Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7827:2007 Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7827:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7827:2007 Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
Số hiệu:TCVN 7827:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực
Năm ban hành:2007Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7827 : 2007

QUẠT ĐIỆN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Electric fans - Methods for determination of energy efficiency

Lời nói đầu

TCVN 7827 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1/SC 1 Hiệu suất năng lượng cho thiết bị điện gia dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẠT ĐIỆN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Electric fans - Methods for determination of energy efficiency

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường và quạt trần (sau đây gọi tắt là quạt điện) được sử dụng để điều hòa không khí trong gia đình và các mục đích sử dụng tương tự.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hiệu suất năng lượng của quạt điện.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7826 : 2007, Quạt điện - Hiệu suất năng lượng.

3 Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

3.1 Quạt bàn, quạt đứng và quạt treo tường (quạt)

3.1.1 Dụng cụ đo

- Cấp chính xác của ampemét, vônmét, oátmét không thấp hơn 0,5.

- Phong tốc kế kiểu cánh quạt có đường kính từ 70 mm đến 100 mm, thang đo thích hợp với tốc độ cần đo.

- Đồng hồ đo thời gian có độ chính xác 0,5%.

3.1.2 Điều kiện đo

- Buồng đo có kích thước 4,5 m x 4,5 m x 3 m như Hình 1 và đảm bảo khi đo không có luồng gió ngoài thổi vào.

- Bên phía quạt thổi gió ra, ngoài phong tốc kế và giá đo không được có bất cứ vật nào khác. Tất cả các dụng cụ đo và giá đo (nếu có) đều phải đặt phía sau quạt và cách mặt phẳng cánh quạt 0,90 m, nếu dùng thiết bị sưởi nóng hay làm lạnh của buồng đo thì các thiết bị đó phải đặt ngoài phạm vi buồng đo.

- Trong quá trình đo, nhân viên thao tác có thể ở trong phạm vi phía sau quạt. Chỉ khi nào đọc kết quả và thao tác mới được vào phía bên gió thổi ra.

- Quạt phải được đặt cách mặt đất 1,20 m tính từ tâm cánh quạt và cách hai bên tường phía bên phải và trái ít nhất là 1,80 m. Mặt phẳng cánh quạt cách tường phía sau ít nhất là 1,20 m, cách tường phía trước ít nhất là 1,80 m.

- Giá phong tốc kế phải được đặt sao cho mặt phẳng phong tốc kế luôn luôn song song với mặt phẳng của cánh quạt và cách mặt phẳng cánh quạt một khoảng như quy định trong Bảng B.2 và cách mặt đất một khoảng đúng bằng khoảng cách từ tâm cánh quạt đến mặt đất.

Hình 1

3.1.3 Trình tự đo

Cho quạt làm việc trước 30 min với điện áp danh định, tần số danh định rồi đo công suất tiêu thụ của quạt ở trạng thái có chuyển hướng, ở nấc tốc độ lớn nhất. Trong quá trình đo sai lệch điện áp không vượt quá ± 1%, sai lệch tần số ± 0,5 Hz.

Phép đo lưu lượng gió được tiến hành ở nấc tốc độ lớn nhất, điện áp và tần số danh định, cơ cấu chuyển hướng không làm việc. Bắt đầu đo tại vị trí cách trục của quạt 20 mm sau đó dịch xa dần, mỗi lần 40 mm cho đến khi tốc độ gió chỉ còn 24 m/min thì ngừng đo.

3.1.4 Xác định lưu lượng gió

Tốc độ trung bình của hai điểm phía bên phải và bên trái trên cùng một bán kính hình vành khăn là tốc độ gió trung bình của vành khăn đó, tính bằng m/min.

Tích của tốc độ gió trung bình với diện tích của hình vành khăn tương ứng (m2) là lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn đó, tính bằng m3/min.

Tổng các lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn chính là lưu lượng gió của quạt (m3/min).

Phụ lục A quy định cách tính lưu lượng gió của quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường.

3.1.5 Xác định hiệu suất năng lượng (EER)

Hiệu suất năng lượng của quạt bàn, quạt đứng và quạt treo tường, tính bằng m3/min.W.

Xác định bằng cách chia lưu lượng gió của quạt cho công suất tiêu thụ của quạt.

trong đó:

Q - Tổng lưu lượng gió của quạt, m3/min;

P - Công suất tiêu thụ của quạt, W.

3.1.6 Xác định hệ số hiệu suất năng lượng

trong đó:

k - Hệ số hiệu suất năng lượng của quạt;

EERđo - Hiệu suất năng lượng đo được ở 3.1.5;

EERmin - Hiệu suất năng lượng tối thiểu được qui định trong TCVN 7826 : 2007.

3.2 Quạt trần

3.2.1 Dụng cụ đo

- Cấp chính xác của ampemét, vônmét, oátmét không thấp hơn 0,5.

- Phong tốc kế kiểu cánh quạt có đường kính từ 70 mm đến 100 mm, thang đo thích hợp với tốc độ cần đo.

- Đồng hồ đo thời gian có độ chính xác 0,5%.

3.2.2 Điều kiện đo

- Buồng đo có kích thước 4,5 m x 4,5 m x 3 m, được ngăn bằng các tấm ngăn có chiều dày nhỏ hơn 6mm, ở nóc buồng thử có một lỗ tròn có đường kính lớn hơn đường kính cánh quạt trần khoảng từ 10% đến 20% (Hình 2). Phía dưới các tấm ngăn để hở cách mặt sàn 0,45 m để không khí trong buồng thử thoát ra ngoài dễ dàng.

- Các tấm ngăn phải cách đều tường của phòng một khoảng từ 1m đến 1,25m.

- Chiều cao từ trần nhà đến nóc buồng thử không nhỏ hơn 1 m.

- Trong buồng đo không được để bất cứ vật gì ngoài phong tốc kế và giá đo.

Hình 2

- Trong quá trình đo, nhân viên thao tác có thể ở trong phạm vi giữa các tấm ngăn với tường. Chỉ khi nào đọc kết quả và thao tác mới được vào phòng đo.

- Quạt trần cần treo sao cho mặt phẳng cánh quạt trùng với mặt phẳng của nóc buồng đo.

- Giá để đặt phong tốc kế phải đảm bảo sao cho mặt phẳng cánh phong tốc kế luôn luôn song song với mặt phẳng cánh quạt và cách mặt phẳng cánh quạt 1,5m. Phong tốc kế phải được lắp đặt dễ dàng xe dịch trên hai đường chéo vuông góc của mặt phẳng nằm ngang. Giá phải đảm bảo độ bền vững cần thiết và cản gió ít nhất.

3.2.3 Trình tự đo

Cho quạt trần làm việc trước 30 min với điện áp danh định, tần số danh định. Đo công suất tiêu thụ quạt ở nấc tốc độ lớn nhất. Sai lệch điện áp quá trình đo không quá ± 1%, sai lệch tần số không quá ± 0,5 Hz.

Đọc các trị số trên phong tốc kế ở các vị trí tương ứng trên bốn nửa đường chéo. Bắt đầu đo từ điểm cách tâm trục quạt trần 40 mm, sau đó cứ cách 80 mm lại đo một giá trị cho đến khi tốc độ trung bình thấp hơn 9 m/min thì ngừng đo.

3.2.4 Xác định lưu lượng gió

Phụ lục B quy định cách tính lưu lượng gió.

Tốc độ gió trung bình của 4 điểm trên bốn nửa đường chéo của hình vành khăn có cùng bán kính là tốc độ gió trung bình của hình vành khăn đó (m/min).

Tích của tốc độ gió trung bình với diện tích của hình vành khăn tương ứng (m2) là lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn (m3/min).

Tổng các lưu lượng gió (Q) thổi qua hình vành khăn chính là lưu lượng gió của quạt trần (m3/min).

3.2.5 Xác định hiệu suất năng lượng (EER)

Hiệu suất năng lượng (EER) của quạt trần tính bằng m3/min.W. được xác định bằng cách chia lưu lượng gió của quạt trần cho công suất tiêu thụ của quạt trần.

trong đó:

Q - Tổng lưu lượng gió của quạt trần, m3/min;

P - Công suất tiêu thụ của quạt trần, W.

3.2.6 Xác định hệ số hiệu suất năng lượng

trong đó:

k - Hệ số hiệu suất năng lượng của quạt trần;

EERđo - Hiệu suất năng lượng đo được ở 3.2.5;

EERmin - Hiệu suất năng lượng tối thiểu được qui định trong TCVN 7826 : 2007.

 

Phụ lục A

(qui định)

Tính lưu lượng gió của quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường

Mặt cắt của hình vành khăn bất kỳ có bán kính (Hình A.1) được tính như sau:

Hình A.1

trong đó:

r - Bán kính trung bình của hình vành khăn, tính bằng milimét;

b - Chiều rộng của hình vành khăn bằng 40 mm.

Lượng gió thổi qua hình vành khăn bất kỳ:

trong đó:

V - Tốc độ trung bình thổi qua hình vành khăn, m/min.

Tổng lưu lượng gió của quạt bằng:

Kết quả đo có thể ghi theo bảng dưới đây:

Bảng A.1

Điểm đo

Bánh kính trung bình của hình vành khăn r, mm

Tốc độ gió,

m/min

Tốc độ gió trung bình ở chỗ có bán kính r, m/mm

Mặt cắt của hình vành khăn

Lượng gió thổi qua hình vành khăn

 

 

Bên trái

Bên phải

 

m2

m3/min

1

20

 

 

 

0,005 0

 

2

60

 

 

 

0,015 1

 

3

100

 

 

 

0,025 1

 

4

140

 

 

 

0,035 2

 

5

180

 

 

 

0,045 2

 

6

220

 

 

 

0,055 3

 

7

260

 

 

 

0,065 3

 

8

300

 

 

 

0,075 4

 

9

340

 

 

 

0,085 5

 

10

380

 

 

 

0,095 5

 

11

420

 

 

 

0,105 6

 

12

460

 

 

 

0,115 6

 

13

500

 

 

 

0,125 6

 

 

 

 

 

 

Phụ lục B

(quy định)

Tính lưu lượng gió của quạt trần

Mặt cắt của hình vành khăn bất kỳ có bán kính r(Hình B.1) được tính theo:

Hình B.1

trong đó:

r - Bán kính trung bình của hình vành khăn, tính bằng milimét;

b - Chiều rộng của hình vành khăn bằng 80 mm.

Lượng gió thổi qua hình vành khăn bất kỳ đo bằng :

trong đó:

V - Tốc độ gió trung bình thổi qua hình vành khăn, m/min.

Tổng lưu lượng gió của quạt bằng:

Kết quả đo có thể ghi theo bảng dưới đây:

Bảng B.1

Điểm đo

Bán kính trung bình của hình vành khăn r, mm

Tốc độ gió,

m/min

Tốc độ gió trung bình ở chỗ có bán kính r, m/min

Diện tích của hình vành khăn

m2

Lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn

m3/min

Nửa đường chéo A

Nửa đường chéo AA

Nửa đường chéo B

Nửa đường chéo BB

1

40

 

 

 

 

 

0,020 1

 

2

120

 

 

 

 

 

0,060 3

 

3

200

 

 

 

 

 

0,100 5

 

4

280

 

 

 

 

 

0,140 7

 

5

360

 

 

 

 

 

0,181 0

 

6

440

 

 

 

 

 

0,221 0

 

7

520

 

 

 

 

 

0,261 5

 

8

600

 

 

 

 

 

0,301 5

 

9

680

 

 

 

 

 

0,342 0

 

10

760

 

 

 

 

 

0,382 0

 

11

840

 

 

 

 

 

0,422 0

 

12

920

 

 

 

 

 

0,462 0

 

13

1000

 

 

 

 

 

0,502 0

 

 

 

 

 

 

 

Bảng B.2

Đường kính cánh quạt

(mm)

Khoảng cách đo

(mm)

200

600

225

675

250

750

300

900

350

1 050

400

1 200

450

1 350

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi