Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2297:1978 Thuốc thử, axit nitric

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2297:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2297:1978 Thuốc thử, axit nitric
Số hiệu:TCVN 2297:1978Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:19/07/1978Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2297:1978

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 2297-78

THUỐC THỬ, AXIT NITRIC

 

Axit nitric là một chất lỏng trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt.

Công thức : HNO3

Khối lượng phân tử : 63,02

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Thuốc thử sử dụng trong tiêu chuẩn này phải có độ tinh khiết tương đương với tinh khiết hoá học “ TKHH” hoặc tinh khiết phân tích “ TKPT”

1.2. Nước cất theo TCVN 2117-77.

1.3. Các ống so màu phải có kích thước bằng nhau, không màu, đáy phẳng, cùng tính chất quang học và có nút mài đậy kín.

1.4. Dung dịch so sánh được chuẩn bị đồng thời và trong cùng điều kiện với dung dịch thử.

1.5. Khi so màu, thể tích dung dịch trong ống thử và ống so sánh phải bằng nhau và phải nhìn theo trục ống so màu trên nền trắng sữa. Nếu dung dịch cùng màu trắng sữa thì tiến hành so smàu trên nền đen.

1.6.Tiêu chuẩn này quy ước các cách biểu diễn nồng độ như sau,

 ví dụ :

- Axit clohidric, dung dịch 1 : 9 - có nghĩa là pha 1 phần thể tích axit clohidric đậm đặc với 9 phần thể tích nước.

- Bari clorua, dung dịch 20 % - có nghĩa là trong 100 g dung dịch này chứa 20 g bari clorua.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

 Axit nitric phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong bảng sau:

 

 

Chỉ tiêu

Mức

Tinh khiết hóa học TKHH

Tinh khiết phân tích TKPT

Tinh khiết TK

1

2

3

4

1. Hàm lượng axit nitric, tính bằng%

2. Hàm lượng cặn sau khi nung tính bằng %, không được lớn hơn..

3.Hàm lượng các oxit nitơ, tính theo NO2, tính bằng %, không lớn hơn

4. Hàm lượng sunfat ( SO4), tính bằng %, không được lớn hơn

5. Hàm lượng photphat (PO4) tính bằng %, không được lớn hơn

6. Hàm lượng clorua ( Cl) tính bằng %, không được lớn hơn

7. Hàm lượng sắt (Fe), tính bằng %, không được lớn hơn

8. Hàm lượng canxi (Ca), tính bằng %, không được lớn hơn

9. Hàm lượng asen ( As), tính bằng %, không được lớn hơn

10. Hàm lượng kim loại nặmg ( tính theo Pb), tính bằng %, không được lớn hơn

61-68

0,001

0,1

0,0002

0,0002

0,00005

0,0002

0,0005

0,000002

0,00002

 61-68

0,003

0,1

0,0002

0,0001

0,0001

0,0001

0,001

0,000003

0,0005

61-68

0,005

0,1

0,002

0,002

0,0005

0,0003

0,002

0,00001

0,0005

 

 

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu

3.1.1. Lấy mẫu theo lô hàng. Lô hàng là lượng sản phẩm có cùng chỉ tiêu chất lượng, được đóng gói trong cùng một loại bao gói, giao nhận trong cùng một đợt và kèm theo một giấy chứng nhận chất lượng

3.1.2 Tuỳ thuộc vào cách bao gói sản phẩm, tiến hành lấy mẫu theo bảng sau:

 

Số đơn vị bao gói trong lô hàng

Số đơn vị bao gói được lấy để thử

Từ 2 đến 10

Từ 11 đến 50

Từ 51 đến 100

Từ 101 đến 500

Từ 501 đến 700

Từ 701 đến 1000

 Trên 1000

 

 2

3

4

5

6

7

1%

 

3.1.2 Trên mỗi đơn vị bao gói được lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu với một lượng sao cho khối lượng sao cho khối lượng mẫu trung bình không được nhỏ hơn 700 g.

Trước khi lấy mẫu phải khuấy hoặc lắc kỹ axit trong dụng cụ chứa.

3.1.4. Dụng cụ lấy mẫu phải khô, sạch và có thể lấy mẫu được ở những vị trí tuỳ ý trong bao gói và không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc thử.

3.1.5. Cho phép dùng pipet có độ chính xác đến 1 % để lấy mẫu xác định các tạp chất, thể tích mẫu phải tương đương với lượng mẫu quy định.

3.2. Xác định hàm lượng axit nitric.

3.2.1 Thuốc thử và dung dịch

Metyla đỏ, dung dịch 0,1 % trong rượu etylic;

Metyla da cam, dung dịch 0,1 %;

Natri hidroxit, dung dịch 1 N.

3.2.2 Tiến hành thử

Cân 2 g mẫu ( khoảng 1,5 ml ) với độ chính xác đến 0,0002 g, cho vào bình nón dung tích 100 ml ( có nút mài ) đã chứa sẵn 15 ml nước cất. Dùng dung dịch natri hidroxit chuẩn với chỉ thị metyla đỏ hoặc metyla dacam cho đến khi chuyển màu.

Hàm lượng axit nitric ( X1 ), tính bằng %, xác định theo công thức sau:

trong đó :

 V- Thể tích dung dịch natri hidroxit 1 N đã tiêu tốn trong phép chuẩn độ, tính bằng ml;

 G- Lượng mẫu thử, tính bằng g;

 0,06302- Lượng axit tương ứng với 1 ml dung dịch natri hidroxit 1 N, tính bằng g.

3.3. Xác định cặn sau khi nung

Cân 100 g mẫu ( khoảng 74 ml ) với độ chính xác đến 0,01 g, cho vào bát bạch kim hoặc bát thạch anh ( đã được nung trước đến khối lượng không đổi và cân với độ chính xác đến 0,002 g ). Thêm 0,1 ml axit sunfuric đặc. Làm bay hơi trên bếp cách thuỷ đến gần khô, sau đó nung ở 600 0C đến khối lượng không đổi ( trong thời gian khoảng 5 phút). Cặn được giữ lại để xác định canxi ( theo mục 3.9 ).

Mẫu phù hợp với tiêu chuẩn nếu khối lượng cặn sau khi nung không vượt quá:

- 1 mg đối với loại “TKHH”

- 3 mg đôí với loại “TKPT”

- 5 mg đối với loại “ TK “

3.4. Xác định hàm lượng các oxit nitơ

3.4.1 Dung dịch và thuốc thử

 Axit sunfuric đậm đặc;

 Kali iodua, dung dịch 10 %;

 Kali pemanganat, dung dịch 0,1 N;

 Tinh bột, dung dịch 0,5 %;

Natri thiosunfat, dung dịch 0,1 N.

3.4.2. Tiến hành thử

Cân 7 g mẫu ( khoảng 5,1 ml ) với độ chính xác đến 0,01 g, cho vào bình nón 100 ml ( có nút mài) đã chứa sẵn 10 ml dung dịch kali pemanganat và 15 ml nước. Đậy nút, để 30 phút, thỉnh thoảng lắc, thêm 10 ml dung dịch kali iodua, lắc. Chuẩn độ iot tách ra bằng dung dịch natri thiosunfat, khi gần kết thúc mới thêm tinh bột .

Tiến hành chuẩn độ mẫu “ trắng “ gồm tất cả các thuốc thử, và axit hoá bằng 2 ml dung dịch axit sunfuric đặc.

Hàm lượng nitơ oxit (NO2)(X2), tính bằng phần trăm (%) xác định theo công thức:

Trong đó:

 V1- Thể tích dung dịch natri thiosunfat 0,1 N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng ml;

 V2- Thể tích natri thiosunfat 0,1 N, tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;

 G- Lượng mẫu thử, tính bằng g;

 0,0023- Lượng nitơ oxit (NO2) tương ứng với 1 ml dung dịch kali pemanganat 0,1 N, tính bằng g.

3.5. Xác định hàm lượng sunfat

3.51. Dung dịch và thuốc thử

 Bari clorua, dung dịch 20 %, đã lọc qua giấy lọc không tro loại chảy chậm;

Axit clohidric, dung dịch 25 %;

Natri cacbonat, dung dịch 2 %;

Dung dịch sunfat tiêu chuẩn, chuẩn bị theo TCVN 1056-71 và dung dịch chứa 0,01 mg sunfat trong 1 ml dung dịch.

3.5.2. Tiến hành thử

Cân 25 g mẫu ( khoảng 18,4 ml ) với độ chính xác đến 0,01 g và cho vào chén sứ.

Thêm 1ml dung dịch natri cacbonat và làm bốc hơi trên bếp cách thuỷ cho đến khô. Hoà tan cặn khô bằng 50 ml nước, nếu dung dịch đục thì lọc qua giấy lọc không tro đã rửa trước bằng nước nóng. Vừa khuấy vừa thêm vào đó 1 ml dung dịch axit clohidric và 3 ml dung dịch bari clorua.

Dung dịch canxi tiêu chuẩn, chuẩn bị theo TCVN 1056-71 và dung dịch chứa 0,01 mg canxi trong 1 ml.

3.9.2. Tiến hành thử

Hoà tan cặn sau khi nung ( ở mục 3.3 ) với 10 ml dung dịch axit clohidric nóng. Sau đó lấy 1 ml dung dịch trong suốt cho vào ống so màu. Thêm 1 ml dung dịch amoniac. Sau đó thêm nước đến 30 ml, thêm 2 ml dung dịch amoni oxalat, lắc kỹ.

Sau 1 giờ đem so độ đục trên nền đen. Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nếu dung dịch thử không đục hơn dung dịch so sánh chứa:

- 0,05 mg canxi đối với loại TKHH;

- 0,10 mg canxi đối với loại TKPT;

- 0,20 mg canxi đối với loại TK;

và 1 ml axit clohidric 1 ml dung dịch amoniac và 2 ml dung dịch amoni oxalat.

3.10. Xác định hàm lượng asen

3.10.1. Dung dịch và thuốc thử

Axit sunfuric đặc và dung dịch 1:4;

15% thiếc diclorua, dung dịch 10 % trong axit clohidric;

Kẽm kim loại, hạt đồng đều có hàm lượng asen nhỏ hơn 1,5. 10-5;

 Dung dịch asen tiêu chuẩn ( 0,1 mg/ml) theo TCVN 1056-71; Và dung dịch chứa 0,001 mg asen trong 1 ml;

Giấy tẩm chì axetat;

Giấy tẩm thuỷ ngân bromua, chuẩn bị theo TCVN 1055-71;

Dụng cụ xác định asen theo hình vẽ;

Dụng cụ xác định asen gồm:

Bình phản ứng (I) dung tích 100-150 ml, ống thuỷ tinh A và B đường kính trong 10 mm, ống A đựng giấy hoặc bông tẩm chì axetat. Giấy tẩm thuỷ ngân bromua được kẹp chặt vào giữa ống A và B nhờ dụng cụ C và D. 

3.10.2. Tiến hành thử

Cân 50 g mẫu ( khoảng 37 ml ) với độ chính xác đến 0,01 g cho vào chén sứ. Thêm 1 ml H2SO4 đặc. Làm bốc hơi trên bếp cách thuỷ, sau đó trên bếp cát cho đến khi xuất hiện hơi axit sunfuric. Lặp lại quá trình này cho đến khi đuổi hết axit nitric ( khoảng 2 lần nữa).

Để nguội, hoà tan cặn bằng 30 ml nước. Chuyển hết vào bình nón của dụng cụ xác định asen. Thêm 20 ml dung dịch axit sunfuric 1: 4; 0,5 ml dung dịch thiếc diclorua. Lắc kỹ. Nhanh chóng cho vào 5 g kẽm hạt và ngay lập tức lắp phần trên của dụng cụ xác định asen vào bình nón.

Để yên 1 giờ 30 phút trong chỗ tối.

Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nếu màu của giấy tẩm thuỷ ngân ( II) bromua của dung dịch thử không đậm hơn màu của giấy tẩm thuỷ ngân ( II ) bromua của dung dịch so sánh chứa :

- 0,0010 mg A, đối với loại TKHH;

- 0,0015 mg A, đối với loại TKPT;

- 0,0125 mg A, đối với loại TK;

3.11. Xác định hàm lượng kim loại nặng

3.11.1. Dung dịch và thuốc thử

Kali-natri tatrat, dung dịch 20 %;

Axit clohidroxit, dung dịch 25 %;

Dung dịch chì tiêu chuẩn, chuẩn bị theo TCVN 1056-71 và dung dịch chưa 0,01 mg chì trong 1 ml;

Thioaxetamit, dung dịch 2 %, dùng được trong 3 ngày.

3.11.2. Tiến hành thử

Cân 50 g mẫu ( khoảng 37 ml ) vào chén sứ và làm bốc hơi đến khô trên bếp cách thuỷ. Sau đó thêm 0,25 ml dung dịch axit clohidric, 20 ml nước, rồi chuyển toàn bộ vào ống so màu. Vừa thêm vừa lắc 1 ml kali-natri tatrat, 2,5 ml dung dịch natri hidroxit và 1,5 ml dung dịch thioaxtamit.

Sau 10 phút đem so màu. Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nếu màu của dung dịch thử không đậm hơn màu của dung dịch so sánh chứa:

- 0,01 mg Pb đối với loại “ TKHH”

- 0,05 mg Pb đối với loại TKPT

- 0,05 mg Pb đối với loại TK và thêm các thuốc thử như trên từ giai đoạn cho thêm kali-natri tatrat.

4.BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

4.1. Axit nitric được đựng trong các chai, lọ thuỷ tinh 2 nút có khối lượng 0,5; 1; 1,5; 2 kg.

4.2. Bao gói ( chai lọ) phải kín và không được làm thay đổi tính chất của sản phẩm trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

4.3. Các bao gói; chai lọ khi vận chuyển phải được đặt trong các hòm gỗ, cactông có chèn lót để tránh va chạm gây đổ vỡ.

4.4. Trên mỗi bao gói đựng axit nitic phải dán 1 nhãn kèm theo, ghi rõ:

 Tên Bộ, Tổng cục;

 Tên và địa chỉ xí nghiệp sản xuất;

 Tên thuốc thử và công thức hoá học;

 Khối lượng phân tử;

 Mức độ tinh khiết;

 Khối lượng không bì; và số hiệu tiêu chuẩn này.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi