Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Xác định độ bền khi kéo căng của cao su

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng
Số hiệu:TCVN 4509:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:21/01/1988Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 4509_1988 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4509 - 1988

CAO SU. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KHI KÉO CĂNG

Rubber. Determination of tensile strength

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1593-74 quy định phương pháp thử mẫu cao su đã lưu hóa để xác định các chỉ tiêu độ bền định dãn, độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt và độ dãn dư

Tiêu chuẩn không áp dụng cho các loại cao su cứng (ebonit)

1. Định nghĩa

1.1. Độ bền định dãn (modun) tính bằng N/cm2 là lực cần thiết để kéo dãn đến độ dài quy định (ví dụ 300% so với đoạn dài ban đầu) ứng với một đơn vị diện tích mặt cắt ban đầu.

1.2. Độ bền kéo đứt tính bằng N/cm2 lực cần thiết để kéo đứt mẫu thử, ứng với một đơn vị diện tích mặt cắt ban đầu.

1.3. Độ dãn dài khi đứt là độ dãn dài của mẫu khi dãn ra, ngay trước khi mẫu bị kéo đứt, tính bằng phần trăm, so với đoạn dài ban đầu.

1.4. Độ dãn dư là hiệu số chiều dài của đoạn mẫu sau khi kéo đứt để yên trong 3 phút ghép lại và trước khi kéo đứt, tính bằng phần trăm so với đoạn dài ban đầu.

2. Mẫu thử

2.1. Mẫu thử phải có độ dày 2 ± 0,2 mm. Đối với sản phẩm không đủ độ dày, cho phép lấy theo độ dày lớn nhất, theo quy định trong tiêu chuẩn cụ thể cho sản phẩm đó.

Chênh lệch độ dày ở phần giữa mẫu (phần sẽ bị kéo đứt) của mỗi mẫu, không được quá 0,1 mm.

2.2. Mẫu thử có dạng theo đúng như hình 1.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Hình 1

Cho phép dùng một trong bốn cỡ mẫu có kích thước quy định trong bảng.

Kích thước mm/ Mẫu cỡ

a

b

l

c

L

R1

R2

A

110

25 ± 1

25 ± 1

3 ± 0,2

30 ± 1

14 ± 1

20 ± 1

B

115

25 ± 1

25 ± 1

6 ± 0,4

33 ± 1

14 ± 1

25 ± 2

C

115

25 ± 1

25 ± 1

6 ± 0,05

33 ± 2,0

14

25

D

100

16 ± 1

25 ± 1

3 ± 0,05

33 ± 2,0

14

16

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Hình 2

2.3. Số lượng mỗi lần thử không ít hơn 5 mẫu.

3. MÁY THỬ VÀ DỤNG CỤ

3.1. Máy thử độ bên kéo có độ chính xác đến 1% theo TCVN 1592-87

3.2. Hình dáng và kích thước mặt cắt của lưỡi dao cắt mẫu phải theo đúng quy định như hình 2.

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1. Dùng sơn có màu khác với màu của mẫu đánh dấu đoạn dài sẽ bị kéo đứt của mẫu (kích thước 1) hai đầu cách nhau 25 ± 1 mm.

4.2. Dùng đồng hồ đo độ dày để đo độ dày trong phạm vi đánh dấu ít nhất 3 lần và lấy kết quả lần đo có trị số nhỏ nhất.

4.3. Kẹp mẫu vào hai đầu kẹp trên máy, theo chiều thẳng đứng. Gạt các kim ở bảng ghi trọng tải về số 0. Cho máy chạy với tốc độ kéo xuống của kẹp dưới là 500 mm/phút.

Tiến hành đo độ dãn dài của phần bị kéo đứt trên mẫu cho tới khi đứt với độ chính xác đến 1 mm. ghi giá trị của tải trọng tác dụng lên mẫu khi đứt (đọc trên đồng hồ đo trọng tải của máy).

4.4. Lấy hai phần mẫu đã kéo đứt ra khỏi hai đầu kẹp. Để yên 3 phút. Ráp hai đầu mẫu lại, dùng thước đo khoảng cách giữa hai điểm để đánh dấu lúc đầu với độ chính xác đến 0,1 mm. Tính phần trăm độ dãn dư.

4.5. Nếu mẫu đứt ngoài hoặc tại hai điểm đánh dấu hoặc nếu thấy có khuyết tật hay tạp chất ở mặt đứt, phải loại kết quả đó đi.

5. TÍNH KẾT QUẢ

5.1. Độ bền kéo đứt (Lđ), tính bằng N/cm2, theo công thức:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Trong đó:

P – Tải trọng tác dụng lên mẫu khi đứt, N,

C – Chiều rộng phần mẫu bị kéo đứt trước khi kéo, cm,

h – Chiều dày phần mẫu bị kéo đứt trước khi kéo, cm.

5.2. Độ dãn dài khi đứt Dđ, tính bằng phần trăm, theo công thức:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Trong đó:

l0 – chiều dài giữa hai điểm đánh dấu trên mẫu trước khi kéo, mm;

l1 – chiều dài giữa hai điểm đánh dấu trên mẫu ngay trước khi đứt, mm;

5.3. Độ dãn dư Bd, tính bằng phần trăm theo công thức:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Trong đó:

l0 – như điều 5.2;

l2 – chiều dài mẫu sau khi kéo đứt, mm.

5.4. Độ bền định dãn (Lđ d), tính bằng N/cm2, theo công thức:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 Cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng

Trong đó:

Pđd – tác dụng tải trọng lên mẫu khi kéo dãn dài mẫu đến x% (thí dụ 300%)

C – như điều 5.1.

h – như điều 5.1.

5.5. Xử lý kết quả theo TCVN 1592-87

Khi so sánh kết quả phải dùng mẫu cùng một cỡ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi