Tiêu chuẩn TCVN 7752:2007 Định nghĩa, phân loại ván gỗ dán

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7752:2007

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7752:2007 Ván gỗ dán-Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại
Số hiệu:TCVN 7752:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7752:2007 

VÁN GỖ DÁN – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

Plywood – Terminology, definition and classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ, định nghĩa và cách phân loại ván dán có nguồn gốc từ gỗ.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa theo thành phần, loại, bề mặt và khuyết tật ván gỗ dán như sau:

2.1. Các thành phần của ván gỗ dán

2.1.1. Ván mỏng (veneer)

Tấm mỏng được lấy ra từ gỗ.

2.1.2. Lớp (ply)

Lớp ván mỏng của ván gỗ dán.

2.1.2.1. Lớp ngoài (outer ply)

Lớp ván mỏng ngoài cùng của ván gỗ dán, còn gọi là lớp mặt.

2.1.2.2. Lớp trong (inner ply)

Lớp ván mỏng nằm ở phía trong lớp ngoài, còn gọi là lớp độn.

2.1.2.3. Lớp giữa (central ply)

Lớp ván mỏng nằm chính giữa ván gỗ dán.

2.1.2.4. Lớp dọc (long grained ply)

Lớp ván mỏng có thớ gỗ dọc theo chiều dài của ván gỗ dán.

2.1.2.5. Lớp ngang (cross grained ply)

Lớp ván mỏng có thớ gỗ vuông góc với chiều dài của ván gỗ dán.

2.1.3. Mặt phải (face)

Mặt ngoài cùng có chất lượng tốt hơn.

2.1.4. Mặt trái (back)

Lớp ngoài đối xứng với mặt phải qua lớp giữa.

2.1.5. Keo dán (glue/Adhesive)

Chất dùng để kết dính các lớp ván mỏng lại với nhau.

2.1.6. Lõi (core)

Lớp chính giữa của ván gỗ dán, thường có chiều dày lớn hơn các lớp khác, được chế tạo từ gỗ hoặc từ vật liệu khác.

2.2. Các loại ván gỗ dán

2.2.1. Ván gỗ dán (plywood)

Tấm ván gỗ bao gồm nhiều lớp ván mỏng được dán lại với nhau, trong đó các lớp ngoài và các lớp trong được sắp xếp đối xứng nhau qua lớp giữa hoặc lõi.

2.2.2. Ván gỗ dán đồng nhất (homogeneous plywood)

Ván gỗ dán có các lớp ván mỏng từ cùng một loại gỗ.

2.2.3. Ván gỗ dán hỗn hợp (mixed plywood)

Ván gỗ dán mà các lớp ván mỏng không cùng một loại gỗ.

2.2.4. Ván gỗ dán cấu trúc cân bằng (plywood of balanced construction)

Ván gỗ dán có các lớp mỏng từ cùng một loại gỗ, có cùng chiều dày được sắp xếp đối xứng với lớp giữa theo cùng một hướng với thớ sợi gỗ của lớp giữa.

2.2.5. Ván gỗ dán thuần ván mỏng (veneer plywood)

Ván gỗ dán có tất cả các lớp đều là ván mỏng.

2.2.6. Ván gỗ dán có lõi (core plywood)

Ván gỗ dán có lõi ở giữa.

2.2.6.1. Ván gỗ dán lõi gỗ (wood core plywood)

Ván gỗ dán có lõi là gỗ.

2.2.6.1.1. Ván gỗ dán có lõi gỗ ghép từ các thanh dày (block plywood)

Ván gỗ dán có lõi làm từ các thanh gỗ cứng có chiều dày từ 7 mm ÷ 30 mm có thể liên kết bằng keo hoặc không có keo.

2.2.6.1.2. Ván gỗ dán có lõi gỗ ghép từ các thanh mỏng (laminated plywood)

Ván gỗ dán có lõi gỗ làm từ các thanh gỗ có chiều dày nhỏ hơn 7 mm được ghép theo mặt cạnh với nhau và được gắn bằng keo.

2.2.6.2. Ván gỗ dán composite (composite plywood)

Ván gỗ dán có một số lớp hoặc lõi là vật liệu không phải gỗ.

2.2.6.3. Ván gỗ dán lõi xốp (cellular board)

Ván gỗ dán có lõi là vật liệu xốp.

2.2.7. Ván gỗ dán ghép (scarfed plywood)

Ván gỗ dán được ghép nối từ hai hay nhiều tấm gỗ dán lại với nhau để tạo ra một tấm ván gỗ dán có kích thước lớn hơn.

2.2.8. Ván gỗ dán thông dụng (plywood for general use)

Ván gỗ dán sử dụng cho mục đích thông thường.

2.2.9. Ván gỗ dán chuyên dụng (plywood for special use)

Ván gỗ dán sử dụng cho mục đích đặc biệt.

2.3. Kích thước ván gỗ dán

2.3.1. Chiều dài ván gỗ dán (length of the plywood panel)

Kích thước quy ước đo theo chiều lớn hơn trong hai chiều của ván gỗ dán.

2.3.2. Chiều rộng ván gỗ dán (width of the plywood panel)

Kích thước quy ước đo theo chiều vuông góc với chiều dài ván gỗ dán.

2.3.3. Chiều dày ván gỗ dán (thickness of the plywood panel)

Kích thước quy ước đo theo chiều thẳng góc với mặt phẳng ván gỗ dán.

2.4. Bề mặt ván gỗ dán

2.4.1. Ván gỗ dán nhẵn (sanded plywood)

Ván gỗ dán có bề mặt được đánh nhẵn.

2.4.2. Ván gỗ dán không nhẵn (unsanded plywood)

Ván gỗ dán có bề mặt không được đánh nhẵn.

2.4.3. Ván gỗ dán có bề mặt định hình (moulded plywood)

Ván gỗ dán được ép trong khuôn định hình để tạo dáng trên bề mặt.

2.4.4. Ván gỗ dán có bề mặt phẳng (flat plywood)

Ván gỗ dán được ép phẳng mặt.

2.4.5. Ván gỗ dán hoàn thiện sơ bộ bề mặt (prefinished plywood)

Ván gỗ dán đã được xử lý sơ bộ bề mặt tại nơi sản xuất.

2.4.6. Ván gỗ dán có lớp phủ mặt (overlaid plywood)

Ván gỗ dán được phủ bề mặt bằng các vật liệu phủ như: giấy, chất dẻo, nhựa, kim loại… tại nơi sản xuất.

2.5. Các khuyết tật của ván gỗ dán

2.5.1. Các khuyết tật tự nhiên vốn có trên ván mỏng

2.5.1.1. Mắt (knots)

Phần giao giữa cành cây với thân cây.

2.5.1.1.1. Mắt sống (grown knots)

Mắt vẫn còn tồn tại trên thân gỗ.

2.5.1.1.2. Mắt chết (dead knots)

Mắt long ra và tạo thành lỗ trống trên thân gỗ hoặc phần gỗ của mắt đã hỏng do sâu nấm.

2.5.1.2. Lỗ mọt (worm holes)

Lỗ và đường hang trên thân gỗ do côn trùng tạo ra.

2.5.1.3. Biến màu (discoloration)

Màu sắc của gỗ bị biến đổi so với màu tự nhiên của gỗ.

2.5.1.4. Biến màu do nấm (mould or fungal growth)

Màu sắc của ván mỏng bị biến đổi do nấm, mốc gây ra.

2.5.2. Các khuyết tật trên ván gỗ dán

2.5.2.1. Tách lớp (delamination)

Các lớp liền nhau không dính kết.

2.5.2.2. Vết lõm (imprint)

Chỗ lõm sâu ở lớp ngoài ván gỗ dán.

2.5.2.3. Vết lồi (bump)

Chỗ lồi lên ở lớp ngoài ván gỗ dán.

2.5.2.4. Vết nứt (split)

Các sợi gỗ bị chia tách dọc theo thớ gỗ.

2.5.2.4.1. Vết nứt hở (open split)

Vết nứt rộng ở lớp ngoài có thể nhìn thấy lớp dưới.

2.5.2.4.2. Vết nứt kín (closed split)

Vết nứt nhỏ ở lớp ngoài không nhìn thấy lớp dưới.

2.5.2.4.3. Vết nứt trong (internal split)

Vết nứt ở lớp trong hoặc lõi.

2.5.2.5. Vệt keo loang (glue penetration)

Keo bị thấm ra lớp ngoài của ván gỗ dán.

2.5.2.6. Độ nhám (roughness)

Mức độ không nhẵn trên bề mặt của ván gỗ dán.

2.5.2.7. Chờm (overlap)

Hai miếng ván mỏng trong cùng một lớp đè lên nhau làm cho chỗ đó bị dày lên.

2.5.2.7.1. Chờm ngoài (outer overlap)

Chờm ở lớp ngoài

2.5.2.7.2. Chờm trong (inner overlap)

Chờm ở lớp trong.

2.5.2.8. Phồng rộp (blister)

Sự nhô cao cục bộ ở bề mặt do sự tách lớp cục bộ giữa các lớp nhưng không thấy được từ phía mép của ván gỗ dán.

2.5.2.9. Khe hở (gap)

Khoảng hở giữa hai miếng ván mỏng liền kề hoặc giữa hai phần lõi liền kề trong cùng một lớp.

2.5.2.9.1. Khe hở lộ (core gap)

Khe hở hay lỗ trống ở lớp trong hoặc ở lõi mà nhìn thấy được từ mép ván gỗ dán.

2.5.2.9.2. Khe hở khuất (hidden core gap)

Khe hở hay lỗ trống ở lớp trong hay ở lõi mà không nhìn thấy được từ mép ván gỗ dán.

2.5.2.10. Cong vênh (warp)

Ván gỗ dán bị biến dạng một phần hoặc toàn bộ so với mặt phẳng quy ước.

2.5.2.10.1. Vênh dọc (bow)

Cong vênh theo chiều dọc ván gỗ dán.

2.5.2.10.2.

Vênh ngang (spring)

Cong vênh theo chiều ngang ván gỗ dán.

2.5.2.10.3. Vênh lòng đĩa (cup)

Cong vênh đồng thời cả theo chiều dọc và chiều ngang của ván gỗ dán.

2.5.2.11. Trám (filling)

Phần điền đầy mattít vào các chỗ khuyết nhỏ trên bề mặt ván gỗ dán.

2.5.2.12. Vá (insert)

Gỡ bỏ một phần miếng ván mỏng bị hỏng và thay vào đó miếng ván mỏng mới.

2.6. Điều kiện sử dụng

2.6.1. Điều kiện khô (dry condition)

Điều kiện được đặc trưng bởi độ ẩm trong vật liệu tương ứng với nhiệt độ ở 20 oC và độ ẩm tương đối của không khí vượt quá 65% chỉ vài tuần trong một năm.

2.6.2. Điều kiện ẩm (moisture condition)

Điều kiện được đặc trưng bởi độ ẩm trong vật liệu tương ứng với nhiệt độ ở 20 oC và độ ẩm tương đối của không khí vượt quá 85 % chỉ vài tuần trong một năm.

2.6.3. Điều kiện ẩm cao hoặc điều kiện ngoài trời (high moisture condition or outdoor condition)

Điều kiện mà độ ẩm tương đối của không khí lớn hơn điều kiện ẩm (2.6.2)

Điều kiện ngoài trời là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường.

3. Phân loại

Ván gỗ dán được phân loại theo các tiêu chí sau:

3.1. Theo hình dạng bề mặt

- Ván gỗ dán có bề mặt phẳng;

- Ván gỗ dán có bề mặt định hình.

3.2. Theo trạng thái bề mặt

- Ván gỗ dán nhẵn;

- Ván gỗ dán không nhẵn;

- Ván gỗ dán có phủ mặt;

- Ván gỗ dán không phủ mặt.

3.3. Theo cấu trúc

- Ván gỗ dán thuần ván mỏng;

- Ván gỗ dán có lõi gỗ;

+ Ván gỗ dán có lõi gỗ ghép thanh dày;

+ Ván gỗ dán có lõi gỗ ghép thanh mỏng;

- Ván gỗ dán composite.

3.4. Theo mục đích sử dụng

- Ván gỗ dán thông dụng;

- Ván gỗ dán chuyên dụng.

3.5. Theo điều kiện sử dụng

- Ván gỗ dán sử dụng trong điều kiện khô (không chịu ẩm);

- Ván gỗ dán sử dụng trong điều kiện ẩm (chịu ẩm);

- Ván gỗ dán sử dụng ngoài trời.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi