Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11639-2:2016 ISO 6626-2:2013 Động cơ đốt trong-Vòng găng-Phần 2: Vòng găng dầu lò xo xoắn có chiều dày nhỏ làm bằng gang đúc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11639-2:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11639-2:2016 ISO 6626-2:2013 Động cơ đốt trong-Vòng găng-Phần 2: Vòng găng dầu lò xo xoắn có chiều dày nhỏ làm bằng gang đúc
Số hiệu:TCVN 11639-2:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2016Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11639-2:2016

ISO 6626-2:2013

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - VÒNG GĂNG - PHẦN 2: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XOẮN CÓ CHIỀU DẦY NHỎ LÀM BẰNG GANG ĐÚC

Internal combustion engines - Piston rings - Part 2: Coil-spring-loaded oil control rings of narrow width made of cast iron

 

Lời nói đầu

TCVN 11639-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 6626-2:2013.

TCVN 11639-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11639 (ISO 6626), Động cơ đốt trong - Vòng găng, bao gồm các phần sau:

- Phần 2: Vòng găng dầu lò xo xoắn có chiều dày nhỏ làm bằng gang đúc.

- Phần 3: Vòng găng dầu lò xo xoắn làm bằng thép.

 

Lời giới thiệu

Bộ TCVN 11639 (ISO 6626) là bộ tiêu chuẩn nằm trong hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến vòng găng cho động cơ đốt trong kiểu pit tông chuyển động tịnh tiến. Các bộ tiêu chuẩn khác là TCVN 5735 (ISO 6621), TCVN 11635 (ISO 6622), TCVN 11636 (ISO 6623), TCVN 11637 (ISO 6624) TCVN 11638 (ISO 6625) và TCVN 11640 (ISO 6627) (xem chi tiết trong thư mục tài liệu tham khảo)

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - VÒNG GĂNG - PHẦN 2: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XON CÓ CHIỀU DẦY NHỎ LÀM BẰNG GANG ĐÚC

Internal combustion engines - Piston rings - Part 2: Coil-spring-loaded oil control rings of narrow width made of cast iron

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định đặc điểm kích thước chính của các vòng găng dầu lò xo xoắn làm bằng gang đúc, các kiểu DSF-C, SSF, GSF, DSF, SSF-L, DSF-NG và DSF-CNP. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòng găng có đường kính từ 60 mm đến 110 mm, dùng trên động cơ đốt trong kiểu pit tông chuyển động tịnh tiến sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ và các ứng dụng khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 2: Quy tắc đo kiểm tra.

TCVN 5735-3 (ISO 6621-3), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 3: Yêu cầu đối với vật liệu.

TCVN 5735-4 (ISO 6621-4), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 4: Đặc tính kỹ thuật chung.

TCVN 5735-5 (ISO 6621-5), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 5: Yêu cầu chất lượng.

3  Tổng quan

Các kiểu vòng găng dầu loại lò xo xoắn được cho trong các hình 1 đến hình 8. Các đặc điểm chung và các kích thước được cho trong bảng 1 và hình 2 và các hình 9 đến hình 11. Các đặc trưng của lò xo xoắn được cho trong các hình 12 đến hình 16. Bảng 3 đưa ra các loại áp suất tiếp xúc khác nhau. Bảng 4 đến bảng 9 đưa ra các kích thước và lực cho các kiểu vòng găng kiểm soát dầu kiểu lò xo xoắn.

Các đặc điểm chung và các bảng kích thước trong tiêu chuẩn này bao gồm nhiều giá trị khác nhau và các nhà thiết kế khi lựa chọn một kiểu vòng găng cụ thể, phải lưu ý điều kiện hoạt động của các kiểu vòng găng này.

Nhà thiết kế cũng phải tham khảo các đặc điểm và yêu cầu nêu trong TCVN 5735-3 (ISO 6621-3) và TCVN 5735-4 (ISO 6621-4) trước khi lựa chọn kiểu vòng găng.

Đối với chi tiết gang đúc, vật liệu được khuyến khích sử dụng là lớp 10 theo TCVN 5735-3 (ISO 6621-3). Đối với các ứng dụng đặc biệt, vật liệu lớp từ 20 đến 50 có thể được sử dụng.

Có thể sử dụng nhiều kết cấu khác nhau của bề mặt và rãnh lò xo, theo chỉ dẫn của từng nhà sản xuất, và có thể không mạ hoặc mạ crôm.

4  Kiểu vòng găng và ký hiệu ví dụ

4.1  Kiểu DSF-C, SSF, GSF, DSF, SSF-L, DSF-NG và DSF-CNP

4.1.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem Hình 1 và Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6, Bảng 7, Bảng 8, và Bảng 9.

Hình 1 - Các kiểu DSF-C, SSF, GSF, DSF, SSF-L, DSF-NG và DSF-CNP

4.2  Kiểu DSF-C - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có cạnh vát, mạ crôm có mặt lưng phẳng

4.2.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem hình 2 và bảng 4.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 2 - Kiểu DSF-C

4.2.2  Ký hiệu vòng găng kiểu DSF-C theo TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn có vát cạnh, mạ crôm, mặt lưng phẳng (DSF-C) có đường kính danh nghĩa là d1 = 80 mm (80) và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,5 mm (2,5), gang xám không xử lý nhiệt, phân lớp 11 (MC11), có khe h miệng ở trạng thái lắp ghép tối thiu 0,20 mm (S020), chiều dày mạ crôm ở mặt lưng tiếp xúc tối thiểu 0,1 mm (CR2), chiều dài rãnh thoát dầu ngắn (WK), lò xo xoắn với kết cấu giảm nhiệt (WF), bước xoắn thay đổi, đường kính d7 (CSE), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa trung bình (PNM) và vòng găng được đánh du bởi du của nhà sản xuất (MM) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639-2 (ISO 6626-2) DSF-C - 80 x 2,5-MC11/S020 CR2 WK WF CSE PNM MM

4.3  Kiểu DSF-CNP - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có cạnh vát, mạ crôm, mặt lưng không phẳng

4.3.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem hình 3 và bảng 5.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc.

Hình 3 - Kiểu DSF-CNP

4.3.2  Ký hiệu vòng găng kiểu DSF-CNP theo TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn (DSF-CNP) có đường kính danh nghĩa là d1 = 100 mm (100) và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,0 mm (2,0), gang xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa thp (PNL) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639-2 (ISO 6626-2) DSF-CNP - 100 x 2 - MC12/CSN PNL

4.4  Kiểu SSF - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có xẻ rãnh

4.4.1  Đặc điểm và kích thước chung Xem hình 4 và bảng 6.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 4 - Kiểu SSF

4.4.2  Ký hiệu vòng găng kiểu SSF phù hợp TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn có xẻ rãnh (SSF) có đường kính danh nghĩa là d1 = 80 mm (80) và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,5 mm (2,5), gang xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn lò xo không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa thp (PNL) được ký hiệu sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639-2 (ISO 6626-2) SSF - 80 x 2,5 - MC12/CSN PNL

4.5  Kiểu GSF - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có vát hai cạnh đồng dạng

4.5.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem Hình 5 và Bảng 7. Đánh dấu mặt trên theo quy định tại TCVN 5735-4 (ISO 6521-4).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

2 Đánh dấu mặt trên

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 5 - Kiểu GSF

4.5.2  Ký hiệu vòng găng dầu kiểu GSF theo TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn có vát hai cạnh đồng dạng (GSF) có đường kính danh nghĩa là d1 = 75 mm (75), chiều dày danh nghĩa h1 = 2,5 mm (2,5), gang xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn lò xo không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa thấp (PNL) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639-2 (ISO 6626-2) GSF - 75 x 2,5 - MC12/CSN PNL

4.6  Kiểu DSF - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn vát hai cạnh đối xứng

4.6.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem Hình 6 và Bảng 7.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 6 - Kiểu DSF

4.6.2  Ký hiệu vòng găng kiểu GSF theo TCVN 11629-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn vát hai cạnh đối xứng (DSF) có đường kính danh nghĩa là d1 = 90 mm (90), và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,5 mm (2,5), gang xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn lò xo không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa giảm (PNR) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639-2 (ISO 6626-2) DSF - 90 x 2,5 - MC12/CSN PNR

4.7  Kiểu DSF-NG - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có cạnh vát (hình dạng hình học tương tự loại DSF-C)

4.7.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem Hình 7 và Bảng 8.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 7 - Kiểu DSF-NG

4.7.2  Ký hiệu vòng găng kiểu DSF-NG theo TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn có xẻ rãnh (DSF-NG) có đường kính danh nghĩa là d1 = 80 mm (80), và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,0 mm (2,0), gang đúc xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn lò xo không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa giảm (PNR) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng ISO 6626-2 DSF-NG - 80 x 2,0 - MC12/CSN PNR

4.8  Loại SSF-L - Vòng găng dầu loại lò xo xoắn có chiều rộng thành danh nghĩa 0,4 mm

4.8.1  Đặc điểm và kích thước chung

Xem Hình 8 và Bảng 9.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mặt phẳng tham chiếu

a Theo TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), độ không vuông góc của phần tiếp xúc

Hình 8 - Kiểu SSF-L

4.8.2  Ký hiệu vòng găng kiểu SSF-L theo TCVN 11639-2 (ISO 6626-2)

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu loại lò xo xoắn có rãnh (SSF-L) có đường kính danh nghĩa là d1 = 80 mm (80), và chiều dày danh nghĩa h1 = 2,5 mm (2,5), gang đúc xám không xử lý nhiệt, phân lớp 12 (MC12) bước xoắn lò xo không đổi (CSN), với lực tiếp tuyến Ft tương ứng với lớp áp suất tiếp xúc danh nghĩa giảm (PNR) được ký hiệu như sau: (Các thông số được sử dụng trong ký hiệu vòng găng theo TCVN (ISO)).

Vòng găng TCVN 11639 (ISO 6626-2) SSF-L- 80 x 2,5 - MC12/CSN PNR

5  Đặc điểm chung

5.1  Thoát dầu bằng rãnh xẻ hoặc lỗ

5.1.1  Sắp xếp rãnh

5.1.1.1  Quy định chung

Hình 9 thể hiện sự sắp xếp các rãnh thoát dầu.

5.1.1.2  Chiều dài rãnh

5.1.1.3  Chiều dài rãnh tiêu chuẩn

Chiều dài rãnh, w1, phải bằng chiều dài phần kim loại nối các rãnh, w2.

Chênh lệch tối đa giữa w1w2 là 4 mm.

5.1.1.4  Chiều dài rãnh giảm kích thước - Mã WK

Vòng găng dầu với kích thước chiều dài rãnh giảm sẽ giữ nguyên số rãnh và khoảng cách góc. Không áp dụng giá trị chênh lệch tối đa giữa w1 w2 trường hợp chiều dài rãnh tiêu chuẩn.

Xem bảng 1

a) 8 rãnh đối với 60 ≤ d1 < 80

b) 10 rãnh đối với 80 ≤ d1 < 100

a Đường kính dao cắt

Hình 9 - Sắp xếp rãnh

Bảng 1 - Chiều dài rãnh giảm kích thước

Kích thước tính bằng milimét

d1

w1 (khoảng giá trị danh định)

60 ≤ d1 < 80

6 ... 11

80 ≤ d1 < 100

8 ... 13

5.1.2  Sắp xếp lỗ

Sự sắp xếp lỗ được thể hiện trong Hình 10. Trường hợp các lỗ sắp xếp lệch nhau thì phải có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Hình 10 - Sắp xếp lỗ

5.1.2.1  Đường kính và số lỗ

Đường kính, d15, và số các lỗ n phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng

5.2  Chiều dày lớp mạ - DSF-C và DSF-CNP (Vòng găng dầu loại lò xo xoắn vát hai cạnh đối xứng, mạ crôm)

Xem hình 11 và bảng 2.

Hình 11 - Chiều dày lớp mạ

Bảng 2 - Chiều dày lớp mạ

Kích thước tính bằng milimét

Độ dàya

Min.

CR0

0,03

CR1

0,05

CR2

0,10

a Dung sai của chiều dày được nêu tại ISO 6621-4

5.3  Mặt lưng ở vị trí khe hở miệng của vòng găng dầu mạ crôm

Xem các đặc điểm và kích thước tại TCVN 5735-4 (ISO 6621-4).

6  Lò xo xoắn

6.1  Các kiểu lò xo xoắn

Tất cả các giá trị nêu trong các bảng của Điều 8 đều dựa trên cơ sở lò xo xoắn hình trụ dây lò xo tròn. Ba kết cấu thể hiện trên các hình 12 đến Hình 14 là loại phổ biến, sử dụng các kết cấu khác tùy theo sự thống nhất giữa khách hàng và nhà sản xuất. Kết cấu và kích thước rãnh cha lò xo theo đó cũng có thể thay đổi nếu cần thiết.

CHÚ DẪN

1 Đường kính của dây lò xo

Hình 12 - Lò xo xoắn kiểu CSN có bước xoắn đều

CHÚ DẪN

1 Đường kính của dây lò xo

2 Xấp xỉ 0,8 lần đường kính của vòng dây lò xo

Hình 13 - Lò xo xoắn kiểu CSG có bước xoắn đều (đường kính vòng lò xo, d7, phẳng)

CHÚ DẪN

1 Đường kính của dây lò xo

2 Xấp xỉ 0,8 ln đường kính của vòng dây lò xo

Hình 14 - Lò xo xoắn kiểu CSE có bước xoắn thay đổi (đường kính vòng lò xo, d7, phẳng)

Kích thước bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Khoảng hở lò xo

2 Khu vực bước xoắn nhỏ

a Chốt độ dài tự do

b Chốt độ dài cố định

Hình 15 - Vị trí của vùng bước xoắn nhỏ

6.2  Khoảng chệch của lò xo xoắn (khe hở mở rộng)

Khoảng chệch của lò xo xoắn, f1 là khoảng cách giữa các điểm cuối của khe hở vòng găng, khi vòng găng không chịu nén, tính theo trung điểm của rãnh lò xo (Xem Hình 16). Giá trị cực đại của f1 không được vượt quá 0,13 d1.

6.3  Vị trí của khoảng hở lò xo và cách cố định

Khoảng hở lò xo phải xấp xỉ 180° tính từ khe hở miệng vòng găng và các điểm cuối của khoảng hở lò xo được cố định với điểm nối hoặc một chốt nối.

Hình 16 - Khoảng chệch của lò xo xoắn

6.4  Vật liệu

Lò xo xoắn làm từ dây lò xo xu páp, qua xử lý nhiệt trong dầu. Vật liệu phù hợp chế tạo lò xo xoắn là phân lớp 62 và phải theo yêu cầu của TCVN 5735-3 (ISO 6621-3).

Lò xo có hai mức chịu nhiệt khác nhau (mất lực tiếp tuyến do tải trọng và nhiệt độ)

- Mức chịu nhiệt tiêu chuẩn,

- Mức chịu nhiệt giảm, mã WF.

Các điều kiện thử nghiệm và mức độ giảm lực tiếp tuyến cho phép được chỉ rõ theo TCVN 5735-5 (ISO 6621-5).

7  Lực tiếp tuyến và áp lực tiếp xúc danh nghĩa

7.1  Lực tiếp tuyến

Lực tiếp tuyến của vòng găng dầu loại lò xo xoắn phụ thuộc chủ yếu vào lực lò xo. Bản thân chi tiết bằng gang đúc có lực tiếp tuyến rất nh do chiều rộng vòng găng nhỏ và tỷ số "Khe hở miệng ở trạng thái tự do/đường kính danh nghĩa” nhỏ.

Chỉ sử dụng phương pháp đo lực tiếp tuyến vì các chi tiết bằng gang của vòng găng dầu loại lò xo xoắn có nhiều kết cấu khác nhau.

7.2  Hệ số lực

Các chi tiết làm từ gang đúc ít tham gia vào lực tiếp tuyến nên không cần có hệ số lực khi có thêm các yếu tố đặc trưng hoặc vật liệu khác hoặc cả hai (khác với gang xám đúc với môđun đàn hồi 100 GN/m2).

7.3  Lực tiếp tuyến, Ft

7.3.1  Quy định chung

Lực tiếp tuyến, Ft, của một vòng găng dầu loại lò xo được xác định bởi

a) Đường kính danh nghĩa, d1, tính theo milimét

b) Chiều dày thành tiếp xúc h5 tính theo milimét

c) Áp lực tiếp xúc danh nghĩa cần thiết, po, tính theo niu-tơn trên milimét vuông (N/mm2) được tính theo công thức (1):

(1)

Chiều dày thành tiếp xúc h5 phụ thuộc vào loại vòng găng, đường kính và chiều dày vòng găng. Áp lực tiếp xúc danh nghĩa po có thể được lựa chọn trên một dải rộng để phù hợp với ứng dụng và hiệu quả gạt dầu cn thiết.

7.3.2  Lực tiếp tuyến riêng phần, Ftc

Lực tiếp tuyến riêng phần Ftc là lực tiếp tuyến để vòng găng dầu loại lò xo tạo ra áp lực tiếp xúc đơn vị cần thiết, pou, là 1 N/mm2 theo công thức (2)

(2)

Trong điều 8, Ftc được lập bảng cho mọi loại vòng găng

7.3.3  Lực tiếp tuyến thực tế, Ft, và dung sai

Lực tiếp tuyến thực tế của vòng găng dầu loại lò xo được tính toán theo giá trị Ftc và áp lực tiếp xúc danh nghĩa cần thiết sử dụng công thức (3):

(3)

Dung sai của Ft là giá trị thực tế của Ft ± 20%. Giá trị thực tế của lực tiếp tuyến nên được làm tròn lên hoặc xuống theo quy định tại TCVN 5735-4 (ISO 6621-4).

7.4  Phân mức áp lực tiếp xúc danh nghĩa, po

Áp lực tiếp xúc danh nghĩa, po, giảm khi đường kính danh nghĩa d1 tăng. Mối quan hệ giữa pod1 đối với áp lực tiếp xúc trung bình (Mã PNM) được tính theo công thức (4):

po = -0,010 . d1 + 2,5

(4)

Áp lực tiếp xúc danh định được chia thành 6 mức. Áp lực tiếp xúc tại các mức này có thể được tính toán theo hệ số liên quan đến PNM hoặc theo công thức, tại bảng 3.

Bng 3 - Mức áp lực tiếp xúc danh định, po

Hệ số

Công thức

Ý nghĩa

PNV

1,60

po = -0,0160 . d1 + 4,000

Rất cao

PNH

1,25

po = -0,0125 . d1 + 3,125

Cao

PNM

1,00

po = -0,0100 . d1 + 2,500

Trung bình

PNR

0,80

po = -0,0180 . d1 + 2,000

Giảm nhẹ

PNL

0,60

po = -0,0060 . d1 + 1,500

Thấp

PNE

0,45

po = -0,0045 . d1 + 1,125

Rất thấp

Hình 17 thể hiện giá trị của po theo giá trị của d1.

Hình 17 - Giá trị của po theo d1

8  Kích thước và lực tiếp tuyến

Các kích thước và lực tiếp tuyến được đưa ra trong các bảng 4 đến 9. Kích thước B3 phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Kích thước trong các bảng 4 đến 9 được tính theo milimét.

Bảng 4 - Kích thước và lực tiếp tuyến của vòng găng dầu có lò xo xoắn DSF-C có chiều dày vòng găng nhỏ

 

Bảng 4 (Tiếp theo)

 

Bảng 4 (Tiếp theo)

 

Bảng 4 (Kết thúc)

 

Bảng 5 - Kích thước của vòng găng dầu có lò xo xoắn có cạnh vát, mạ crôm, mặt lưng không phng

 

Bảng 5 (Tiếp theo)

 

Bảng 5 (Tiếp theo)

 

Bảng 5 (Kết thúc)

 

Bảng 6 - Kích thước của vòng găng dầu có lò xo xoắn SSF có chiều dày vòng găng nhỏ

 

Bảng 6 (kết thúc)

 

Bảng 7 - Kích thước của vòng găng dầu có lò xo xoắn GSF và DSF có chiều dày vòng găng nhỏ

 

Bảng 8 - Kích thước của vòng găng dầu có lò xo xoắn DSF - NG có chiều dày vòng găng nhỏ

 

Bảng 8 (Tiếp theo)

 

Bảng 8 (Tiếp theo)

 

Bảng 8 (Kết thúc)

 

Bảng 9 - Kích thước của vòng găng dầu có lò xo xoắn SSF - L có chiều dày vòng găng nhỏ

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 5735-1 (ISO 6621-1), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 1: Từ vựng

[2] TCVN 11635 (ISO 6622), Động cơ đốt trong - Vòng găng.

[3] TCVN 11636 (ISO 6623), Động cơ đốt trong- Vòng găng - Vòng găng tiết diện lưỡi cạo làm bằng gang đúc

[4] TCVN 11637 (ISO 6624), Động cơ đốt trong- Vòng găng - Phần 1: Vòng găng tiết diện hình chêm làm bằng gang đúc

[5] TCVN 11638 (ISO 6625), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Vòng găng dầu

[6] TCVN 11640 (ISO 6627), Động cơ đốt trong - Vòng găng - Vòng găng dầu có vòng đệm đàn hồi.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi