Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6334:1998 ASTM D 2667:1995 Phương pháp thử độ phân huỷ sinh học của ankylbenzen sunfonat

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6334:1998

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6334:1998 ASTM D 2667:1995 Phương pháp thử độ phân huỷ sinh học của ankylbenzen sunfonat
Số hiệu:TCVN 6334:1998Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1998Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6334 : 1998

ASTM D 2667 : 1995

PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ PHÂN HỦY SINH HỌC CỦA ANKYLBENZEN SUNFONAT

Standard test method for biodegradability of ankylbenzen sunfonates

 

Lời nói đầu

TCVN 6334 : 1998 hoàn toàn tương đương với ASTM D 2667:1995.

TCVN 6334 : 1998 do Ban kỹ thuật Tiên chuẩn TCVN/TC47 Hóa chất cơ bản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐƯCP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ PHÂN HỦY SINH HỌC CỦA ANKYLBENZEN SUNFONAT

Standard test method for biodegradability of ankylbenzen sunfonates

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Phương pháp này trình bày việc xác định mức độ phân hủy sinh học của ankylbenzen sunfonat. Mức độ này là một chỉ số về sự phù hợp của sunfonat thường sử dụng như một chất hoạt động bề mặt.

1.2. Nhìn chung, phương pháp này phân biệt giữa các sunfonat có ankyl mạch thẳng với loại có ankyl mạch nhánh, vì loại mạch thẳng dễ bị phân hủy sinh học hơn. Nếu cần kiểm tra ankylbenzen sunfonat có trong các sản phẩm có phối chế công thức đầy đủ thì phải được chiết ra theo phương pháp ghi trong phụ lục A.1 (xem thêm số liệu trong bảng phụ lục X.1).

1.3. Tiêu chuẩn này không chủ ý đề cập đến mọi vấn đề liên quan đến an toàn. Trong khi tiến hành người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các thao tác đảm bảo an toàn và sức khoẻ và phải xác định khả năng áp dụng của các điểm hạn chế có tính nguyên tắc trước khi sử dụng tiêu chuẩn. Hiện đã có sẵn các số liệu an toàn đối với các chất dùng cho thuốc thử và nguyên liệu. Hãy xem lại độc tính của chúng trước khi dùng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ASTM D 1293 Phương pháp thử pH của nước.

TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330) Phương pháp thử chất hoạt động metylen xanh.

ASTM E 1625 Phương pháp thử về xác định khả năng phân hủy sinh học của các hóa chất hữu cơ trong bùn hoạt tính bán liên tục (SCAS).

3. Tóm tắt phương pháp thử

3.1. Trước hết mẫu phải được thử dự đoán dựa trên việc nuôi cấy lắc. Khi cần thiết, mẫu có thể phải được thử khẳng định trên cơ sở xử lý bán liên tục với bùn hoạt tính.

3.2. Trong trường hợp phép thử dự đoán, các vi sinh vật được cấy vào trong một bình có chứa một môi trường nuôi cấy vi khuẩn, có thành phần hóa học (môi trường cơ bản) và chất hoạt động bề mặt cần kiểm tra. Sục khí bằng cách lắc bình liên tục. Sau hai lần cấy chuyển, xác định độ phân hủy sinh học bằng cách đo sự giảm hàm lượng chất hoạt động trong quá trình thử.

3.3. Trong phép thử khẳng định dùng bùn hoạt tính được lấy từ các nhà máy xử lý nước thải. Bùn, chất hoạt động bề mặt cần kiểm tra và một chất thải tổng hợp được sử dụng như một nguồn năng lượng cho các vi sinh vật trong bùn được đặt vào một buồng sục khí được thiết kế đặc biệt. Hỗn hợp này được sục khí trong 23 giờ, để lắng và loại bỏ những chất nổi lên. Bùn còn lại trong buồng sục khí sau đó sẽ được bổ sung trở lại thể tích bằng lượng chất hoạt động bề mặt và chất thải tổng hợp mới và lặp lại chu trình này. Độ phân hủy sinh học được xác định thông qua sự giảm hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong mỗi chu kỳ.

4. Ý nghĩa và sử dụng

4.1. Phương pháp thử này được dùng để xác định xem liệu chất sunfonat được kiểm tra sẽ có thể bị loại đi một cách đáng kể theo phương pháp xử lý nước thải thông thường vì mục đích an toàn cho môi trường, mà không cần phải xử lý thêm.

4.2. Nếu sự giảm chất hoạt động bề mặt trong thử dự đoán mà bằng hoặc lớn hơn 90 % thì nguyên liệu được coi như có thể bị phân hủy sinh học thỏa đáng mà không cần thử nghiệm thêm.

4.3. Nếu sự giảm chất hoạt động bề mặt trong thử dự đoán nằm trong khoảng từ 80 đến 90 % thì nguyên liệu đó cần phải được thử khẳng định.

4.4. Nếu sự giảm chất hoạt động bề mặt trong thử dự đoán nhỏ hơn 80 % thì nguyên liệu đó coi như không bị phân hủy sinh học đáng kể.

4.5. Nếu việc tiến hành phép thử khẳng định là cần thiết, sự giảm chất hoạt động bề mặt trong phép thử này ít nhất là 90 % mới được coi là nguyên liệu có thể bị phân hủy sinh học thỏa đáng.

4.6. Thí dụ về số liệu từ hai phép thử dự đoán và khẳng định có thể xem trong Phụ lục X.4.

Phép thử dự đoán

5. Thiết bị

5.1. Máy lắc: Nên sử dụng máy lắc ngang với tốc độ 128 lần/phút, chiều dài lắc từ 51 mm đến 101,6 mm hoặc máy lắc quay tròn tốc độ từ 225 vòng/phút đến 250 vòng/phút với biên độ từ 25 mm đến 51 mm. (Những máy lắc khác có thể dùng được nếu cho thấy khả năng sục khí tương đương).

6. Thuốc thử và nguyên liệu

6.1. Độ tinh khiết của nước

Nước cất hoặc nước qua trao đổi ion để được sử dụng trong phương pháp này. Nước phải không chứa các chất làm ảnh hưởng đến vi khuẩn. Nước lấy từ hơi nước ngưng tụ trong nhiều trường hợp có chứa các amin là chất kìm hãm sự phát triển của hệ vi khuẩn.

6.2. Môi trường cơ bản

6.2.1. Thành phần của môi trường cơ bản như sau:

NH4CL                     3,0 g

K2HPO4                   1,0 g

MgSO4.7H2O           0,25 g

KCl                         0,25 g

FeSO4.7H2O            0,002 g

Cao men                 0,30 g

Nước                      1,0 lít

6.2.2. Môi trường cơ bản có thể được chuẩn bị bằng cách hòa tan lần lượt NH4Cl, K2HPO4 KCl và FeSO4 trong khoảng 800 ml nước và điều chỉnh đến pH 7,2 ± 0,2 bằng dung dịch HCl hoặc NaOH loãng. Cao men và MgSO4 được hòa tan trong 200 ml nước, sau đó đổ vào dung dịch trên và khuấy. Ngược lại, môi trường cũng có thể được chuẩn bị từ dung dịch gốc thích hợp của các muối, nhưng phải điều chỉnh pH trước khi thêm MgSO4. Trong mọi trường hợp, cao men phải được thêm vào ở dạng khô ngay trước khi dùng. Điều quan trọng là sử dụng môi trường cơ bản này ngay sau khi chuẩn bị để tránh nhiễm khuẩn. Môi trường cơ bản được phân phối vào một trong các bình tam giác như sau:

500 ml vào một bình 1 lít, 1000 ml vào một bình 2 lít và 1500 ml vào một bình 4 lít.

CHÚ THÍCH 1 Bình 1 lít và 2 lít là phù hợp nhất cho máy lắc quay tròn và bình 4 lít là phù hợp nhất cho máy lắc ngang.

CHÚ THÍCH 2 pH của môi trường cần được kiểm tra trước khi sử dụng và điều chỉnh pH từ 6,8 đến 7,2 nếu cần.

6.2.3. Các bình phải nút bông hoặc loại nút tương đương để tránh tạp nhiễm hoặc bay hơi.

6.3. Giống vi sinh vật để thử nghiệm

6.3.1. Nguồn - Vi sinh vật để cấy có thể được lấy từ các nguồn sau:

6.3.1.1. Nguồn tự nhiên (đất, nước sông hồ, nước cống rãnh, bùn hoạt tính, nguồn thải thứ cấp,…).

6.3.1.2. Các giống nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (bùn hoạt tính, sông bị ô nhiễm nặng,…).

6.3.2. Duy trì giống nuôi cấy - Nếu cần, giống nuôi cấy có thể duy trì bằng cách nuôi cấy lắc trong bình hàng tuần cấy chuyển vào môi trường cơ bản có thêm 10 mg/l ankylsunfonat mạch thẳng (LAS). Mỗi lần cấy chuyển hàng tuần dùng 1 ml dịch nuôi cấy cho mỗi lượng 100 ml môi trường mới chuẩn bị.

7. Chuẩn hóa

Khi kiểm tra trên giống nuôi cấy và các điều kiện thử, toàn bộ quá trình sẽ không có giá trị nếu như kết quả LAS trong mẫu so sánh giảm đi ít hơn 90 % khi xác định bởi lượng mất đi của chất hoạt động bề mặt metylen xanh (MBAS).

8. Cách tiến hành

8.1. Bổ sung chất hoạt động bề mặt vào môi trường cơ bản

8.1.1. Thêm 10 mg/l chất hoạt động bề mặt vào các bình chứa môi trường cơ bản. Nếu sử dụng các dung dịch chất hoạt động bề mặt gốc thì cần khẳng định lại độ ổn định trong quá trình bảo quản.

8.1.2. Sử dụng một bình cho mỗi chất hoạt động bề mặt cần kiểm tra, thêm một bình đối chứng với LAS, các bình kiểm tra phụ nếu cần (xem chú thích 3) và một bình trắng chứa tất cả thành phần của môi trường cơ bản nhưng không có chất hoạt động bề mặt.

CHÚ THÍCH 3 Một mẫu LAS chuẩn đáp ứng được các tiêu chuẩn về khả năng phân hủy sinh học đối với cả hai phép thử dự đoán và khẳng định thì sẵn có ở cơ quan bảo vệ môi trường (EPA). Mẫu này là một hợp chất của một vài sản phẩm thương mại sẵn có, được coi là điển hình về phương diện phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt LAS trong thương mại. Khi xác định khả năng phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt, nên sử dụng nguyên liệu này cho một phép thử đối chứng. Các giá trị về độ phân hủy sinh học của EPA LAS chuẩn được ghi trong các tài liệu kèm theo của EPA. Phân tích gần đây và đầy đủ hơn nằm trong bản phụ lục X2.

CHÚ THÍCH 4 Việc không đạt được sự lặp lại các giá trị về độ phân hủy sinh học như mô tả đối với chất hoạt động bề mặt đối chứng (LAS) chứng tỏ rằng các điều kiện là không thuận lợi cho hoạt động bình thường của vi khuẩn hoặc có vấn đề về phân tích. Những vấn đề này phải được nghiên cứu bởi một nhà sinh học có kinh nghiệm hoặc một nhà hóa học phân tích.

8.2. Cấy vi sinh vật

Dùng các giống nuôi cấy đã nói ở 6.3 cấy vào bình. Sử dụng cùng một loại giống nuôi cấy cho tất cả các bình, kể cả bình đối chứng và bình trắng. Dùng 1 ml giống nuôi cấy cho từng lượng 100 ml môi trường cơ bản trong bình.

8.3. Nuôi

Đặt các bình chứa môi trường cơ bản, chất hoạt động bề mặt và mầm cấy lên một máy lắc có khả năng thông khí và khuấy trộn thỏa đáng cho sự phân hủy sinh học. Duy trì nhiệt độ bình ở 250C ± 30C, đo và nếu cần điều chỉnh pH của dung dịch từ 6 đến 8 tại thời điểm bắt đầu mỗi chu trình nuôi.

8.4. Cấy chuyển (thuần hóa)

Trước khi bắt đầu phép thử độ phân hủy sinh học, thực hiện hai lần cấy chuyển thuần hóa, mỗi lần 72 giờ từ các bình ở điều 8.3 theo hình vẽ mô tả các bước liên tiếp bao gồm 8.2, 8.3 và 8.4.

8.5. Phân tích (xem phương pháp thử TCVN 6336 :1998 (ASTM D 2330 :1988).

CHÚ THÍCH 5 Điều rất quan trọng là phải theo phương pháp thử TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330:1988) một cách chính xác để loại trừ ảnh hưởng của các ion cản trở có thể có mặt.

8.5.1. Để theo dõi quá trình phân hủy sinh học, lấy các mẫu từ các bình lắc ra để phân tích. Trong phép thử 8 ngày các mẫu phải được lấy tại thời điểm 0 (ngay sau khi cấy và trộn với các chất trong bình) và vào các ngày thứ bảy và thứ tám. Các mẫu tại thời điểm 0 của hai bước chuyển thuần hóa phải chắc chắn có nồng độ đúng như nồng độ ban đầu. Trừ trường hợp phân tích tiến hành ngay lập tức, nên thêm 1 ml fomandehit/100 ml mẫu để bảo quản bất kỳ mẫu nào (tại thời điểm 0 hoặc các ngày thứ bảy hoặc thứ tám). Khi sử dụng chất bảo quản phải thêm vào tất cả các mẫu, kể cả mẫu trắng và giữ mẫu ở 4 0C.

8.5.2. Vì kết quả mẫu trắng để hiệu chỉnh kết quả các bình khác nên sử dụng cùng một cỡ mẫu  (hoặc hệ số pha loãng) cho mẫu trắng như đối với các mẫu khác.

9. Tính toán

9.1. Tính nồng độ chất hoạt động bề mặt bằng cách lấy giá trị phân tích của các bình khác nhau trừ đi giá trị phân tích mẫu trắng.

9.2. Tính phần trăm mất đi từ sự giảm nồng độ chất hoạt động bề mặt như sau:

Phần trăm mất đi (ngày x) = [(SO - BO) - (SX - BX) / (SO - BO)] x 100

trong đó

SO SX là các kết quả phân tích trên mẫu nuôi cấy có chất hoạt động bề mặt cần thử nghiệm biểu thị theo nồng độ MBAS, mg/l;

BO BX là các kết quả phân tích trên mẫu nuôi cấy trắng ở các ngày o và x, biểu thị theo nồng độ MBAS, mg/l.

9.3. Kết quả của phép thử được tính, là giá trị trung bình của phần trăm chất hoạt động bề mặt mất đi của ngày thứ bảy và thứ tám.

10. Độ chính xác và sai số

10.1. Tóm tắt

Các kết quả phân tích thống kê dùng để xác định độ tái lặp của phương pháp và định lượng tốt nhất phần trăm thực mất đi. Sử dụng phép thống kê đối với mỗi chất hoạt động bề mặt, để tính giới hạn tin cậy nằm xung quanh phần trăm thực mất đi và các giới hạn cho các kết quả riêng rẽ.

10.2. Dùng phép thống kê gần đúng

10.2.1. Ba thí nghiệm phối hợp được tiến hành trong chu kỳ 15 tháng. Mỗi thí nghiệm được thiết kế để cung cấp cho những đơn vị lặp lại trong mỗi tiến trình và các tiến trình lặp lại cho mỗi phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, trong thí nghiệm đầu tiên thu được những phân tích lặp lại đối với từng đơn vị. Vì thế bốn mức hoặc nguồn biến số được khảo sát : giữa các phòng thí nghiệm, giữa các tiến trình trong nội bộ các phòng thí nghiệm, giữa các đơn vị trong các tiến trình và giữa các lần phân tích trong các đơn vị.

10.2.2. Khi tất cả các phòng thí nghiệm tham gia không có đủ điều kiện để thực hiện trọn vẹn sơ đồ thử, thì phân tích thống kê được thực hiện bằng sự chấp nhận số biến đổi của bậc tự do trong phương án thí nghiệm. Các kết quả thử ở mỗi mức biến đổi sẽ được lấy trung bình để thu được giá trị trung bình cho bậc cao hơn tiếp theo. Thí dụ : giá trị trung bình tổng (trung bình lớn) sẽ là trung bình cộng của giá trị trung bình của các phòng thí nghiệm chứ không phải là trung bình cộng của (tất cả) các giá trị trung bình từ các mẫu thử hoặc lần thử đơn lẻ. Người ta đã chứng minh rằng sự hơi thiếu chính xác về giới hạn độ tin cậy thì sẽ ít quan trọng hơn việc làm lệch quá nhiều các kết quả, khi một vài phòng thí nghiệm đưa ra một tỷ lệ các phép thử lớn hơn.

10.2.3. Điều nhận thấy từ tập hợp số liệu đầu tiên là, biến số tăng dần khi phần trăm "chuyển hóa" giảm dần và sự phân bố các kết quả bị nghiêng về phía các giá trị phần trăm chuyển hóa thấp hơn. Như một bước làm ổn định phương sai, phép biến đổi căn bậc hai được qui theo Yates và được trao đổi bởi Bartlett sẽ được áp dụng cho các số liệu trước khi phân tích. Phép biến đổi này được sử dụng như sau:

X = (100 - Y + Z)

trong đó

Y là giá trị phần trăm chuyển hóa quan sát được;

Z là giá trị nhỏ.

Khi tất cả các phép tính được thực hiện trên máy tính, một dãy các giá trị Z từ 0 tới 2,0 được khảo sát. Người ta nhận thấy rằng giá trị Z = 0,1 đã làm ổn định một cách đáng kể độ biến thiên. ở chế độ biến đổi này tập hợp phát hiện được sẽ xấp xỉ với mức chuẩn.

10.2.4. Sau khi chuyển đổi, xác định các giá trị trung bình và thực hiện một phân tích phương sai để đánh giá các phần cấu thành phương sai đối với các nguồn kể trên. Bằng cách sử dụng thuật thống kê như vậy, các giới hạn độ tin cậy sẽ gần với phần trăm chuyển hóa thực và các giới hạn dưới đối với các kết quả riêng rẽ sẽ tính toán được.

Bảng 1 - Các nguồn biến đổi

Nguồn biến đổi

Bình lắc

Bán liên tục

Phương sai

Bậc tự do

Phương sai

Bậc tự do

Giữa các phòng thí nghiệm

0,1920

14

0,2045

10

Giữa các tiến trình

0,0585

66

0,0425

39

Giữa các đơn vị

0,0120

97

0,0033

36

Tổng các lần phân tích

0,2633

31

0,2503

20

10.3. Các kết quả

10.3.1. Các thành phần phương sai - Trong giai đoạn đầu tiên, việc phân tích các thành phần cấu thành phương sai đã chỉ ra không cần thiết phải phân tích đúp và chỉ cần tiến hành các phân tích đơn lẻ đối với phần nghiên cứu còn lại. Khi xem xét các nguồn biến đổi khác, độ sai lệch giữa các phòng thí nghiệm với nhau có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với độ sai lệch giữa các lần thử trong cùng một phòng thí nghiệm. Bảng 1 đã tổng kết tầm quan trọng tương đối của các nguồn biến đổi. Những số liệu này đã thu thập các phương sai từ 5 nguồn nguyên liệu LAS.

10.3.2. Độ tin cậy và các giới hạn chấp nhận - Bảng 2 giới thiệu các giá trị trung bình và các giới hạn thu nhận được. Mức chấp nhận dưới là giá trị mà trên đó 95,0% các kết quả phân tích đơn lẻ được kỳ vọng rơi vào (với 95,0% độ tin cậy).

Phép thử khẳng định

(Bùn được hoạt tính bán liên tục)

11. Dụng cụ

11.1. Buồng thông khí (xem Hình 1)

11.1.1. Cấu tạo - Dùng ống metyl metacrylat đường kính trong 83 mm. Đầu dưới vuốt thon 300 so với thành ống, đáy hình bán cầu. Cuối ống có để một lỗ đường kính 25,4 mm để luồn ống dẫn khí qua, cách điểm tiếp giáp giữa thành thẳng đứng và thành vuốt thon của ống 25,4 mm về phía trên. Tổng chiều dài buồng thông khí ít nhất là 600 mm. Một lỗ thoát phụ có thể được bố trí ở mức 500 ml để thuận tiện cho việc lấy mẫu. Buồng được để thông với khí quyển. Có thể dùng ống thủy tinh để thay cho metyl metacrylat.

11.1.2. Lắp ráp - Các chi tiết được lắp ráp vuông góc nhau.

11.1.3. Lấy mẫu - Lấy mẫu tùy ý bằng ống xi phông qua miệng bình hoặc qua lỗ thoát ở mức 500 ml.

11.1.4. Cung cấp không khí - Dùng một ống mao quản có đường kính ngoài 8 mm, đường kính trong 2 mm. Đầu ống mao quản đặt cách đáy bình thông khí 7 mm.

12. Thuốc thử và nguyên liệu

12.1. Bùn hoạt tính - Đối với những thử nghiệm ban đầu, lấy bùn hoạt tính từ một xí nghiệp xử lý nước thải chủ yếu các chất thải sinh hoạt. Để bắt đầu thử nghiệm, điều chỉnh lượng các chất rắn lơ lửng đến 2 500 mg/l với nước máy. Nếu cần thiết có thể sử dụng bùn đã được "phòng thí nghiệm hóa" (tức là đã được thích ứng với nguồn nước thải tổng hợp và chu trình nuôi). Duy trì lượng chất rắn lơ lửng trong hỗn hợp chất lỏng ở mức 2 500 mg/l ± 500 mg/l bằng cách loại bớt chất rắn khi cần trong suốt quá trình thử. Nếu lượng chất rắn lơ lửng trong hỗn hợp chất lỏng này nhỏ hơn 2 500 mg/l thì có thể phải làm đặc bùn (xem phương pháp thử E 1625 về làm đặc chất rắn lơ lửng trong bùn hoạt tính).

12.2. Dung dịch gốc nước thải tổng hợp:

Đường gluco                                                    13,0 g

Môi trường canh thang dinh dưỡng                    13,0 g

Cao thịt                                                             13,0 g

Kali hydrophotphat                                            13,0 g

Amoni sunfat                                                    2,5 g

Bổ sung đủ 1 lít bằng nước máy, hòa tan bằng cách đun nóng vừa tới điểm sôi. Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 70C. Loại bỏ dung dịch gốc này nếu thấy xuất hiện dấu hiệu vi sinh vật phát triển (nhìn thấy đục, nếu cần khẳng định qua kính hiển vi).

Bảng 2 - Độ chính xác và sai số về sự giảm chất hoạt động bề mặt, tính bằng phần trăm

Mẫu

Thử nghiệm bình lắc

Thử nghiệm bán liên tục

Trung bình

95 % độ tin cậy

Giới hạn sai số dưới

Số PTN

Số Rope

Trung bình

95 % độ tin cậy

Giới hạn sai số dưới

Số PTN

Số Rope

LAS-1

93,5

92,1 ¸ 98,4

86,8

11

52

97,4

95,9 ¸ 98.6

92,3

7

27

LAS 3 S

95,6

94,5 ¸ 96,5

89,7

15

56

98,3

97,1 ¸ 99,2

93,9

11

33

ABSlot3

21,5

14,0 ¸ 29,0

0

13

43

58,2

46,5 ¸ 69,9

9,4

12

12

Chưa biết :

A

94,5

92,2 ¸ 96,5

88,2

7

23

97,5

95,6 ¸ 98.8

92,5

4

11

B

90,0

87,2 ¸ 92,5

82,0

8

25

94,5

92,8 ¸ 99,0

87,8

5

15

C

94,0

91,3 ¸ 96,1

87,4

7

25

97,4

95,0 ¸ 99,1

92,4

4

10

12.3. Chất khử bọt silicon (loại union carbide SAG 470 đáp ứng được yêu cầu).

12.4. Không khí nén - Lọc qua bông thủy tinh hoặc một môi trường phù hợp khác để loại bỏ chất tạp nhiễm (dầu,…).

13. Hiệu chỉnh và chuẩn hóa

13.1. Các mẫu đối chứng trắng - Mỗi lần thí nghiệm, duy trì một mẫu trắng để nuôi, như đối với các mẫu thử khác, nhưng không có chất hoạt động bề mặt (các số liệu phân tích chất hoạt động bề mặt đầu vào và đầu ra trong mẫu này sẽ được trừ đi từ số liệu phân tích như vậy trên mẫu thử).

13.2. Chất hoạt động bề mặt làm nội chứng - mỗi lần thí nghiệm, phải có một mẫu nạp LAS kiểm tra độ ổn định của bùn và các điều kiện thao tác.

13.3. Hợp thức hóa

13.3.1. Đối với mỗi chất hoạt động bề mặt, kết quả thu được sẽ không có giá trị nếu các điều kiện hoạt động cân bằng không đạt được (xem 15.2).

13.3.2. Vì là một kiểm chứng về bùn và các điều kiện của quá trình hoạt động nên nếu kết quả đối với LAS (chú thích 3) không được đáp ứng thì các kết quả trong cả quá trình phân tích sẽ không có giá trị.

14. Cách tiến hành

14.1. Buồng thông khí

14.1.1. Thể tích chất lỏng hoạt động - 1 500 ml.

14.1.2. Thể tích chất nuôi và phần lấy đi - 1 000 ml hàng ngày (500 ml bùn sa lắng và chất lỏng còn lại trong ống sau khi lấy đi).

14.1.3. Tốc độ dòng không khí - Duy trì ở 500 ml/phút.

14.1.4. Nhiệt độ - Duy trì ở 250C ± 30C.

14.2. Quá trình sục khí và sa lắng

Thời gian sục khí trung bình là 23 giờ/ngày với độ lệch không quá 1 giờ. Giai đoạn lắng đọng cần ít nhất là 1/2 giờ.

14.3. Chất khử bọt

Nếu có quá nhiều bọt sử dụng một lượng tối thiểu chất khử bọt silicon để giữ bọt chỉ trong phạm vi buồng.

14.4. Bảo dưỡng buồng

Để ngăn chặn sự tích tụ các chất rắn và chất hoạt động bề mặt bên trên chất lỏng, thành buồng phải được rửa định kỳ. Dùng một chổi để cạo hoặc chải cho từng ống nhằm giảm bớt sự tạp nhiễm. Ngay sau khi nạp liệu, cạo và tráng các chất rắn dư bám ở thành buồng xuống và sau đó cô mẫu khi cần thiết, nhưng không được cạo trong vòng 8 giờ cuối cùng của chu trình nuôi.

14.5. Nạp lần đầu chất hoạt động bề mặt cần thử vào bùn mới

Nếu bùn chưa thích nghi được với chất hoạt động bề mặt cần thử hãy sử dụng một lịch trình nạp chất hoạt động bề mặt tăng dần như sau:

Ngày 0 nạp 4 mg/l chất hoạt động bề mặt;

Ngày 1 nạp 8 mg/l chất hoạt động bề mặt;

Ngày 2 nạp 12 mg/l chất hoạt động bề mặt;

Ngày 3 nạp 16 mg/l chất hoạt động bề mặt;

Ngày 4 nạp 20 mg/l chất hoạt động bề mặt;

và tiếp tục hàng ngày trong suốt phép thử.

14.6. Chương trình hàng ngày

14.6.1. Nếu cần thiết hãy loại bỏ vừa đủ lượng chất lỏng hỗn hợp hoặc làm đặc bùn lên để duy trì lượng chất rắn lơ lửng trong khoảng giữa 2 000 và 3 000 mg/l (xem 12.1).

14.6.2. Ngừng thông khí và để sa lắng trong 30 phút.

14.6.3. Đọc thể tích bùn đã sa lắng trong 30 phút này (xem 14.10), bước này không bắt buộc.

14.6.4. Loại bỏ 1 000 ml bên trên (lấy đi) cho những phân tích tiếp theo, chừa lại 500 ml bùn sa lắng và chất lỏng trong buồng thông khí.

14.6.5. Tiếp tục thông khí lại.

14.6.6. Thêm 1 000 ml dịch nuôi vào buồng thông khí, thành phần yêu cầu của dịch nuôi này là:

- Đường gluco, canh thang dinh dưỡng, cao thịt và photphat      130 mg/l

- Amoni sunfat                                                                          25 mg/l

- Chất hoạt động bề mặt                                                            20 mg/l (hoặc 0 với mẫu trắng)

14.6.7. Khi cần phân tích đầu vào (xem 14.7) phối hợp các thành phần sau:

- 10 ml dung dịch nước thải tổng hợp gốc (12.2);

- 20 mg chất hoạt động bề mặt (nếu sử dụng dung dịch gốc, độ ổn định trong quá trình bảo quản phải được khẳng định);

- Nước máy cho đủ thể tích 1 000 ml.

14.6.8. Khi không cần phân tích đầu vào, thêm trực tiếp những thành phần sau đây vào buồng:

- 10 ml dung dịch nước thải tổng hợp gốc (12.2);

- 20 mg chất hoạt động bề mặt;

- Nước máy cho đủ thể tích 1 000 ml.

14.6.9. Làm sạch thành buồng thông khí (xem 14.4).

14.6.10. Nếu cần lấy mẫu xác định chất rắn lơ lửng sau khi nạp liệu từ 2 đến 3 giờ.

14.7. Phân tích chất hoạt động bề mặt (MBAS) (xem phương pháp thử TCVN 6336 : 1998 (ASTM D 2330)

14.7.1. Các mẫu phân tích

14.7.1.1. Dung dịch đưa vào cho mỗi mẫu, kể cả mẫu trắng (xem 14.6.7).

14.7.1.2. Dung dịch lấy ra chưa lọc từ mỗi mẫu gồm cả mẫu trắng (14.6.4).

14.7.2. Tần số phân tích

14.7.2.1. Phân tích đầu vào - Cứ năm ngày một lần, không kể thời gian thích nghi chất hoạt động bề mặt tăng dần (xem 14.5). ít nhất 3 trong số các mẫu này phải nằm trong giai đoạn "hoạt động cân bằng" (15.2).

14.7.2.2. Phân tích đầu ra - Hàng ngày.

14.7.3. Bảo quản mẫu - Bảo quản mẫu với 1 ml dung dịch fomandehyt 37 % trên 100 ml mẫu và ở 4 0C, nếu như không tiến hành phân tích ngay sau khi lấy mẫu.

14.7.4. Phân tích mẫu trắng - Vì kết quả phân tích mẫu trắng được dùng để tính chuyển các kết quả phân tích các mẫu khác, sử dụng cùng một thể tích mẫu (hoặc hệ số pha loãng) cho mẫu trắng giống như cho các mẫu khác.

14.8. Phân tích pH dịch lấy ra (tùy ý) (xem Phụ lục X3) - Xác định pH của dịch lấy ra chưa lọc.

14.9. Phân tích các chất rắn lơ lửng (xem Phụ lục X3).

14.9.1. Lấy mẫu chất lỏng hỗn hợp sau từ 2 đến 3 giờ nạp liệu. Cạo thành buồng trong vòng 30 phút trước khi lấy mẫu. Để loại trừ sự phân tầng (nếu có) của bùn, tăng tạm thời dòng không khí từ 2 đến 5 phút trước khi lấy mẫu.

14.9.2. Lấy mẫu cứ sau 3 đến 4 ngày.

14.10. Xác định chỉ số thể tích bùn (tùy ý) (xem Phụ lục X3).

14.10.1. Xác định vào cùng một ngày như đối với chất rắn lắng đọng.

14.10.2. Quan sát thể tích bùn lắng đọng trong buồng sau thời gian sa lắng 30 phút.

14.11. Thời gian thử nghiệm - Thời gian tối thiểu cần thiết cho việc thử nghiệm một chất hoạt động bề mặt mới là 15 ngày, như dưới đây:

- 5 ngày để tích lũy chất hoạt động bề mặt tăng dần (xem 14.5);

- 3 ngày để duy trì chất hoạt động bề mặt ở mức 20 mg/l;

- 7 ngày ở mức hoạt động ổn định như sẽ định rõ dưới đây (xem 15.2).

15. Tính toán

15.1. Sự chuyển hóa

15.1.1. Tính phần trăm mất đi của chất hoạt động bề mặt hàng ngày, bắt đầu với ngày thứ tư, khi mà sự nạp chất hoạt động bề mặt là 20 mg/l

Phần mất đi (ngày x) % = [Si - Se) / Si] x 100 trong đó

Si là giá trị trung bình của 5 số liệu phân tích đầu vào đã được hiệu chỉnh bằng cách trừ đi số liệu phân tích đầu vào của mẫu trắng;

Se là số liệu phân tích đầu ra trừ đi số liệu phân tích đầu ra của mẫu trắng trong cùng ngày đó.

15.1.2. Kết quả của phép thử là số trung bình của phần trăm mất đi sau giai đoạn 7 ngày ở mức hoạt động cân bằng như xác định ở 15.2.

15.2. Hoạt động ở mức cân bằng

Hoạt động cân bằng được xác định riêng rẽ đối với từng mẫu và được xác định là một giai đoạn 7 ngày, trong đó độ chênh lệch giữa phần trăm mất đi trong bất kỳ 2 ngày liên tiếp nào cũng không vượt quá 5% và độ chênh lệch giữa giá trị trung bình phần trăm trong 3 ngày đầu và trong 3 ngày cuối cùng không quá 3%. Nếu không tiến hành phân tích ngay lập tức, cần phải thêm 1 ml fomandehyt / 100 ml mẫu để bảo quản đối với bất kỳ mẫu nào. Khi thêm chất bảo quản, thì thêm vào tất cả các mẫu kể cả mẫu trắng.

15.3. Chỉ số thể tích bùn (chú thích 6)

Chỉ số thể tích bùn = thể tích bùn sa lắng (ml) sau 30 phút/chất rắn lơ lửng (mg/l) x 667

CHÚ THÍCH 6 Hệ số 667 sử dụng khi tổng thể tích được sa lắng là 1 500 ml. Cách tính này sẽ cho cùng một kết quả như phương pháp ghi trong Phụ lục X3.

16. Độ chính xác và độ lệch

16.1. Xem Điều 10.

Cấy chuyển (thuần hóa)

Hình 1 - Buồng thông khí hoạt tính liên tục

 

Phụ lục A

(qui định)

A.1. Chiết ankylbenzen sunfonat (ABS) từ sản phẩm tẩy rửa

A.1.1. Phương pháp được kiến nghị để chiết chất hoạt động bề mặt từ sản phẩm dựa trên cơ sở tài liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) "Sự ô nhiễm bởi chất tẩy rửa - Xác định khả năng phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt tổng hợp anion". Một phạm vi rộng của các điều kiện được quy định, tùy thuộc vào sản phẩm liên quan, nhưng tỷ lệ giữa sản phẩm : nước : isopropanol là không nghiêm ngặt lắm, miễn là pha nước có chứa ít nhất 70 g kali cacbonat khan/100 ml trong suốt quá trình chiết. Điều này đảm bảo rằng sự tạo muối của isopropanol và ABS từ pha nước là hoàn toàn.

A.1.2. Lượng thu hồi chất hoạt động bề mặt từ sản phẩm phải lớn hơn 90 % (w/w), và cần phải xác định hàm lượng chất hoạt động bề mặt anion của sản phẩm nếu như chưa biết. Giá trị này và nồng độ của dung dịch gốc của chất hoạt động bề mặt sử dụng trong phép thử về độ phân hủy sinh học có thể được xác định bằng chuẩn độ với một dung dịch chuẩn chất hoạt động bề mặt cation là Hyamin.

A.1.3. Lượng sản phẩm, nước và isopropanol sử dụng để chiết thay đổi theo dạng sản phẩm và hàm lượng chất hoạt động bề mặt, và tỷ lệ này cần được thiết lập cho từng trường hợp, theo qui trình chung đưa ra dưới đây.

A.1.4. Lượng mẫu dạng bột được sử dụng phải đủ để có xấp xỉ 1 g chất hoạt động bề mặt. Cân mẫu vào một cốc khô dung tích 250 ml và thêm một thể tích thích hợp nước tinh khiết thuốc thử để tạo thành dạng bột nhão mịn. Cho que khuấy từ vào mẫu đã đặt trên một đĩa khuấy. Tốc độ khuấy được điều chỉnh sao cho chất lỏng được khuấy mà không bị bắn. Cân lượng kali cacbonat khan cần thiết vào một cốc dung tích 50 ml khô và thêm dần vào chất lỏng đang được khuấy. Hỗn hợp này được khuấy trong 10 phút và sau đó bổ sung một lượng thích hợp isopropanol. Hỗn hợp có thể đặc lên ở giai đoạn này, và có thể cần phải tăng tốc độ khuấy để tránh tách pha hữu cơ. Độ nhớt của hỗn hợp sẽ giảm xuống sau vài phút và lúc này cần phải giảm tốc độ khuấy để tránh bắn. Khuấy hỗn hợp ít nhất trong 30 phút, bắt đầu từ lúc cho thêm isopropanol. Hỗn hợp được lọc qua giấy lọc Whatman N0 541 dùng phễu Buchner và rửa bình Buchner bằng lượng nhỏ isopropanol.

A.1.5. Sau khi tách ra, phần rượu được chuyển vào một cốc dung tích 100 ml đã được cân trước. Phễu chiết được rửa bằng isopropanol và gộp với phần chiết. Cho bay hơi phần chiết đến khô trên bếp cách thủy với dòng khí nitơ thổi nhẹ qua bề mặt chất lỏng. Phần chiết được sấy khô đến khối lượng không đổi, cho tới khi độ chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ hơn 0,1 g.

A.1.6. Hàm lượng ABS của phần chiết được xác định bằng chuẩn độ hai pha với dung dịch Hyamin chuẩn có mặt chỉ thị hỗn hợp dimidi bromua/disunfin xanh (xem phụ lục A2) và tính khối lượng của chất hoạt động bề mặt được chiết ra từ sản phẩm. Lượng này phải lớn hơn 90 % để chắc chắn rằng chất được chiết là đại diện của chất hoạt động bề mặt có trong sản phẩm.

A.1.7. Dung dịch gốc chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong các phép thử độ phân hủy sinh học được chuẩn bị bằng cách hòa tan một lượng cân thích hợp của phần chiết trong 1 lít nước tinh khiết, thuốc thử và hàm lượng của chất hoạt động bề mặt cũng sẽ được xác định bằng cách chuẩn độ với Hyamin.

A.2. Xác định hàm lượng ABS của sản phẩm và nồng độ ABS của dung dịch gốc

A.2.1. Quá trình chuẩn độ được sử dụng để xác định hàm lượng ABS của sản phẩm và nồng độ ABS của dung dịch gốc là một phương pháp chuẩn được dùng để xác định chất hoạt động bề mặt anion trong dung dịch nước. Các chất hoạt động bề mặt anion được xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn của chất hoạt động bề mặt cation, Hyamin 1622. Sử dụng phép chuẩn độ hai pha (clorofom/nước) với chỉ thị hỗn hợp (đó là dimidi bromua/disunfin xanh).

 

Các bảng phụ lục

(tham khảo)

X.1. Số liệu về chiết

Bảng X.1.1 - Chiết LAS từ các sản phẩm - Phương pháp chiết isopropanol A, B OECD

Sản phẩm

A

B

CO

D

E

F

Khối lượng sản phẩm, g

Thể tích nước, ml

Khối lượng K2CO3, g

Thể thích isopropanol chiết lần 1, ml

Thể thích isopropanol chiết lần 2, ml

Khối lượng tính toán của LAS, g

Khối lượng LAS thu được, g

LAS thu được, %

300

1250

1050

2250

750

39,0

39,4

101,0

300

1250

1250

2250

750

53,7

54,1

100,7

350

-

315

525

175

34,7

34,5

99,4

300

1250

1050

2250

750

48,8

48,9

100,0

300

1250

1050

2250

750

60,0

56,7

94,5

200

1000

700

1500

500

40,0

47,2

96,3

A OECD Cục môi trường. Phương pháp đề nghị xác định độ phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt dùng trong chất tẩy rửa tổng hợp. Pari 1975 tập 5.1.2 trang 20 - 23.

B Các kết quả thu nhận của hai chiết tách với IPA. Thử tổng PTN - Trung tâm nghiên cứu nước, Merseyside, nước Anh.

O Sản phẩm lỏng.

Bảng X.1.2 Chiết LAS từ các sản phẩm - Phương pháp chiết isopropanol A, B OECD

Sản phẩm

A

B

CO

D

E

F

Khối lượng sản phẩm, g

Thể tích nước, ml

Khối lượng K2CO3, g

Thể thích isopropanol chiết lần 1, ml

Thể thích isopropanol chiết lần 2, ml

Khối lượng tính toán của LAS, g

Khối lượng LAS thu được, g

LAS thu được, %

20

-

14

30

-

2,02

1,83

90,5

20

-

14

30

-

2,01

1,81

90,1

20

-

14

30

-

2,00

1,83

91,4

10

50

35

50

-

1,93

1,91

98,8

10

50

35

75

-

2,24

2,35

105,2

10

50

36

50

-

1,98

2,15

108,4

A OECD Cục môi trường. Phương pháp đề nghị xác định độ phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt dùng trong chất tẩy rửa tổng hợp. Pari 1975 tập 5.1.2 trang 20 - 23.

B Các kết quả thu nhận của hai chiết tách với IPA. Thử tổng PTN - Trung tâm nghiên cứu nước, Merseyside, nước Anh.

O Sản phẩm lỏng.

Bảng X.1.3 - Chiết LAS từ các sản phẩm - Phương pháp chiết isopropanol A, B OECD

Sản phẩm

AO

B

C

D

Khối lượng sản phẩm, g

Thể tích nước, ml

Khối lượng K2CO3, g

Thể thích isopropanol chiết lần 1, ml

Thể thích isopropanol chiết lần 2, ml

Khối lượng tính toán của LAS, g

Khối lượng LAS thu được, g

LAS thu được, %

350

-

315

525

175

35,2

35,2

100,0

300

1500

1050

2250

750

30,3

34,7

95,6

200

1000

700

1500

500

44,0

45,5

99,3

200

1000

700

1500

500

39,7

38,9

98,0

A OECD Cục môi trường. Phương pháp đề nghị xác định độ phân hủy sinh học của chất hoạt động bề mặt dùng trong chất tẩy rửa tổng hợp. Pari 1975 tập 5.1.2 trang 20 - 23.

B Các kết quả thu nhận của hai chiết tách với IPA. Thử tổng PTN - Trung tâm nghiên cứu nước, Merseyside, nước Anh.

O Sản phẩm lỏng.

X.2 Độ phân hủy sinh học và số liệu phân tích trên dung dịch đối chứng EPA LA S

Bảng X.2.1 - Kết quả phương pháp thử này (thử dự đoán - nuôi cấy lắc) trên mẫu đối chứng EPA LAS lô 0990

Khối lượng phân tử trung bình 342, % hoạt tính 6,03

Chất thử

Nồng độ đã đo, mg hoạt hóa/lít

Lượng mất đi ngày thứ 7,

%

Lượng mất đi ngày thứ 8,

%

Lượng mất trung bình,

%

Dung dịch đối chứng EPA LAS

25,46

97,3

96,3

96.8

Bảng X.2.2 - Kết quả phương pháp thử này (thử khẳng định - bùn hoạt tính bán liên tục) trên mẫu đối chứng EPA LAS lô 0990

Khối lượng phân tử trung bình 342, % hoạt tính 6,03

Chất thử

MBAS đã mất, %

Dung dịch đối chứng EPA LAS

99,6

Bảng X.2.3 - Các kết quả phân tích

RFW N0

Mô tả mẫu

ITL Phòng thí nghiệm N0

Ngày lấy mẫu

Ngày nhận mẫu (phòng thí nghiệm)

Loại mẫu

Ngày chuẩn bị (tách sunfonat)

Ngày phân tích

Khối lượng (thể tích) mẫu

Thể tích chiết

Hệ số pha loãng

Thể tích dung dịch mẫu lấy để tách sunfonat

Thể tích chiết cuối cùng

Thể tích bơm

Tổng số chất hữu cơ (1)

Trioxit sunfua, trước khi thủy phân

Trioxit sunfua, sau khi thủy phân

Lượng hoạt tính (3)

Phân bố các đồng phân

C10, %

C11, %

C12, %

C13, %

C14, %

Chiều dài mạch trung bình

Khối lượng phân tử trung bình

9403 F 140 - 009

tiêu chuẩn EPA (0990)

244088

08 - 03 - 1994

09 - 03 - 1994

Tiêu chuẩn để phân tích

15 - 03 - 1994

13 - 05 - 1994

1,7198 g

100 ml

1

1 ml

0,5 ml

1 ml

N.A

1,46

1,46

6,19

 

15,68

38,82

38,81

6,09

0,00

11,37

339,2

Báo cáo N0 : 94 - 03 - 00993

Khách hàng : Weston

ITL Phòng thí nghiệm N0

Mô tả mẫu

Ngày tách sunfonat

Ngày phân tích (ngày, tháng, năm)

Số tiến trình

Số sắc kí đồ

Phân bố các đồng phân, %, diện tích

C10-5

C10-4

C10-3

C10-2

C10 tổng cộng, %, diện tích

C11-6

C11-5

C11-4

C11-3

C11-2

C11 tổng cộng, %, diện tích

C12-6

C12-5

C12-4

C12-3

C12-2

C12 tổng cộng, %, diện tích

C13-7,6

C13-5

C13-4

C13-3

C13-2

C13 tổng cộng, %, diện tích

C14-7

C14-6

C14-5

C14-4

C14-3

C14-2

C14 tổng cộng, %, diện tích

Chiều dài mạch trung bình

Khối lượng phân tử

Diện tích tổng cộng

244088

Tiêu chuẩn EPA (0990)

15 - 03 - 1994

13 - 05 - 1994

19

12

Thời gian lưu (phút)

3,352                                24,65

3,003                                25,07

3,375                                25,97

4,937                                27,70

15,68                                    -

3,595                                22,47

8,112                                29,62

6,620                                30,10

7,594                                31,10

10,207                               32,57

38,62                                -

7,110                                34,29

7,320                                34,51

5,796                                35,07

7,494                                38,06

8,580                                37,83

38,81                                     -

1,632                                38,97

1,391                                39,26

1,082                                39,88

1,407                                41,02

1,033                                43,18

6,89

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

11,37

339,2

93,54

Báo cáo NO : 94 - 03 - 00993

Khách hàng : Weston

ITL Phòng thí nghiệm NO

RFW NO

Mô tả mẫu

Ngày tách sunfonat

Ngày phân tích (ngày, tháng, năm)

Số tiến trình

Số sắc kí đồ

Phân bố các đồng phân, %, diện tích

C10-5

C10-4

C10-3

C10-2

C10 tổng cộng, %, diện tích

C11-6

C11-5

C11-4

C11-3

C11-2

C11 tổng cộng, %, diện tích

C12-6

C12-5

C12-4

C12-3

C12-2

C12 tổng cộng, %, diện tích

C13, 7, 6

C13-5

C13-4

C13-3

C13-2

C13 tổng cộng, %, diện tích

C14-7

C14-6

C14-5

C14-4

C14-3

C14-2

C14 tổng cộng, %, diện tích

Chiều dài mạch trung bình

Khối lượng phân tử

Diện tích tổng cộng

244088 - 2 (đúp)

9403 F140 - 009

EPA tiêu chuẩn

15 - 03 - 1994

13 - 05 - 1994

18

13

Thời gian lưu (phút)

3,197                                24,65

2,873                                25,08

3,191                                25,98

4,796                                27,76

1,101 -

3,585                                29,48

8,009                                29,62

8,814                                30,10

7,022                                31,10

10,411                               32,87

38,17                                -

7,340                                34,29

7,474                                34,50

5,773                                35,07

7,764                                36,06

9,184                                37,83

38,53 -

1,789                                38,97

1,412                                39,29

1,202                                39,89

1,537                                41,03

1,174                                43,18

7,49 -

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

11,40

339,6

94,96

X.3. Phương pháp phân tích

X.3.1. Chất rắn lơ lửng

X.3.1.1. Phạm vi áp dụng - Phương pháp này dùng đối với mẫu lấy từ phép thử khẳng định.

X.3.1.2. Dụng cụ

X.3.1.2.1. Đĩa nhôm có đáy thủng lỗ tương tự như phễu Buchner, có đường kính trong 92 mm và chiều cao 25 mm.

X.3.1.2.2. Giấy lọc, định tính, đường kính 90 mm.

X.3.1.2.3. Vòng cao su xốp, đường kính ngoài 93 mm, đường kính trong 75 mm, dày khoảng 3 mm.

X.3.1.2.4. Phễu Buchner NO 2A đường kính trong đáy là 93 mm.

X.3.1.2.5. Bình lọc, cỡ 1-L có ống ở bên.

X.3.1.3. Tiến hành thử - Đặt giấy lọc vào trong đĩa nhôm và sấy cả hai trong tủ sấy ở 103 0 C đến 105 0C. Làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Thấm ướt giấy lọc. Đặt đĩa lên vòng cao su trong phễu Buchner và chạy chân không khoảng 51 cm (khoảng 20 inch) Hg. Thêm ngay vào đĩa từ 20 ml đến 100 ml có 0,1 g đến 0,4 g chất rắn khô. Sau khi tách nước, đĩa và lượng chứa trong đĩa được sấy khoảng 30 phút trong tủ sấy có nhiệt độ từ 1030C đến 1050C. Làm nguội trong bình hút ẩm và cân.

X.3.1.4. Tính toán

Chất rắn lơ lửng, mg/l = (w1 - wO)/ml mẫu x 1000

trong đó

w1 là khối lượng khô của đĩa và chất chứa trong đĩa sau khi lọc;

wO là khối lượng khô của đĩa và giấy lọc.

X.3.1.5. Độ lệch chuẩn - 0,6 mg với mỗi 100 g mẫu.

X.3.2. pH (không bắt buộc)

X.3.2.1. pH có thể xác định bằng so màu hoặc theo phương pháp thử ASTM D1293, thử pH của nước, nếu yêu cầu độ chính xác cao hơn.

X.3.3. Chỉ số thể tích bùn (không bắt buộc)

X.3.3.1. Định nghĩa - Chỉ số thể tích bùn (SVI) - Thể tích 1 g bùn đã hoạt tính chiếm chỗ sau khi để lắng 30 phút.

X.3.3.2. Tiến hành thử - Lấy 1-L mẫu ở buồng thông khí; để lắng 30 phút trong bình chia độ 1000 ml; đọc thể tích bùn chiếm chỗ tính bằng mililit.

X.3.3.3. Tính toán:

SVI = ml bùn sa lắng x 1000 /mg/l chất rắn lơ lửng

X.4. Số liệu độ phân hủy sinh học của mẫu LAS chuẩn

Bảng X.4.1 - Độ phân hủy sinh học của LAS trong phép thử dự đoán

Nồng độ ban đầu

Độ phân hủy sinh học (ngày 7), %

 

 

Độ phân hủy sinh học (ngày 8), %

94 mg/l (MBAS)

93,6

94,7

97,9

96,8

97,9

96,8

Bảng X.4.2. Độ phân hủy sinh học của LAS trong phép thử khẳng định

Mẫu thử

Độ phân hủy sinh học, trung bình %

Bột nhão LAS

97,0

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi