Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5813:1994 Sợi acrylic

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5813:1994

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5813:1994 Sợi acrylic
Số hiệu:TCVN 5813:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1994Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5813 : 1994

SỢI ACRYLIC

Acrylic yarn

Lời nói đầu

TCVN 5813 : 1994 do Viện công nghiệp dệt sợi phối hợp với nhà máy len Vĩnh Thịnh, len Biên Hòa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

SỢI ACRYLIC

Acrylic yarn

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sợi được kéo từ xơ Arylic 100 % dùng để đan, dệt hàng mặc ấm.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Các chỉ tiêu cơ lý hóa sợi Acrylic phải phù hợp với yêu cầu qui định trong Bảng 1

Bảng 1

Các chỉ tiêu mức

Mức

1. Sai lệch tương đối cho phép giữa chỉ số sợi quy chuẩn với chỉ số danh nghĩa, tính bằng %, không lớn hơn

± 3,5

2. Hệ số biên sai chỉ số, tính bằng %, không lớn hơn

3

3. Dung sai cho phép về độ săn, tính bằng %, không lớn hơn

± 8

4. Hệ số biến sai độ săn, tính theo %, không lớn hơn

8

5. Độ bền tương đối khi kéo đứt, tính bằng cN/tex, không nhỏ hơn

6

6. Hệ số biến sai độ bền kéo đứt, tính bằng %, không lớn hơn

10

7. Độ ẩm, tính bằng %, không lớn hơn

2

8. Độ bền màu giật xà phòng ở 40 0C, tính bằng cấp:

- Phai màu, không nhỏ hơn

- Dây màu, không nhỏ hơn

 

4

4

9. Độ bền mồ hôi, tính bằng cấp, không nhỏ hơn:

- Phai màu, không nhỏ hơn

- Dây màu, không nhỏ hơn

 

4

4

10. Độ bền màu ma sát khô, tính bằng cấp, không nhỏ hơn

4

11. Độ trắng, tính bằng cấp, không nhỏ hơn

9

1.2. Chỉ tiêu ngoại quan sợi Acrylic phải phù hợp với các qui định sau:

1.2.1. Các chỉ tiêu ngoại quan tính trên 1000 mét sợi Acrylic theo qui định trong Bảng 2.

Bảng 2

Các chỉ tiêu

Mức

1. Độ đều uster, không lớn hơn

10

2. Đoạn mỏng, không lớn hơn

5

3. Đoạn dày, không lớn hơn

10

4. Kết tạp, không lớn hơn

20

5. Số lỗi ngoại quan, không lớn hơn

2

1.2.2. Đánh lỗi ngoại quan sợi Acrylic theo qui định trong Bảng 3.

Bảng 3

Tên khuyết tật

Mức độ lỗi

1. Đoạn sợi dính dầu có chiều dài từ 2 mm đến 5 mm

1 lỗi

2. Vết bẩn có đường kính từ 2 mm đến 3 mm

1 lỗi

3. Đoạn sợi lẫn nhau (do xơ khác dính vào) có chiều dài từ 10 mm đến 20 mm)

1 lỗi

4. Mỗi một mối nối

1 lỗi

5. Một mối nối sai qui cách

3 lỗi

6. Bết xù nhẹ

1 lỗi

7. Cứ 5 xơ kết/1 gam sợi

1 lỗi

8. Chênh lệch cấp màu: - 1/2 cấp

- 1 cấp

- Trên 1 cấp

1 lỗi

3 lỗi

5 lỗi

2. Phương pháp thử

2.1. Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chỉ tiêu cơ lý hóa theo TCVN 2266 : 1994.

2.2. Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chỉ tiêu ngoại quan theo TCVN 2600 : 1978.

2.3. Phương pháp xác định chỉ số theo TCVN 2268 : 1984

2.4. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt theo TCVN 2269 : 1994

2.5. Phương pháp xác định độ săn theo TCVN 2270 : 1994

2.6. Phương pháp xác định độ ẩm theo TCVN 1750 : 1986

2.7. Phương pháp xác định cấp ngoại quan theo TCVN 2272 : 1994

2.8. Phương pháp xác định độ bền Uster theo TCVN 5422 : 1991 với độ nhạy đoạn mỏng - 50% đoạn dày + 50 % và kết tạp + 200 %.

2.10. Phương pháp xác định độ bền màu ma sát theo TCVN 4538 : 1988.

2.11. Phương pháp xác định độ bền màu mồ hôi theo TCVN 5253 : 1990.

2.12. Phương pháp xác định độ tăng trắng theo TCVN 5236 : 1990.

3. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

3.1. Ghi nhãn

3.1.1. Đối với mỗi đơn vị sản phẩm (côn sợi, súc sợi, túi búp sợi) Acrylic đều có nhãn ghi như sau:

- Tên sản phẩm

- Cơ sở sản xuất

- Chỉ số sợi

- Khối lượng

- Lô nhuộm

3.1.2. Đối với kiện sợi

+ Trong mỗi kiện sợi Acrylic đều có phiếu đóng kiện nội dung ghi như sau:

- Tên sản phẩm;

- Cơ sở sản xuất;

- Địa chỉ;

- Màu sắc;

- Lô nhuộm;

- Số sản phẩm trong 1 kiện;

- Khối lượng;

- Ngày tháng năm đóng kiện;

- Người đóng kiện;

- Người kiểm tra.

+ Ghi nhận ngoài kiện

Ngoài mỗi kiện sợi Acrylic đều phải ghi như sau:

- Tên sản phẩm;

- Cơ sở sản xuất

- Địa chỉ

- Chỉ số sợi

- Dạng sợi (côn, guồng, búp sợi);

- Lô sản phẩm

- Màu sắc;

- Số thứ tự kiện;

- Khối lượng kiện: cả bì, không bì

- Các ký hiệu hướng dẫn bảo quản, vận chuyển.

Chữ ghi ngoài kiện rõ ràng và viết bằng mực không phai

3.2. Bao gói

3.2.1. Dạng côn

Côn sợi Acrylic không được đánh ống chặt quá, lỏng quá, đảm bảo độ xốp của sợi, không chằng đầu, chằng đuôi, lấm bẩn.

Khối lượng chênh lệch giữa các côn sợi so với qui định không lớn hơn ± 5 %. Mỗi côn sợi được bọc vào túi nilông có đục lỗ tròn thông hơi.

3.2.2. Dạng súc sợi

Các con sọi 200 g được xếp thành súc sợi, khối lượng chênh lệch giữa các con sợi không lớn hơn ± 5 %

Súc sợi Acrylic được bỏ vào túi nilông có đục lỗ tròn thông hơi. Mỗi súc sợi được buộc chặt bằng các dây nilông ngang dọc.

3.2.3. Dạng túi búp sợi

10 búp sợi Acrylic được bỏ vào túi ni lông có đục lỗ tròn thông hơi. Khối lượng chênh lệch giữa các búp sợi so với qui định không lớn hơn ± 5 %, túi sợi phải buộc kín đầu.

3.2.4. Kiện sợi

Các đơn vị sản phẩm côn sợi, súc sợi, túi búp sợi Acrylic sau khi được bao gói, được đóng riêng thành các kiện sợi côn, kiện sợi súc, kiện búp sợi và được bọc cẩn thận bằng túi PP hoặc hòm các tông sao cho đảm bảo chất lượng và an toàn khi vận chuyển.

Số lượng kích thước bao bì đóng gói theo sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan.

3.3. Bảo quản, vận chuyển

Sợi Acrylic phải để trong kho cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, các kiện sợi phải để cách mặt đất và cách tường ít nhất 30cm, không để chung sợi Acrylic với các chất như hóa chất, thuốc nhuộm, xăng dầu và các chất dễ cháy, dễ nổ, các chất gây dị ứng đối với da.

Khi vận chuyển phải mang vác nhẹ nhàng, phương tiện vận chuyển có thiết bị che mưa, nắng …

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi