Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5205-5:2008 ISO 8566-5:1992 Cần trục-Cabin-Phần 5: Cầu trục và cổng trục

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5205-5:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5205-5:2008 ISO 8566-5:1992 Cần trục-Cabin-Phần 5: Cầu trục và cổng trục
Số hiệu:TCVN 5205-5:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2008Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 5205-5:2008

ISO 8566-5:1992

CẦN TRỤC - CABIN - PHẦN 5: CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC

Cranes - Cabins - Part 5: Overhead travelling and portal bridge cranes

 

Lời nói đầu

TCVN 5205-5:2008 và TCVN 5205-1:2008, TCVN 5205-2:2008, TCVN

5205-3:2008, TCVN 5205-4:2008 thay thế TCVN 5205:1990.

TCVN 5205-5:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 8566-5:1992.

TCVN 5205-5:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 5205 (ISO 8566), Cần trục - Cabin, gồm các phần sau:

− TCVN 5205-1:2008 (ISO 8566-1:1992), Phần 1: Yêu cầu chung.

− TCVN 5205-2:2008 (ISO 8566-2:1995), Phần 2: Cần trục tự hành.

− TCVN 5205-3:2008 (ISO 8566-3:1992), Phần 3: Cần trục tháp.

− TCVN 5205-4:2008 (ISO 8566-4:1998), Phần 4: Cần trục kiểu cần.

− TCVN 5205-5:2008 (ISO 8566-5:1992), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

 

CẦN TRỤC - CABIN - Z - PHẦN 5: CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC

Cranes - Cabins - Part 5: Overhead travelling and portal bridge cranes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với cabin của cầu trục và cổng trục đã được định nghĩa trong ISO 4306-1.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 5205-1:2008 (ISO 8566-1:1992), Cần trục - Cabin - Phần 1: Yêu cầu chung.

ISO 4306-1:1990, Cranes - Vocabulary - Part 1: General (Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Yêu cầu chung).

ISO 7752-1:1983, Lifting appliances - Controls - Layout and characteristics - Part 1: General principles (Thiết bị nâng - Điều khiển - Sơ đồ bố trí và các đặc tính - Phần 1: Nguyên tắc chung).

ISO 7752-5:1985, Lifting appliances - Controls - Layout and characteristics - Part 5: Overhead travelling cranes and portal bridge cranes (Thiết bị nâng - Điều khiển - Sơ đồ bố trí và các đặc tính - Phần 5: Cầu trục và cổng trục).

3. Kết cấu cabin

3.1. Yêu cầu chung đối với kết cấu cabin quy định trong TCVN 5205-1 được áp dụng cho cabin của cầu trục và cổng trục.

3.2. Kích thước của cabin được quy định trong Hình 1 là các yêu cầu nhỏ nhất và có thể được lấy lớn hơn trong thực tế. Kích thước được lấy qua tâm của điểm chỉ chỗ ngồi (SIP): chiều cao nhỏ nhất bên trong cabin phải là 1600 mm; chiều rộng nhỏ nhất bên trong cabin là 900 mm và chiều sâu nhỏ nhất là 1300 mm (xem Hình 1).

Tổng thể tích bên trong nhỏ nhất của cabin phải là 3 m3. Thể tích và các kích thước của cabin phải được xác định tùy thuộc vào số người làm việc trong cabin và thời gian làm việc thực tế.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Kích thước cabin

4. Ghế ngồi của người lái

Ghế ngồi, có tính đến điều kiện sử dụng thực tế, phải đảm bảo:

a) vững chắc và có các kích thước quy định trong Hình 2;

b) dễ dàng điều chỉnh được để đạt tới vị trí ngồi thoải mái;

c) được trang bị phần tựa nghiêng để tạo hình dạng phù hợp và nâng đỡ lưng;

d) được bọc bằng vật liệu không làm tăng sự đổ mồ hôi;

e) khi cần thiết, được trang bị lò xo và đệm giảm chấn để giảm rung động;

f) dễ dàng điều chỉnh được theo phương ngang và phương đứng, và sau đó có thể khóa lại để tạo được vị trí làm việc thích hợp cho người lái;

g) được lắp bộ phận tựa khuỷu tay phù hợp và điều chỉnh được;

h) được thiết kế để có thể dễ dàng ngồi trực tiếp vào ghế.

Có thể điều chỉnh cả ghế ngồi nghiêng về phía sau từ 3o đến 7o. Ghế ngồi có thể điều chỉnh ± 80 mm theo phương ngang từ vị trí chính giữa (về phía trước và phía sau), và ± 50 mm theo phương đứng từ vị trí chính giữa.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 - Kích thước ghế ngồi

5. Bộ phận điều khiển

5.1. Sơ đồ bố trí chung và các đặc tính của các bộ phận điều khiển phải phù hợp với ISO 7752-1.

5.2. Các nguyên tắc cụ thể cho cầu trục và cổng trục phải phù hợp với ISO 7752-5.

6. Sưởi ấm và làm mát

6.1. Nhiệt độ trong cabin phải được duy trì trong khoảng từ 15oC đến 30oC trong suốt quá trình hoạt động ngoại trừ điều kiện thời tiết bên ngoài rất khắc nghiệt.

6.2. Cabin phải được thiết kế sao cho đáp ứng được mức thông gió và thoát nhiệt tối thiểu, và đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ không vượt quá 6oC ngoại trừ điều kiện thời tiết bên ngoài rất khắc nghiệt.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi