Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12254:2018 Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12254:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12254:2018 ISO 18601:2013 Bao bì và môi trường - Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì và môi trường
Số hiệu:TCVN 12254:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12254:2018

ISO 18601:2013

BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN TRONG LĨNH VỰC BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG

Packaging and the environment - General requirements for the use of ISO standards in the field of packaging and the environment

 

Lời nói đầu

TCVN 12254:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 18601:2013.

TCVN 12254:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

Lời giới thiệu

Bao bì đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp, lĩnh vực và chuỗi cung ứng. Bao bì phù hợp là rất cần thiết để ngăn ngừa sự thất thoát hàng hóa và giảm tác động đến môi trường. Sử dụng bao bì hiệu quả góp phần tích cực để đạt được một xã hội bền vững, nhờ (ví dụ):

a) Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong bảo vệ hàng hóa, an toàn, bốc xếp và thông tin;

b) Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và hạn chế tác động đến môi trường;

c) Tiết kiệm chi phí trong phân phối và buôn bán hàng hóa.

Đánh giá bao bì về mặt môi trường có thể bao gồm hệ thống sản xuất và phân phối, sự lãng phí vật liệu bao bì và hàng hóa, hệ thống thu gom có liên quan, cũng như hoạt động thu hồi hoặc thải bỏ. Bộ tiêu chuẩn về Bao bì và môi trường và các báo cáo bổ sung đưa ra các trình tự thực hiện để đạt được mục đích:

d) giảm tác động đến môi trường:

e) hỗ trợ sự đổi mới sản phẩm, bao bì và chuỗi cung ứng;

f) tránh những hạn chế quá mức đối với việc sử dụng bao bì;

g) ngăn ngừa các rào cản và hạn chế trong thương mại.

Bao bì được thiết kế để cung cấp một số chức năng cho người sử dụng và nhà sản xuất như: chứa đựng, bảo vệ, thông tin, tiện lợi, đơn vị hóa, bốc xếp, phân phối hoặc trình bày hàng hóa. Vai trò chính của bao bì là ngăn ngừa hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. (Phụ lục A đưa ra danh mục các chức năng của bao bì).

Tiêu chuẩn này định rõ mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng (xem Hình 1). Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng.

Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), bên thứ hai (người sử dụng hoặc người mua), hoặc bởi sự hỗ trợ của bên thứ ba (cơ quan độc lập).

Những đòi hỏi công khai về thuộc tính môi trường của bao bì có thể được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp trong số đó là các khía cạnh kỹ thuật về việc tái sử dụng hoặc thu hồi, các phương pháp khác có liên quan đến sự tiếp cận của dân cư đối với hệ thống tái sử dụng hoặc hệ thống thu hồi hoặc lượng bao bì có trên thị trường để thu hồi. Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của bao bì nhưng không đề cập đến các yêu cầu trong TCVN ISO 14021 (ISO 14021), hỗ trợ công bố hoặc ghi nhãn.

Hình 1 - Mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường

 

BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN TRONG LĨNH VỰC BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG

Packaging and the environment - General requirements for the use of ISO standards in the field of packaging and the environment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện các tiêu chuẩn khác về bao bì và môi trường: TCVN 12255 (ISO 18602), TCVN 12256 (ISO 18603), TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605), và TCVN 12259 (ISO 18606).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhà cung cấp chịu trách nhiệm về bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện khi đưa ra thị trường.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12255 (ISO 18602), Bao bì và môi trường - Tối ưu hóa hệ thống bao bì

TCVN 12256 (ISO 18603), Bao bì và môi trường - Tái sử dụng

TCVN 12257 (ISO 18604), Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu

TCVN 12258 (ISO 18605), Bao bì và môi trường - Thu hồi năng lượng

TCVN 12259 (ISO 18606), Bao bì và môi trường - Tái chế hữu cơ

ISO 21067, Packaging - Vocabulary (Bao bì - Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 21067 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Thu hồi hóa học (chemical recovery)

Quá trình thu hồi các hóa chất có giá trị bằng cách xử lý hóa học bao bì đã sử dụng thông qua quá trình thủy phân, glycol phân, metanol phân, phản ứng xúc tác, phản ứng nhiệt và các quá trình hóa học khác - quá trình dùng bao bì đã sử dụng thay cho các nguồn tự nhiên.

CHÚ THÍCH Xem ISO/TR 16218

3.2

Quá trình đốt cháy (combustion)

Quá trình thiêu đốt (incineration)

Phản ứng oxy hóa gồm cả vật liệu hữu cơ và kim loại.

CHÚ THÍCH Các cơ sở thiêu đốt hiện đại có thể tạo ra và thu hồi năng lượng một cách hiệu quả. Thuật ngữ "quá trình thiêu đốt" trong nghĩa thông thường là quá trình làm giảm thể tích chất thải rắn bằng cách đốt cháy có hoặc không có thu hồi năng lượng. Trong tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến quá trình thiêu đốt có thu hồi năng lượng.

[NGUỒN: TCVN 12258 (ISO 18605), định nghĩa 3.6]

3.3

Quá trình tạo compost (composting)

Quá trình hiếu khí được sử dụng để tạo thành compost.

[NGUỒN: TCVN 12259 (ISO 18606), định nghĩa 3.2]

3.4

Thu hồi năng lượng (energy recovery)

Sự sản sinh năng lượng hữu ích thông qua quá trình đốt cháy trực tiếp và có kiểm soát.

CHÚ THÍCH Lò thiêu đốt chất thải rắn tạo ra nước nóng, hơi nước hoặc điện là một dạng thông dụng trong thu hồi năng lượng.

[NGUỒN: ISO 15270:2008, định nghĩa 3.11]

3.5

Tái chế vật liệu (material recycling)

Thông qua quá trình sản xuất, chế biến lại vật liệu bao bì đã sử dụng thành sản phẩm, bộ phận cấu thành sản phẩm, hoặc nguyên liệu thứ cấp (tái chế), không bao gồm thu hồi năng lượng và sử dụng sản phẩm làm nhiên liệu.

CHÚ THÍCH Tái chế trong tiêu chuẩn này đề cập đến việc tái chế vật liệu. Các lựa chọn khác đối với tái chế hoặc thu hồi không được xem xét trong tiêu chuẩn này.

[NGUỒN: TCVN 12257 (ISO 18604), định nghĩa 3.3]

3.6

Tái chế hữu cơ (organic recycling)

Thông qua hoạt động của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học có kiểm soát các thành phần có khả năng phân hủy sinh học của bao bì đã sử dụng tạo thành compost và có metan trong trường hợp phân hủy kỵ khí.

CHÚ THÍCH Chôn lấp không được coi là tái chế hữu cơ.

[NGUỒN: TCVN 12259 (ISO 18606), định nghĩa 3.9]

3.7

Bao bì (packaging)

Sản phẩm - sản phẩm bất kỳ được sử dụng để chứa đựng, bảo vệ, bốc xếp, phân phối, lưu giữ, vận chuyển và trình bày hàng hóa, từ nguyên liệu đến hàng hóa đã chế biến, từ nhà sản xuất đến người sử dụng hoặc người tiêu dùng, bao gồm cả bên chế biến, bên lắp ráp hoặc các bên trung gian khác.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.1.1]

3.8

Đóng bao bì (packaging)

Thao tác - các thao tác có liên quan đến việc chuẩn bị hàng hóa để chứa đựng, bảo vệ, bốc xếp, phân phối, lưu giữ, vận chuyển và trình bày hàng hóa, từ nguyên liệu đến hàng hóa đã chế biến, từ nhà sản xuất đến người sử dụng hoặc người tiêu dùng.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ này bao gồm cả việc bảo quản, bao gói, ghi nhãn và đơn vị hóa.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.1.2]

3.9

Gói hàng, danh từ (pack)

Kiện hàng, danh từ (package)

Bao bì (3.7) và hàng hóa chứa trong bao bì.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.1.3]

3.10

Đóng hàng (pack)

Đóng kiện (package)

Tạo ra kiện hàng (3.9)

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.1.4]

3.11

Bộ phận bao bì (packaging component)

Phần của bao bì có thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản.

3.12

Thành phần bao bì (packaging constituent)

Phần từ đó tạo thành bao bì hoặc bộ phận bao bì, mà không thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản.

3.13

Tối ưu hóa bao bì (packaging optimization)

Quá trình chế biến để đạt được khối lượng hoặc thể tích vừa đủ tối thiểu (giảm từ nguồn) để đáp ứng các yêu cầu cần thiết của bao bì thứ nhất hoặc bao bì thứ hai hoặc bao bì vận chuyển, khi tính năng và sự chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng vẫn giữ không thay đổi hoặc vừa đủ, nhờ đó giảm được tác động đến môi trường.

[NGUỒN: TCVN 12255 (ISO 18602), định nghĩa 3.1]

3.14

Hệ thống bao bì (packaging system)

Bộ bao bì hoàn chỉnh cho hàng hóa được đóng kiện, bao gồm một hoặc nhiều bao bì sau đây (tùy thuộc vào hàng hóa được đóng kiện): bao bì thứ nhất, bao bì thứ hai, bao bì thứ ba (phân phối hoặc vận chuyển).

[NGUỒN: TCVN 12255 (ISO 18602), định nghĩa 3.6]

3.15

Bao bì thải (packaging waste)

Bao bì đã được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng cuối và được loại ra để thải bỏ hoàn toàn và không có ý định để tái sử dụng hoặc thu hồi.

3.16

Bao bì thứ nhất (primary packaging)

Đóng bao bì (3.8) lớp thứ nhất được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.2.2]

3.17

Có thể tái chế (recyclable)

Đặc tính của sản phẩm, bao bì hoặc bộ phận kèm theo, có thể được tách ra từ dòng thải thông qua các chương trình và quá trình sẵn có và có thể được thu gom, chế biến và đưa vào sử dụng ở dạng vật liệu hoặc sản phẩm.

[NGUỒN: TCVN ISO 14021 (ISO 14021), cách dùng thuật ngữ 7.7.1]

3.18

Quá trình tái chế (recycling process)

Quá trình chế biến vật lý hoặc hóa học biến đổi bao bì đã sử dụng được thu gom và phân loại, trong một số trường hợp cùng với vật liệu khác, để tạo thành các nguyên liệu thứ cấp (tái chế), sản phẩm hoặc chất, không bao gồm thu hồi năng lượng và sử dụng sản phẩm làm nhiên liệu.

[NGUỒN: TCVN 12257 (ISO 18604), định nghĩa 3.5]

3.19

Tái sử dụng (reuse)

Hoạt động qua đó bao bì được làm đầy lại hoặc sử dụng cho mục đích tương tự theo dự kiến, có hoặc không có hỗ trợ của các sản phẩm phụ trợ có sẵn trên thị trường giúp cho việc làm đầy lại bao bì.

CHÚ THÍCH Các chi tiết không tái sử dụng được mà hỗ trợ việc tái sử dụng bao bì, như nhãn hoặc chi tiết làm kín, được coi là một phần của bao bì.

[NGUỒN: TCVN 12256 (ISO 18603), định nghĩa 3.1]

3.20

Bao bì thứ hai (bao bì theo nhóm) [secondary packaging (group packaging)]

Đóng bao bì (3.8) lớp thứ hai được thiết kế để chứa một hoặc nhiều bao bì thứ nhất kèm theo vật liệu bảo vệ, nếu có yêu cầu.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.2.3]

3.21

Chất nguy hại cho môi trường (substances hazardous to the environment)

Các chất bất kỳ được phân loại là có nguy hại cho môi trường theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất của liên hợp quốc (GHS) và các sửa đổi, bản sửa đổi lần thứ ba, Phần 4, trong đó đáp ứng các tiêu chí về việc dán nhãn kèm theo hình ảnh nguy hại cho môi trường.

CHÚ THÍCH Đây là phân loại chung của các chất nguy hại cho môi trường và không thể coi là đặc trưng riêng liên quan đến các chất được sử dụng trong bao bì.

[NGUỒN: TCVN 12255 (ISO 18602), định nghĩa 3.12]

3.22

Nhà cung cấp (supplier)

Thực thể có trách nhiệm đưa bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện ra thị trường.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ "nhà cung cấp" theo cách sử dụng thông thường có thể liên quan đến các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong tiêu chuẩn này, "nhà cung cấp" liên quan đến điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng mà tại đó xảy ra hoạt động có liên quan đến bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện.

3.23

Bao bì thứ ba (tertiary packaging)

Bao bì phân phối (distribution packaging)

Bao bì vận chuyển (transport packaging)

Đóng bao bì (3.8) lớp thứ ba được thiết kế để chứa một hoặc nhiều sản phẩm hoặc kiện hàng, hoặc vật liệu rời, dùng cho mục đích vận chuyển, bốc xếp và/hoặc phân phối.

[NGUỒN: ISO 21067:2007, định nghĩa 2.2.4]

3.24

Bao bì đã sử dụng (used packaging)

Bao bì đã sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng cuối và dự kiến để tái sử dụng hoặc thu hồi.

4  Cơ sở và phương pháp luận - Nguyên tắc chung

4.1  Mục đích

Tiêu chuẩn “chung” này giải thích các tiêu chuẩn cần chứng minh bao bì đã được tối ưu hóa về giảm nguồn, có khả năng tái sử dụng (nếu có thể), thu hồi, và bao bì có thể được xử lý phù hợp và an toàn trong quá trình thu hồi và xử lý cuối cùng.

Nhà cung cấp phải lựa chọn các quy trình đánh giá phù hợp cho từng bao bì cụ thể bất kỳ có tính đến các yêu cầu tính năng của bao bì, bao gồm an toàn, vệ sinh và sự chấp nhận của người tiêu dùng/người sử dụng hàng hóa đã đóng kiện.

Tiêu chuẩn này xác định mối tương quan trong phạm vi bộ các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định liệu bao bì đã lựa chọn có tối ưu hóa theo tiêu chí giảm tại nguồn hay không và có cần thay đổi bao bì để bảo đảm tái sử dụng, nếu có thể, và thu hồi sau sử dụng hay không.

Hình 2 - Các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường kèm theo số tham chiếu trong Phụ lục B

4.2  Cách tiếp cận chung

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn bao quát xác định mối tương quan từ TCVN 12255 (ISO 18602) đến TCVN 12259 (ISO 18606). Điểm bắt đầu theo quy trình đánh giá, bao bì đã lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12255 (ISO 18602). Để khẳng định bao bì đã lựa chọn tái sử dụng được, bao bì phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 12256 (ISO 18603). Tất cả các bao bì phải đáp ứng các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn còn lại: TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605) hoặc TCVN 12259 (ISO 18606).

Hình 2 đưa ra quy trình đánh giá cho bao bì (3.7) cụ thể bất kỳ. Việc lựa chọn bao gồm cả nhận biết liệu bao bì đó dùng để tái sử dụng hay thu hồi hay không.

4.3  Cấp áp dụng

Các tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các bộ phận của bao bì, hoặc áp dụng cho sự kết hợp bất kỳ giữa bao bì thứ nhất, bao bì thứ hai và bao bì thứ ba.

4.4  Đánh giá tác động môi trường của bốn kim loại nặng và các chất nguy hại khác có trong bao bì đến môi trường

Quy trình đánh giá về tác động môi trường bởi sự có mặt của bốn kim loại nặng và các chất nguy hại khác có trong bao bì đến môi trường được quy định trong TCVN 12255 (ISO 18602).

CHÚ THÍCH Giới hạn các kim loại nặng và các chất nguy hại khác cho môi trường có thể được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc khu vực.

5  Yêu cầu

5.1  Lựa chọn quy trình đánh giá phù hợp

5.1.1  Nhà cung cấp phải đảm bảo khả năng áp dụng các tiêu chuẩn liên quan được liệt kê trong Hình 2 đã được đánh giá liên quan đến bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện được đưa ra thị trường, có tính đến cách sử dụng dự kiến và các chức năng cơ bản của bao bì như được liệt kê trong Phụ lục A.

TCVN 12255 (ISO 18602), Bao bì và môi trường - Tối ưu hóa hệ thống bao bì có thể áp dụng cho tất cả các bao bì

Đối với các bao bì có thể tái sử dụng, phải áp dụng TCVN 12256 (ISO 18603), Bao bì và môi trường - Tái sử dụng.

Tất cả các bao bì phải đáp ứng các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn về thu hồi:

- TCVN 12257 (ISO 18604), Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu;

- TCVN 12258 (ISO 18605), Bao bì và môi trường - Thu hồi năng lượng;

- TCVN 12259 (ISO 18606), Bao bì và môi trường - Tái chế hữu cơ.

Theo như thực tế, nhà cung cấp phải tránh làm gián đoạn hoặc gây trở ngại cho các hệ thống thu hồi đang tồn tại.

5.2  Kim loại nặng và các chất nguy hại khác cho môi trường

Nhà cung cấp phải đảm bảo sự có mặt của bốn kim loại nặng hoặc các chất khác nguy hại cho môi trường đã được đánh giá theo TCVN 12255 (ISO 18602), có tham khảo hướng dẫn trong Phụ lục C.

5.3  Lập hồ sơ các dữ liệu đánh giá

Phải có các bản ghi chép đánh giá cùng với các tài liệu hỗ trợ có liên quan, cam kết thực hiện theo các yêu cầu tại 5.1 và 5.2.

Nhà cung cấp phải giữ lại các hồ sơ trong một khoảng thời gian nhất quán với chính sách lưu giữ hồ sơ của cơ quan.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Danh mục từng phần các chức năng bao bì có thể thực hiện

Bao bì có thể được thiết kế để có được một số các chức năng như sau:

Bảng A.1 - Chức năng của bao bì

Chứa đựng

- Chứa đựng hàng hóa với số lượng thích hợp

Bảo vệ

- Làm tăng vòng đời sử dụng

- Ngăn ngừa gãy, vỡ (bảo vệ cơ học)

- Ngăn ngừa nhiễm bẩn, xáo trộn và trộm cắp

- Ngăn ngừa hư hỏng

- Tạo lớp ngăn cách

Bốc xếp/vận chuyển

- Điểm trưng bày bán

- Tạo ra các đơn vị tiêu dùng

- Tạo ra các đơn vị bán lẻ và vận chuyển

- Vận chuyển từ nhà sản xuất đến người sử dụng

Bảo quản

- Bảo quản hàng hóa an toàn trong kho hàng, kho chứa, cửa hàng bán lẻ hoặc bởi người sử dụng

Thuận lợi

- Chia thành từng phần

- Chuẩn bị sản phẩm và dịch vụ

Thông tin

- Thông tin liên hệ

- Mô tả sản phẩm

- Quản lý hạn sử dụng

- Thông tin yêu cầu mang tính pháp lý về sản phẩm và bao bì

- Danh mục các thành phần

- Dữ liệu về dinh dưỡng và bảo quản

- Hướng dẫn mở

- Cách nhận biết sản phẩm

- Chuẩn bị và sử dụng sản phẩm

- Thông tin quảng cáo và nhãn hiệu

- Cảnh báo an toàn

Trình bày

- Nhận biết sản phẩm

- Nhận biết nhãn hiệu

- Các đặc điểm và lợi ích của sản phẩm

- Quảng cáo các tính chất của sản phẩm

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về một biểu mẫu dùng cho nhà cung cấp để chỉ rõ đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này

Bảng B.1 - Biểu mẫu ví dụ

Nhận biết bao bì

Viện dẫn cách đánh giá

Nhận biết vật liệu cơ bản sử dụng

Phần 1 Tóm tắt đánh giá

Tiêu chuẩna

Yêu cầu đánh giá

Có/ không

Ghi chú

1.1 Tối ưu hóa hệ thống bao bì

Đảm bảo lượng vật liệu tối ưu trong bao bì TCVN 12255 (ISO 18602)

 

 

1.2 Bốn kim loại nặng

Đảm bảo các bộ phận đã được đánh giá và đáp ứng các giới hạn có thể áp dụng - TCVN 12255 (ISO 18602), Phụ lục C

 

 

1.3 Các chất nguy hại cho môi trường

Đảm bảo các bộ phận đã được đánh giá và đáp ứng các giới hạn có thể áp dụng - TCVN 12255 (IS0 18602), Phụ lục C

 

 

2.0 Tái sử dụng

Đảm bảo khả năng tái sử dụng theo TCVN 12256 (ISO 18603)

 

 

3.1 Tái chế vật liệu

Đảm bảo khả năng tái chế theo TCVN 12257 (ISO 18604)

 

 

3.2 Thu hồi năng lượng

Đảm bảo khả năng thu hồi năng lượng theo TCVN 12258 (ISO 18605)

 

 

3.3 Tái chế chất hữu cơ

Đảm bảo bao bì có thể được thu hồi bằng cách tái chế hữu cơ theo TCVN 12259 (ISO 18606)

 

 

CHÚ THÍCH TCVN 12254 (ISO 18601) yêu cầu câu trả lời khẳng định đối với các phần 1.1, 1.2, 1.3. và tối thiểu một trong các phần 3.1, 3.2, 3.3.

Nếu bao bì dự kiến để tái sử dụng thì phần 2.0 cũng yêu cầu câu trả lời khẳng định.

Phần 2 Công bố việc đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12254 (ISO 18601)

Dựa trên các kết quả đánh giá được ghi lại trong phần 1 ở trên, bao bì này đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12254 (ISO 18601).

Ký đại diện (tên và địa chỉ của nhà cung cấp)

Chữ ký

Chức vụ:           Ngày:

a Cách đánh số trong cột "tiêu chuẩn" viện dẫn từ Hình 2.

     

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  A Global Language for packaging and sustainability - Global Packaging Project - Report. http://globalpackaging.mycgforum.com/allfiles/DPP_FinalReport_170610.pdf

[2]  EN 13193, Packaging - Packaging and the environment - Terminology

[3]  EN 14182, Packaging - Terminology - Basic terms and definitions

[4] TCVN ISO 14021:2003 (ISO 14021 :1999)[1], Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)

[5]  EN 13427, Packaging - Requirements for the use of European Standards in the field of packaging and packaging waste

[6]  ISO/TR 16218, Packaging and the environment - Processes for chemical recovery

[7]  ISO/TR 17098, Packaging material recycling - Report on substances and materials which may impede recycling

[8]  TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[9]  TCVN ISO 14001 (ISO 14001), Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng


[1] TCVN ISO 14021:2003 (ISO 14021 :1999) hiện nay đã hủy và được thay thế bằng TCVN ISO 14021:2013 (ISO 14021:1999, sửa đổi 1:2011).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi