Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2195:1977 Chi tiết lắp xiết-Bao gói và ghi nhãn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2195:1977

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2195:1977 Chi tiết lắp xiết-Bao gói và ghi nhãn
Số hiệu:TCVN 2195:1977Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:24/12/2008Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2195 - 77

CHI TIẾT LẮP XIẾT - BAO GÓI VÀ GHI NHÃN

Fastenera - Packing and marking

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bulông, vít, vít cấy, đai ốc, đinh tán, vòng đệm, đinh vít, chốt, chốt chẻ và các chi tiết lắp xiết khác.

1. BAO GÓI

1.1. Các chi tiết lắp xiết trước khi bao gói phải đóng thành hộp.

Hộp và bao gói bên trong phải bảo đảm giữ và bảo vệ các chi tiết lắp xiết chống được ăn mòn trong thời gian một năm với điều kiện vận chuyển và bảo quản phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.

1.2. Để bao gói các chi tiết lắp xiết cần phải sử dụng những loại bao bì sau đây:

Bao bì bên ngoài:

Hòm gỗ

Hòm bằng kim loại

Hòm bằng chất dẻo

Hòm bằng các tông

Bao bì bên trong:

Gói giấy

Gói bằng các màng mỏng pôlime

Hộp bằng các tông

Hộp bằng chất dẻo

Khi vận chuyển bao bì bên trong cần phải được đặt trong những bao bì bên ngoài.

Cho phép bao gói các chi tiết lắp xiết trong các bao bì loại khác (ví dụ các thùng đựng), cũng như bao gói không có bao bì bên trong. Nên dùng những loại bao bì phụ thuộc vào khối lượng chi tiết theo bảng 1.

Bảng 1

Dạng bao bì

Các chi tiết lắp xiết, khối lượng từng chiếc

Không lớn hơn

Lớn hơn 500 g

150 g

500 g

Hòm bằng gỗ

X

X

X

Hòm bằng kim loại

-

-

X

Hòm bằng các tông

X

X

-

Hòm bằng chất dẻo

X

X

-

Gói giấy

X

-

-

Gói bằng các màng mỏng pôlime

X

-

-

1.3. Trong mỗi hòm, hộp hoặc gói chỉ được bao gói những chi tiết cùng một ký hiệu quy ước.

Cho phép:

a) Vận chuyển các chi tiết và kích thước khác nhau đã được bao gói sơ bộ bằng gói hoặc hộp trong bao bì bên ngoài.

b) Bao gói những bulông và vít cấy cùng kiểu loại cùng bộ với đai ốc.

1.4. Khối lượng mỗi một bao gói cả bì, kg, không lớn hơn:

2 - Khi bao gói bằng gói.

5 - Khi bao gói bằng hộp.

30 - Khi bao gói bằng hòm các tông và hòm chất dẻo.

80 - Khi bao gói bằng hòm gỗ và hòm kim loại.

Chú thích: Sự sai lệch về khối lượng danh nghĩa của các chi tiết trong bao gói không được vượt quá ± 1%

2. GHI NHÃN BAO BÌ

2.1. Bao bì bên trong cũng như bên ngoài của các chi tiết cần phải ghi nhãn. Ghi nhãn bằng nhãn hiệu, bằng khuôn đồ, bằng dấu và những cách khác.

Nhãn phải rõ ràng và dễ đọc.

2.2. Nhãn cần phải bố trí ở phía ngoài của bao bì và phải nhìn thấy được khi ở trong kho.

Khi bao gói bằng những vật liệu trong suốt cho phép đặt nhãn ở bên trong bao bì và phải nhìn thấy được.

2.3. Nội dung ghi nhãn bao gồm:

- Tên gọi hay dấu hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất.

- Hình biểu diễn các chi tiết (khi ghi nhãn bằng giấy).

- Ký hiệu quy ước của các chi tiết.

- Khối lượng không kể bì.

2.4. Khi bao gói các gói hoặc hộp các chi tiết khác nhau về kiểu và kích thước vào bao bì bên ngoài, trên bao bì phải ghi ký hiệu quy ước của tất cả các chi tiết đã bao gói và khối lượng không bì của mỗi kiểu và kích thước.

2.5. Kích thước của nhãn giấy phụ thuộc vào kích thước của bao gói, nhưng không được nhỏ hơn 74 x 52 mm.

2.6. Mỗi lô chi tiết phải kèm theo một giấy chứng nhận trong đó ghi:

- Tên của cơ sở sản xuất.

- Ký hiệu quy ước của các chi tiết.

- Danh sách và kết quả thử tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.

- Khối lượng của lô không kể bì.

- Nhãn của vật liệu làm bao bì.

Chú thích: Cho phép để giấy chứng nhận vào trong bao bì, khi đó người giao hàng phải bảo vệ giấy chứng nhận đó khi vận chuyển.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi