Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4101:1985 Thước đo có du xích-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4101:1985

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4101:1985 Thước đo có du xích-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 4101:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1985Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4101:1985

THƯỚC ĐO CÓ DU XÍCH - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Vernier gages with slider jaws - Technical requirement

Lời nói đầu

TCVN 4101:1985 do Viện máy công cụ và dụng cụ - Bộ cơ khí và luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

THƯỚC ĐO CÓ DU XÍCH - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Vernier gages with slider Jaws - Technical requirement

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thước đo có du xích theo TCVN 4095:1985 đến TCVN 4100:1985 và xác định yêu cầu kỹ thuật cho các dụng cụ đo như trên.

1. Giới hạn đo của các kích thước phải phù hợp với chỉ dẫn cho trong Bảng 1.

Bảng 1

Kích thước tính bằng milimét

Giới hạn đo

Trên

Dưới, không lớn hơn

Thước cặp

Thước đo chiều sâu

Thước đo chiều cao

100

-

0

-

125*

0

160*

200

250

315*

0

400

500

630

0

250

0

250

800*

315

315

1000

400

400

1250

500

-

0

500

1600*

630

630

2000

800

600

* Cho phép chế tạo thước đo có giới hạn trên là 135 mm, 150 mm, 300 mm, 750 mm, 1500 mm.

2. Quy định các du xích có giá trị đo 0,1 mm và 0,05 mm. Các du xích với giá trị đo 0,05 mm có thể được dùng cho các thước đo có giới hạn trên là 1000 mm, nếu dùng các du xích với giá trị đo 0,1 mm.

3. Quy trình hai cấp chính xác cho các thước đo có giá trị du xích 0,1 mm với giới hạn trên đến 400 mm.

4. Trên thân thước phải có thang khắc vạch với độ dài khoảng chia là 1 mm. Chiều dài thang của thân thước phải lớn hơn giới hạn trên của thước, nhưng không được nhỏ hơn chiều dài thang khắc vạch của du xích.

5. Các thước có giới hạn dưới không bằng không thì ngang thang khắc vạch của thân thước được bắt đầu từ vạch tương ứng với giới hạn đo ấy và phù hợp như ở Bảng 1.

6. Cứ 5 vạch chia của thang chính phải vạch 1 vạch dài, và cứ 10 vạch chia phải vạch 1 vạch dài hơn 5 vạch chia. Các vạch phải tương ứng với số chỉ centimét.

Các vạch và các chữ số phải rõ ràng, bằng nhau và vuông góc với cạnh hướng dẫn của thân thước. Các vạch của du xích phải kéo dài đến mép thang.

7. Thang khắc vạch của xích du phải tương xứng với một trong những phương án môđun trình bày trên Hình 1 đến Hình 4

Chú thích:

1 Các chỉ số centimét cho phép ghi theo trật tự sau: 0, 1, 2, ...,9, 10, 1, 2, ...,9, 20, 1, 2, ...,9, 30, 1, 2 v.v...

2 Cho phép đánh số thang khắc vạch theo milimét.

Hình 1

CHÚ THÍCH:

1 Ở du xích 0,1 mm cho phép khắc các vạch dài với các số 0,5 và 10 (môđun 2) và các số 0 và 10 (môđun 1).

2 Ở du xích 0,05 mm (môđun 2) cho phép khắc các vạch dài với các số chẵn liên tục từ 0 đến 10.

3 Môđun 2 thường thích hợp hơn cả.

8. Chiều rộng các vạch chia của thân thước và của du xích phải bằng:

- Đối với thước có giá trị du xích 0,05 mm là: 0,08 mm + 0,120 mm.

- Đối với thước có giá trị du xích 0,1 mm là: 0,08 mm + 0,20 mm.

Sự khác nhau về chiều rộng của các vạch trong giới hạn cùng một thang, và sự khác nhau về chiều rộng của các vạch chia trên thân thước và trên du xích của cùng một thước cặp, không được lớn hơn 0,03 mm. Đối với thước đo có giá trị du xích 0,1 mm cho phép sự khác nhau về chiều rộng của các vạch không lớn hơn 0,05 mm.

9. Việc bố trí mặt phẳng của thang du xích đối với mặt phẳng thang khắc vạch của thân thước phải như chỉ dẫn trên Hình 2.

Đối với thước đo có giới hạn trên hơn 400 mm, khoảng cách từ bờ trên của mép du xích đến mặt phẳng thang khắc vạch của thân thước có thể lớn hơn nhưng không được quá 0,4 mm.

10. Giới hạn sai số kích thước (g) (hình 3) của mỏ các thước cặp theo tiêu chuẩn từ TCVN 4095:1985 đến TCVN 4097:1985 và chiều dày mỏ đo (a) (Hình 4) của thước đo chiều sâu có mỏ theo TCVN 4099:1985 phải phù hợp với các chỉ dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2

Kích thước tính bằng milimét

Kiểu thước cặp

Giới hạn sai số

g

a

Thước cặp

+ 0,03

-

Thước đo chiều sâu có mỏ

-

+ 0,03

11. Dung sai về độ phẳng và độ thẳng của mặt đo phải đạt 0,01 mm trên chiều dài đoạn chuẩn 100 mm, nhưng không nhỏ hơn 0,004 mm đối với các thước đo có giá trị du xích 0,05 mm, và 0,007 mm đối với thước đo có giá trị 0,1 mm.

Dung sai về độ phẳng và độ thẳng của mặt đo phụ của thước cặp có mỏ hai phía với thanh đo sâu không vượt quá 0,01 mm.

CHÚ THÍCH: Tại khoảng cách 0,2 mm cách mép mặt phẳng đo cho phép vát tròn.

12. Dung sai về độ song song của các chi tiết mỏ đo phải phù hợp với chỉ dẫn trong Bảng 3.

Bảng 3

Kích thước tính bằng milimét

Các chi tiết của mỏ đo

Dung sai độ song song

Giá trị du xích

0,05

0,1

Phần trụ của mỏ đo trụ phẳng và mặt đo của mỏ đo lỗ

0,01

Những mặt đo phẳng

0,02/100

0,03/100

CHÚ THÍCH:                  Mỏ đo trụ phẳng là mỏ số 3 (xem Phụ lục B)

                                    Mỏ đo lỗ là mỏ số 6, mặt đo 10 (xem Phụ lục B)

13. Giới hạn sai số cho phép của các thước đo được quy định khi không xiết chặt và khi xiết chặt khung trượt. Đối với các thước đo có giá trị du xích 0,05 mm và cấp chính xác 1 cho thước có giá trị du xích 0,1 mm thì giới hạn sai số cho phép phải tương ứng với chỉ dẫn trong Bảng 4.

Đối với thước cặp có giới hạn trên đến 400 mm và giá trị du xích 0,1 mm được quy định hai cấp chính xác, giới hạn sai số cho phép đối với thước cặp loại này là ± 100 mm.

Bảng 4

Giá trị đo

(mm)

Giới hạn sai số cho phép

mm)

Giá trị đo

mm

Giới hạn sai số cho phép

mm)

Giá trị đo

(mm)

Giới hạn sai số cho phép

mm)

0

50

700

120

1400

190

100

60

800

130

1500

200

200

70

900

140

1600

210

300

80

1000

150

1700

220

400

90

1100

160

1800

230

500

100

1200

170

1900

240

600

110

1300

180

2000

250

14. Thông số độ nhám Ra của các mặt đo của thước cặp không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 5.

Bảng 5

Kích thước tính bằng mm

Mặt đo

Ra

Những mặt đo phẳng và mặt đo trụ

0,32

Mặt đo của mỏ phẳng và mặt đo phụ

0,63

CHÚ THÍCH: Đối với thước đo có giới hạn trên hơn 400 mm cho phép độ nhám Ra của tất cả các mặt đo không lớn hơn 0,63 mm

15. Thân thước, khung trượt, mỏ đo và dao rạch dấu của thước đo phải được chế tạo bằng thép không gỉ.

Với mục đích tăng độ chịu mòn của các mặt đo có thể sử dụng lớp phủ bảo vệ hoặc các tấm ốp bằng hợp kim cứng.

Đế của thước đo chiều cao cho phép chế tạo bằng gang.

16. Độ cứng của mặt đo không được nhỏ hơn 50 HRC.

Độ cứng của dao vạch dấu của thước đo chiều cao không được nhỏ hơn 60 HRC.

17. Các thước đo có giá trị du xích 0,05 mm và các thước đo có giới hạn trên đến 500 mm và lớn hơn phải chế tạo vít chỉnh tinh.

18. Nên dùng thang khắc vạch có bề mặt mờ.

19. Ở các chỉ số bằng giới hạn trên của phạm vi đo thì toàn bộ chiều dài của một hoặc nhiều khung trượt phải nằm trên thân thước.

20. Sự di động của khung trượt theo thân thước phải nhẹ nhàng. Khung trượt không được tự di chuyển theo thước bởi trọng lượng riêng của mình.

21. Thước cặp phải có vít hãm để cố định khung trượt ở vị trí bất kỳ trong giới hạn đo.

22. Trên thân thước phải ghi cấp chính xác (chỉ cho cấp chính xác 2).

Phụ lục A

Nguyên tắc tính giới hạn sai số cho phép

Giới hạn sai số cho phép của các thước đo với giá trị du xích 0,05 mm và 0,1 mm, cấp chính xác 1 được tính là = (50 + 0,1L) m. Trong đó: L: Giá trị đo tính bằng milimét.

CHÚ THÍCH: Các giới hạn sai số cho phép gồm: Giới hạn sai số chiều mỏ đo, sai số về độ phẳng và độ thẳng của mặt đo, sai số về độ song song của các chi tiết mỏ đo, sai số của thang thước, của du xích và các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Phụ lục B

Tên gọi các chi tiết chính của thước đo dùng trong tiêu chuẩn này

1.

Thân trước

9. Vít hãm

2.

Khung trượt

10. Mặt đo phẳng

3.

Mỏ đo trụ phẳng

11. Mặt đo trụ

4.

Mỏ đo phẳng

12. Thước chính

5.

Mỏ đo cạnh dài

13. Thước du xích

6.

Mỏ đo lỗ

14. Vít chỉnh tinh

7.

Mỏ đo

15. Mặt đo phụ

8.

Dao vạch dấu

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi