Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10610:2014 ASTM E5359-98 Thủy tinh vụn thu hồi từ chất thải

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10610:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10610:2014 ASTM E5359-98 Chất thải rắn - Thủy tinh vụn thu hồi từ chất thải dùng để sản xuất sợi thủy tinh - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 10610:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10610:2014

ASTM E5359-98

CHẤT THẢI RẮN - THỦY TINH VỤN THU HỒI TỪ CHẤT THẢI DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT SỢI THỦY TINH - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Standard specification for glass cullet recovered from waste for use in manufacture of glass fiber

 

Lời nói đầu

TCVN 10610:2014 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D5359-98, Standard specification for glass cullet recovered from waste for use in manufacture of glass fiber, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D5359-98 thuộc bản quyền ASTM quốc tế. Tiêu chuẩn ASTM D5359-98 đã được Tổ chức ASTM xem xét và phê duyệt lại năm 2010 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10610:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHẤT THẢI RẮN - THỦY TINH VỤN THU HỒI TỪ CHẤT THẢI DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT SỢI THỦY TINH - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Standard specification for glass cullet recovered from waste for use in manufacture of glass fiber

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với thủy tinh vụn thu hồi từ chất thải đô thị dành riêng để thải bỏ. Loại vụn thu hồi này được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh để sản xuất các loại sản phẩm bảo ôn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 10609 (ASTM E688), Chất thải thủy tinh làm nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Phương pháp thử.

ASTM C162, Terminology of glass and glass products (Thuật ngữ về thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh).

ASTM D4129, Test method for total and organic carbon in water by high temperature oxidation and by coulometric detection (Xác định tổng cacbon và cacbon hữu cơ trong nước bằng phương pháp ôxy hóa ở nhiệt độ cao và detector điện lượng).

3  Thuật ngữ

3.1  Các định nghĩa, thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này, xem ASTM C162.

4  Yêu cầu chung

4.1  Thủy tinh vụn từ chất thải đô thị chủ yếu là chai thủy tinh vôi natri cacbonat (soda vôi) và phải là một trong ba cấp tùy thuộc vào yêu cầu về mức độ sử dụng chung của người sử dụng. Ba cấp này phải thỏa mãn về thành phần hóa học, sự phối trộn màu, tạp chất, và các yêu cầu về cỡ hạt như nêu tại Điều 4.

4.2  Thành phần hóa học - Xem Bảng 1.

Bảng 1- Thành phần hóa học

Cp

1

2

3

Dải sử dụng

Từ 0 % đến 5 % trong mẻ

Từ 5 % đến 15 % trong mẻ

> 15 % trong m

Oxit

% khối lưng

± % dải

% khối lưng

± % dải

% khối lượng

± % di

SiO2

68 - 77

Không áp dụng

68 - 77

1,00

68 - 77

1,00

AI2O3

0 - 7

Không áp dụng

0 - 7

0,50

0 - 7

0,50

CaO

5 - 15

Không áp dụng

5 - 15

0,50

5 - 15

0,50

MgO

0 - 5

Không áp dụng

0 - 5

0,50

0 - 5

0,50

Na2O

8 - 18

Không áp dụng

8 - 18

0,50

8 - 18

0,50

K2O

0 - 4

Không áp dụng

0 - 4

0,50

0 - 4

0,50

Fe2O3

< 0,5

Không áp dụng

< 0,5

0,05

< 0,5

0,05

Cr2O3

< 0,2

Không áp dụng

< 0,15

0,03

< 0,1

0,02

SO3

< 0,4

Không áp dụng

< 0,3

0,03

< 0,2

0,02

Tất cả các oxit khác

< 0,5

Không áp dụng

< 0,3

0,05

< 0,1

0,02

CA

< 0,15

Không áp dụng

< 0,10

0,02

< 0,05

0,01

H2O

< 0,5

Không áp dụng

< 0,5

0,05

< 0,5

0,05

LOI

< 0,45

Không áp dụng

< 0,30

0,05

< 0,15

0,03

A Cacbon được xác định trực tiếp theo phương pháp sử dụng thiết bị đo điện lượng. ASTM D4129 sử dụng thiết bị này để xác định tổng cacbon và cacbon hữu cơ trong nước. Thiết bị có thể dễ dàng thích hợp với vật liệu rắn như thủy tinh vụn.

4.3  Phối trộn màu - Màu là một chỉ thị thể hiện trạng thái oxy hóa của thủy tinh vụn. Khả năng hòa tan của khí SO3 trong thủy tinh nóng chảy là một hàm số của trạng thái oxy hóa của thủy tinh. Sự thay đổi trạng thái oxy hóa của thủy tinh vụn được đưa vào mẻ sợi thủy tinh có thể làm thay đổi trạng thái oxy hóa của thủy tinh dẫn đến giải phóng khí SO3 hòa tan. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của lò nung. Sự thay đổi trạng thái oxy hóa cũng nghĩa là hàm lượng FeO của thủy tinh thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt trong thủy tinh nóng chảy và ảnh hưởng đến hiệu suất lò nung và chất lượng thủy tinh. Xem Bảng 2.

Bảng 2 - Tỷ lệ phối trộn màu

Cp

1

2

3

Dải sử dụng

Từ 0 % đến 5 % trong mẻ

Từ 5 % đến 15 % trong m

> 15 % trong m

Màu

% khối lượng

± % dải

% khối lượng

± % dải

% khối lượng

± % di

Trong

0 - 100

Không áp dụng

0 - 100

5

0 - 100

3

Xanh

0 - 100

Không áp dụng

0 - 100

5

0 - 100

3

Hổ phách

< 50

Không áp dụng

< 30

5

< 25

3

4.4  Tạp chất - Các kim loại tự do, từ tính và không có từ tính, không bị oxy hóa trong quá trình nóng chảy thủy tinh, và vì vậy chúng không tan được. Các kim loại sẽ đọng lại trên đáy lò và rò rỉ qua các mối nối, sớm gây ăn mòn vật liệu chịu lửa và gây ảnh hưởng đến mạch điện, như vậy có thể dẫn đến rò rỉ thủy tinh. Một số kim loại còn tấn công và phá hủy các dụng cụ làm bằng kim loại quí và cặp nhiệt điện và các điện cực molypden. Ví dụ, bạc, thiếc, chì và nhôm.

4.4.1  Các chất vô cơ và vật liệu chịu lửa khác sẽ tan chảy trong quá trình nấu chảy thủy tinh. Các chất vô cơ có thể là gốm, sứ, hoặc các loại thủy tinh chịu nhiệt độ cao. Vật liệu chịu lửa có thể là các tàn dư của vật liệu xây dựng lò hoặc các chất khoáng trong đó có chứa các hạt kim loại chưa nung chảy trong thủy tinh vụn. Xem Bảng 3.

Bng 3 - Tạp chất

Cấp

1

2

3

Dải sử dụng

Từ 0 % đến 5 % trong mẻ

Từ 5 % đến 15 % trong mẻ

> 15 % trong m

Loại tạp cht

% khi lượng

% khi lượng

% khi lượng

Vật liệu có từ tính

< 0,3

< 0,2

< 0,1

Kim loại không có từ tính

< 0,01

< 0,005

< 0,005

Vật liệu vô cơ khác

 

 

 

+12 lỗ

Không áp dụng

0,0

0,0

+20 lỗ

Không áp dụng

< 0,2

< 0,1

-20 lỗ

Không áp dụng

< 0,3

< 0,2

Vật liệu chịu la

 

 

 

+12 lỗ

Không áp dụng

0,0

0,0

+20 lỗ

Không áp dụng

< 0,2

< 0,1

-20 lỗ

Không áp dụng

< 0,3

< 0,2

4.4.1.1  Hỗn hợp thủy tinh vụn không được chứa các loại thủy tinh hoặc các vật liệu mà thành phần có chứa các chất có hại đối với quá trình sản xuất sợi thủy tinh hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, phải đáp ứng các quy định về môi trường, an toàn, hoặc sức khỏe. Ví dụ các chất có chứa các nguyên tố hoặc các oxit của photpho, asen, antimon, và clorua.

4.5  Cỡ hạt - Đối với tất cả các cấp loại thủy tinh vụn, cỡ hạt là 100 % < 6,3 cm (¼ in.) và < 15 % < 200 lỗ. Yêu cầu kỹ thuật đối với phân bố cỡ hạt giữa hai điểm cuối này phải được thống nhất trên cơ sở riêng của bên bán và bên mua thủy tinh vụn.

5  Lấy mẫu và thử nghiệm

5.1  Quy trình lấy mẫu và thử nghiệm phù hợp với TCVN 10609 (ASTM E688).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi