Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4547:1994 Xà lan xăng dầu-Quy trình kiểm định

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4547:1994

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4547:1994 Xà lan xăng dầu-Quy trình kiểm định
Số hiệu:TCVN 4547:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1994Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4547 – 1994

XÀ LAN XĂNG DẦU

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Barges for oil products

Method and means for verification

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp và phương tiện kiểm định ban đầu và định kỳ đối với xà lan xăng dầu (XLXD) thỏa mãn những quy định của TCVN 4337-1994.

1. Các phép kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải lần lượt thực hiện các phép kiểm tra sau đây:

1.1. Kiểm tra kỹ thuật.

1.2. Kiểm tra đo lường.

2. Phương tiện kiểm định

2.1. Bộ bình chuẩn dung tích kim loại hạng II (20 ÷ 5000) lít, hoặc đồng hồ đo thể tích chất lỏng chuẩn và hệ thống thiết bị dẫn xuất kèm theo có sai số tương đối không lớn hơn 0,2%.

2.2. Thước đo độ dài

- Thước cuộn có quả dọi, phạm vi từ 0 đến 5m, độ chia 1mm;

- Thước đo chiều dài kiểu ống, phạm vi từ 0 đến 3m, độ chia là 1mm;

- Thước cuộn 2m, độ chia 1mm.

2.3. Nhiệt kế, phạm vi đo (0 ÷ 50)°C, độ chia 1°C và ống lấy mẫu chất lỏng để đo nhiệt độ.

2.4. Chất lỏng đo: nước sạch hoặc nhiên liệu (dầu lửa hoặc diezel), chất đánh dấu phù hợp với chất lỏng đo.

3. Điều kiện kiểm định và chuẩn bị kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện và các công việc chuẩn bị sau đây:

3.1. Chuẩn và hệ thống thiết bị đo lường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường kiểm định cho phép sử dụng.

3.2. Đường ống dẫn chất lỏng đo từ chuẩn vào các hầm của XLXD phải đủ dài đến sát đáy để chất lỏng chảy vào từ đáy nhằm giảm sóng bề mặt giúp cho phép đo chiều cao mức chất lỏng thực hiện nhanh, chính xác.

Cho phép sử dụng trực tiếp hệ đường ống công nghệ của XLXD nếu thỏa mãn các yêu cầu trên.

Trong quá trình đo nếu để rơi vãi hoặc để sót lại chất lỏng trong đường ống phải thực hiện lại phép đo.

3.3. Xà lan xăng dầu phải có sơ đồ bố trí các hầm hàng, các hàm phụ và hệ đường ống công nghệ đảm bảo đúng yêu cầu quy định theo mục 1.3 của TCVN 4337-1994.

3.4. Xà lan xăng dầu phải có đủ giấy tờ hợp lệ khi lưu hành theo quy định hiện hành và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đo lường theo TCVN 4337-1994.

3.5. Nhiệt độ môi trường khi tiến hành pháp phép đo là 25 ± 10°C. Nhiệt độ chất lỏng ở phương tiện đo chuẩn và trong các hầm hàng cho phép chênh lệch nhau 1°C, nếu vượt quá phải tiến hành hiệu chỉnh dung tích theo chỉ dẫn phương pháp cho ở phục lục 1.

3.6. Trước khi tiến hành kiểm định, các hầm hàng , hầm cách ly, hầm bơm và các hầm phụ khác phải được vét hết chất lỏng, các vật lạ và được kiểm tra sơ bộ độ kín phần đáy hầm hàng.

3.7. Khi tiến hành các phép đo phải thường xuyên quan sát và điều chỉnh sự cân bằng tương đối của xà lan theo mớn nước mũi lái. Chênh lệch mớn nước mũi lái lớn nhất là 100mm đối với xà lan có trọng tải đến 500 tấn và 150mm đối với xà lan có trọng tải lớn hơn 500 tấn.

4. Tiến hành kiểm định

4.1. Kiểm tra kỹ thuật

Tiến hành kiểm tra kỹ thuật XLXD theo những yêu cầu của TCVN 4337-1994 với các nội dung sau:

4.1.1. Kiểm tra hồ sơ giấy tờ kèm theo XLXD:

- Các giấy phép lưu hành của Đăng kiểm Việt Nam;

- Sơ đồ công nghệ, hầm hàng của XLXD do cơ quan chủ quản cấp như quy định ở điều 1.3 TCVN 4337-1994;

- Bảng dung tích đã lập của XLXD.

4.1.2. Quan sát bằng mắt kết cấu thực tế của hầm hàng, ngăn phụ, sơ đồ công nghệ, lỗ thông thủy ở đáy hầm hàng, dấu mạn khô, thước nước, đối chiếu với các yêu cầu tương ứng của TCVN 4337-1994.

4.1.3. Dùng nước đo độ dài xác định vị trí và kết cấu kích thước của ống đo theo yêu cầu điều 3.4 và ống kiểm tra theo yêu cầu của điều 2.6 của TCVN 4337-1994.

4.1.4. Kiểm tra độ kín

Độ kín hầm hàng XLXD được kiểm tra ở mức chứa cao nhất trong 40 phút. Sau 40 phút nếu mức chất lỏng thay đổi không lớn hơn 2mm trong phạm vi nhiệt độ thay đổi nhỏ hơn 1°C thì XLXD được xem là kín.

Trong thời gian thử độ kín nếu nhiệt độ chất lỏng đo thay đổi lớn hơn 1°C thì phải hiệu chỉnh sự thay đổi dung tích do nhiệt độ gây ra.

Số hiệu chỉnh được tính toán theo phụ lục 1.

4.1.5. Đo chiều cao kiểm tra (Hmax) từ miệng lỗ đo đến đáy hầm hàng không ít hơn 3 lần.

Sai lệch lớn nhất giữa hai giá trị bất kỳ không được lớn hơn 2mm. Giá trị Hmax tính bằng trung bình cộng giữa các giá trị đo được và làm tròn đến 1mm.

4.2. Kiểm tra đo lường

Xà lan xăng dầu được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

4.2.1. Chọn điểm đo

Để đánh giá độ chính xác bảng dung tích các hầm hàng của XLXD phải được thực hiện các phép đo tại 4 điểm: 70, 80, 90, 100% dung tích mỗi hầm hàng.

Dung tích mỗi điểm đo được làm tròn đến 50 lít.

4.2.2. Tiến hành phép đo

Xác định dung tích các điểm đo bằng phương pháp dung tích theo cách đổ vào:

Dùng phương tiện đo chuẩn tiến hành lần lượt các phép đo theo dung tích các điểm đo đã chọn. Kết quả phép đo được ghi vào biên bản như bảng sau:

Bảng 1

Số thứ tự điểm đo

Dung lượng điểm đo, % (hầm hàng)

Dung tích điểm đo Vi

Chiều cao điểm đo Hi

Dung tích hầm hàng (theo barem VH

Nhiệt độ chuẩn t°C

Nhiệt độ hầm hàng t°b

dt°=tb-tc

dti=ti-ti-1

∆=VH-Vi

1

2

3

4

70

80

90

100

Chú thích:

1) Mỗi điểm đo phải đo chiều cao Hi 3 lần. Sai lệch giữa các giá trị không được vượt quá 2mm. Giá trị Hi bằng trung bình cộng của các giá trị đo được và làm tròn đến 1mm.

2) Phải tiến hành đo nhiệt độ chất lỏng ở chuẩn và trong hầm hàng ở từng phép đo riêng biệt tại khoảng giữa lượng chất lỏng chứa trong hầm hàng bằng ống lấy mẫu chuyên dụng.

4.2.3. Xử lý kết quả phép đo

Sai số mỗi điểm đo tính theo công thức:

∆V=VH-Vi

d%=  100%

Trong đó:

- VH- Dung tích danh nghĩa của hầm hàng được xác định theo bảng dung tích ở chiều cao tương ứng với dung tích đúng của hầm hàng đối với mỗi điểm đo.

- Vi- Dung tích đúng của hầm hàng xác định theo phương tiện độ chuẩn ở mỗi điểm đo.

4.2.4. Giới hạn sai số:

Sai số tương đối của các điểm đo không vượt quá ±0,5%.

Nếu qua kiểm tra có ít nhất một điểm vượt quá giới hạn sai số thì bảng dung tích không đạt yêu cầu đo lường.

5. Xử lý chung

5.1. Nếu xà lan đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì được đóng dấu kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định.

- Sơn dấu kiểm định cỡ lớn lên cổ các hầm XLXD.

- Ghi giá trị chiều cao kiểm tra (Hmax) rõ ràng lên cổ hầm hàng.

- Đóng dấu kiểm định cỡ nhỏ lên giấy chứng nhận kiểm định và bảng dung tích.

5.2. Nếu XLXD không đạt yêu cầu đo lường thì lập bảng dung tích mới.

6. Chu kỳ kiểm định

Chu kỳ kiểm định: 1 năm.

PHỤ LỤC A

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN SỐ HIỆU CHỈNH DUNG TÍCH VÀ CHIỀU CAO DO HIỆU ỨNG NHIỆT ĐỘ GÂY NÊN

Do hệ số nở nhiệt của kim loại rất nhỏ so với hệ số nở nhiệt của chất lỏng nên ta có thể bỏ qua và vì vậy có thể xem dung tích của hầm hàng là một đại lượng không đổi theo biến thiên nhiệt độ. Để xác định đại lượng này bằng phương pháp dung tích phải thông qua thể tích của lượng chất lỏng đo được đổ vào hầm hàng ở các mức chứa khác. Thể tích này được xác định qua chuẩn. Do nhiệt độ thay đổi nên thể tích lượng chất lỏng đo sẽ thay đổi phụ thuộc vào trạng thái nhiệt của mỗi điểm đo. Vì vậy dung tích của các điểm đã đo sẽ bị thay đổi. Mức độ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái nhiệt độ của chất lỏng đo ở thời điểm trước và sau khi tiến hành phép đo. Tính toán số hiệu chỉnh này theo phương pháp sau:

1. Thể tích lượng chất lỏng đổ vào hầm hàng ở điểm đo thứ i được tính theo công thức sau:

V= Vc [1 + b(tbi-tci)]            (1)

Trong đó:

Vi- Thể tích chất lỏng trong hầm hàng;

Vc- Thể tích lượng chất lỏng tính theo chuẩn;

tn- Nhiệt độ chất lỏng đo trong hầm hàng;

tc- Nhiệt độ chất lỏng đo ở chuẩn;

b- Hệ số nở nhiệt của chất lỏng (xăng: 12.10-4; Diezel: 8.10-4; Dầu hỏa: 9.10-4);

i- Chỉ số các điểm đo; i = 1, 2,…

2. Thể tích lượng chất lỏng ở điểm đo thứ i-1 khi ở trạng thái nhiệt độ của điểm đo thứ i sẽ là:

 =  [1 + b(ti - ti-1)]            (2)

Trong đó:

: Thể tích chất lỏng ở điểm đo thứ i-1 ứng với trạng thái nhiệt độ ở điểm đo thứ i-1;

: Thể tích chất lỏng ở điểm đo thứ i-1 ứng với trạng thái nhiệt độ ở điểm đo thứ i;

ti-1: Nhiệt độ chất lỏng ở điểm đo thứ i-1;

ti: Nhiệt độ chất lỏng ở điểm đo thứ i.

3. Dung tích ở điểm đo thứ i tính theo công thức:

 = +Vi = (1) + (2)                (3)

4. Ở điểm đo thứ i-1, dung tích hầm hàng bằng thể tích chất lỏng chứa trong đó tương ứng với chiều cao Hi-1. Do thể tích chất lỏng thay đổi theo nhiệt độ nên ở điểm đo thứ i thể tích chất lỏng ứng với dung tích bể ở điểm đo thứ i-1 sẽ bị thay đổi một lượng là:

∆V =  b(ti - ti-1)                 (4)

Tương ứng với sự thay đổi chiều cao là:

∆h=                               (5)

Với K =  giá trị thể tích trên một đơn vị chiều cao ở chiều cao chứa tương ứng của hầm hàng (giá trị này lấy theo bảng dung tích hoặc đo tính theo kích thước hình học).

Giá trị ∆V là một phần của công thức (2) tức là đã hiệu chỉnh trực tiếp cho dung tích hầm hàng của điểm đang đo. Giá trị ∆h đã nằm ngay trong chiều cao tương ứng với dung tích của điểm đang đo, nghĩa là:

Hi = Hi-1 + (∆h + ∆H)

Trong đó:

Hi-  chiều cao ứng với dung tích ở điểm đo thứ i;

Hi-1- chiều cao ứng với dung tích ở điểm đo thứ i-1;

∆h- chiều cao ứng với sự thay đổi nhiệt độ từ ti-1 đến ti của thể tích lượng chất lỏng bằng dung tích Vi-1;

∆H- chiều cao ứng với thể tích lượng chất lỏng đổ thêm vào ở điểm đo thứ i;

Ghi chú:

Mục 4: Nhằm giải thích các số hiệu chỉnh đã được tính toán ngay trong các công thức từ (1) ÷ (3) và cách xác định cụ thể ∆h.

Theo hình vẽ công thức (2) sẽ là

 = Vi-1 + ∆V

Công thức (3) sẽ là:

 = Vi-1 + ∆V + Vi

Căn cứ kết quả đo và các công thức trên tiến hành tính toán xử lý số liệu theo bảng sau:

Vi

V= + Vi

Hi

VH

∆V

d%

Tính theo barem

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi