phải chuẩn bị HSDT gồm: 01 bản gốc HSĐXKT, 01 bản gốc HSĐXTCTM và một số bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM theo số lượng quy định tại BDL.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và các bản chụp với số lượng bằng số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTCTM.

Trường hợp có phương án thực hiện dự án thay thế theo quy định tại Mục 14 CDNĐT thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL.

19.2. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDT của nhà đầu tư đó bị loại.

19.3. Bản gốc của HSĐXKT, HSĐXTCTM phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên và đóng dấu (nếu có).

19.4. Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDT nêu tại Mục 19.3 CDNĐT phải được đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm tại thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20.  Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “BẢN GỐC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”, “BẢN CHỤP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI”.

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTCTM thì hồ sơ sửa đổi, thay thế phải được đựng trong các túi riêng biệt; bên ngoài túi đựng và trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI THAY THẾ”; đồng thời đánh dấu rõ các bản gốc, bản chụp tương ứng.

Các túi đựng: HSĐXKT, HSĐXTCTM, HSĐXKT sửa đổi, HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXKT thay thế, HSĐXTCTM thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.6 CDNĐT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKT” đối với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế (nếu có); “không được mở trước thời điểm mở HSĐXTCTM” đối với túi đựng HSĐXTCTM và túi đựng HSĐXTCTM sửa đổi, HSĐXTCTM thay thế (nếu có).

20.3. Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu được thuận tiện, bảo đảm sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát.

20.4. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 20.1 và 20.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT nhưng phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của tất cả nhà đầu tư nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT trực tiếp từ bên mời thầu và quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở thầu. Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu khoản tiền bằng giá bán HSMT nêu tại BDL trước khi HSDT được tiếp nhận.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 7.2 CDNĐT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

21.3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống, trong đó nêu rõ lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu.

Nhà đầu tư đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp nhà đầu tư chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

23.  Sửa đổi, thay thế, rút HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế, rút HSDT bằng cách gửi văn bản đề nghị do đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) đến bên mời thầu. Nhà đầu tư phải gửi kèm theo các tài liệu theo quy định tại Mục 11 CDNĐT chứng minh tư cách hợp lệ của của người ký văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT.

23.2. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNĐT;

b) Được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNĐT.

23.3. Văn bản đề nghị rút HSDT phải bảo đảm được bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNĐT. HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

24. Bảo mật

24.1. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDT đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDT.

24.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

25. Làm rõ HSDT

 

24.1. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện HSDT thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của mình. Trong thời hạn theo quy định tại BDL, bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá.  Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung, làm rõ của nhà đầu tư bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Các tài liệu này được coi là một phần của HSDT.

24.2. Sau khi mở thầu, trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm; nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT, theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ HSDT). Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà đầu tư không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà đầu tư theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

24.3. Việc làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của của nhà đầu tư tham dự thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong HSDT của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.

24.4. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDT cần phải làm rõ. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Tài liệu làm rõ HSDT được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT.

26. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

26.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

26.2. “Đặt điều kiện” là việc nhà đầu tư đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

26.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

27. Xác định tính đáp ứng của HSDT

27.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNĐT.

27.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản là những điểm trong HSDT mà nếu được chấp thuận hoặc cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ:

a) Gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng hay hiệu quả thực hiện dự án được quy định trong hợp đồng; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT về quyền hạn của người có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của nhà đầu tư trong hợp đồng;

b) Gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT.

27.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật của HSDT theo Mục 13 CDNĐT và việc kiểm tra đề xuất về kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản.

27.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho HSDT trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

28. Sai sót không nghiêm trọng

28.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT.

28.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của bên mời thầu thì HSDT của nhà đầu tư có thể sẽ bị loại.

28.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư. Theo đó, đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh cho các hạng mục sai khác so với yêu cầu của HSMT theo quy định tại Mục 32.2 CDNĐT.

29. Mở HSĐXKT

29.1. Ngoại trừ các trường hợp HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT, bên mời thầu phải mở công khai và đọc rõ các thông tin theo điểm b Mục 29.2 CDNĐT của tất cả HSĐXKT thuộc HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở HSĐXKT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXKT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXKT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự thầu. Chỉ có các HSĐXKT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

29.2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) và đọc rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT, thời gian có hiệu lực của HSĐXKT, thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có), bảo đảm dự thầu. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 và HSDT mà nhà đầu tư yêu cầu rút theo quy định tại Mục 23.3 CDNĐT.

29.3. Đối với trường hợp rút HSDT:

Bên mời thầu sẽ mở và đọc rõ các thông tin trong văn bản đề nghị rút HSDT. HSDT của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDT (gồm HSĐXKT và HSĐXTCTM) sẽ trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDT và vẫn mở HSDT tương ứng nếu văn bản đề nghị rút HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

29.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXKT ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXKT nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

29.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXKT

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT, HSĐXKT thay thế. HSĐXKT ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXKT nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

29.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó gồm thông tin quy định tại các Mục 29.2, 29.3, 29.4 và 29.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu.

29.7. HSĐXTCTM của tất cả nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXKT ký niêm phong.

30. Đánh giá HSĐXKT

30.1. Đánh giá HSĐXKT theo quy trình, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III - Đánh giá HSDT.

30.2. Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (gồm tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư) đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu, trong đó mời các nhà đầu tư tham dự thầu đến mở HSĐXTCTM, kèm theo thời gian, địa điểm mở HSĐXTCTM.

31. Mở HSĐXTCTM

31.1. Việc mở HSĐXTCTM được tiến hành công khai theo thời gian và tại địa điểm nêu trong văn bản thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXTCTM không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Chỉ có các HSĐXTCTM được mở và đọc tại buổi mở HSĐXTCTM mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

31.2. Tại lễ mở HSĐXTCTM, bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

31.3. Việc mở HSĐXTCTM được thực hiện đối với từng HSĐXTCTM theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTCTMđơn dự thầu thuộc HSĐXTCTM; thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM; tổng chi phí thực hiện dự án do nhà đầu tư đề xuất (M1); giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư đề xuất (M2); đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3); đề xuất tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có).

31.4. Đối với trường hợp sửa đổi HSĐXTCTM

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTMHSĐXTCTM sửa đổi trước khi mở túi đựng và đọc rõ thông tin trong HSĐXTCTM ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị sửa đổi HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

31.5. Đối với trường hợp thay thế HSĐXTCTM

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng và đọc rõ thông tin tại văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTMHSĐXTCTM thay thế. HSĐXTCTM ban đầu sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSĐXTCTM nếu văn bản đề nghị thay thế HSĐXTCTM không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

31.6. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXTCTM trong đó gồm các thông tin quy định tại các Mục 31.2, 31.3, 31.4 và 31.5 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở HSĐXTCTM sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXTCTM sẽ được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.

32. Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

32.1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại và các lỗi khác. Việc sửa lỗi được thực hiện theo quy định tại BDL.

32.2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa không nghiêm trọng trong HSDT so với yêu cầu của HSMT. Các nội dung hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại BDL trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các nội dung được hiệu chỉnh phải bảo đảm nguyên tắc không phải là các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản theo quy định tại Mục 27.2 CDNĐT. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

32.3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:

a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì HSDT của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;

b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

33. Đánh giá HSĐXTCTM và xếp hạng nhà đầu tư

33.1. Đánh giá HSĐXTCTM theo quy trình, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III - Đánh giá HSDT.

33.2. Trường hợp đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư có các yếu tố bất thường ảnh hưởng đến tính khả thi trong triển khai thực hiện dự án hoặc thực hiện cam kết nghĩa vụ về tài chính thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ về tính khả thi của đề xuất về tài chính – thương mại. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền được phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà đầu tư làm rõ các yếu tố cấu thành trong đề xuất về tài chính – thương mại theo hướng sau đây:

a) Các yếu tố kinh tế liên quan đến đề xuất về kỹ thuật để xây dựng công trình;

b) Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà đầu tư dẫn đến lợi thế trong đề xuất về tài chính – thương mại;

c) Nguồn gốc của giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thực hiện dự án, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp thỏa mãn các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c của Mục này và việc làm rõ của nhà đầu tư thuyết phục thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư được chấp nhận trúng thầu, để đề phòng rủi ro, người có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c của Mục này và việc làm rõ của nhà đầu tư không đủ thuyết phục dẫn đến đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là không khả thi thì HSĐXTCTM của nhà đầu tư sẽ bị loại.

33.3. Sau khi đánh giá HSĐXTCTM, bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà đầu tư. Nhà đầu tư có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) cao nhất được xếp thứ nhất.

34. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu

 

Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

34.1. Có HSDT hợp lệ.

34.2. Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.

34.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.

34.4. Có giá trị đề nghị trúng thầu gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:

a) Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 tại Mục 1.2 CDNĐT;

b) Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 tại Mục 1.2 CDNĐT;

c) Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn tại Mục 1.2 CDNĐT và cao nhất.

35. Hủy thầu

35.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

35.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 35.1 CDNĐT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

35.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 35.1 CDNĐT, trong thời hạn 20 ngày, bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà đầu tư dự thầu, trừ trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định tại điểm d Mục 35.1 CDNĐT.

36. Công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

36.1. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư lên Hệ thống và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư tới các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn không muộn hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau đây:

a) Tên dự án; mục tiêu, quy mô của dự án;

b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;

c) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án;

d) Địa điểm thực hiện dự án; diện tích, thời hạn sử dụng đất;

đ) Dự kiến tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất).

e) Dự kiến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp;

g) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;

h) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;

i) Các nội dung khác (nếu có).

36.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 35.1 CDNĐT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

36.3. Cùng với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng theo quy định tại các Mục 37, 38 và 39 CDNĐT cho nhà đầu tư trúng thầu. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư trúng thầu không đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT thì nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm c và d Mục 17.6 CDNĐT.

37. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng

37.1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.

Nhà đầu tư trúng thầu được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm d Mục 17.6 CDNĐT.

37.2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

a) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;

c) Ngoài những nội dung quy định tại điểm a và b Mục này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng cần thiết khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.

37.3. Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng. Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong hồ sơ dự thầu đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

37.4Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện với các nhà đầu tư tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

38. Điều kiện ký kết hợp đồng

38.1. Tại thời điểm ký kết, HSDT của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.

38.2. Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

38.3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về mặt bằng thực hiện dự án và các điều kiện cần thiết khác để triển khai dự án theo đúng tiến độ.

39. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

39.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

39.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại BDL.

39.3. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

40. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến bên mời thầu, người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương XII Luật Đấu thầu các Điều 81, 82 và 83 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP và khoản 25 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

41. Xử lý vi phạm trong đấu thầu

41.1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

41.2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Mục 41.1 CDNĐT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà đầu tư vi phạm trên Hệ thống.

41.3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu, nhà đầu tư vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền hoặc trong một Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu.

41.4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Quyết định xử lý vi phạm được đăng tải trên Báo Đấu thầu, Hệ thống không muộn hơn 07 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành.

42. Giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL tham gia giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án. Trường hợp nhà đầu tư phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị được phân công giám sát, theo dõi.

43. Triển khai thực hiện hợp đồng

Sau khi ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư phối hợp với cơ quan chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư nộp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) và giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền (M3) được đề xuất trong HSDT cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng căn cứ tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng. Không tính lãi vay đối với chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt thấp hơn giá trị M2 thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn giá trị M2 thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt, giá trị phần thiếu hụt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại theo phương án được duyệt chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

 

CHƯƠNG II. BẢNG DỮ LIỆU

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của bên mời thầu:

- Tên bên mời thầu: ___ [ghi tên bên mời thầu]

- Đại diện: ___ [ghi tên đầy đủ của người đại diện]

Số nhà/số tầng/số phòng: __ [ghi số nhà, số tầng, số phòng (nếu có)]

- Tên đường, phố: ___ [ghi tên đường phố]

- Thành phố:___ [ghi tên thành phố hoặc thị trấn]

- Mã bưu điện: ___ [ghi mã bưu điện (nếu có)]

- Số điện thoại: ___ [ghi số điện thoại, gồm mã nước và mã thành phố]

- Số fax: ___ [ghi số fax, gồm mã nước và mã thành phố]

- Địa chỉ e-mail: ___ [ghi địa chỉ email (nếu có)]

CDNĐT 1.2

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (m1): ___ [ghi sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do bên mời thầu xác định theo quy định liên quan của pháp luật về xây dựng đối với từng dự án cụ thể, bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất].

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (m2): ___ [ghi chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần giải phóng mặt bằng căn cứ quy định tại điểm i khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP].

- Giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3):_______ [m3 được xác định theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP].

CDNĐT 1.3

Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư phải thu xếp và huy động:

- Vốn chủ sở hữu tối thiểu mà nhà đầu tư phải thu xếp: ___ [ghi vốn chủ sở hữu tối thiểu yêu cầu nhà đầu tư phải thu xếp bằng số và bằng chữ. Vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên. Trong đó, tổng mức đầu tư (vốn đầu tư) được xác định bằng tổng giá trị m1 và m2 theo quy định tại Mục 1.2 CDNĐT].

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu: ___ [ghi giá trị bằng số và bằng chữ]

CDNĐT 1.4

Thông tin cơ bản của dự án gồm:

- Tên dự án: ________________________________________

- Mục tiêu, công năng: ________________________________

- Địa điểm thực hiện: _________________________________

- Quy mô: __________________________________________

- Sơ bộ tiến độ thực hiện: ______________________________

- Hiện trạng khu đất, quỹ đất: ___________________________

- Các chỉ tiêu quy hoạch: _______________________________

- Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến do bên mời thầu xác định: ______________________________________________

[Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến được xác định theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP].

CDNĐT 3.4

- Tư vấn lập yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm (nếu có): ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn lập HSMT(nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn thẩm định HSMT(nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn đánh giá HSDT (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

- Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có):___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn]

CDNĐT 3.7

Nhà đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo các căn cứ sau đây: ____________ [ghi các căn cứ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ví dụ:

- Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với các dự án tại địa phương được đăng tải trên cổng thông tin của UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung công bố về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai về kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các dự án nhà đầu tư đã hoặc đang thực hiện].

CDNĐT 5.2

Hội nghị tiền đấu thầu: ________ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không”] được tổ chức. [Trường hợp Hội nghị được tổ chức: ghi ngày, giờ, địa điểm tổ chức hội nghị]

CDNĐT 6.1

Bên mời thầu: ________ [ghi “sẽ” hoặc “sẽ không’’] tổ chức khảo sát hiện trường.

[Trường hợp bên mời thầu hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường thì ghi rõ thời gian, địa điểm].

CDNĐT 7.2

Thời hạn đăng tải văn bản sửa đổi HSMT tối thiểu ____ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày cụ thể, bảo đảm đủ thời gian để nhà đầu tư hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 25 ngày đối với đấu thầu quốc tế].

CDNĐT 9

[Căn cứ hình thức đấu thầu, ghi rõ ngôn ngữ của HSDT:

Đối với đấu thầu quốc tế:

HSDT cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng:_____ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh’’; HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời kèm theo bản dịch sang: _____ [Trường hợp HSMT được viết bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh’’; HSMT được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì ghi “Ngôn ngữ mà nhà đầu tư lựa chọn để lập HSDT”]. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung.

Đối với đấu thầu trong nước:

 HSDT cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư gửi bổ sung]

CDNĐT 10.4

Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây: ___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại các Mục 10.1, 10.2, 10.3 CDNĐT trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 12.1

Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư:

a) Đối với nhà đầu tư độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như sau:

Bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

b) Đối với nhà đầu tư liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

Các tài liệu nêu tại điểm a Mục này đối với từng thành viên liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo Mẫu số 03 tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

CDNĐT 12.2

a) Đồng tiền dùng để đánh giá: _____ [ghi cụ thể 01 loại đồng tiền. Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước thì là VND. Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế thì có thể quy định là VND hoặc USD hoặc EUR...]

Đồng tiền trung gian là: _____ [ghi đồng tiền trung gian dùng để quy đổi về đồng tiền dùng để đánh giá].

- Thời điểm xác định tỷ giá quy đổi là:_____ [ghi thời điểm xác định tỷ giá quy đổi].

- Căn cứ xác định tỷ giá quy đổi:____ [ghi cách tính tỷ giá chéo (tỷ giá mua vào, bán ra của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam)].

b) Nhà đầu tư phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây:___ [ghi cụ thể các nội dung cần thiết khác của HSDT ngoài các nội dung quy định tại điểm a Mục này trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà đầu tư. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không áp dụng”].

CDNĐT 13

Thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư gồm:

[Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực cụ thể của dự án, bên mời thầu quy định nội dung thành phần đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư, trong đó có thể gồm:

a) Đề xuất giải pháp kiến trúc để thực hiện dự án.

b) Đề xuất tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng.

c) Đề xuất kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

d) Đề xuất phương án giảm thiểu tác động môi trường, kinh tế-xã hội của dự án].

CDNĐT 15.1

 Thành phần đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư gồm: ______________________

[Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực cụ thể của dự án, bên mời thầu quy định các nội dung phù hợp].

CDNĐT 16

- Đồng tiền dự thầu là: ______________________

[Căn cứ theo yêu cầu của dự án mà quy định việc cho phép và điều kiện áp dụng để nhà đầu tư chào theo một hoặc một số đồng tiền khác nhau nhưng không quá ba đồng tiền, ví dụ: VND, USD, EUR. Trường hợp trong số các đồng tiền đó có VND thì phải quy đổi về VND. Trường hợp cho phép chào bằng ngoại tệ thì phải yêu cầu nhà đầu tư chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ và sơ bộ giá trị ngoại tệ tương ứng; các loại chi phí trong nước phải được chào bằng VND, các chi phí nước ngoài liên quan đến dự án thì được chào bằng đồng tiền nước ngoài].

Trường hợp quy định hai hoặc ba đồng tiền thì bổ sung các nội dung sau:

- Đồng tiền được sử dụng để quy đổi tất cả các giá trị từ nhiều loại tiền khác nhau thành một loại tiền duy nhất (đồng tiền quy đổi) nhằm phục vụ việc đánh giá và so sánh HSDT là: ___ [ghi tên đồng tiền, trường hợp trong số đồng tiền có VND thì phải quy đổi theo VND] theo tỷ giá bán ra của một ngân hàng thương mại ___ [ghi tên ngân hàng thương mại có uy tín và căn cứ vào tỷ giá do ngân hàng đó công bố để quy đổi] công bố vào ngày ___ [ghi cụ thể ngày, tháng, năm].

- Đồng tiền trung gian: _________________ [ghi tên đồng tiền trung gian để quy đổi từ các loại đồng tiền về đồng tiền quy đổi trong trường hợp không có tỷ giá trực tiếp giữa các loại đồng tiền này và đồng tiền quy đổi. Trong trường hợp này, cần quy định thêm về công thức xác định tỷ giá quy đổi thông qua đồng tiền trung gian (tỷ giá bán ra, mua vào, tại thời điểm...)

CDNĐT 17.1

- Hình thức bảo đảm dự thầu: ____ [ghi một trong các hình thứcđặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh thì ghi như sau: “Nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm khi tham dự thầu. Thư bảo lãnh phải được lập theo Mẫu số 10 tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.”]

- Giá trị bảo đảm dự thầu là ___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5-1,5% tổng mức đầu tư của dự án].

- Thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu là___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi số ngày bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày]

CDNĐT 17.4

Bên mời thầu sẽ hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn trong thời gian___ ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 20 ngày].

Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu khi bên mời thầu yêu cầu do gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT thì bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn ___ ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn [ghi số ngày cụ thể nhưng không quá 20 ngày].

CDNĐT 18.1

Thời gian có hiệu lực của HSDT là ___ ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu [ghi cụ thể số ngày phù hợp, bảo đảm tiến độ thực hiện các công việc theo Bảng theo dõi tiến độ trong lựa chọn nhà đầu tư đã được người có thẩm quyền phê duyệt].

CDNĐT 19.1

- Số lượng bản chụp HSĐXKT là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

- Số lượng bản chụp HSĐXTCTM là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết].

CDNĐT 21.1

- Thời điểm đóng thầu là: __ giờ__ phút, ngày__tháng__năm__

[ghi thời điểm đóng thầu bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu là 60 ngày đối với đấu thầu trong nước, 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế và không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày để không làm hạn chế nhà đầu tư nộp HSDT].

- HSMT có mức giá bán là: ____ [ghi mức giá bán bộ HSMT, bảo đảm không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với đấu thầu rộng rãi trong nước; không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng đối với đấu thầu rộng rãi quốc tế]

CDNĐT 25.1

Thời hạn nhà đầu tư được phép chủ động gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm: ________ [căn cứ tiến độ của dự án, thời gian đánh giá, bên mời thầu quy định thời gian nhà đầu tư được tự gửi tài liệu làm rõ cho phù hợp] ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNĐT 29.1

Thời điểm mở HSĐXKT là: __ giờ__ phút, ngày__tháng __năm __ [ghi thời điểm mở thầu bảo đảm bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu] tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng: ________

- Tên đường, phố: ________

- Thành phố: ________

CDNĐT 32.1

Việc sửa lỗi được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dịch vụ hoặc giá trị phần nộp ngân sách và các tiêu chí tài chính khác.

b) Lỗi nhầm đơn vị:

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.

c) Các lỗi khác:

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

- Nếu có sự khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại thì nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

CDNĐT 32.2

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, bên mời thầu xác định một số nội dung liên quan đến yêu cầu đầu ra tổng thể của việc thực hiện dự án (như quy mô, công suất…) và giới hạn tỷ lệ sai lệch tương ứng để làm cơ sở hiệu chỉnh.

CDNĐT 39.1

a) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___ [bên mời thầu lựa chọn một trong các hình thức: đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Đối với trường hợp quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh thì ghi như sau: “Nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồngThư bảo lãnh thực hiện hợp đồng được lập theo Mẫu số 14 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng của HSMT hoặc một mẫu khác nhưng phải gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo đảm thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền chấp thuận”.

b) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là ___ [ghi giá trị và đồng tiền cụ thể, bảo đảm giá trị bảo đảm dự thầu từ 1 - 3% tổng mức đầu tư].

c) Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày_______________

[Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực của dự án mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến ngày nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng dự án].

CDNĐT 39.2

- Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___ [ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ quy mô, tính chất và lĩnh vực của dự án.

Ví dụ: Bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi kết thúc hợp đồng].

CDNĐT 40

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ của bên mời thầu: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của bên mời thầu].

b) Địa chỉ của người có thẩm quyền: ____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ của người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng dự án].

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: _____ [ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ].

CDNĐT 42

Thông tin của cá nhân, đơn vị tham gia giám sát, theo dõi: ______ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ số điện thoại, số fax của cá nhân, đơn vị được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án (nếu có); trường hợp không thực hiện giám sát, theo dõi thì ghi “không áp dụng”].

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

A. Đánh giá HSĐXKT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

1.1. Kiểm tra HSĐXKT

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXKT, gồm: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu; giấy ủy quyền (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật và các thành phần khác thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 13 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXKT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

HSĐXKT của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXKT;

b) Có đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).  

Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu. 

c) Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Thỏa thuận liên danh phải nêu rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;

d) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên liên danh;

đ) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Thời hạn hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT;

g) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNĐT. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên, đóng dấu (nếu có);

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký thư bảo lãnh dự thầu (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Có giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực không đáp ứng yêu cầu của HSMT; tên, địa chỉ của đơn vị thụ hưởng bảo lãnh không đúng theo yêu cầu của HSMT;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu; bỏ sót nội dung quan trọng nêu trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu hoặc dẫn đến bên mời thầu không thu được giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 11 của Luật Đấu thầu;

h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 3 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSĐXKT được coi là “Hợp lệ” khi tất cả nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXKT của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXKT của nhà đầu tư sẽ bị loại. Nhà đầu tư có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

2.1. Căn cứ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP), tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được cập nhật hoặc bổ sung (nếu cần thiết) theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

2.2. Phương pháp đánh giá

a) Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt. Nhà đầu tư được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm khi tất cả các tiêu chuẩn được đánh giá là đạt.

b) Đối với nhà đầu tư liên danh:

- Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

- Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp được đánh giá theo tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay các thành viên liên danh có khả năng thu xếp.

Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện.

2.3. Tiêu chuẩn đánh giá

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 dưới đây:

Bảng số 01

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM

TT

Nội dung

Yêu cầu

1

Vốn chủ sở hữu (1)

Vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp(2): _____ [ghi giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15%, tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên. Trong đó, tổng mức đầu tư (vốn đầu tư) được xác định bằng tổng giá trị m1 và m2 theo quy định tại điểm h và điểm i khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP].

2

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp (3)

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp tối thiểu: ___ [ghi giá trị theo quy định tại Mục 1.3 BDL].

2

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự(4)

Số lượng dự án mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh hoặc đối tác cùng thực hiện đã tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: _____ dự án [ghi số lượng theo yêu cầu để được đánh giá là đạt]. Cách xác định dự án như sau (5):

a) Loại 1: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét, gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 05 – 07 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tổng mức đầu tư tối thiểu  (6)_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

- Nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu với giá trị tối thiểu  (7)_____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét].

b) Loại 2: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xétgồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] mà nhà đầu tư đã tham gia với vai trò là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] và có giá trị tối thiểu là(8) ____[ghi giá trị, thông thường trong khoảng 30%-70% giá trị công việc tương ứng của dự án đang xét].
c) Loại 3: Dự án trong lĩnh vực _____ [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét bao gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở (trừ nhà ở riêng lẻ); trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ] đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng___năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] của đối tác với giá trị hoặc tổng mức đầu tư tối thiểu bằng _____ [ghi giá trị, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét]

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực của dự án, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các chỉ tiêu tài chính khác như: giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận,...

(2) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính của nhà đầu tư trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án.

Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng dự án.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính theo Mẫu số 06 và cung cấp cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu theo Mẫu số 07 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

 (3) Nhà đầu tư phải cung cấp cam kết huy động vốn vay theo Mẫu số 07 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư nộp kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.

(4) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án, gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Đối với các dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, có thể xem xét, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMT, hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư và biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Người có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(iiiHoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn: Dự án, gói thầu đã được nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(5) Nhà đầu tư cung cấp kinh nghiệm của mình theo Mẫu số 08 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất. Trường hợp sử dụng đối tác, phải có thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư đứng đầu liên danh và đối tác.

Cách thức quy đổi các dự án: ________________________________ [quy định 01 dự án thuộc loại 2, 3 bằng tối đa 0,5 - 0,7 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].

(6) (7) (8) Đối với những dự án chưa xác định rõ giá trị tổng mức đầu tư trong các văn bản phê duyệt, hợp đồng dự án, nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh để xác định giá trị này.

Mục 3. Đánh giá về kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá về kỹ thuật sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm ___ [quy định là 100 hoặc 1.000] trong đó mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là___ % tổng số điểm [quy định giá trị % nhưng không được thấp hơn 70%] và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu (giải pháp kiến trúc, công năng, môi trường, an toàn) là ___ % điểm tối đa của nội dung đó [quy định giá trị % nhưng không thấp hơn 60%].

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

[Căn cứ quy mô, tính chất và lĩnh vực của dự án, bên mời thầu quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư thuyết minh về kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án để đánh giá sự phù hợp, khả thi đề xuất của nhà đầu tư đối với các nội dung sau đây:

a) Đề xuất giải pháp kiến trúc để thực hiện dự án.

b) Đề xuất tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng.

c) Đề xuất kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

d) Đề xuất phương án giảm thiểu tác động môi trường, kinh tế-xã hội của dự án.

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với tính chất, lĩnh vực, đặc điểm dự án cụ thể.]

B. Đánh giá HSĐXTCTM

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM:

1.1. Kiểm tra HSĐXTCTM

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXTCTM;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXTCTM, gồm: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại, các thành phần khác thuộc HSĐXTCTM theo quy định tại Mục 15 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXTCTM.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXTCTM

HSĐXTCTM của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXTCTM;

b) Có đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại được coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có), không được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) đối với trường hợp liên danh;

- Được ký trước khi bên mời thầu phát hành HSMT, ký trước khi có giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có), ký trước khi ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh;

- Kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu hoặc bỏ sót các nội dung quan trọng nêu trong Mẫu đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại dẫn đến không bảo đảm toàn bộ trách nhiệm và cam kết của nhà đầu tư trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu được công nhận trúng thầu. 

c) Giá trị ghi trong đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (gồm: tổng chi phí thực hiện dự án do nhà đầu tư đề xuất (M1); giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư đề xuất (M2); đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3); đề xuất tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu có).

d) Thời hạn hiệu lực của HSĐXTCTM đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSĐXTCTM được coi là “Hợp lệ” khi tất cả các nội dung được đánh giá là “Đáp ứng”. HSĐXTCTM của nhà đầu tư được coi là “Không hợp lệ” khi có bất kỳ một nội dung được đánh giá là “Không đáp ứng” và khi đó, HSĐXTCTM của nhà đầu tư đó bị loại. Nhà đầu tư có HSĐXTCTM hợp lệ sẽ được tiếp tục đánh giá chi tiết về tài chính – thương mại.

Mục 2. Đánh giá về tài chính – thương mại

Nhà đầu tư có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 (M1 ≥ m1), giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 (M2 ≥ m2), giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) cao nhất, không thấp hơn giá sàn nộp ngân sách nhà nước (M3 ≥ m3) được xếp thứ nhất và được xem xét đề nghị trúng thầu. Trong đó:

2.1. m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do bên mời thầu xác định theo quy định liên quan của pháp luật về xây dựng đối với từng dự án cụ thể, bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất;

2.2. m2 là chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật về đất đai và quy định tại điểm i khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, được xác định trên cơ sở:

- Bồi thường về đất;

- Chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất (nếu có);

- Chi phí bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, tài sản trên đất; thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (nếu có);

- Tiền hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất (nếu có) gồm: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ khác;

- Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2.3. m3 là giá sàn nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Mục 1.2 BDL.

2.4. M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do nhà đầu tư đề xuất trong HSDT. Phương án thực hiện dự án do nhà đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án tại Phần 2 – Yêu cầu thực hiện dự án.

2.5. M2 là giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà đầu tư đề xuất trong HSDT căn cứ nội dung m2 được xác định trong HSMT.

2.6. M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền do nhà đầu tư đề xuất trong HSDT ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.7. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất trong HSDT giá trị M3 cao nhất nhưng đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) thấp hơn m1, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý tình huống theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP. Trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư trúng thầu có trách nhiệm thực hiện theo đúng phương án đã đề xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu thực hiện dự án. Chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở quá trình triển khai thực tế nhưng phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKT

  1. Mẫu số 01: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật
  2. Mẫu số 02: Giấy uỷ quyền
  3. Mẫu số 03: Thoả thuận liên danh
  4. Mẫu số 04: Thông tin về nhà đầu tư
  5. Mẫu số 05: Các đối tác cùng thực hiện dự án
  6. Mẫu số 06: Năng lực tài chính của nhà đầu tư      
  7. Mẫu số 07: Cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư
  8. Mẫu số 08: Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự
  9. Mẫu số 09: Đề xuất về kỹ thuật
  10. Mẫu số 10: Bảo lãnh dự thầu

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXTC

  1. Mẫu số 11: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính – thương mại
  2. Mẫu số 12: Bảng tổng hợp chi phí thực hiện dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

 

Mẫu số 01

 ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT (1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do              [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) phát hành ngày ___ [ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà đầu tư] và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án nêu trên. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác theo yêu cầu của Bên mời thầu.

Chúng tôi cam kết(2):

1. Chỉ tham gia trong một về hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này với tư cách là nhà đầu tư độc lập, thành viên liên danh.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở các hành vi vi phạm khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự dự án này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật là chính xác, trung thực.

6. Doanh nghiệp dự án được chúng tôi thành lập sau khi trúng thầu sẽ được kế thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà chúng tôi cam kết tại hồ sơ dự thầu này và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có)(3).

7. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình đấu thầu.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian___ngày [ghi số ngày](4), kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (5)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(6)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà đầu tư, thời gian có hiệu của HSĐXKT.

(2) Trường hợp phát hiện nhà đầu tư vi phạm các cam kết này thì nhà đầu tư bị coi là có hành vi gian lận, HSDT bị loại và nhà đầu tư sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

(3) Không áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư không thành lập doanh nghiệp dự án để triển khai thực hiện dự án theo hướng dẫn tại Mẫu số 09 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

(4) Thời gian có hiệu lực của HSĐXKT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(5) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (6) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Mẫu số 02

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là___ [ghi tên, số CMND/CCCD hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của ___ [ghi tên nhà đầu tư] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: ___ [ghi tên, số CMND/CCCD hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia đấu thầu dự án ___ [ghi tên dự án] do___[ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[Phạm vi ủy quyền gồm một hoặc một số công việc sau:

  • Ký đơn dự thầu;
  • Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;
  • Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);
  • Các công việc khác [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có)].

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư]. __________ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do_________ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(1). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau. Người ủy quyền giữ ____ bản. Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật một (01) bản gốc.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(2)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

Ghi chú:

(1) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

(2), (3) Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà đầu tư hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

 

 

Mẫu số 03

 THỎA THUẬN LIÊN DANH

 

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia đấu thầu dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến dự án là:___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà đầu tư khác để tham gia đấu thầu dự án.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công

việc trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho.___ [ghi tên một thành viên] là thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau (có thể điều chỉnh, bổ sung theo thoả thuận của các bên):

[Thành viên đứng đầu liên danh có thể đại diện cho liên danh để thực hiện một hoặc một số công việc sau:

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu;

- Ký các văn bản kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

- Các công việc khác, trừ việc ký kết hợp đồng (ghi rõ nội dung các công việc, nếu có)].

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên liên danh (1)[ghi cụ thể vai trò, trách nhiệm của từng thành viên liên danh và ghi tỷ lệ phần trăm góp vốn chủ sở hữu trong liên danh]:

TT

Tên thành viên

Vai trò tham gia

[Ghi phần công việc mà thành viên đảm nhận (thu xếp tài chính, xây dựng, quản lý, vận hành,...]

Vốn chủ sở hữu

Giá trị

Tỉ lệ %

1

Thành viên 1 [Đứng đầu liên danh]

 

 

[tối thiểu 30%]

2

Thành viên 2

 

 

[tối thiểu 15%]

3

Thành viên 3

 

 

[tối thiểu 15%]

.....

 

 

 

 

Tổng

....

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư của dự án theo thông báo của bên mời thầu.

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng.

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự thầu 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh (2)

[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh,

ký tên và đóng dấu (nếu có)(3)]

 

Ghi chú:

(1) Nhà đầu tư phải liệt kê vai trò tham gia và tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của từng thành viên liên danh.

(2) Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (3) Trường hợp thành viên liên danh là nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền về việc chữ ký trong thỏa thuận liên danh là của người đại diện hợp pháp của thành viên liên danh.

 

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Quốc gia nơi đăng ký hoạt động của nhà đầu tư:

3. Năm thành lập công ty:

4. Địa chỉ hợp pháp của nhà đầu tư tại quốc gia đăng ký:

5. Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà đầu tư:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/fax:

- Địa chỉ e-mail:

6. Sơ đồ tổ chức của nhà đầu tư.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư cần nộp kèm theo bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

 

 

Mẫu số 05

CÁC ĐỐI TÁC CÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN(1)

 

TT

Tên đối tác(2)

Quốc gia nơi đăng ký hoạt động

Vai trò tham gia(3)

Người đại diện theo pháp Luật

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác(4)

1

 Công ty 1

 

 [Tổ chức cung cấp tài chính]

 

 

2

 Công ty 2

 

 [Nhà thầu xây dựng]

 

 

3

 Công ty 3

 

 [Nhà thầu vận hành/ Quản lý]

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp có sự tham gia của các đối tác khác thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư ghi cụ thể tên của các đối tác tham gia thực hiện dự án. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của các đối tác thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “vai trò tham gia”. Sau đó, nếu trúng thầu thì khi huy động các đối tác thực hiện công việc đã kê khai thì phải thông báo cho bên mời thầu.

(3) Nhà đầu tư ghi cụ thể vai trò tham gia của từng đối tác.

(4) Nhà đầu tư ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, kèm theo bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 

 

Mẫu số 06

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ(1)

1. Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh:

2. Thông tin về năng lực tài chính của nhà đầu tư/thành viên liên danh(2):

a) Tóm tắt các số liệu về tài chính (3):

STT

Nội dung

Giá trị

I

Vốn chủ sở hữu cam kết sử dụng cho dự án

 

II

Các số liệu về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

 

1

Tổng vốn chủ sở hữu

 

2

Chi phí liên quan đến kiện tụng (nếu có)

 

3

Vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện(4) (không gồm vốn đã được giải ngân cho các dự án đang thực hiện) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có))

 

4

Vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định

 

b) Tài liệu đính kèm(5)

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm gần nhất đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có).

- Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào Báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc Báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án.

Các báo cáo do nhà đầu tư cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, phản ánh tình hình tài chính riêng của nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà đầu tư liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh.

- Danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác trong trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có).

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang thực hiện. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai là không chính xác, làm sai lệch kết quả đánh giá thì sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị loại.

(3) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu bổ sung các thông tin phù hợp.

(4) Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

(5) Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá, bên mời thầu có thể bổ sung các tài liệu nhà đầu tư phải nộp để chứng minh năng lực tài chính (ví dụ như: biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế; tài liệu chứng minh việc nhà đầu tư đã kê khai quyết toán thuế điện tử; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế;…).

 

Mẫu số 07

CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

1. Tôi là ___ [ghi tên]___ [ghi chức vụ], là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà đầu tư/tên liên danh nhà đầu tư], xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

2. Các nguồn tài chính, tín dụng sau đây đã được cam kết và sẽ được huy động để thực hiện dự án:

Nguồn tài chính

Giá trị(1)

I. Vốn chủ sở hữu cam kết góp vào dự án:

 

1.

 

2.

 

 

II. Vốn vay nhà đầu tư phải huy động:

 

1.

 

2.

 

 

 

3. Tài liệu kèm theo:

- Đối với vốn chủ sở hữu: Văn bản cam kết bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính cho dự án của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ kèm theo các tài liệu chứng minh về thẩm quyền ký cam kết.

- Đối với vốn vay: Văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật kèm theo các tài liệu chứng minh thẩm quyền của người ký cam kết.

- Tài liệu liên quan khác.

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Ghi số tiền bằng số, bằng chữ theo đồng tiền dự thầu.

 

 

Mẫu số 08

 

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN TƯƠNG TỰ(1)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

[Nhà đầu tư liệt kê kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự theo yêu cầu của bên mời thầu]

1. Dự án số 01: ___ [ghi tên dự án]

Tên nhà đầu tư/thành viên liên danh/đối tác cùng thực hiện dự án

1

Số hợp đồng:                                                       Ngày ký:

2

Tên dự án/gói thầu:

3

Lĩnh vực đầu tư của dự án

4

Tham gia dự án với vai trò:

‚ Nhà đầu tư độc lập                ‚  Thành viên liên danh

‚  Nhà thầu chính xây lắp

5

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án); chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu

Địa chỉ:

Tên người liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

6

Thông tin chi tiết

6.1

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà đầu tư/thành viên liên danh

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện dự án (2):

‚  Đang trong giai đoạn xây dựng, đã nghiệm thu hạng mục công trình

‚  Đã nghiệm thu công trình

‚  Đang trong giai đoạn vận hành

‚  Đã kết thúc

 

Tổng mức đầu tư (vốn đầu tư):

 

Tỷ lệ góp vốn (trường hợp nhà đầu tư là liên danh):

 

Vốn chủ sở hữu đã được huy động:

 

Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của dự án đã thực hiện này với dự án đang lựa chọn nhà đầu tư:

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VND

 

- Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

- Giá trị của (các) phần công việc còn phải thực hiện:

 (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . VND

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/hoạt động vận hành:

6.2

Trường hợp tham gia thực hiện dự án với vai trò nhà thầu chính

 

Phạm vi công việc tham gia thực hiện:

 

Giá trị phần công việc tham gia thực hiện:

 

Tiến độ, chất lượng thực hiện(3)

 

Lịch sử tranh chấp, kiện tụng:

 

Mô tả tóm tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật:

2. Dự án số 02:___ [ghi tên dự án]

 

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

 

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chí đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư

(2), (3) Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh các thông tin đã kê khai và tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng như bản sao công chứng hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án), chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư (đối với gói thầu)…

 

Mẫu số 09

ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT

   Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực của dự án và tiêu chuẩn đánh giá HSĐXKT, bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư chuẩn bị các nội dung, biểu mẫu đề xuất về kỹ thuật và các tài liệu thuyết minh đính kèm (nếu có) làm cơ sở để đánh giá HSĐXKT, gồm các nội dung sau đây:

a) Đề xuất giải pháp kiến trúc để thực hiện dự án.

b) Đề xuất tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng.

c) Đề xuất kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

d) Đề xuất phương án giảm thiểu tác động môi trường, kinh tế-xã hội của dự án.

đ) Hình thức quản lý thực hiện dự án

Nhà đầu tư phải đề xuất hình thức quản lý thực hiện dự án (thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án hoặc trực tiếp thực hiện dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP).

Trường hợp thành lập doanh nghiệp dự án thì doanh nghiệp dự án được nhà đầu tư thành lập sau khi trúng thầu sẽ được kế thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà nhà đầu tư trúng thầu đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).

 

Mẫu số 10

 BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

 

Bên thụ hưởng:            [ghi tên và địa chỉ của bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh:            [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

 

BẢO LÃNH DỰ THẦU số:           [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

 

Bên bảo lãnh:            [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng           [ghi tên nhà đầu tư theo đúng đơn dự thầu] (sau đây gọi là "Bên yêu cầu bảo lãnh") sẽ tham gia đấu thầu dự án            [ghi tên dự án] theo Thông báo mời thầu số            [ghi số trích yếu của Thông báo mời thầu được đăng tải trên Hệ thống].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(2) ngày, kể từ ngày____tháng___ năm___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___[ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ (4):

1. Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu ( hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà đầu tư được lựa chọn không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 39.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu;

4. Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17.6 CDNĐT của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên liên danh sẽ không được hoàn trả(5).

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 17.3 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(4) Trường hợp nội dung thư bảo lãnh liệt kê thiếu một trong các hành vi vi phạm thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 17.4 CDNĐT.

(5) Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư liên danh.

 

Mẫu số 11

ĐƠN DỰ THẦU ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

 

Kính gửi: ___ [ghi tên bên mời thầu]

 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án ___ [ghi tên dự án] do _____ [ghi tên bên mời thầu] phát hành ngày ___ và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ ngày___ [ghi số, ngày của văn bản sửa đổi, nếu có], chúng tôi,____ [ghi tên nhà đầu tư], cam kết thực hiện dự án nêu trên theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính – thương mại với nội dung như sau:

Giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước (ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành): _____[ghi số tiền bằng số và bằng chữ];

Tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất):_____ [ghi số tiền bằng số và bằng chữ];

Giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: _____ [ghi số tiền bằng số và bằng chữ].

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại này có hiệu lực trong thời gian ____ (2) ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____(3).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư(4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)(5)]

Ghi chú:

(1) Số tiền trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với Bảng tổng hợp chi phí thực hiện dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, không đề xuất khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbên mời thầu.

(2) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 21.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTCTM được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(4) Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên đứng đầu liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

Đại diện hợp pháp của nhà đầu tư/thành viên liên danh được xác định theo quy định tại Mục 11 CDNĐT.

 (5) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Mẫu số 12

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

Nhà đầu tư cần nộp bảng tổng hợp chi phí thực hiện dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng cả bản in và bản điện tử (định dạng file excel hoặc theo yêu cầu của bên mời thầu) theo các yêu cầu sau đây:

- Được lập trên ứng dụng Microsoft Excel (được cập nhật) hoặc ứng dụng khác;

- Trình bày số tiền hàng triệu với 2 chữ số thập phân;

- Không có trang nào hoặc ô nào bị ẩn hoặc bảo vệ bằng mã số;

- Tính toán cần phải được chia tách hợp lý để có thể dễ dàng theo dõi trên màn hình hoặc trên trang giấy;

- Các ô có chứa số cố định cần được bôi màu vàng.

PHẦN 2. YÊU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN 

Tại Phần này bên mời thầu nêu cụ thể thông tin về dự án tại quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc danh mục dự án được phê duyệt và các yêu cầu về trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án, nghĩa vụ tài chính cũng như các trách nhiệm có liên quan khác, gồm:

I. Thông tin về dự án

Bên mời thầu cập nhật các nội dung có liên quan đến dự án để nhà đầu tư chuẩn bị HSDT bao gồm:

- Tên dự án;

- Địa điểm thực hiện;

- Mục tiêu, công năng, quy mô dự án;

- Hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch;

- Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;

- Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến do bên mời thầu xác định theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP và cơ sở xác định;

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Các nội dung khác (nếu có).

 II. Yêu cầu về thực hiện dự án

- Yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm đáp ứng mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, hiện trạng khu đất.

- Yêu cầu về vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án;

- Các yêu cầu về môi trường, an toàn theo quy định của pháp luật về môi trường;

- Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án;

- Các yêu cầu khác liên quan đến ngành, lĩnh vực của dự án cũng như điều kiện cụ thể của dự án .

III. Yêu cầu về nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư

1. Nộp ngân sách nhà nước

Sau khi ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư trúng thầu, doanh nghiệp dự án phối hợp với cơ quan chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án nộp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) và giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền (M3) được đề xuất trong HSDT cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng căn cứ tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng. Không tính lãi vay đối với chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt thấp hơn giá trị M2 thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn giá trị M2 thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt, giá trị phần thiếu hụt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại theo phương án được duyệt chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

2. Bố trí vốn thực hiện dự án

Sau khi được giao đất, cho thuê đất, nhà đầu tư chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn để thực hiện dự án; đồng thời nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo giá trị, thời gian được xác định tại hợp đồng cho thuê đất, quyết định giao đất.

Việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (bao gồm cả việc không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án) được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các quy định có liên quan.

Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu phát hành kèm theo HSMT các văn bản, tài liệu có liên quan (về quy hoạch, hiện trạng khu đất,...) để nhà đầu tư có đầy đủ thông tin nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện.

PHẦN 3. DỰ THẢO HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Trên cơ sở các nội dung cơ bản của hợp đồng dự án theo hướng dẫn dưới đây, căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của từng dự án cụ thể, người có thẩm quyền, bên mời thầu xây dựng dự thảo hợp đồng và đính kèm trong HSMT. Dự thảo hợp đồng bao gồm các điều khoản để làm cơ sở cho các bên đàm phán, hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng, bảo đảm phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

II. CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Kê khai thông tin của các Bên ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Tên và chức vụ của người đại diện;

- Văn bản ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (nếu có).

b) Nhà đầu tư

- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp) (đối với trường hợp Nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.

(Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch, giấy tờ chứng thực của Nhà đầu tư; số giấy phép thành lập, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền).

c) Doanh nghiệp dự án (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư trúng thầu thành lập doanh nghiệp dự án và doanh nghiệp dự án hợp thành một bên để ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

- Tên doanh nghiệp dự án (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.

III. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

a) Giá trị đề nghị trúng thầu (tiền đề xuất nộp ngân sách nhà nước do nhà đầu tư trúng đấu thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu) là giá trị ký kết hợp đồng.

b) Chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư trúng thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu được ghi nhận tại hợp đồng; trường hợp thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật có ảnh hưởng đến các chi phí này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch, nhà ở, kinh doanh bất động sản và các pháp luật khác có liên quan.

c) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp xác định theo quy định của pháp luật về đất đai cộng với tiền nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư trúng thầu đề xuất được công nhận là giá thị trường tại thời điểm giao đất, cho thuê đất trong hợp đồng.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Điều 1. Mục đích của hợp đồng dự án

Thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các quy định tại hợp đồng dự án, quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều này quy định về:

a) Định nghĩa và các từ viết tắt về các khái niệm, từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng dự án, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và bối cảnh cụ thể của hợp đồng dự án.

b) Nguyên tắc giải thích các từ số ít, số nhiều, giới tính và các vấn đề đặc thù khác trong trường hợp hợp đồng dự án được ký kết với một bên là nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 3. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều này quy định các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng, bao gồm:

1. Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng;

2. Phụ lục hợp đồng (nếu có);

3. Biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;

4. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

5. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

6. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

7. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án hoặc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

8. Các tài liệu có liên quan.

Điều 4. Ngôn ngữ

Điều này quy định ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt trong trường hợp nhà đầu tư trúng thầu là nhà đầu tư trong nước. Trường hợp hợp đồng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên thỏa thuận. Khi hợp đồng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Điều 5. Mục tiêu, phạm vi và quy mô của dự án

Điều này quy định mục tiêu của dự án gồm:

a) Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của dự án.

b) Quy mô, công suất của dự án; hạng mục công trình chính của dự án.

c) Tổng chi phí thực hiện dự án.

Điều 6. Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất

Điều này quy định địa điểm thực hiện dự án, bao gồm cụ thể địa danh, vị trí, diện tích sử dụng đất trong phạm vi dự án và các công trình có liên quan (nếu có).

Điều 7. Thời hạn hợp đồng và tiến độ thực hiện dự án

Điều này quy định:

1. Thời hạn hợp đồng dự án căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, được xác định từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực cho đến khi dự án chuyển sang giai đoạn khai thác, vận hành.

2. Các trường hợp, điều kiện, thủ tục để điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án theo quy định và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên.

3. Tiến độ thực hiện dự án bao gồm các mốc thời gian sau:

a) Thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

c) Thời gian vận hành, quản lý, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

ĐIỀU 1 

Điều 8. Doanh nghiệp dự án

Điều này quy định các nội dung liên quan đến doanh nghiệp dự án. Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, các Bên thỏa thuận lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án, pháp luật về doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan.

Điều 9. Trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án

Điều này quy định các trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có thể được quy định trong hợp đồng, gồm:

- Tuân thủ cam kết bố trí vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo tiến độ trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt;

- Tuân thủ cam kết nộp ngân sách nhà nước theo giá trị, thời gian tại hợp đồng này;

- Thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án theo đúng tiến độ theo quy định tại hợp đồng;

- Thực hiện dự án theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; pháp luật điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, môi trường và thuế;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận (nếu có).

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Điều này quy định các trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể được quy định trong hợp đồng, gồm:

- Bàn giao mặt bằng khu vực dự án theo tiến độ quy định tại hợp đồng.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, bao gồm các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng và đất đai (giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...).

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận (nếu có).

Điều 11. Yêu cầu thực hiện dự án

Điều này quy định:

1. Nội dung nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư, triển khai dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Các yêu cầu về thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; yêu cầu bảo đảm chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về môi trường và các quy định khác có liên quan.

3. Yêu cầu bố trí đủ vốn để thực hiện dự án.

4. Yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án (bao gồm các nội dung về thời gian xây dựng công trình và thời gian khai thác dự án) và các trường hợp và điều kiện được phép điều chỉnh thời gian, tiến độ thực hiện dự án.

Điều 12 . Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiến độ giao đất, cho thuê đất, điều kiện sử dụng đất, mặt nước, tài nguyên khác và công trình có liên quan

Điều này quy định về:

1. Sau khi ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phối hợp với cơ quan chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất, giám sát, kiểm tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3. Nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc bảo đảm thu xếp nguồn vốn để thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

a) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án nộp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) được đề xuất trong HSDT cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng căn cứ tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng. Không tính lãi vay đối với chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

b) Trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt thấp hơn giá trị M2 thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn giá trị M2 thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt, giá trị phần thiếu hụt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

c) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại theo phương án được duyệt chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

4. Điều kiện sử dụng đất, mặt nước, tài nguyên khác hoặc công trình có liên quan theo quy định của pháp luật và bối cảnh của dự án.

5. Khai quật và xử lý các vật hóa thạch, cổ vật, công trình kiến trúc hoặc hiện vật khác trong khu vực dự án và quyền, nghĩa vụ của các bên đối với các hiện vật này.

6. Thời điểm, tiến độ giao đất, cho thuê đất. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất được giao.

7. Trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ nêu trên.

Điều 13. Nộp ngân sách nhà nước

Điều này quy định về:

1. Giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền (M3) được đề xuất trong HSDT cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng theo tiến độ.

2. Tiến độ nộp ngân sách nhà nước thực hiện cụ thể theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không muộn hơn thời điểm dự án chuyển sang giai đoạn khai thác, vận hành.

Điều 14. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; thời hạn sử dụng đất

Điều này quy định:

1. Sau khi được giao đất, cho thuê đất, nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp được xác định tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xác định căn cứ phương pháp định giá đất và thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá đất bên mời thầu đề xuất trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

2. Thời hạn sử dụng đất được xác định căn cứ thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai.

Điều 15. Giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng xây dựng

Điều này quy định về:

1. Sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu đất thực hiện dự án, việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập để thực hiện dự án áp dụng theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

2. Tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Điều 16. Quản lý chất lượng công trình dự án

Điều này quy định về:

1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.

3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.

4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

 

ĐIỀU 2 

Điều 17. Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường

Điều này quy định về:

1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện dự án và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

Điều 18. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Điều này quy định giá trị, hình thức, thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng và trường hợp nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng làm tăng tổng mức đầu tư, kéo dài tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải sửa đổi bảo đảm thực hiện hợp đồng cho phù hợp.

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng

Điều này quy định các nội dung sau:

1. Các trường hợp và điều kiện sửa đổi, bổ sung quy định của hợp đồng dự án.

2. Trường hợp dự án được chấp thuận điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trước khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án.

Điều 20. Chuyển nhượng dự án án đầu tư

Điều này quy định các nội dung về điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan. Trong mọi trường hợp, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ còn lại của nhà đầu tư chuyển nhượng đã cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như kế thừa quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chuyển nhượng.

Điều 21. Vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng và cơ chế giải quyết

Điều này quy định các nội dung sau:

1. Các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng của từng Bên.

2. Cơ chế giải quyết trong từng trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng (ví dụ: Biện pháp khắc phục, đình chỉ việc thực hiện dự án, bồi thường thiệt hại, chấm dứt trước thời hạn hợp đồng...).

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 22. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Điều này quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai và các quy định có liên quan.

Điều 23. Chấm dứt hợp đồng dự án

Điều này quy định các nội dung sau:

1. Các trường hợp và điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án theo thỏa thuận hoặc chấm dứt trước thời hạn;

2. Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi chấm dứt hợp đồng dự án theo đúng thời hạn đã thỏa thuận;

3. Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn đã thỏa thuận; phương thức, thời hạn thanh toán, giá trị và phương pháp tính toán giá trị bồi thường thiệt hại do chấm dứt sớm của từng Bên.

Điều 24. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan

Điều này quy định Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện dự án.

Điều 25. Giải quyết tranh chấp

Điều này quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các Bên tham gia hợp đồng dự án và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các bên có liên quan theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 26. Các sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý

Điều này quy định các nội dung sau:

1. Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xác định sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự và thỏa thuận giữa các Bên.

2. Quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Dân sự.

Điều 27. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có)

Điều này liệt kê các ưu đãi, bảo đảm đầu tư, bao gồm:

- Các ưu đãi, bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật khác có liên quan;

- Các ưu đãi, bảo đảm đầu tư đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương.

Điều 28. Hiệu lực hợp đồng dự án

Điều này quy định các nội dung sau:

1. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hợp đồng dự án;

2. Thời gian, địa điểm ký kết, số bản hợp đồng và giá trị pháp lý của mỗi bản.

Điều 29. Những nội dung khác

Điều này quy định các nội dung khác do các Bên thỏa thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

(Ví dụ: Quy định về chế độ báo cáo, bảo mật thông tin và các vấn đề khác).

IV. Các phụ lục và tài liệu kèm theo

Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án.

 

 

MẪU SỐ 13

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

 

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: ____ [ghi tên và địa chỉ của nhà đầu tư trúng thầu] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư)

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Căn cứ Quyết định số___ ngày___ [Ghi số, ngày ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] của ____ [ghi tên người có thẩm quyền] (sau đây gọi tắt là Người có thẩm quyền) về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án____ [ghi tên dự án]____ [ghi tên bên mời thầu] (sau đây gọi tắt là Bên mời thầu) xin thông báo người có thẩm quyền đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà đầu tư để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] với thông tin hợp đồng là ____ [ghi giá trị tổng chi phí thực hiện dự án; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đề xuất nộp ngân sách nhà nước trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư] với thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với Người có thẩm quyền, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

  • Thời gian hoàn thiện hợp đồng: ____[ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm ____[ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.
  • Thời gian ký kết hợp đồng: ____ [ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm ___ [ghi địa điểm ký kết hợp đồng].

Đề nghị Nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 14 Phần 3 – Dự thảo hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền là ___ và thời gian có hiệu lực là ___ [ghi số tiền và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 39.1 CDNĐT của hồ sơ mời thầu].

Văn bản này là một phần không tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà đầu tư phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà đầu tư phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà đầu tư vẫn đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Người có thẩm quyền sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà đầu tư trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Nếu đến ngày___ [ghi ngày cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hành văn bản thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng] mà Nhà đầu tư không tiến hành đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà đầu tư sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

MẪU SỐ 14

 BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

(Địa điểm), ngày ____ tháng ____ năm ____

 

Kính gửi: ______ [ghi tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng]

(sau đây gọi tắt là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng)

 

Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) và cam kết sẽ ký kết hợp đồng để thực hiện dự án nêu trên (sau đây gọi tắt là Hợp đồng); (2)

Theo quy định trong hồ sơ mời thầu (hoặc hợp đồng), Nhà đầu tư phải nộp cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng (3)], xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của Nhà đầu tư với số tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 39.1 CDNĐT].

Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng một khoản tiền hay các khoản tiền với tổng số tiền là___ [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] như đã nêu trên, khi có văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng thông báo Nhà đầu tư vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày ________ cho đến hết ngày ____ .(4)

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

(2) Nếu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì bên mời thầu sẽ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [ghi tên nhà đầu tư] là nhà đầu tư trúng thầu dự án ____ [ghi tên dự án] (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) đã ký hợp đồng số ____ [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 40.1 CDNĐT.

Phụ lục VIII
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH GIÁ SÀN NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT

 (Ban hành kèm theo Thông tư số ......./TT-BKHĐT ngày .......tháng.... năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mục 1. Căn cứ và nội dung xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3)

1. Căn cứ xác định giá trị m3:

a) Diện tích đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án;

b) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến được xác định theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 47 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP;

c) Thông tin của các khu đất, quỹ đất, thửa đất đã đấu giá thành công tại địa phương, gồm: mục đích sử dụng; diện tích; địa điểm; giá khởi điểm; giá trúng đấu giá; thời điểm phê duyệt kết quả đấu giá;

d) Bảng giá đất của địa phương.

2. Nội dung xác định giá trị m3:

a) Xác định, phân loại phần diện tích đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án;

b) Xác định các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu;

c) Tính giá trị m3.

3. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan trong xác định giá trị m3

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, người có thẩm quyền xác định vai trò, trách nhiệm của bên mời thầu, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan (trường hợp ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP) trong xác định giá trị m3, cụ thể như sau:

a) Bên mời thầu chịu trách nhiệm lập phương án xây dựng giá trị m3 căn cứ thông tin do các cơ quan sau đây cung cấp

- Cơ quan, bộ phận  có chức năng quản lý về tài chính hoặc Hội đồng thẩm định giá đất (trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý thông tin này): thông tin bảng giá đất tại địa phương (nếu có); thông tin bổ sung (nếu có) để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến, giá trị m3;

- Cơ quan, bộ phận có chức năng quản lý về đất đai, quy hoạch: thông tin bảng giá đất tại địa phương (trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý thông tin này), thông tin đầy đủ về các khu đất, quỹ đất, thửa đất đã đấu giá thành công trên địa bàn quản lý; cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt;

- Cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có tổ chức đấu giá: thông tin các khu đất, quỹ đất, thửa đất đã đấu giá thành công mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

- Cơ quan, bộ phận có chức năng quản lý trong lĩnh vực nhà ở, phát triển đô thị, xây dựng (trường hợp ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP): thông tin cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt (trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý thông tin này).

b) Cơ quan, bộ phận có chức năng quản lý về tài chính hoặc Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện thẩm định giá trị m3, gửi cơ quan quản lý về kế hoạch và đầu tư;

c) Cơ quan, bộ phận có chức năng quản lý về kế hoạch và đầu tư tổng hợp ý kiến thẩm định về giá trị mcủa cơ quan, bộ phận quản lý về tài chính hoặc Hội đồng thẩm định giá đất trong quá trình thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 2. Xác định, phân loại diện tích có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc dự án

Căn cứ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, diện tích có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc dự án được phân loại thành các phần đất tương ứng với mục đích sử dụng đất, bao gồm:

1. Phần đất ở;

2. Phần đất thương mại, dịch vụ;

3. Phần đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ;

4. Các phần đất có mục đích sử dụng khác với các loại đất nêu trên.

Mục 3. Xác định khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu

Việc xác định khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khu đất, quỹ đất, thửa đất đáp ứng các điều kiện dưới đây được sử dụng để tham chiếu:

a) Cùng mục đích sử dụng với một trong các phần đất quy định tại Mục 2 Phụ lục này.

b) Có kết quả đấu giá thành công mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai trong vòng 02 năm trước ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư của dự án đang xét.

c) Tương đồng về địa điểm với khu đất, quỹ đất thực hiện dự án đang xét theo quy định tại khoản 2 Mục này.

2. Tương đồng về địa điểm được xác định như sau:

a) Cùng địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện nơi triển khai thực hiện dự án đang xét. Trường hợp dự án đang xét thuộc từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu được xác định trên địa bàn của tất cả các đơn vị hành chính này.

b) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện nơi thực hiện dự án không có khu đất, quỹ đất, thửa đất đáp ứng điều kiện tại điểm b khoản 1 Mục này, sử dụng khu đất, quỹ đất, thửa đất thuộc đơn vị hành chính cấp huyện khác của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vị trí giáp ranh với đơn vị hành chính cấp huyện nơi thực hiện dự án để tham chiếu. Trường hợp giáp ranh với nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, việc xác định đơn vị hành chính cấp huyện khác do người có thẩm quyền xem xét, quyết định cụ thể.

c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi thực hiện dự án không có khu đất, quỹ đất, thửa đất đáp ứng điều kiện tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Mục này, sử dụng khu đất, quỹ đất, thửa đất có kết quả đấu giá trong vòng 03 - 05 năm trước ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, bảo đảm tính tương đồng về địa điểm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này để tham chiếu. Thời gian tham chiếu do người có thẩm quyền xem xét, quyết định cụ thể.

3. Trường hợp khu đất, quỹ đất, thửa đất đã đấu giá đáp ứng điều kiện về thời gian tham chiếu, tương đồng về địa điểm với khu đất, quỹ đất thực hiện dự án đang xét theo quy định tại các khoản trên nhưng có nhiều mục đích sử dụng thì phân chia khu đất, quỹ đất, thửa đất này thành các phần đất tương ứng với mục đích sử dụng đất để tham chiếu.

4. Trường hợp địa phương xác định có diễn biến bất thường của giá đất và đã thực hiện điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với địa bàn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Mục này trong khoảng thời gian quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Mục này, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc không tham chiếu các khu đất, quỹ đất, thửa đất có tỷ lệ tăng qua đấu giá cao hơn 20% so với mức tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu hoặc không tham chiếu các khu đất, quỹ đất, thửa đất có tỷ lệ phản ánh diến biến bất thường khác. Việc xác định tỷ lệ phản ánh diễn biến bất thường khác do người có thẩm quyền xem xét, quyết định cụ thể.

Mục 4. Tính giá trị m3

1. Tất cả các khu đất, quỹ đất, thửa đất đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 3 Phụ lục này được sử dụng để tham chiếu, tính giá trị m3.

2. Giá trị m3 được tính như sau:

Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất
 

Trong đó:

a) Si là diện tích các phần đất quy định tại Mục 2 Phụ lục này.

b) ΔGlà giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích của tất cả các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu có cùng mục đích sử dụng đất với phần diện tích đất Si thuộc dự án đang xét.

c) ki là hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của tất cả các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu có cùng mục đích sử dụng đất với phần diện tích đất Si thuộc dự án đang xét.

3. ΔGi được tính như sau:

Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất

Giá trị tăng sau trúng đấu giá được tính theo chênh lệch giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm đấu giá.
4. ki được tính như sau:

Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất
 

Trong đó:

a) Pi là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích của phần diện tích đất Si thuộc dự án đang xét (xác định theo tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến của dự án).

b) PTCi là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích của tất cả các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu có cùng mục đích sử dụng đất với phần diện tích đất Si thuộc dự án đang xét (xác định theo giá khởi điểm đấu giá).

PTCi được tính như sau:

Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất

5. Trường hợp không có khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu có cùng mục đích sử dụng với phần diện tích đất Si, các số liệu liên quan đến phần đất ở thuộc dự án đang xét (Sđất ) là cơ sở để tính ΔGi và ki, cụ thể:

a) ΔGi = ΔGđất .

b)  k= kđất ở Tỷ lệ xác định tại bảng giá đất giữa loại đất đang xét và đất ở.

kđất ở là hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu có cùng mục đích sử dụng đất với phần diện tích đất ở được xác định theo khoản 4 Mục này.

6. Bảng giá đất được sử dụng là bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định pháp luật về đất đai, có hiệu lực tại thời điểm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Số liệu trong bảng giá đất được sử dụng để tính toán là các số liệu áp dụng cho đơn vị hành chính cấp huyện nơi triển khai thực hiện dự án đang xét.

Mục 5. Trường hợp khác

Đối với dự án không áp dụng được quy định chi tiết tại các Mục nêu trên, người có thẩm quyền xem xét, quyết định phương pháp lựa chọn các khu đấtquỹ đất, thửa đất tham chiếu và hệ số k phù hợp. Trong trường hợp này, tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải thuyết minh chi tiết về cách thức xác định các thông số đầu vào tương ứng với phương pháp được chọn và lý do đề xuất để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

 

 

Ví dụ về việc xác định giá trị m3

Ví dụ 1:

Tỉnh X tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất A. Thông tin về khu đất thực hiện dự án A được tóm tắt như sau:

Bảng số 01 – Tổng hợp đất thuộc dự án

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

Đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đất không thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1

Đất cơ quan hành chính

98.000

 

X

2

Đất bệnh viện

15.700

 

X

3

Đất trường học THPT

251.500

 

X

4

Đất cây xanh, TDTT, mặt nước đô thị

150.000

 

X

5

Đất giao thông

480.000

 

X

6

Đất trường học mẫu giáo

24.000

 

X

7

Đất trường học tiểu học

25.000

 

X

8

Đất trường học THCS

26.000

 

X

9

Đất cây xanh đơn vị ở

50.000

 

X

10

Đất ở

436.000

 

 

a

Đất nhà ở thấp tầng

255.000

X

 

b

Đất nhà ở cao tầng

45.000

X

 

c

Đất nhà ở xã hội

90.000

 

X

d

Đất nhà ở tái định cư

26.000

 

X

11

Đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ

20.000

X

 

12

Đất hạ tầng kỹ thuật

6.500

 

X

 

TỔNG DIỆN TÍCH

1.562.700

 

 

1. Số liệu về các phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc dự án được tổng hợp như sau:

Bảng số 02 – Tổng hợp các phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc dự án

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến (đồng)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến trên
1 m2

Ký kiệu

Giá trị (đồng/m2)

1

Đất ở

300.000

1.400.000.000.000

Pđất ở

4.666.667

2

Đất thương mại dịch vụ

20.000

56.000.000.000

Pđất TMDV

2.800.000

TỔNG CỘNG

 

320.000

1.456.000.000.000

 

 

 

2. Sau khi tiến hành khảo sát các khu đất, quỹ đất, thửa đất đã đấu giá trên địa bàn huyện Y (nơi triển khai thực hiện dự án A), có 20 khu đất ở và 05 khu đất thương mại dịch vụ đã đấu giá thành công trong vòng 02 năm trước ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư của dự án. Số liệu được tổng hợp theo các Bảng sau:

Bảng số 03 – Tổng hợp các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở đã đấu giá thành công
được sử dụng để tham chiếu

Các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu

Diện tích (m2)

 Giá khởi điểm (đồng)

 Giá trúng
đấu giá (đồng)

Giá trị tăng sau trúng đấu giá (đồng)

Khu đất ở số 01

1.232

14.218.000.000

15.258.000.000

1.040.000.000

Khu đất ở số 02

3.916

39.051.000.000

43.600.000.000

4.549.000.000

Khu đất ở số 03

7.979

24.787.650.000

27.234.380.000

2.446.730.000

Khu đất ở số 04

750

3.948.000.000

4.572.160.000

624.160.000

Khu đất ở số 05

1.410

3.948.000.000

4.472.160.000

524.160.000

Khu đất ở số 06

6.560

59.136.430.000

61.116.999.998

1.980.569.998

Khu đất ở số 07

8.632

54.377.400.000

65.994.077.332

11.616.677.332

Khu đất ở số 08

8.457

52.692.600.000

64.274.077.332

11.581.477.332

Khu đất ở số 09

900

8.815.300.000

9.028.600.000

213.300.000

Khu đất ở số 10

900

5.040.000.000

5.201.000.000

161.000.000

Khu đất ở số 11

3.912

35.518.164.000

40.405.000.554

4.886.836.554

Khu đất ở số 12

631

15.780.000.000

17.341.600.000

1.561.600.000

Khu đất ở số 13

1.008

7.460.000.000

7.697.000.000

237.000.000

Khu đất ở số 14

288

2.180.000.000

2.249.000.000

69.000.000

Khu đất ở số 15

675

4.750.000.000

4.901.250.000

151.250.000

Khu đất ở số 16

776

1.699.806.000

1.785.046.000

85.240.000

Khu đất ở số 17

2.312

17.579.250.000

18.229.125.000

649.875.000

Khu đất ở số 18

3.650

14.716.896.000

17.787.112.000

3.070.216.000

Khu đất ở số 19

3.698

20.820.000.000

21.513.000.000

693.000.000

Khu đất ở số 20

2.196

10.740.000.000

11.944.778.999

1.204.778.999

TỔNG CỘNG

59.882

397.258.496.000

444.604.367.215

47.345.871.215

CÁC THAM SỐ CẦN XÁC ĐỊNH

Nội dung

Ký hiệu

Giá trị (đồng/m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá sàn/Tổng diện tích)

PTC đất ở

6.634.022

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá trị tăng sau trúng đấu giá/Tổng diện tích)

ΔGđất ở

790.653

 

 

Bảng số 04 – Tổng hợp các khu đất, quỹ đất, thửa đất thương mại, dịch vụ đã đấu giá thành công được sử dụng để tham chiếu

Các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu

Diện tích (m2)

 Giá khởi điểm (đồng)

 Giá trúng đấu giá (đồng)

Giá trị tăng sau trúng đấu giá (đồng)

Khu đất TMDV số 01

13.000

33.450.000.000

34.119.000.000

669.000.000

Khu đất TMDV số 02

5.000

10.500.000.000

10.762.500.000

262.500.000

Khu đất TMDV số 03

2.000

5.000.000.000

5.250.000.000

250.000.000

Khu đất TMDV số 04

500

1.100.000.000

1.166.000.000

66.000.000

Khu đất TMDV số 05

1.000

2.500.000.000

2.600.000.000

100.000.000

TỔNG CỘNG

21.500

52.550.000.000

53.897.500.000

1.347.500.000

CÁC THAM SỐ CẦN XÁC ĐỊNH

Nội dung

Ký hiệu

Giá trị (đồng/m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá sàn/Tổng diện tích)

PTC đất TMDV

2.444.186

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá trị tăng sau trúng đấu giá/Tổng diện tích)

ΔGđất TMDV

62.674

3. Giá trị mđược tổng hợp theo bảng sau:

I

Phần đất ở

1

Diện tích

300.000

2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất ở)

790.653

3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất ở = Pđất ở/PTC đất ở)

0,70

4

Giá trị m3 phần đất ở: (4) = (1) x (2) x (3)

166.854.127.397

II

Phần đất thương mại, dịch vụ

Diện tích

20.000

 2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất TMDV)

62.674

 3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất TMDV = Pđất TMDV/PTC đất TMDV)

1,15

 4

Giá trị m3 phần đất thương mại, dịch vụ: (4) = (1) x (2) x (3)

1.435.965.747

TỔNG CỘNG

168.290.093.144

Ví dụ 2:

Tỉnh X tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất B với các thông tin tương tự tại Bảng số 1 và Bảng số 02. Trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện nơi triển khai thực hiện dự án có 20 khu đất ở đã đấu giá thành công trong vòng 02 năm trước ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư của dự án (thông tin tương tự Bảng số 03) nhưng không có khu đất thương mại, dịch vụ đã đấu giá thành công.

Theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh X ban hành, tỷ lệ giá đất thương mại, dịch vụ và đất ở trên địa bàn thực hiện dự án B là 0,7.

Giá trị mđược tổng hợp theo bảng sau:

I

Phần đất ở

1

Diện tích

300.000

2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất ở)

790.653

3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất ở = Pđất ở/PTC đất ở)

0,70

4

Giá trị m3 phần đất ở: (4) = (1) x (2) x (3)

166.854.127.397

II

Phần đất thương mại, dịch vụ

Diện tích

20.000

 2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất TMDV)

790.653

 3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất TMDV = kđất ở x 0,7)

0,49

 4

Giá trị m3 phần đất thương mại, dịch vụ: (4) = (1) x (2) x (3)

7.786.525.945

TỔNG CỘNG

174.640.653.342

 

 

 

Ví dụ 3:

Tỉnh X tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất D. Thông tin về khu đất thực hiện dự án A được tóm tắt như sau:

Bảng số 05 – Tổng hợp đất thuộc dự án

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

Đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đất không thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1

Đất cơ quan hành chính

98.000

 

X

2

Đất bệnh viện

15.700

 

X

3

Đất trường học THPT

251.500

 

X

4

Đất cây xanh, TDTT, mặt nước đô thị

150.000

 

X

5

Đất giao thông

480.000

 

X

6

Đất trường học mẫu giáo

24.000

 

X

7

Đất trường học tiểu học

25.000

 

X

8

Đất trường học THCS

26.000

 

X

9

Đất cây xanh đơn vị ở

50.000

 

X

10

Đất ở

416.000

 

 

a

Đất nhà ở thấp tầng

255.000

X

 

b

Đất nhà ở cao tầng

45.000

X

 

c

Đất nhà ở xã hội

90.000

 

X

d

Đất nhà ở tái định cư

26.000

 

X

11

Đất hạ tầng kỹ thuật

6.500

 

X

 TỔNG DIỆN TÍCH

1.542.700

 

 

 

 

 

1. Số liệu về các phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc dự án được tổng hợp như sau:

Bảng số 06 – Tổng hợp các phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
thuộc dự án

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến (đồng)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến trên
1 m2

Ký kiệu

Giá trị (đồng/m2)

1

Đất ở

300.000

1.400.000.000.000

Pđất ở

4.666.667

2

Đất thương mại dịch vụ

20.000

56.000.000.000

Pđất TMDV

2.800.000

TỔNG CỘNG

 

320.000

1.456.000.000.000

 

 

 

2. Sau khi tiến hành khảo sát các khu đất đã đấu giá trên địa bàn huyện Y (nơi triển khai thực hiện dự án A), có 26 khu đất, quỹ đất, thửa đất ở đã đấu giá thành công trong vòng 02 năm trước ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư của dự án. Số liệu được tổng hợp theo các Bảng sau:

Bảng số 07 – Tổng hợp các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở đã đấu giá thành công
được sử dụng để tham chiếu

Các khu đất, quỹ đất, thửa đất tham chiếu

Diện tích (m2)

 Giá khởi điểm (đồng)

 Giá trúng
đấu giá (đồng)

Giá trị tăng sau trúng đấu giá (đồng)

Tỷ lệ tăng sau trúng đấu giá (%)

Khu đất ở số 01

7.915

29.926.832.000

34.312.950.000

4.386.118.000

14,66

Khu đất ở số 02

4.124

11.646.000.000

14.118.500.000

2.472.500.000

21,23

Khu đất ở số 03

8.547

13.681.720.000

23.567.708.000

9.885.988.000

72,26

Khu đất ở số 04

12.565

15.139.000.000

18.431.866.000

3.292.866.000

21,75

Khu đất ở số 05

1.368

2.136.000.000

2.426.000.000

290.000.000

13,58

Khu đất ở số 06

11.795

20.040.000.000

27.941.165.999

7.901.165.999

39,43

Khu đất ở số 07

9.677

15.236.000.000

16.568.368.000

1.332.368.000

8,74

Khu đất ở số 08

3.338

1.109.000.000

1.151.000.000

42.000.000

3,79

Khu đất ở số 09

5.663

5.339.000.000

6.696.550.000

1.357.550.000

25,43

Khu đất ở số 10

10.441

15.784.000.000

19.227.900.000

3.443.900.000

21,82

Khu đất ở số 11

3.739

2.524.000.000

2.695.020.000

171.020.000

6,78

Khu đất ở số 12

6.724

6.505.000.000

7.798.919.000

1.293.919.000

19,89

Khu đất ở số 13

1.355

1.299.000.000

1.432.000.000

133.000.000

10,24

Khu đất ở số 14

802

3.869.560.000

4.323.999.999

454.439.999

11,74

Khu đất ở số 15

660

314.000.000

328.000.000

14.000.000

4,46

Khu đất ở số 16

2.837

2.315.000.000

2.632.000.000

317.000.000

13,69

Khu đất ở số 17

545

317.625.000

331.000.000

13.375.000

4,21

Khu đất ở số 18

3.141

1.171.000.000

1.239.000.000

68.000.000

5,81

Khu đất ở số 19

4.759

7.649.100.000

8.245.860.000

596.760.000

7,80

Khu đất ở số 20

2.609

5.463.000.000

5.883.570.000

420.570.000

7,70

Khu đất ở số 21

7.418

14.567.000.000

16.724.302.000

2.157.302.000

14,81

Khu đất ở số 22

2.369

1.123.000.000

1.184.000.000

61.000.000

5,43

Khu đất ở số 23

12.643

5.148.000.000

5.541.500.000

393.500.000

7,64

Khu đất ở số 24

4.947

5.574.750.000

6.006.200.000

431.450.000

7,74

Khu đất ở số 25

3.263

1.420.000.000

1.482.000.000

62.000.000

4,37

Khu đất ở số 26

3.630

1.609.000.000

2.118.500.000

509.500.000

31,67

TỔNG CỘNG

136.874

190.906.587.000

232.407.878.998

41.501.291.998

21,74

CÁC THAM SỐ CẦN XÁC ĐỊNH

Nội dung

Ký hiệu

Giá trị (đồng/m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá sàn/Tổng diện tích)

PTC đất ở

1.394.762

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá trị tăng sau trúng đấu giá/Tổng diện tích)

ΔGđất ở

303.208

3. Giá trị mđược tổng hợp theo bảng sau:

1

Diện tích

300.000

2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất ở)

303.208

3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất ở = Pđất ở/PTC đất ở)

3,35

4

Giá trị m3 (4) = (1) x (2) x (3)

304.346.799.711

4. Trường hợp địa phương xác định có diễn biến bất thường của giá đất và đã thực hiện điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai, người có thẩm quyền xem xét, quyết định không tham chiếu các khu đất, quỹ đất có tỷ lệ tăng qua đấu giá cao hơn 20% so với tỷ lệ tăng qua đấu giá trung bình (21,74%). Theo đó, sẽ loại khỏi danh sách tham chiếu các khu đất, quỹ đất, thửa đất có tỷ lệ tăng qua trúng đấu giá cao từ 26,09 % (21,7%*1,2) trở lên.

 

Các khu đất được dùng để tham chiếu như sau:

 


 

 


Bảng số 08 – Tổng hợp các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng

để tham chiếu sau điều chỉnh

Các khu đất tham chiếu

Diện tích (m2)

 Giá khởi điểm (đồng)

 Giá trúng
đấu giá (đồng)

Giá trị tăng sau trúng
đấu giá (đồng)

Tỷ lệ tăng sau trúng đấu giá (%)

Khu đất ở số 01

7.915

29.926.832.000

34.312.950.000

4.386.118.000

14,66

Khu đất ở số 02

4.124

11.646.000.000

14.118.500.000

2.472.500.000

21,23

Khu đất ở số 04

12.565

15.139.000.000

18.431.866.000

3.292.866.000

21,75

Khu đất ở số 05

1.368

2.136.000.000

2.426.000.000

290.000.000

13,58

Khu đất ở số 07

9.677

15.236.000.000

16.568.368.000

1.332.368.000

8,74

Khu đất ở số 08

3.338

1.109.000.000

1.151.000.000

42.000.000

3,79

Khu đất ở số 09

5.663

5.339.000.000

6.696.550.000

1.357.550.000

25,43

Khu đất ở số 10

10.441

15.784.000.000

19.227.900.000

3.443.900.000

21,82

Khu đất ở số 11

3.739

2.524.000.000

2.695.020.000

171.020.000

6,78

Khu đất ở số 12

6.724

6.505.000.000

7.798.919.000

1.293.919.000

19,89

Khu đất ở số 13

1.355

1.299.000.000

1.432.000.000

133.000.000

10,24

Khu đất ở số 14

802

3.869.560.000

4.323.999.999

454.439.999

11,74

Khu đất ở số 15

660

314.000.000

328.000.000

14.000.000

4,46

Khu đất ở số 16

2.837

2.315.000.000

2.632.000.000

317.000.000

13,69

Khu đất ở số 17

545

317.625.000

331.000.000

13.375.000

4,21

Khu đất ở số 18

3.141

1.171.000.000

1.239.000.000

68.000.000

5,81

Khu đất ở số 19

4.759

7.649.100.000

8.245.860.000

596.760.000

7,80

Khu đất ở số 20

2.609

5.463.000.000

5.883.570.000

420.570.000

7,70

Khu đất ở số 21

7.418

14.567.000.000

16.724.302.000

2.157.302.000

14,81

Khu đất ở số 22

2.369

1.123.000.000

1.184.000.000

61.000.000

5,43

Khu đất ở số 23

12.643

5.148.000.000

5.541.500.000

393.500.000

7,64

Khu đất ở số 24

4.947

5.574.750.000

6.006.200.000

431.450.000

7,74

Khu đất ở số 25

3.263

1.420.000.000

1.482.000.000

62.000.000

4,37

TỔNG CỘNG

112.902

155.575.867.000

178.780.504.999

23.204.637.999

14,92

CÁC THAM SỐ CẦN XÁC ĐỊNH

Nội dung

Ký hiệu

Giá trị (đồng/m2)

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá sàn/Tổng diện tích)

PTC đất ở

1.377.973

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích các khu đất, quỹ đất, thửa đất ở được sử dụng để tham chiếu (Tổng giá trị tăng sau trúng đấu giá/Tổng diện tích)

ΔGđất ở

205.529

               



 


Giá trị msau điều chỉnh được tổng hợp theo bảng sau:

 

1

Diện tích

300.000

2

Giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích (ΔGđất ở)

205.529

3

Hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất (kđất ở = Pđất ở/PTC đất ở)

3,39

4

Giá trị m3 (4) = (1) x (2) x (3)

208.814.476.339

Phụ lục IX

(Ban hành kèm theo Thông tư số ......./TT-BKHĐT ngày .......tháng.... năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mẫu A.I.5a

Văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư

(Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)

(Theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 và điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định s 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108               Nghị định số 31/2021/NĐ-CP))

_____________________

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ

 

Kính gửi: ………...........(Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

 

Nhà đầu tư ….(tên nhà đầu tư) đề nghị chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện dự án thuộc danh mục dự án được phê duyệt tại Quyết định số….. ngày ….của (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) gồm các nội dung như sau:

 

I. THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nhà đầu tư thứ nhất:

Tên doanh nghiệp/tổ chức: ...........................................................................

 (Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức)([1]) số: ......; ngày cấp: ......; Cơ quan cấp:.....

Địa chỉ trụ sở: .............................................................................................................

Mã số thuế (tại Việt Nam - nếu có):..........................................................................

Điện thoại: ……………Fax: …………Email: ……… Website (nếu có):................

2. Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có)thông tin kê khai tương tự như nội dung tại mục 1 nêu trên

3. Tỷ lệ (dự kiến) về góp vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư (trong trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên).

STT

Tên nhà đầu tư

Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ (%)

VNĐ

Tương đương USD (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 

1.  Quyết định phê duyệt danh mục dự án số......../QĐ.........ngày......... của (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).

2. Nội dung dự án:

- Tên dự án: .............................................................................................................

- Mục tiêu: ...............................................................................................................

- Tổng vốn đầu tư (gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, nếu có) ......................

- Quy mô dự án: .......................................................................................................

- Tiến độ:...................................................................................................................

- Địa điểm: ................................................................................................................

- Thời hạn dự án: ......................................................................................................

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (do nhà đầu tư đề xuất)

1. Vốn đầu tư của dự án (gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, nếu có):

- Vốn góp của nhà đầu tư:...(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá..... ngày..... của.......).

- Vốn huy động: ……. (bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ.

- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): ...........................................

2. Tiến độ thực hiện dự án:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:.......................................................

- Vốn góp (Tiến độ, tỷ lệ và phương thức góp vốn - ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

STT

 

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp

Tỷ lệ (%)

Phương thức góp vốn (*)

Tiến độ góp vốn

VNĐ

Tương đương USD (nếu có)

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,................................................................................

- Vốn huy động (dự kiến): .........................................................................................

- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): ..........................................

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư;

c) Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành (nếu có);

d) Sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có);

(Trường hợp dự án đầu tư chia thành nhiều giai đoạn thì phải ghi rõ tiến độ thực hiện từng giai đoạn).

IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:

1. …….. (tên nhà đầu tư) cam kết thực hiện dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số……/QĐ…. ngày…..... (Quyết định phê duyệt danh mục dự án) của …….(tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) theo đúng tiến độ đã được quy định và đáp ứng các điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có) và điều kiện khác theo quy định của pháp luật liên quan.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.

V. HỒ SƠ KÈM THEO

1. Các văn bản kèm theo quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư.

2. Các tài liệu khác có liên quan.

 

 

……., ngày ….. tháng ….. năm …

Nhà đầu tư

 

 

Từng nhà đầu tư ký,

 ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)

 

Mẫu A.II.5a

Quyết định chấp thuận nhà đầu tư

(Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)

(Theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 và điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định s 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108         Nghị định số 31/2021/NĐ-CP))

 

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số:        /QĐ-…

 

QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ

(cấp lần đầu: ngày….. tháng…. năm…)

____________

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 21 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

Căn cứ…. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của...;

Căn cứ Quyết định phê duyệt danh mục dự án số…..ngày….tháng…năm…của …….(tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt);

Căn cứ kết quả đánh giá yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;

Căn cứ văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo do .....nộp ngày ..... và hồ sơ bổ sung nộp ngày .... (nếu có),

 

QUYẾT ĐỊNH:

Chấp thuận ……..(tên Nhà đầu tư) là nhà đầu tư thực hiện dự án …….(tên dự án) tại Quyết định phê duyệt danh mục dự án số……ngày …… của ……. (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) với nội dung như sau:

 

Điều 1. Thông tin về Nhà đầu tư thực hiện dự án

1. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:

Tên doanh nghiệp/tổ chức: ................................................................................................... ..

(Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức)([1]) số: ....; ngày cấp: ......; Cơ quan cấp:....

Mã số thuế (tại Việt Nam - nếu có):......................................................................................... ..

Địa chỉ trụ sở: ....................................................................................................................... ..

Điện thoại: ……………Fax: ……………… Email: ……… Website (nếu có):

2. Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có): ghi tương tự như tại mục 1 nêu trên.

3. Tỷ lệ (dự kiến) về góp vốn của các nhà đầu tư (trong trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên).

STT

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp

Tỷ lệ (%)

VNĐ

Tương đương USD (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 2. Thông tin về Dự án đầu tư theo kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm

1. Vốn đầu tư của dự án (sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, nếu có):

- Vốn góp của nhà đầu tư:...(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá..... ngày..... của.......).

- Vốn huy động: …(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ.

- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): ......................................

2. Tiến độ thực hiện dự án:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:.....................................................................

- Vốn góp (Tiến độ, tỷ lệ và phương thức góp vốn - ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

STT

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp

Tỷ lệ (%)

Phương thức góp vốn (*)

Tiến độ góp vốn

VNĐ

Tương đương USD

 

 

 

 

 

 

 

 

(*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,..........

- Vốn huy động (dự kiến): ......................................................................................................

- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): .........................................................

b) Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành (nếu có)

c) Sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có)

(Trường hợp dự án đầu tư chia thành nhiều giai đoạn thì phải ghi rõ tiến độ thực hiện từng giai đoạn)

Điều 3. Thời hạn hoạt động của dự án: …. năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất)

Điều 4. Quyết định này được cấp cho ………………. (tên nhà đầu tư); một bản gửi  …………. (tên cơ quan tổ chức đấu thầu) và một bản được lưu tại ……………. (tên cơ quan đăng ký đầu tư)./.

Nơi nhận:

  • - Như Điều 4;
  • - UBND địa phương nơi thực hiện dự án;
  • - Lưu VT,…

THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

(ký, ghi rõ họ tên, chức danh

 và đóng dấu))


([1])một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi