Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6109:1996 ASTM:E 269-88 Thử không phá huỷ - Kiểm tra hạt từ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6109:1996

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6109:1996 ASTM:E 269-88 Thử không phá huỷ - Kiểm tra hạt từ - Thuật ngữ
Số hiệu:TCVN 6109:1996Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:16/08/1996Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6109:1996

ASTM: E 269 - 88

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY - KIỂM TRA HẠT TỪ - THUẬT NGỮ

Non - destructive testing - Magnetic particle examination - Terminology

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này giải thích các thuật ngữ dùng trong thử không phá hủy bằng kiểm tra hạt từ.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các văn bản, tài liệu kỹ thuật đào tạo, hướng dẫn sử dụng ... trong thử không phá hủy bằng kiểm tra hạt từ.

2. Các thuật ngữ

Ách từ (yoke): một nam châm gây ra từ trường trong phần của chi tiết giữa hai điện cực, ách này có thể là nam châm vĩnh cửu, có thể là nam châm điện dùng dòng một chiều hay xoay chiều.

Ampe vòng (ampere turns): bằng tích giữa dòng điện tính bằng ampe chạy qua cuộn dây thử và số vòng của nó.

Ánh sáng đen (black light): loại bức xạ điện từ trong vùng tử ngoại gần có bước sóng từ (330 - 390 nm hay 3300 – 3900 Ă ).

Ánh sáng nhìn thấy (visible light): năng lượng bức xạ có bước sóng trong khoảng 400 - 700 nm (4000-7000 A°).

Ánh sáng trắng (white light): xem ánh sáng nhìn thấy.

Bão hòa, từ tính (saturation, magnetic): sự từ hóa tổng cộng gây ra trong vật liệu sắt từ, tại giá trị mà sự tăng của độ từ thẩm giảm dần tới đơn vị.

Bộ lọc bức xạ ánh sáng đen (black light filter): bộ lọc chỉ cho phép truyền qua bức xạ có bước sóng gần với tia cực tím, còn các bức xạ khác bị hấp thụ.

Bột từ khô (dry powde): các hạt sắt từ mịn được chuẩn bị và lựa chọn thích hợp cho kiểm tra bảng hạt từ.

Chất kiểm tra (examination medium): một dạng bột hoặc thể huyền phù của các hạt từ được đưa vào bề mặt kiểm tra đã được từ hóa để xác định có hay không của các khuyết tật bề mặt hoặc sát dưới bề mặt.

Chất lỏng tải (carrier fluid): chất lỏng trong đó có các hạt từ huỳnh quang hoặc không huỳnh quang ở thể huyền phù, để làm cho chúng được sử dụng dễ dàng hơn.

Chỉ thị (indication): dữ kiện khuyết tật cần giải đoán để xác định ý nghĩa của nó.

Chỉ thị có ý nghĩa (relevant indication): trong kiểm tra không phá hủy, là chỉ thị một sự bất liên tục cần phải xem xét.

Chỉ thị không rõ ràng (non relevant indication): trong kiểm tra không phá hủy, chỉ thị không có liên quan đến sự mất liên tục có khả năng tạo thành khuyết tật.

Chỉ thị phân tán (diffuse indications): các chỉ thị không rõ ràng, thí dụ như chỉ thị của các khuyết tật sát bề mặt.

Chỉ thị sai (false Indication): chỉ thị xuất hiện do kỹ thuật hoặc qui trình kiểm tra không đúng.

Chu trình nạp từ (energizing cycle): quá trình tác dụng từ trường từ hóa vào vật dẫn.

Cực (pole): một vùng trên chi tiết từ hóa, từ đó từ trường rời khỏi và quay lại chi tiết này.

Cực từ (magnetic pole): một trong hai hay nhiều vùng có thoát từ thông trên một chi tiết.

Cường độ ánh sáng (light intensity): là năng lượng ánh sáng chiếu trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.

Cường độ từ trường (magnetic field strength): cường độ từ trường đo được ở một điểm, được biểu diễn bằng ơxtet hoặc ampe trên mét.

Dòng điện một chiều toàn sóng (full - wave direct current - FWDC): dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu 3 pha.

Dòng gây từ hóa (magnetizing current): cường độ của dòng điện một chiều hay xoay chiều dùng để gây nên tính chất từ trong phần vật (chi tiết) được kiểm tra.

Dòng nửa sóng (half - wave current - HW): sự chỉnh lưu dòng điện xoay chiều một pha sinh ra một từ trường đẳng hướng nhấp nháy.

Dụng cụ chỉ thị từ trường dùng hạt từ (magnetic particle field indication): một đồ dùng, thường là đĩa 8 cạnh lưỡng kim loại (như thép cacbon và đồng) chứa các vết hỏng nhân tạo dùng để thử sự cân đối hoặc định hướng hoặc cả hai của từ trường.

Dụng cụ phun bột (powder blower): một máy nén khí dùng để tạo bột từ lên bề mặt vật bị kiểm tra.

Đánh giá (evaluation): xem xét và giải đoán các chỉ thị đáng chú ý để xác định chúng

Đầu tiếp xúc (contact head): bộ phận được lắp ráp vào điện cực dùng để kẹp và giữ chi tiết kiểm tra cho dòng điện truyền qua dễ dàng trong kỹ thuật từ hóa vòng.

Đệm tiếp xúc (contact pad): một miếng đệm có thể tháo lắp được, thông thường bằng đồng thau, được đặt trên các điện cực để tạo sự tiếp xúc điện tốt, do đó tránh được các nguy hại, thí dụ như sự phóng hồ quang, đối với mẫu vật đang kiểm tra.

Điểm cháy (flash point): nhiệt độ thấp nhất làm bay hơi và bốc cháy trong không khí một chất đốt dễ bay hơi khi bị bắt lửa.

Điểm Curie (curie point): nhiệt độ mà ở nhiệt độ này các vật liệu sắt từ không thể từ hóa được bởi các từ trường ngoài và mất từ tính, (khoảng 649 đến 871 °C) đối với nhiều loại kim loại.

Độ nhậy (sensitivity): là mức độ cho ta thấy khả năng mất liên tục ở trên mặt hay gần mặt của vật liệu từ trong kỹ thuật kiểm tra dùng hạt từ.

Độ thấm từ (flux penetration): độ sâu mà từ trường còn hiện diện trên vật kiểm tra.

Độ từ dư (field, residual magnetic): từ trường còn lưu lại trong chi tiết được từ hóa sau khi đã từ trường từ hóa đi.

Độ từ dư (retentivity): khả năng của vật liệu còn lại một phần từ trường tác dụng sau khi từ trường từ hóa đã ngắt.

Độ từ thẩm (permeability): là tỷ số của cảm ứng từ được tạo nên và từ trường từ hóa.

Đường sức (lines of force): khái niệm về sự hiện diện của từ trường dựa trên các dạng đường của các mạt sắt trên một mảnh bìa được đặt trên một nam châm vĩnh cửu.

Ghép nối các hạt từ (furing): Sự chồng chất và dựng đứng các hạt từ tạo thành một lớp lởm chởm trên bề mặt kiểm tra do sư từ hóa quá mức.

Giải đoán (interpretation): sự xác định chỉ thị là đúng hay sai.

Hạt từ (magnetic particles): vật liệu sắt từ đã chia nhỏ, có khả năng bị từ hóa và hút do sự méo trong từ trường

Hệ số lấp đầy (fill factor): tỉ số giữa tiết diện ngang của chi tiết kiểm tra và tiết diện ngang của cuộn dây.

Hiệu ứng bề mặt (da) (skin effect): hiện tượng gây ra sự từ hóa do dòng xoay chiều ở gần bề mặt phần của vật sắt từ.

Huyền phù (suspension): hệ hai pha gồm các hạt chất rắn mịn phân tán trong chất lỏng.

Kẹp từ (leeches): nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện gắn với các điện cực mang dòng điện từ hóa đủ mạnh để giữ các điện cực một cách chắc chắn.

Khuyết tật (defect): một hoặc một nhóm các bất liên tục mà các chỉ thị kiểm tra của chúng không đáp ứng được các tiêu chuẩn đã được chấp nhận.

Khử từ (demagnetization): sự giảm độ từ dư đến mức có thể cho phép.

Kiểm tra bằng hạt từ huỳnh quang (fluorescent magnetic particle inspection): qui trình kiểm tra hạt từ dùng chất kiểm tra là bột từ huỳnh quang, nó sẽ phát huỳnh quang khi chiếu ánh sáng đen (3200 đến 4000 A (320 đến 400 nm)).

Kiểm tra (dùng) hạt từ (magnetic particle examination): phương pháp thử không phá hủy dùng từ trường khiếm khuyết và vật liệu chỉ thị thích hợp để cá thể nhìn thấy dấu vết về sự mất liên tục trên mặt và gần bề mặt.

Kỹ thuật dính ướt (wet slurry technique): kỹ thuật kiểm tra dùng hạt từ, trong đó các hạt từ được phân tán trong chất tải có độ nhớt lớn.

Kỹ thuật dùng polyme (polymer technique): là kỹ thuật kiểm tra trong đó chất polyme được dùng như phần tử tải hạt huyền phù.

Kỹ thuật dùng từ dư (residual technique): sử sử dụng các hạt từ sau khi từ trường từ hóa đã ngắt.

Kỹ thuật khô (dry technique): kỹ thuật kiểm tra mà các hạt từ được dùng ở dạng bột khô.

Kỹ thuật liên tục thật sự (true continuous): sự kiểm tra dùng hạt từ trong đó dòng từ hóa được tác dụng trước khi áp dụng các hạt từ và không ngắt trong suốt quá trình kiểm tra.

Kỹ thuật từ hóa dùng cuộn dây (coil technique): một kỹ thuật từ hóa mà trong đó cả chi tiết hay một phần chi tiết kiểm tra được bao quanh bằng một cuộn dây có dòng điện chạy qua.

Kỹ thuật ướt (wet technique): kỹ thuật kiểm tra, trong đó các hạt từ được phân tán trong chất lỏng tải.

Lõi (core): phần của mạch từ ở bên trong cuộn dây điện.

Máy đo từ trường (magnetic field meter): một thiết bị được thiết kế để đo cường độ từ trường.

Mắc “sun” ampe kế (ammeter shunt): một điện trở chính xác có trở kháng thấp có khả năng chịu dòng điện lớn được mắc song song với một ampe kế.

Mẫu thử (test piece): một mẫu chứa các khuyết tật nhân tạo hay tự nhiên dùng để kiểm tra hiệu quả của các qui trình phát hiện khuyết tật dùng hạt từ.

Mật độ từ thông (flux density, magnetic): độ lớn của từ trường biểu thị bằng số đường sức từ trên một đơn vị diện tích.

Nam châm điện (electromagnet): một cuộn dây quấn quanh lõi sắt trở thành một nam châm nhất thời khi có dòng điện chạy qua.

Nam châm vĩnh cửu (permanent magnet): một nam châm còn giữ mức độ từ hóa cao không thay đổi trong một khoảng thời gian dài (đặc tính của vật liệu có từ dư lớn).

Nền (blackground): sự thể hiện của bề mặt kiểm tra qua các chỉ thị nhìn thấy được.

Ngắt mạch tức thời (quick break): sự ngắt dùng từ hóa đột ngột.

Phóng hồ quang điện (arc strikes): sự hỏng cục bộ của vật liệu do sự phóng hồ quang khi đóng hoặc ngắt một dòng điện mang năng lượng lớn.

Phương pháp dòng điện gián tiếp (indirect current method): phưong pháp từ hóa vật liệu bằng cách cho dòng điện truyền qua nhờ vào các cực từ hoặc đầu tiếp xúc. Dòng điện có thể là dòng xoay chiều, xoay chiều chỉnh lưu, một chiều.

Phương pháp khô (dry method): sự kiểm tra hạt từ mà các hạt sắt từ được dùng ở dạng bột khô.

Phương pháp kiểm tra huỳnh quang (fluorescent examination method): phương pháp kiểm tra hạt từ dùng bột mịn sắt từ huỳnh quang làm phương tiện kiểm tra.

Phương pháp liên tục (continuous method): phương pháp dùng phương tiện chỉ thị khi có từ trường từ hóa.

Phương pháp từ hóa bằng cảm ứng dòng điện (current induction method): phương pháp từ hóa mà dòng điện được cảm ứng trong chi tiết dạng mạch kín do sự ảnh hưởng của từ trường thăng giáng liên kết với chi tiết đó.

Phương pháp từ hóa bằng dòng điện (current flow method): phương pháp từ hóa vật liệu bằng cách cho dòng điện truyền qua nhờ vào các cực từ hoặc đầu tiếp xúc. Dòng điện có thể là dòng xoay chiều, xoay chiều chỉnh lưu, một chiều.

Phương pháp từ hóa dùng cuộn dây (coil technique): một phương pháp từ hóa mà trong đó một bộ phận hay toàn bộ chi tiết kiểm tra được bao quanh bằng một cuộn dây có dòng điện chạy qua.

Sự bất liên tục (discontinuity): sự gián đoạn có hoặc không có chủ ý về cấu trúc vật lý hoặc hình dạng của vật liệu kiểm tra.

Sự chỉ thị khuyết tật trong kiểm tra dùng hạt từ (magnetic particle examination flaw indications): sự tích tụ các hạt sắt từ dọc theo vùng khuyết tật hoặc các chỗ mất liên tục, do sự méo của các đường sức từ ở các vùng đó.

Sự khiếm từ (flux leakage field): hiện tượng từ trường ra hoặc vào bề mặt chi tiết kiểm tra ở vị trí bất liên tục hoặc ở chỗ thay đổi tiết diện ngang của mạch từ.

Sự mất liên tục dưới bề mặt (subsurface discontinuity): khuyết tật bất kỳ không lộ trên bề mặt của phần vật.

Sự mất liên tục gần mặt (near surface discontinuity): sự mất liên tục không lộ ra trên mặt mà nằm gần mặt được kiểm tra. Nó gây nên vùng rộng, không rõ nét các bột từ bám không chặt.

Sự phát huỳnh quang (fluorescence): sự phát ra bức xạ thấy được của một chất do và chỉ do quá trình hấp thụ bức xạ ánh sáng đen.

Sự thích nghi bóng tối (dark adaptation): sự điều chỉnh của mắt khi di chuyển từ nơi sáng đến nơi tối.

Sự từ hóa cục bộ (local magnetization): sự từ hóa một thể tích hoặc một phần bề mặt cho trước của vật liệu.

Sự từ hóa gián tiếp (indirect magnetization): sự từ hóa được cảm ứng trong chi tiết kiểm tra mà không có tiếp xúc trục tiếp với dòng điện.

Sự từ hóa nhanh (flash magnetization): sự từ hóa bằng dòng điện diễn ra trong một thời gian rất ngắn.

Sự từ hóa nhiều hướng (multidirectional magnetization): sự tác dụng từ trường biến thiên theo những hướng khác nhau trong cùng một khoảng thời gian.

Sự từ hóa, theo vòng tròn (magnetization, circular): xem từ trường, theo vòng tròn.

Sự từ hóa toàn bộ (overall magnetization): sự từ hóa toàn bộ chi tiết bằng một chu trình từ hóa đơn.

Sự từ hóa xung (surge magnetization): sử dụng một dòng điện ban đầu lớn trong một thời gian ngắn (ít hơn 1 giây), sau đó giảm dòng trong khi đưa phương tiện kiểm tra vào.

Tác nhân điều hòa (conditioning agent): một chất thêm vào huyền phù nước để làm điều hòa các tính chất đặc biệt như mức độ thấm ướt, sự phân tán hạt hoặc sự chống ăn mòn.

Tay cầm (prods): điện cực giữ bằng tay.

Thử hỏng dùng nước (water break test): thử của kiểm tra chất lượng dùng nước.

Tính huỳnh quang nội tại (inherent fluorescence): tính huỳnh quang vốn có của một loại vật liệu nào đó.

Trễ (hysteresis):

1) sự chậm trễ của hiệu ứng từ khi từ lực tác dụng lên vật sắt từ thay đổi;

2) hiện tượng bị ảnh hưởng của tình trạng trước đó.

Từ hóa bằng phương pháp tiếp xúc trực tiếp (direct contact magnetization): kỹ thuật từ hóa mà dòng điện truyền qua chi tiết kiểm tra do sự tiếp xúc của các đầu điện cực.

Từ hóa bằng xung kích (shot): chu kỳ từ hóa nhanh trong kiểm tra dùng hạt từ.

Từ hóa dọc (longitudinal magnetization): sự từ hóa mà các đường sức từ truyền qua vật liệu chủ yếu theo hướng song song với trục dọc của mẫu vật.

Từ hóa dùng ách từ (yoke magnetization): từ trường dọc gây ra trên một phần vật hay một diện tích của phần vật bằng cách dùng một nam châm điện có dạng một cái ách.

Từ hóa vòng (circular magnetization): sự từ hóa một chi tiết được tạo ra do dòng điện truyền trực tiếp vào chi tiết kiểm tra hoặc qua vật dẫn trung tâm.

Từ trễ (magnetic hysteresis): sự chậm về giá trị của sự từ hóa tổng hợp gây ra do sự thay đổi về từ lực trong các vật liệu từ, như sắt chẳng hạn.

Từ trường (magnetic field): khoảng không gian bên trong và xung quanh một chi tiết trong đó có từ lực tác dụng.

Từ trường dọc (field, longitudinal magnetic): từ trường mà trong đó các đường sức từ đi qua vật liệu chủ yếu theo hướng song song với trục dọc của vật liệu.

Từ trường dư (residual magnetic field): từ trường còn lưu lại trong chất sắt từ khi từ trường từ hóa thôi tác dụng.

Từ trường khiếm khuyết (flux leakage field): từ trường đi ra hoặc vào bề mặt chi tiết kiểm tra do sự hiện diện của một bất liên tục hoặc một sự thay đổi theo mặt cắt ngang.

Từ trường khử từ (coercive force): từ trường từ hóa khi mật độ từ thông bằng không. Giá trị cường độ từ trường tương ứng là chỉ thị sự dễ hay khó khử từ trường khử từ.

Từ trường kế (magnetic field meter): một máy đo kích thước nhỏ được dùng để định vị và xác định cường độ tương đối của từ trường phát ra từ mẫu vật.

Từ trường lưỡng cực (filed, bipolar): một từ trường dọc bên trong vật liệu có hai cực.

Từ trường nhiều hướng (swinging field): xem lại từ hóa nhiều hướng.

Từ trường tổng hợp (field resultant magnetic): đôi khi gọi là vectơ từ trường, là tổng hợp hai từ trường từ hóa tác dụng trên cùng một vùng của một vật có thể từ hóa được.

Từ trường từ hóa (magnetizing force): từ trường tác dụng lên chất sắt từ gây nên sự từ hóa.

Từ trường vòng (field, circular magnetic): thông thường, từ trường bao quanh các vật dẫn điện hoặc vật kiểm tra khi có dòng điện truyền từ đầu này đến đầu kia của vật kiểm tra hay vật dẫn đó.

Vật dẫn trung tâm (central conductor): một vật dẫn đặt xuyên qua các lỗ rỗng của chi tiết kiểm để tạo sự từ hóa vòng bên trong chi tiết.

Vật liệu sắt từ (ferromagnetic): một thuật ngữ chỉ các loại vật liệu có thể từ hóa được dễ dàng, hoặc bị hút mạnh bởi một từ trường.

Vật tải (vehicle): chất lỏng để trộn các hạt từ lơ lửng.

Vết từ (magnetic writing): một dạng chỉ thị không đúng thỉnh thoảng sinh ra, khi chi tiết bị từ hóa tiếp xúc với chi tiết bằng vật liệu sắt từ khác.

Vòng thử (test ring): một mẫu thử có dạng chiếc nhẫn, có chứa các vùng không liên tục dưới bề mặt nhân tạo, dùng để đánh giá và so sánh chất lượng toàn bộ và độ nhậy của kỹ thuật kiểm tra dùng hạt từ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi