Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4946:1989 Hệ khí nén dùng cho ngành chế tạo máy-Dẫn động khí nén-Phương pháp thử chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4946:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4946:1989 Hệ khí nén dùng cho ngành chế tạo máy-Dẫn động khí nén-Phương pháp thử chung
Số hiệu:TCVN 4946:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4946:1989

HỆ KHÍ NÉN DÙNG CHO NGÀNH CHẾ TẠO MÁY - DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG

System pneumatic for machine technology - Pneumatic drives - General testing methods

 

Lời nói đầu

TCVN 4946:1989 phù hợp hoàn toàn với ST SEV 3396:1981;

TCVN 4946:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

HỆ KHÍ NÉN DÙNG CHO NGÀNH CHẾ TẠO MÁY - DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG

System pneumatic for machine technology - Pneumatic drives - General testing methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các dẫn động khí nén và các cơ cấu trong hệ thống phanh hãm của các phương tiện giao thông.

1. Quy định chung

Điều kiện tiến hành thử quy định trong Bảng 1.

Bảng 1

Chỉ tiêu

Giá trị của chỉ tiêu

Nhiệt độ môi trường xung quanh, oC

20 ± 5

Áp suất khí quyển, MPa

0,1 ± 0,04

Độ ẩm, %

Từ 30 đến 80

Thành phần không khí ở môi trường xung quanh

Không có hơi nước, khí có hoạt tính ảnh hưởng đến vật liệu cần dùng

Chất lỏng làm việc - khí nén *

            Cấp độ bẩn của khí

            Nhiệt độ không khí, oC

 

Từ 0 đến 10

Từ 10 đến 25

Cho phép sai số:           Áp suất thử, %;

                                    Lưu lượng, %

± 3

± 10

Nguồn điện

Cho phép sai số:       Điện áp định mức, %;

                                Tần số, %

 

± 10

± 2

Sai lệch vị trí làm việc bình thường

Độ rung va đập cơ khí * *

Các giá trị cho phép được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm các cơ cấu cụ thể.

CHÚ THÍCH:

Dấu “*” - để kiểm tra độ bền, cho phép sử dụng những loại công tác (ví dụ như + dấu) không có các tạp chất cơ khí và không có tính ăn mòn, xâm thực;

Dấu “**” - Các thông số này không liên quan đến thử nghiệm về tính năng chịu rung;

Các quy định liên quan đến chất lỏng làm việc ở đây không áp dụng cho việc thử nghiệm các bộ lọc 2 loại và khối lượng thử nghiệm.

2. Tiến hành thử

2.1. Các loại thử nghiệm quy định trong Bảng 2.

Bảng 2

Loại thử nghiệm

Đối tượng thử nghiệm

Thời hạn tiến hành thử

Mục đích thử

Thử điển hình

Mẫu sản phẩm,chức năng hoặc mẫu sản phẩm chế thử (loạt)

Trước khi triển khai sản xuất hàng loạt hoặc khi có sự thay đổi về kết cấu, vật liệu, phương pháp công nghệ có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu kỹ thuật

Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật qua thiết bị dựa vào các thông số đã quy định theo tiêu chuẩn và Bảng 3

Thử định kỳ

Sản phẩm sản xuất hàng loạt

Tiến hành theo định kỳ đã quy định trong tiêu chuẩn hoặc trong yêu cầu kỹ thuật.

Nghiệm thu

Sản phẩm sản xuất hàng loạt

Khi kết thúc quá trình sản xuất

Kiểm tra một số thông số chính theo tiêu chuẩn và theo Bảng 3

2.2. Khối lượng thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo các loại thử nghiệm cho trong Bảng 3.

Các chỉ tiêu phụ, cần kiểm tra cho từng loại chi tiết của thiết bị khí nén, được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành đối với từng loại cụ thể.

Bảng 3

Các chỉ tiêu cần kiểm tra

Hướng dẫn thử

Thử điển hình

Thử định kỳ

Thử nghiệm thu

Kiểm tra bên ngoài, trạng thái bề mặt

5,1

+

+

Chất lượng các lớp bảo vệ

 

+

+

Ghi nhãn

 

+

+

Bao gói

 

+

Các kích thước chính

5,2

+

+

+ 3

Vật liệu

5,3

+

+

+ 3

Khối lượng

5,4

+

+

Độ bền chịu rung

5,5

+

+ 2

An toàn lao động

5,6

+

+ 2

Chạy thử

Theo tiêu chuẩn hiện hành về phương pháp thử nghiệm các thiết bị khí nén.

+

+

+

Độ kín

+

+

+

Độ bền

+

+

+

Các thông số kỹ thuật

+

+

+ 2

Độ ồn

+

+ 2

Các đường đặc tính

+

+

Tính năng làm việc không có dầu

+

Độ tin cậy của máy

+

+ 2

Bảo vệ chống sự phá hủy của khí hậu

+

CHÚ THÍCH:

Dấu “+”: cần làm thử nghiệm.

Dấu “-”: không cần thử nghiệm.

a) Xác định chính xác các chỉ tiêu cần kiểm tra cho từng loại thử nghiệm dựa vào các tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm các chi tiết cụ thể của thiết bị khí nén;

b) Tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm các chi tiết cụ thể của thiết bị khí nén;

c) Cho phép tiến hành thí nghiệm trong quá trình sản xuất.

2.3. Mỗi sản phẩm sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất hàng khối đều cần được thử nghiệm thu. Cho phép kiểm tra chọn lọc nếu có quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Số lượng thiết bị cần thử nghiệm khi thử điển hình và thử định kỳ được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành về phương pháp thử những chủng loại cụ thể của thiết bị khí nén.

3. Thiết bị đo lường

3.1. Xác định sai số cho phép của số đo các sơ đồ đo, các thông số đặc trưng của thiết bị dùng khi thử nghiệm dựa vào các tiêu chuẩn hiện hành về phương pháp thử.

3.2. Sai số cho phép của các phương tiện đo dùng trong thử nghiệm phải phù hợp với sai số đo cho phép.

4. Chuẩn bị thử nghiệm

4.1. Trước khi thử nghiệm

a) Kiểm tra các điều kiện quy định trong Bảng 1.

b) Kiểm tra các thiết bị đo theo điều 3.

4.2. Trước khi chạy thử, kiểm tra các thông số, đặc tính kỹ thuật và độ kín của các thiết bị có bộ phận chuyển động tịnh tiến, phải chạy ít nhất ba hành trình công tác.

4.3. Các yêu cầu cụ thể về chuẩn bị thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm những cơ cấu thiết bị cụ thể.

5. Tiến hành thử nghiệm

5.1. Kiểm tra ngoại hình thiết bị được tiến hành bằng mắt thường gồm:

a) Kiểm tra các bề mặt;

b) Chất lượng các lớp bảo vệ;

c) Ghi nhãn;

d) Bao gói.

5.2. Kiểm tra các kích thước choán chỗ, kích thước lắp nối bằng các dụng cụ đo chuẩn.

5.3. Vật liệu của các chi tiết kiểm tra theo các chứng chỉ về chất lượng.

5.4. Kiểm tra khối lượng bằng cách cân không có các bao bì.

5.5. Kiểm tra độ bền chịu rung trên giá thử rung. Tần số và biên độ rung kiểm tra theo tiêu chuẩn hiện hành.

5.6. Yêu cầu về an toàn khi thử theo các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật tương ứng.

6. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm phải được ghi vào biên bản thử nghiệm.

Trong biên bản thử điển hình và thử định kỳ cần có:

a) Tên đơn vị, nhà máy sản xuất;

b) Thời gian tiến hành thử nghiệm;

c) Loại thiết bị;

d) Năm tháng sản xuất;

e) Điều kiện thử nghiệm;

g) Cấp chính xác của thiết bị đo.

 

Phụ lục A

Các tài liệu tham khảo

- ST.SEV 2478:1980. Lọc tách ẩm áp suất 0,63; 1,0 và 1,6MPa.

Đường thẳng quy ước và ren lắp nối.

- ST.SEV 3274:1981. Ống dẫn khí nén - Yêu cầu chung về an toàn.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi