Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1591:1993 Săm và lốp xe đạp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1591:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1591:1993 Săm và lốp xe đạp
Số hiệu:TCVN 1591:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1591:1993

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1591:1993 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1591:1993

SĂM VÀ LỐP XE ĐẠP
Bicycle tyres and tubes

Tiêu chuẩn này áp dụng cho săm và lốp xe đạp bơm hơi

1. Ký hiệu sản phẩm

1.1. Ký hiệu kích thước lốp được ghi trên hông lốp và bao gồm các đặc tính sau:

- Chiều rộng danh nghĩa mặt cắt lốp;

- Đường kính vành ngoài danh nghĩa.

1.2. Chiều rộng danh nghĩa mặt cắt lốp được biểu thị bằng milimet (mm) và insow (inch) ghi trong ngoặc.

1.3. Đường kính ngoài danh nghĩa được biểu thị bằng milimet (mm) và insow (inch) ghi trong ngoặc.

1.4. Ví dụ:

Lốp có chiều rộng danh nghĩa mặt cắt lốp 47 mm (1 ¾ inch), đường kính ngoài danh nghĩa 622 mm (28 inch) sẽ được ghi trên hông lốp như sau:

47 - 622 (28 x 1 ¾ )

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Vải mành để sản xuất lốp phải phù hợp với các qui định hiện hành.

Độ bền kéo đứt sợi mành đã tráng cao su không được nhỏ hơn 40N/sợi.

2.2. Các chỉ tiêu cơ lý vòng tanh lốp xe đạp phải theo đúng qui định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên các chỉ tiêu

Mức

1. Độ bền kéo đứt dây thép làm tanh, tính bằng N/mm2) không nhỏ hơn

1500

2. Độ bền kéo đứt mối nối tanh (đối với tanh một sợi), tính bằng N/sợi không nhỏ hơn

2500

3. Số lần bẻ gập nhiều lần ở chỗ không phải mối nối, không nhỏ hơn

8

 2.3. Các chỉ tiêu ngoại quan của săm và lốp xe đạp phải phù hợp với các qui định hiện hành theo sự thoả thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.

Cao su mặt lốp và hông có thể một màu hay khác màu. Màu của lốp phải đồng đều.

Cho phép các kiểu hoa mặt lốp khác nhau tuỳ theo sự thoả thuận giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ (nhưng hoa mặt lốp và ký hiệu phải rõ ràng).

Tất cả các săm phải kín, chiều dài, chiều rộng, chiều dày phải đồng đều. Chân van phải nằm đúng tâm miếng đệm.

2.4. Các chỉ tiêu cơ lý của săm lốp xe đạp phải theo đúng qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên các chỉ tiêu

Mức cho cao su

Săm

Lốp

1. Độ bền khi kéo đứt, tính bằng N/cm2, không nhỏ hơn

1700

1500

2. Độ dãn dài khi kéo đứt, tính bằng %, không nhỏ hơn

550

400

3. BIến hình sau khi kéo đứt, tính bằng %, không lớn hơn

35

40

4. Độ cứng, tính bằng độ SoA

45 - 50

50 - 60

5. Lượng mài mòn, không lớn hơn

-

2,0

6. Độ bền kết dính, tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

-

-

- Giữa cao su với sợi mành

-

30

- Giữa sợi mành với sợi mành

-

25

- Của đầu mối nối săm

10

-

 3. Phương pháp thử

 3.1. Lấy mẫu

 3.1.1. Chất lượng săm lốp xe đạp được xác định theo từng lô hàng trên cơ sở những kết quả kiểm tra mẫu lấy ở lô hàng đó.

Lô hàng là lượng săm lốp cùng kích thước, cùng loại, cùng hạng sản xuất ở cùng một cơ sở, trong cùng một thời gian, có cùng giấy chứng nhận chất lượng và giao nhận cùng một lúc.

Số lượng sản phẩm trong lô hàng do bên sản xuất và tiêu thụ thoả thuận, nhưng không được quá 100.000 chiếc.

 3.1.2. Mẫu được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng khoảng 0,002% số săm lốp trong lô, ít nhất phải là một chiếc săm lốp.

 3.1.3. Khi kết quả thử không đạt, dù chỉ một chỉ tiêu cũng phải tiến hành thử lại với số lượng mẫu gấp đôi lấy từ lô hàng đó.

Kết quả thử lần thứ ba là kết quả thử cuối cùng cho toàn bộ lô hàng.

 3.1.4. Giấy chứng nhận chất lượng phải bao gồm các nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Tên sản phẩm;

- Ký hiệu và kích thước săm lốp;

- Số lô hàng;

- Số lượng sản phẩm trong lô;

- Ngày giao hàng;

- Số hiệu tiêu chuẩn này;

- Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn này;

 3.2. Xác định ngoại quan.

Dùng phương pháp trực quan xác định toàn bộ các chỉ tiêu ngoại quan của từng chiếc săm lốp theo điều 2.3 của tiêu chuẩn này và các qui định hiện hành.

3.3. Xác định độ kín của săm.

- Bơm hơi vào săm ở trạng thái tự do với một áp lực từ 2 ¸ 3 N/cm2 cho đủ độ căng tròn rồi nhúng ngập săm vào nước, khi đó không được có bọt khí tách ra khỏi săm (kể cả đầu van và chân van)

 3.4. Xác định các chỉ tiêu cơ lý.

 3.4.1. Xác định độ bền khi kéo đứt sợi mành:

Bóc tách lấy 10 sợi mành đã tráng cao su (bán thành phẩm) trên 1 cm chiều rộng băng vải mỗi sợi dài 300mm. Để sợi ở trạng thái tự do theo điều kiện khí hậu qui định trong TCVN 1748 - 86 với thời gian không ít hơn 8 giờ.

 Tiến hành thử độ bền kéo đứt sợi mành theo TCVN 2269 - 77.

 3.4.2. Xác định độ bền kéo đứt dây thép tanh, độ bền kéo đứt mối tanh.

 3.4.2.1. Xác định độ bền kéo đứt dây thép tanh, độ bền kéo đứt mối tanh

Cắt hai mẫu ở hai vòng tanh của lốp, chiều dài mỗi mẫu 250 mm.

Cắt hai mẫu ở hai vòng tanh có mối nối chính giữa, dài 250 mm.

Nắn thẳng mẫu, có thể nắn bằng tay hoặc đặt mẫu lên đệm phẳng và dùng búa gõ nhẹ hoặc bằng máy nắn. Đệm và búa phải không được làm hư mặt mẫu, không làm thay đổi tính chất và hình dạng mẫu, không được làm xoắn mẫu.

Tiến hành thử theo TCVN 1824 - 76.

 3.4.2.2. Xác định số lần bẻ gập nhiều lần dây thép tanh

Mỗi lần bẻ gập được tính là quá trình bẻ gấp dây xuống mặt phẳng nằm ngang và lại bẻ dập trở về vị trí ban đầu.

Cắt hai mẫu ở hai vòng tanh của lốp, chiều dài mẫu 80mm. Nắn thẳng mẫu, có thể nắn bằng tay hoặc đặt mẫu lên đệm phẳng và dùng búa gõ nhẹ hoặc bằng máy nén. Đệm và búa phải làm bằng vật liệu mềm hơn vật liệu dây kim loại.

Tiến hành thử theo TCVN 1826 - 76.

 3.4.3. Xác định chỉ tiêu cơ lý cao su săm, lốp.

 3.4.3.1. Xác định độ bền khi kéo đứt, độ dãn dài khi kéo đứt và độ biến hình khi kéo đứt của cao su mặt lốp và săm.

- Cắt 5 mẫu theo chiều dọc của lốp và đối xứng qua đường tâm của lốp. Mài nhẹ tay cho hết vân hoa và hết độ dày lớn nhất.

- Cắt 5 mẫu theo chiều dọc săm. Nếu mẫu không đạt độ dày qui định, cho phép lấy mẫu theo độ dày lớn nhất của cao su. Chênh lệch độ dày trong mỗi mẫu không được quá 0,1 mm.

Hình dạng và kích thước mẫu lấy theo kiểu A trong TCVN 4509 - 88.

Tiến hành thử theo TCVN 1592 - 87 và TCVN 4509 - 88.

 3.4.3.2. Xác định độ cứng cao su mặt lốp và hông lốp.

Cắt ở giữa mặt lốp hai mẫu, mỗi mẫu có chiều dài 40 mm và chiều rộng 15 mm. Mài hết vân hoa mặt lốp.

Cắt theo chiều dọc săm từ 2 đến 4 mẫu, mỗi mẫu có chiều dài 40 mm và chiều rộng 15 mm. Độ dày mẫu lấy theo độ dày săm.

Tiến hành thử theo TCVN 1592 - 87 và TCVN 4509 - 88.

 3.4.3.3. Xác định lượng mài mòn cao su mặt lốp.

Cắt hai mẫu hình chữ nhật theo chiều dọc lốp, đối xứng qua đường tâm mặt lốp, có chiều dài 210 ¸ 220 mm, chiều rộng 15 mm.

Sau đó cắt hết vân hoa, mài nhẵn mẫu trên đá mài cho đến độ dày 3,2 ± 0,2 mm và cắt mẫu có chiều rộng 12,0 ± 0,2 mm.

Nếu mẫu không đạt độ dày trên , cho phép lấy mẫu theo độ dày lớn nhất của cao su.

Tiến hành thử theo TCVN 1592 - 87 và TCVN 1594 - 87.

 3.4.3.5. Xác định độ bền kết dính.

Mẫu thử độ dính giữa cao su mặt lốp và vải mành: cắt theo chiều dọc lốp và đối xứng qua đường tâm mặt lốp hai mẫu hình chữ nhật, mỗi mẫu có chiều dài từ 100 đến 110 mm, chiều rộng 2,5 ± 0,5mm.

Mẫu thử độ dính giữa vải mành với vải mành: cắt hai mẫu hình chữ nhật theo chiều dọc sợi mành tầng thứ nhất, mẫu có chiều rộng 25 ± 0,5 mm và chiều dày lấy theo mặt cắt lốp (chỉ cắt bỏ phần vòng lốp).

Chiều dài bóc mẫu không được dưới 60mm.

Mẫu thử độ dính cao su với cao su ở mối nối săm: cắt hai mẫu hình chữ nhật theo hướng ngang ống săm ở chỗ đầu nối, mẫu có chiều rộng 10 ± 0,5 mm và chiều dài mẫu lấy theo chu vi ống săm.

Tiến hành thử theo TCVN 1592 - 87 và TCVN 1596 - 88.

 4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

 4.1. Ghi nhãn lên săm bằng cách in dấu khắc sẵn lên bề mặt săm với màu mực khác với mãu của săm.

Ghi nhãn lên lốp bằng cách khắc sẵn tên nhà máy sản xuất, ký hiệu kích thước lốp vào khuôn lưu hóa.

 4.2. Trên mỗi sản phẩm (săm và lốp) phải ghi rõ:

- Tên nhà máy sản xuất;

- Ký hiệu kích thước;

- Thời gian sản xuất);

- Số hiệu tiêu chuẩn này

- Dấu chất lượng chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn (nếu có);

 4.3. Lốp thuộc kích thước nào, loại nào, hạng nào, xếp theo kích thước đó, loại, hạng đó; buộ không quá 20 chiếc với nhau bằng dây mềm và có dây nhựa, đai nhựa hoặc đai sắt bảo vệ.

 4.4. Săm kích thước nào, loại nào xếp theo kích thước đó, loại đó; săm được xếp trong thùng gỗ hoặc thùng giấy) không quá 100 chiếc có đai sắt bảo vệ.

Trong trường hợp bảo quản ngắn, cho phép đựng 50 chiếc trong bao polipropylen nhưng không được ảnh hưởng đến chất lượng săm.

 4.5. Khi vận chuyển, phải xếp lốp cho phẳng và phải có phương tiện che mưa nắng không được để lẫn săm lốp với dầu mỡ, axit, kiềm muối và các hoá chất khác. Không để các vật nặng đè lên làm ảnh hưởng đến ngoại quan và chất lượng săm lốp.

 4.6. Phải bảo quản săm, lốp trong kho khô ráo, thoáng mát, tránh mưa nắng.

 4.7. Để lốp lên sàn hoặc trên giá, cách mặt đất 0,5m và không xếp cao quá 1,5m.

Nếu để kho lâu ngày, cứ 3 tháng phải đảo lốp từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài một lần.

Xuất nhập kho phải theo thứ tự thời gian, nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất sau.

Thời gian bảo quản trong kho không quá 24 tháng.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi