Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12231-1:2018 An toàn của bộ chuyển đổi điện trong hệ thống quang điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12231-1:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12231-1:2018 IEC 62109-1:2010 An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện (PV) - Phần 1: Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 12231-1:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12231-1:2018

IEC 62109-1:2010

AN TOÀN CỦA BỘ CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN DÙNG TRONG HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN (PV) - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Safety of power converters for use in photovoltaic power systems - Part 1: General requirements

Lời nói đầu

TCVN 12231-1:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 62109-1:2010;

TCVN 12231-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng tái tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12231 (IEC 62109), An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện, gồm các phần sau:

1) TCVN 12231-1:2018 (IEC 62109-1:2010), Phần 1: Yêu cầu chung

2) TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011), Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu

 

AN TOÀN CỦA BỘ CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN DÙNG TRONG HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN (PV) - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Safety of power converters for use in photovoltaic power systems - Part 1: General requirements

1  Phạm vi áp dụng và đối tượng

1.1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị chuyển đổi điện (PCE) dùng trong hệ thống quang điện (PV) trong đó cấp độ kỹ thuật đồng nhất về an toàn là cần thiết. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu tối thiểu để thiết kế và chế tạo PCE để bảo vệ chống nguy hiểm điện giật, năng lượng, cháy, cơ và các nguy hiểm khác.

Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu chung áp dụng cho tất cả các kiểu PV PCE. Có các phần bổ sung của tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cho các kiểu bộ chuyển đổi điện khác nhau, ví dụ như TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011).

1.1.1  Thiết bị thuộc phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các PCE kết nối vào hệ thống có điện áp mạch nguồn PV lớn nhất không vượt quá 1 500 V một chiều. Thiết bị này cũng có thể được nối vào hệ thống không vượt quá 1 000 V xoay chiều ở mạch nguồn lưới xoay chiều, mạch phụ tải xoay chiều không phải nguồn lưới và các nguồn một chiều khác hoặc các mạch phụ tải như acquy. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho các phụ kiện dùng với PCE trừ trường hợp có sẵn các tiêu chuẩn thích hợp hơn.

Đánh giá PCE theo tiêu chuẩn này bao gồm đánh giá tất cả các tính chất và chức năng kết hợp hoặc có sẵn trong PCE, hoặc được đề cập đến trong tài liệu được cung cấp cùng PCE, nếu các tính chất hoặc chức năng này có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

1.1.2  Thiết bị có thể cần áp dụng các yêu cầu khác

Tiêu chuẩn này không được biên soạn để tập trung vào các đặc tính của nguồn điện không phải hệ thống quang điện, ví dụ như tuabin gió, pin nhiên liệu, nguồn máy điện quay, v.v...

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu cho nguồn khác có thể được kết hợp trong bộ TCVN 12231 (IEC 62109) sau này.

Các yêu cầu bổ sung hoặc yêu cầu khác cần cho thiết bị dự kiến sử dụng trong khí quyển nổ (xem bộ TCVN 10888 (IEC 60079)), máy bay, hệ thống lắp đặt trên biển, các ứng dụng điện y tế (xem bộ TCVN 7303 (IEC 60601)) hoặc ở độ cao trên 2 000 m so với mực nước biển.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu được đưa ra để điều chỉnh khoảng cách trong không khí để nâng lên độ cao cao hơn mà không phải các yếu tố khác liên quan đến nâng độ cao, ví dụ như xem xét nhiệt.

1.2  Đối tượng

1.2.1  Các khía cạnh thuộc phạm vi áp dụng

Mục đích của các yêu cầu của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thiết kế và các phương pháp kết cấu được sử dụng cung cấp đủ bảo vệ cho người vận hành và khu vực xung quanh khỏi:

a) nguy him điện giật và năng lượng;

b) nguy hiểm cơ học;

c) nguy hiểm nhiệt độ quá mức;

d) cháy lan từ thiết bị;

e) nguy hiểm hóa học;

f) nguy hiểm áp suất âm;

g) các nguy hiểm về chất lỏng, khí và nổ được giải phóng.

CHÚ THÍCH: Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng cẩn thận hợp lý khi gặp các mối nguy hiểm liên quan đến vận hành, sửa chữa và bảo trì thiết bị này. Dựa trên tiền đề này, tiêu chuẩn này chỉ cung cấp các yêu cầu giới hạn (ví dụ như ghi nhãn hoặc bảo vệ) nhằm bảo vệ nhân viên vận hành khỏi các mối nguy hiểm có thể không rõ ràng ngay cả với các nhân viên đã được đào tạo.

1.2.2  Các khía cạnh không thuộc phạm vi áp dụng

Các khía cạnh không được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm, nhưng không giới hạn, những điều sau đây:

a) độ tin cậy chức năng, tính năng hoặc các đặc tính khác của thiết bị không liên quan đến an toàn;

b) hiệu quả của bao bì vận chuyển;

c) các yêu cầu về EMC;

d) các yêu cầu lắp đặt, được đề cập trong các quy định quốc gia.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu cho PCE nhằm đảm bảo rằng PCE có thể được lắp đặt theo cách an toàn, bao gồm các yêu cầu dùng cho hướng dẫn lắp đặt đi kèm với sản phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, chỉ áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

TCVN 4501 (ISO 527) (tất cả các phần), Chất dẻo - Xác định tính chất kéo

TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm

TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1:2007), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 7292 (ISO 261), Ren vít hệ mét thông dụng ISO - Vấn đề chung

TCVN 7447-1:2010 (IEC 60364-1:2005), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phn 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa

TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54), Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ

TCVN 7919-1 (IEC 60216-1), Vật liệu cách điện - Đặc tính của độ bền nhiệt - Phần 1: Qui trình lão hóa và đánh giá các kết qu thử nghiệm

TCVN 7919-2 (IEC 60216-2), Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bền nhiệt - Phần 2: Xác định đặc tính độ bền nhiệt của vật liệu cách điện - Chọn tiêu chí thử nghiệm

TCVN 7919-3 (IEC 60216-3), Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bền nhiệt - Phần 3: Hướng dẫn tính toán đặc trưng độ bền nhiệt

TCVN 8086:2009 (IEC 60085), Cách điện - Đánh giá về nhiệt và ký hiệu cấp chịu nhiệt

TCVN 9900-2-11 (IEC 60695-2-11), Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2-11: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử khả năng cháy bằng sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm hoàn chỉnh)

TCVN 9900-11-5 (IEC 60695-11-5), Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 11-5: Ngọn lửa thử nghiệm - Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa hình kim - Thiết bị, bố trí th nghiệm chấp nhận và hướng dẫn

TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10), Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 11-10: Ngọn lửa thử nghiệm - Phương pháp thử bằng ngọn lửa 50 W nằm ngang và thẳng đứng

TCVN 9900-11-20 (IEC 60695-11-20), Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 11-20: Ngọn lửa thử nghiệm - Phương pháp th bằng ngọn la 500 W

TCVN 10884 (IEC 60664) (tất cả các phần), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp

TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm

TCVN 10884-4:2015 (IEC 60664-4:2005), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 4: Xem xét ứng suất điện áp tần số cao

TCVN 10899 (IEC 60320) (tất cả các phần), Bộ ni nguồn dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích s dụng chung tương tự

TCVN 11995 (ISO 8256), Chất dẻo - Xác định độ bền va đập kéo

TCVN 12179-1 (ISO 9614-1), Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sdụng cường độ âm - Phần 1: Đo tại các điểm rời rạc

TCVN 12179-2 (ISO 9614-2), Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 2: Đo bằng cách quét

TCVN 12179-3 (ISO 9614-3), Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 3: Phương pháp đo chính xác bằng cách quét

IEC 60112, Method for determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện bề mặt và chỉ số phóng điện tương đi của vật liệu cách điện rắn)

IEC 60216-4-1, Electrical insulating materials - Thermal endurance properties - Part 4-1: Ageing ovens - Section 1: Single-chamber ovens (Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bền nhiệt - Phần 4-1: Lò lão hóa - Mục 1: Lò một buồng)

IEC 60216-5, Electrical insulating materials - Thermal endurance properties - Part 5: Determination of relative thermal endurance index (RTE) of an insulating material (Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bn nhiệt - Phần 5: Xác định chỉ số độ bn nhiệt tương đối (RTE) của vật liệu cách điện)

IEC 60216-6, Electrical insulating materials - Thermal endurance properties - Part 6: Determination of thermal endurance indices (TI and RTE) of an insulating material using the fixed time frame method (Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bền nhiệt - Phần 6: Xác định chỉ số độ bền nhiệt (TI và RTE) của vật liệu cách điện sử dụng phương pháp khung thời gian c định)

IEC 60245-1:2003(1), Rubber insulated cables - Rated voltages up to and including 450/750 V - Part 1: General requirements (Cáp cách điện bằng cao su - Điện áp danh định đến và bằng 450/750V - Phần 1: Yêu cầu chung)

IEC 60309 (tất cả các phần), Plugs, socket-outlets and couplers for industrial purposes (Phích cắm, ổ cắm và bộ nối dùng cho mục đích công nghiệp)

IEC 60417, Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu đồ họa để sử dụng trên thiết bị)

IEC 60664-3:2003(2), Insulation coordination for equipment within low-voltage systems - Part 3: Use of coating, potting or moulding for protection against pollution) Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 3: Sử dụng lớp phủ, vỏ bọc hoặc khuôn đúc để bảo vệ chống nhiễm bn)

IEC 60695-2-20, Fire hazard testing - Part 2-20: Glowing/hot wire based test methods - Hotwire coil ignitability - Apparatus, test method and guidance (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2-20: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ - Tính dễ bắt cháy của cuộn dây nóng - Thiết bị thử nghiệm, phương pháp thử nghiệm và hướng dẫn)

IEC 60730-1:2010, Automatic electrical controls for household and similar use - Part 1: General requirements (Bộ điều khiển điện tự động dùng trong gia đình và s dụng tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung)

IEC 60755, General requirements for residual current operated protective devices (Yêu cầu chung đối với cơ cu bảo vệ bằng tác động của dòng điện dư)

IEC 60950-1:2005(3), Information technology equipment - Safety - Part 1: General requirements (Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)

IEC 60990:1999, Methods of measurement of touch current and protective conductor current (Phương pháp đo dòng điện chạm và dòng điện qua dây bảo vệ)

IEC 61032, Protection of persons and equipment by enclosures - Probes for verification (Bo vệ người và thiết bị bằng vỏ ngoài - Đầu dò dùng để kiểm tra xác nhận)

IEC 61180-1, High-voltage test techniques for low voltage equipment - Part 1: Definitions, test and procedure requirements (Kỹ thuật th nghiệm điện áp cao dùng cho thiết bị hạ áp - Phn 1: Định nghĩa, yêu cầu về thử nghiệm và quy trình)

IEC 62020, Electrical accessories - Residual current monitors for household and similar uses (RCMs) (Phụ kiện điện - Máy theo dõi dòng điện dư (RCM) dùng trong gia đình và sử dụng tương tự)

ISO 178, Plastics - Determination of flexural properties (Chất dẻo - Xác định đặc tính uốn)

ISO 179 (tt cả các phần), Plastics - Determination of Charpy impact properties (Chất dẻo - Xác định đặc tính va đập Charpy)

ISO 180, Plastics - Determination of Izod impact strength (Chất dẻo - Xác định độ bền va đập Izod)

ISO 262, ISO general purpose metric screw threads - Selected sizes for screws, bolts and nuts (Ren vít hệ mét mục đích chung - Cỡ được chọn dùng cho vít, bu lông, đai ốc)

ISO 3746, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Survey method using an enveloping measurement surface over a reflecting plane (Âm học - Xác định mức công suất âm thanh của nguồn tạp nhiễu sử dụng áp suất âm thanh - Phương pháp kiểm tra sử dụng bề mặt đo bao phủ trên mặt phẳng phản xạ)

ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Index and synopsis (Ký hiệu bằng đồ họa dùng trên thiết bị - Chỉ số và tóm tắt)

ANSI/ASTM E84, Standard Test Method for Surface Burning Characteristics of Building Materials (Phương pháp th nghiệm tiêu chuẩn đối với các đặc tính đốt bề mặt của vật liệu xây dựng)

ANSI UL 746B, Polymeric material - Long term property evaluations (Vật liệu polyme - Đánh giá đặc tính dài hạn)

ANSI UL 746C, Polymeric Materials - Use in Electrical Equipment Evaluations (Vật liệu polyme - Đánh giá việc sử dụng trong thiết bị điện)

ASTM E162, Standard Test Method for Surface Flammability of Materials Using a Radiant Heat Energy Source (Phương pháp th nghiệm tiêu chuẩn đối với khả năng cháy bề mặt của vật liệu sử dụng năng lượng nhiệt bức xạ)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

CHÚ THÍCH: Nếu không có quy định khác, giá trị điện áp và dòng điện là giá trị hiệu dụng của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều, một chiều hoặc hỗn hợp.

3.1

Tiếp cận được (accessible)

Có thể chạm vào bằng đầu dò tiếp cận tiêu chuẩn khi đưc sử dụng như quy định ở 7.3.4.

3.2

Cách điện chính (basic insulation)

Cách điện cung cấp bảo vệ đơn nhất chống điện giật trong các điều kiện cây sự cố.

CHÚ THÍCH: Cách điện chính có thể cũng dùng cho mục đích chức năng.

3.3

Kiểu acquy (battery type)

Chất hóa học của acquy (ví dụ chì axit) và kiểu hoặc các kiểu (ví dụ ngập, keo, v.v...) acquy dự kiến sử dụng với PCE.

3.4

Acquy bịt kín (battery-sealed)

Acquy không có dự phòng để thêm nước hoặc chất điện phân và có kết cấu sao cho ngăn ngừa thoát ra chất lỏng hoặc chất khí trong hoạt động bình thường.

3.5

Acquy không bịt kín (battery-non-sealed)

Acquy có nắp tháo ra được hoặc dự phòng khác để thêm nước và/hoặc chất điện phân.

3.6

Acquy có van điều chỉnh (battery-valve regulated)

Acquy bịt kín có dự phòng để giải phóng áp suất quá mức trong điều kiện không bình thường.

3.7

Dàn quang điện lưỡng cực (bipolar photovoltaic (PV) array)

Dàn quang điện gồm có hai dàn liên kết với nhau trong đó một đầu ra của một dàn nối với đầu ra khác cực tính của dàn còn lại để tạo thành một nút điện chung, tương tự với máy biến đi có nấc điều chỉnh ở giữa.

3.8

Khe hở không khí (clearance)

Khoảng cách ngắn nhất trong không khí giữa hai bộ phận dẫn điện.

3.9

Khu vực làm việc có điện kín (closed electrical operating area)

Phòng hoặc vị trí dành cho thiết bị điện, tại đó việc tiếp cận được giới hạn cho người có kỹ năng hoặc được đào tạo bằng cách mở cửa hoặc lấy tấm chắn ra, sử dụng khóa hoặc dụng cụ và được ghi rõ ràng bằng ký hiệu cảnh báo thích hợp.

3.10

Chỉ số phóng điện tương đối (comparative tracking index)

CTI

Điện áp, như xác định theo các điều kiện quy định ở IEC 60112, gây ra tuyến phóng điện carbon dẫn điện cố định bằng việc đặt 50 giọt cht điện phân với tốc độ 30 s một giọt vào mẫu.

3.11

Chiều dài đường rò (creepage distance)

Khoảng cách ngắn nhất dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện giữa hai bộ phận dẫn điện.

[IEV 151-03-37]

3.12

Điện áp quyết định (decisive voltage)

Điện áp quyết định của một mạch là điện áp cao nhất xảy ra liên tục giữa hai bộ phận mang điện tùy ý bất kỳ của PCE trong điều kiện làm việc danh định trường hợp xấu nhất khi được sử dụng như dự kiến (xem giới hạn cấp điện áp quyết định ở 7.3.2).

3.13

Bộ phận trang trí (decorative part)

Bộ phận của thiết bị, bên ngoài vỏ ngoài, không có chức năng an toàn.

3.14

Thiết bị cắm điện trực tiếp (direct plug-in equipment)

Thiết bị có phích cắm nguồn là một phần của thiết bị, do đó, thiết bị được cấp điện bi ổ cắm nguồn.

3.15

Cách điện kép (double insulation)

Cách điện gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.

[IEV 105-06-08]

3.16

DVC A

Cấp điện áp quyết định (DVC) A như xác định ở 7.3.2

3.17

DVC B

Cấp điện áp quyết định (DVC) B như xác định ở 7.3.2

3.18

DVC C

Cấp điện áp quyết định (DVC) C như xác định ở 7.3.2

3.19

Vỏ ngoài (enclosure)

Bộ phận của thiết bị bao quanh các bộ phận bên trong, nhằm cung cấp bảo vệ chống ảnh hưởng bên ngoài, chống cháy lan hoặc tiếp xúc với các mối nguy hiểm.

3.20

Phân loại môi trường (environmental category)

Tập hợp các điều kiện môi trường mà PCE phải chịu trong hệ thống lắp đặt của nó, như xác định ở Điều 6.

3.21

Liên kết đẳng thế (equipotential bonding)

Các đấu nối điện giữa các bộ phận dẫn điện nhằm đạt được sự đẳng thế.

[IEV 195-01-10]

CHÚ THÍCH: Hiệu quả của liên kết đẳng thế có thể phụ thuộc vào tần số của dòng điện trong liên kết.

3.22

Dây dẫn liên kết đẳng thế (equipotential bonding conductor)

Dây dẫn nối điện các bộ phận kim loại để cung cấp liên kết đẳng thế.

3.23

EUT

Thiết bị cần thử nghiệm.

3.24

Điện áp cực thấp (Extra low voltage)

ELV

Điện áp không vượt quá giới hạn điện áp liên quan của dải I quy định ở IEC 60449.

[IEV 826-12-30]

CHÚ THÍCH 1: Trong IEC 60449, dải I được xác định là không vượt quá 50 V xoay chiều hiệu dụng và 120 V một chiều.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, bảo vệ chống điện giật phụ thuộc vào cấp điện áp quyết định.

3.25

Hộp cháy (fire enclosure)

Một phần của thiết bị bao quanh các bộ phận bên trong nhằm giảm thiểu sự lan truyền cháy hoặc các vật liệu cháy từ bên trong.

3.26

Thiết bị cố định (fixed equipment)

Thiết bị được giữ chặt vào giá đỡ, hoặc được giữ chặt ở một vị trí cụ thể.

[IEV 826-07-07]

3.27

Phân cấp vật liệu dễ cháy (flammability classification of materials)

Nhận biết đáp ứng cháy của vật liệu và khả năng dập tắt của chúng nếu bị đốt cháy. Vật liệu được phân cấp như các định nghĩa trong tiêu chuẩn này, khi được thử nghiệm phù hợp với TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10), TCVN 9900-11-20 (IEC 60695-11-20), ISO 9772 hoặc ISO 9773.

C THÍCH 1: Khi áp dụng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này, vật liệu tạo bọt cấp HF-1 được coi là tốt hơn so với cấp HF-2 và HF-2 tốt hơn HBF.

CHÚ THÍCH 2 Tương tự, các vật liệu khác, bao gồm bọt cứng (kết cấu kỹ thuật) của cấp 5VA được coi là tốt hơn so với cấp 5VB, 5VB tốt hơn V-0, V-0 tốt hơn V-1, V-1 tốt hơn V-2, V-2 tốt hơn HB40 và HB40 tốt hơn HB75.

CHÚ THÍCH 3 Tương tự, các vật liệu khác cấp VTM-0 được coi là tốt hơn so với cấp VTM-1 và VTM-1 tốt hơn VTM-2.

CHÚ THÍCH 4: Vật liệu phân cấp dễ cháy VTM-0, VTM-1 và VTM-2 được coi là tương đương với vật liệu phân cấp dễ cháy V-0, V-1 và V-2 tương ứng, nhưng chỉ cho các đặc tính dễ cháy của chúng. Đặc tính điện và cơ của chúng không nhất thiết là tương đương.

3.28

Đầu nối đất chức năng (functional earth terminal)

Đầu nối để thực hiện nối điện đến một bộ phận hoặc một mạch điện cho mục đích vận hành bt kỳ mà không phải an toàn.

3.29

Cách điện chức năng (functional insulation)

FI

Cách điện chỉ cần thiết cho hoạt động đúng của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Cách điện chức năng theo định nghĩa này không bảo vệ chống điện giật. Tuy nhiên, nó có thể giảm khả năng gây cháy và cháy.

3.30

Thiết bị cầm tay (hand-held equipment)

Thiết bị di động được thiết kế để đỡ bằng một tay trong khi sử dụng bình thường.

3.31

Mối nguy hiểm (hazard)

Nguồn nguy hại tiềm ẩn từ cơ cấu bất kỳ được bao trùm trong tiêu chuẩn này, ví dụ như rủi ro điện giật, rủi ro cháy, v.v...

3.32

Mức năng lượng nguy hiểm (hazardous energy level)

Mức công suất khả dụng 240 VA hoặc lớn hơn trong khoảng thời gian 60 s hoặc lớn hơn, hoặc mức năng lượng dự trữ bằng 20 J hoặc lớn hơn (ví dụ, từ một hoặc nhiều tụ điện), điện thế 2 V hoặc lớn hơn (xem 7.4.1).

3.33

Mang điện nguy hiểm (hazardous live)

Khả năng tạo ra điện giật hoặc cháy do điện. Một mạch điện hoặc một bộ phận mang nguy hiểm điện giật hoặc nguy hiểm năng lượng như mô tả ở Điều 7.

3.34

Điện áp nguy hiểm (hazardous voltage)

Điện áp vượt quá các giới hạn đối với nguy hiểm điện giật ở 7.3.

3.35

Trường (Phân bố) đồng nhất (homogeneous field (distribution))

Một trường đồng nhất là một trường điện có gradient điện áp về cơ bản là không đổi giữa các điện cực (trường đồng nhất), ví dụ như giữa hai hình cầu có bán kính mỗi hình cầu lớn hơn khoảng cách giữa chúng.

3.36

Trong nhà, chưa được ổn định (indoor, unconditioned)

Phân loại môi trường thiết bị trong đó PCE được che phủ hoàn toàn trong một tòa nhà hoặc một vỏ ngoài để bảo vệ PCE khỏi mưa, mặt trời, bụi gió thổi, nấm và bức xạ bầu trời đêm lạnh một cách trực tiếp, v.v, nhưng tòa nhà hoặc vỏ ngoài không được ổn định về nhiệt độ, độ ẩm hoặc lọc không khí và thiết bị có thể bị ngưng tụ.

3.37

Trong nhà, đã ổn định (indoor, conditioned)

Phân loại môi trường thiết bị trong đó PCE được che phủ hoàn toàn trong một tòa nhà hoặc một vỏ ngoài để bảo vệ PCE khỏi mưa, mặt trời, bụi gió thổi, nấm và bức xạ bầu trời đêm lạnh một cách trực tiếp, v.v, nhưng tòa nhà hoặc vỏ ngoài nói chung đã được ổn định về nhiệt độ, độ ẩm hoặc lọc không khí. Sự ngưng tụ có thể không xảy ra.

3.38

Trường (Phân bố) không đồng nhất (inhomogeneous field (distribution))

Phân bố không đồng nhất của trường điện đề cập đến một trường không có gradient điện áp về cơ bản là không đổi giữa các điện cực (trường không đồng nhất).

3.39

Isc PV

Dòng điện ngắn mạch tổng lớn nhất tuyệt đối (một chiều) của dàn PV mà PCE có thông số đặc trưng để nối với đầu vào PV của nó, trong trường hợp xấu nhất về nhiệt độ môi trường xung quanh, bức xạ, v.v...

CHÚ THÍCH: Thông số đặc trưng của PCE là dòng điện lớn nhất tuyệt đối mà PV đưa vào PCE, được thiết kế trong điều kiện sử dụng dự kiến. Thông số này khác với tổng số đơn giản ca các thông số đặc trưng Isc được ghi nhãn của mô đun PV được kết nối vì các ghi nhãn này dựa trên điều kiện ngắn mạch trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn và có thể bị vượt quá ở nhiệt độ lạnh hoặc với độ bức xạ trên mức tiêu chuẩn.

3.40

Nguồn công suất giới hạn (limited power source)

Nguồn phù hợp với các yêu cầu 9.2 của tiêu chuẩn này.

3.41

Bộ phận mang điện (live parts)

Dây dẫn hoặc bộ phận dẫn điện dự kiến được đóng điện trong sử dụng bình thường, kể cả dây trung tính.

3.42

Điện hạ áp (low voltage)

Tập hợp các mức điện áp được sử dụng để phân phối điện và giới hạn trên của điện áp pha-pha hoặc điện áp pha-trung tính là 1 000 V xoay chiều hoặc 1 500 V một chiều.

3.43

Nguồn lưới (mains)

Hệ thống cáp điện xoay chiều hạ áp tại đó PCE được thiết kế để nối đến.

3.44

Mạch nguồn (mains circuit)

Mạch được thiết kế để nối dẫn vào nguồn lưới.

3.45

Trung tính (neutral)

Dây dẫn mang dòng điện, đầu nối hoặc điểm của mạch điện được nối có chủ ý với đất.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ trung tính nối đất và dây nối đất cũng được sử dụng phổ biến. Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ trung tính liên quan đến mạch điện bất kỳ (nguồn lưới, PV, acquy, v.v...) mà không chỉ liên quan đến nguồn lưới.

3.46

Điều kiện bình thường (normal condition)

Điều kiện trong đó tất cả các phương tiện để bảo vệ chống các mối nguy hiểm còn nguyên vẹn và PCE được lắp đặt và vận hành theo thông số đặc trưng và hướng dẫn lắp đặt của nó.

3.47

Sử dụng bình thường (normal use)

Làm việc, bao gồm trạng thái chờ, theo hướng dẫn sử dụng hoặc đối với mục đích dự kiến hiển nhiên.

CHÚ THÍCH: Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng bình thường cũng có nghĩa là điều kiện bình thường, vì hướng dẫn sử dụng sẽ cảnh báo chống sử dụng thiết bị khi nó không điều kiện bình thường.

3.48

Người vận hành (operator)

Người vận hành thiết bị theo mục đích dự kiến của nó.

3.49

Khu vực tiếp cận của người vận hành (operator access area)

Một phần của PCE tại đó, trong điều kiện vận hành bình thường, áp dụng một trong các điều kiện sau:

- có thể tiếp cận mà không cần sử dụng dụng cụ, hoặc

- phương tiện để tiếp cận được cung cấp có chủ ý cho người vận hành, hoặc

- người vận hành được đào tạo để tiếp cận bất kể có cần dụng cụ để tiếp cận hay không.

3.50

Ngoài trời (outdoor)

Phân loại môi trường của thiết bị trong đó toàn bộ hoặc một phần của PCE phải chịu mưa, mặt trời, gió, bụi, nm, đá, ngưng tụ, bức xạ bầu trời đêm lạnh một cách trực tiếp, v.v, và toàn bộ dải nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời; áp dụng các yêu cầu về vị trí ẩm.

3.51

Cấp quá điện áp (overvoltage category)

OVC

Ký hiệu bằng số xác định phân cấp các điều kiện quá điện áp quá độ.

[TCVN 10884-1 (IEC 60664-1)]

CHÚ THÍCH 1: Xem 7.3.7.1.2 về mô tả bốn cấp quá điện áp.

CHÚ THÍCH 2: Quá điện áp quá độ được định nghĩa là quá điện áp trong khoảng thời gian ngắn cỡ vài mili giây hoặc ít hơn, dao động hoặc không dao động, thường có độ suy giảm cao [IEV 604-03-13]. Không nên nhầm với quá điện áp tạm thời (tăng lên), được định nghĩa là 'quá điện áp tại tần số công nghiệp trong khoảng thời gian tương đối dài' [IEV 616-01-16].

3.52

Điện áp dập tắt phóng điện cục bộ (partial discharge extinction voltage)

Ue

Giá trị đỉnh thấp nhất của điện áp thử nghiệm tại đó điện tích biểu kiến trở nên nhỏ hơn độ lớn phóng điện quy định khi điện áp thử nghiệm giảm xuống thấp hơn mức cao mà tại đó đã xảy ra các phóng điện này (TCVN 10884-1 (IEC 60664-1)).

CHÚ THÍCH: Đối với các thử nghiệm bng điện xoay chiều có thể sử dụng giá trị hiệu dụng.

3.53

Nối cố định (permanently connected)

Nối điện bằng phương tiện chỉ có thể tháo ra bằng dụng cụ.

3.54

Hệ thống PELV (PELV system)

Hệ thống điện trong đó điện áp không thể vượt quá giá trị của điện áp cực thấp:

- trong điều kiện bình thường và

- trong điều kiện sự cố đơn, trừ sự cố nối đất trong các mạch điện khác.

CHÚ THÍCH: PELV là viết tắt của điện áp bảo vệ cực thấp.

[IEV 826-12-32]

3.55

Quang điện (photovoltaic)

PV

Liên quan đến việc chuyển đổi ánh sáng trực tiếp thành điện năng.

3.56

Dàn quang điện PV (photovoltaic (PV) array)

Cụm lắp ráp các thành phần như tấm quang điện, cáp, bộ nối, bộ kết hợp, v.v... tạo ra và cung cấp điện một chiều bằng cách chuyển đổi năng lượng mặt trời.

3.57

Thiết bị cắm được kiểu A (pluggable equipment type A)

Thiết bị được thiết kế để nối với dây dẫn lắp đặt của tòa nhà thông qua một phích cắm và ổ cắm không công nghiệp hoặc một bộ nối thiết bị không công nghiệp, hoặc cả hai.

3.58

Thiết bị cắm được kiểu B (pluggable equipment type B)

Thiết bị được thiết kế để nối với dây dẫn lắp đặt của tòa nhà thông qua một phích cắm và ổ cắm công nghiệp hoặc một bộ nối thiết bị công nghiệp, hoặc cả hai, phù hợp với IEC 60309 hoặc với tiêu chuẩn quốc gia tương đương.

CHÚ THÍCH: Mạch PV sử dụng bộ nối được xem là thiết bị cắm được kiểu B hoặc thiết bị cố định.

3.59

Nhiễm bẩn (pollution)

Tạp chất thêm vào bất kỳ ở dạng rắn, lỏng, hoặc khí (khí ion hóa) có thể làm giảm độ bền điện hoặc điện tr suất bề mặt.

3.60

Độ nhiễm bẩn (pollution degree)

Con số đặc trưng cho sự nhiễm bẩn dự kiến của môi trường vi mô hoặc môi trường xung quanh thiết bị.

3.61

Độ nhiễm bẩn 1 (pollution degree 1)

Không bị nhiễm bn hoặc chỉ xảy ra nhiễm bẩn khô, nhiễm bẩn không dẫn. Nhiễm bẩn không có ảnh hưởng.

3.62

Độ nhiễm bẩn 2 (pollution degree 2)

Chỉ xảy ra nhiễm bẩn không dẫn, ngoại trừ đôi khi dự kiến có tính dẫn điện tạm thời do ngưng tụ.

3.63

Độ nhiễm bẩn 3 (pollution degree 3)

Xảy ra nhiễm bẩn dẫn hoặc nhiễm bẩn không dẫn khô mà trở nên dẫn điện do ngưng tụ dự kiến.

3.64

Cổng (port)

Vị trí cho phép tiếp cận thiết bị hoặc mạng lưới tại đó năng lượng hoặc tín hiệu điện từ có thể được cung cp hoặc nhận được hoặc nơi mà sự biến đổi của thiết bị hoặc mạng lưới có thể được quan sát hoặc đo.

3.65

Thiết bị di động (portable equipment)

Thiết bị cắm được dự kiến được di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

3.66

Thiết bị chuyển đổi điện (power conversion equipment)

PCE

Thiết bị điện chuyển đổi một kiểu điện năng từ nguồn điện áp hoặc dòng điện thành một kiểu điện năng khác về điện áp, dòng điện và tần số.

CHÚ THÍCH: Ví dụ như bộ chuyển đổi điện xoay chiều thành một chiều, bộ nghịch lưu chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều, bộ điều khiển nạp điện một chiều một chiều, bộ biến tần, v.v...

3.67

Liên kết bảo vệ (protective bonding)

Kết nối điện của các bộ phận dẫn điện tiếp cận được hoặc của màn chắn bảo vệ để cung cấp sự liên tục về điện cho đầu nối dây bảo vệ.

3.68

Dây liên kết bảo vệ (protective bonding conductor)

Dây dẫn được sử dụng để nối liên kết các bộ phận dẫn điện tiếp cận được hoặc màn chắn bảo vệ để liên kết bảo vệ.

3.69

Bảo vệ cấp I (protective class I)

Bảo vệ chống điện giật bằng cách điện chính và nối đất bảo vệ của các bộ phận dẫn điện tiếp cận được sao cho nếu cách điện chính bị hỏng thì bộ phận chạm tới được dẫn điện cũng không trở nên mang điện.

3.70

Bảo vệ cấp II (protective class II)

Bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn có thêm biện pháp an toàn ví dụ cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, không có đầu nối đất bảo vệ hoặc dựa vào điều kiện lắp đặt.

3.71

Bảo vệ cấp III (protective class III)

Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn điện có điện áp cực thp an toàn, và không thể sinh ra điện áp lớn hơn điện áp cực thấp an toàn.

CHÚ THÍCH: Đi với thiết bị cp III, mặc dù không có yêu cu bảo vệ chng điện giật nhưng phải áp dụng tất cả các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này.

3.72

Nối đất bảo vệ (protective earthing)

Kết nối của một điểm trong thiết bị, hệ thống hoặc hệ thống lắp đặt với đất, để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp có sự cố.

3.73

Dây nối đất bảo vệ (protective earthing conductor)

Dây dẫn dùng để đấu nối một thiết bị, hệ thống hoặc hệ thống lắp đặt với đất, để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp có sự cố.

3.74

Đầu nối dây bảo vệ (protective conductor terminal)

Đầu nối liên kết với các bộ phận dẫn điện của một thiết bị dùng cho mục đích an toàn và được cung cấp để đấu nối của dây nối đất bảo vệ.

3.75

Trở kháng bảo vệ (protective impedance)

Thành phần, cụm lắp ráp các thành phần hoặc phối hợp của cách điện chính và thiết bị hạn chế dòng điện hoặc điện áp, có tr kháng, kết cấu và độ tin cậy sao cho khi nối giữa các bộ phận dẫn điện tiếp cận được và bộ phận mang điện nguy hiểm thì nó cung cấp bảo vệ trong chừng mực được yêu cầu bởi tiêu chuẩn này trong điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn.

3.76

Ngăn cách bảo vệ (protective separation)

Kết cấu để duy trì ngăn cách giữa các mạch có mức bảo vệ khác nhau ngay cả trong trường hợp sự cố đơn như mô tả 7.3.3.

CHÚ THÍCH: Ngăn cách bảo vệ là ngăn cách giữa các mạch điện bằng bảo vệ chính và bảo vệ phụ (cách điện chính cộng với cách điện phụ hoặc màn chắn bảo vệ) hoặc bằng dự phòng bảo vệ tương đương (ví dụ như cách điện tăng cường hoặc trở kháng bảo vệ).

3.77

Giá trị danh định (rated)

Giá trị, thường được n định bi nhà chế tạo, cho điều kiện làm việc quy định của thành phần, cơ cu hoặc thiết bị.

[IEV 151-04-03]

3.78

Thông số đặc trưng (rating)

Tập hợp các giá trị danh định và điều kiện làm việc.

[IEV 151-04-04]

3.79

Điều kiện thử nghiệm chuẩn (reference test conditions)

Các điều kiện điện, làm việc và môi trường tại đó thực hiện thử nghiệm, như quy định 4.2.2.

3.80

Cách điện tăng cường (reinforced insulation)

Cách điện duy nhất đặt lên bộ phận mang điện để có cấp bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép trong các điều kiện quy định.

CHÚ THÍCH: Một hệ thống cách điện duy nhất không có nghĩa là cách điện này phải là một chi tiết đồng nhất. Cách điện có thể gồm nhiều lớp, các lớp này không thể th một cách riêng biệt như cách điện phụ hoặc cách điện chính.

3.81

Dòng điện dư (residual-current)

Tổng vectơ của các dòng điện chạy trong dây dẫn mang dòng điện bình thường của mạch nguồn, được thể hiện là giá trị hiệu dụng.

3.82

T chức chịu trách nhiệm (responsible body)

Cá nhân hoặc một nhóm có trách nhiệm cho việc sử dụng và bảo trì thiết bị và đảm bảo rằng người vận hành được đào tạo đủ.

3.83

Rủi ro (risk)

Phối hợp về xác suất của sự xuất hiện nguy hại và độ khắc nghiệt của nguy hại đó.

3.84

Thử nghiệm thường xuyên (routine test)

Thử nghiệm mà từng cơ cấu (thiết bị) riêng rẽ phải chịu trong hoặc sau khi chế tạo để đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chí nhất định.

[IEV 151-04-16, có sửa đổi]

3.85

Khóa liên động an toàn (safety interlock)

Phương tiện ngăn ngừa tiếp cận vào khu vực nguy hiểm cho đến khi hết nguy hiểm hoặc phương tiện tự động loại trừ điều kiện nguy hiểm khi tiếp cận đến.

3.86

Thử nghiệm mẫu (sample test)

Th nghiệm trên một s lượng cơ cấu được lấy ngẫu nhiên từ một lô sản xuất.

3.87

Mạch thứ cấp (secondary circuit)

Mạch không nối trực tiếp đến mạch nguồn và lấy công suất từ máy biến áp, bộ chuyển đổi hoặc cơ cấu cách ly tương ứng, hoặc từ một acquy hoặc nguồn công suất khác không nối vào nguồn điện lưới (ví dụ mạch PV trong PCE cách ly).

3.88

Hệ thống SELV (SELV system)

Hệ thống điện trong đó, điện áp không vượt quá giá trị điện áp cực thấp:

- trong điều kiện bình thường, và

- trong điều kiện sự cố đơn, bao gồm sự cố chạm đất trong mạch điện khác.

CHÚ THÍCH: SELV là viết tắt của điện áp cực thấp an toàn.

[IEV 826-12-31]

3.89

Nhân viên bảo dưỡng (service personnel)

Người được đào tạo về kỹ thuật thích hợp và có kinh nghiệm cần thiết để nhận biết các mối nguy hiểm mà người đó có thể phải chịu khi thực hiện nhiệm vụ và nhận biết các biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho người đó hoặc người khác.

3.90

Ngăn cách đơn giản (simple separation)

Ngăn cách giữa các mạch điện hoặc giữa một mạch điện và đất cục bộ bằng cách điện chính.

[IEV 826-12-28]

3.91

Điều kiện sự cố đơn (single fault condition)

Điều kiện trong đó một phương tiện bảo vệ chống nguy hiểm có khuyết tật hoặc có một sự cố có thể gây nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Nếu điều kiện sự cố đơn gây ra hỏng hóc sau đó khác thì chuỗi hỏng hóc được xem là một điều kiện sự cố đơn.

3.92

Cách điện phụ (supplementary insulation)

Cách điện độc lập được đặt bổ sung vào cách điện chính để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp hỏng cách điện chính.

3.93

Đầu ni (terminal)

Thành phần được cung cấp để kết nối của một cơ cấu (thiết bị) với dây dẫn bên ngoài.

[IEV 151-01-03]

CHÚ THÍCH: Đầu nối có thể có một hoặc nhiều tiếp điểm và do đó, có thể là ổ cắm, bộ nối, v.v...

3.94

Dụng cụ (tool)

Tuốc nơ vít, đồng xu, chìa khóa hoặc vật dụng khác bất kỳ được sử dụng để thao tác vít, chốt hoặc các phương tiện làm chặt tương tự.

3.95

Thiết bị mang đi được (transportable equipment)

Thiết bị có khối lượng nhỏ hơn 18 kg, không phải là thiết bị cố định và được thiết kế để có thể mang đi thường xuyên bởi người sử dụng.

3.96

Thử nghiệm điển hình (type test)

Thử nghiệm một hoặc nhiều mẫu (nguyên mẫu) thiết bị (hoặc các bộ phận của thiết bị) được chế tạo theo một thiết kế riêng, để chứng tỏ rằng thiết kế và kết cấu đáp ứng một hoặc nhiều yêu cầu của tiêu chuẩn này.

[IEV 151-04-15, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này m rộng định nghĩa IEV 151-04-15 để bao gồm cả các yêu cầu thiết kế và kết cấu.

3.97

Vmax PV

Điện áp vào danh định lớn nhất, một chiều mà PCE được thiết kế để chịu được từ dàn PV (tức là điện áp mạch hở lớn nhất) trong điều kiện xấu nhất của nhiệt độ môi trường xung quanh, bức xạ, v.v.

3.98

Vị trí ướt (wet location)

Vị trí có thể có nước hoặc chất lỏng dẫn điện khác và có nhiều khả năng làm giảm trở kháng cơ thể người do làm ướt tiếp xúc giữa cơ thể người và thiết bị, hoặc làm ướt tiếp xúc giữa cơ thể người và môi trường.

3.99

Điện áp làm việc (working voltage)

Điện áp xuất hiện bởi thiết kế trong một mạch điện hoặc qua cách điện, khi PCE vận hành với phối hợp trường hợp xấu nhất của điện áp danh định cao nht và thấp nhất đối với từng cổng, và trong điều kiện làm việc bình thường ở trường hợp xấu nht. Xem 7.3.2.6.

4  Yêu cầu thử nghiệm chung

4.1  Quy định chung

Thử nghiệm được yêu cầu bi tiêu chuẩn này để chứng t rằng EUT phù hợp hoàn toàn theo các yêu cầu áp dụng của tiêu chuẩn này. Điều này đưa ra:

- điều kiện chung và yêu cầu chung để thực hiện thử nghiệm;

- một số thử nghiệm thực được yêu cầu thực hiện, trong trường hợp các thử nghiệm này về bản chất nói chung và không liên quan đặc biệt đến một kiểu nguy hiểm cụ thể (ví dụ, thử nghiệm nhiệt).

Các yêu cầu thử nghiệm khác được quy định cho một kiểu nguy hiểm cụ thể nằm trong điều thích hợp trong tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm trên các cụm nhỏ của thiết bị đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn viện dẫn liên quan được quy định trong tiêu chuẩn này, và được sử dụng phù hợp với chúng và trong điều kiện không khắc nghiệt hơn các điều kiện được áp dụng trong quá trình thử nghiệm để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn viện dẫn thì không cần phải lặp lại trong quá trình thử nghiệm điển hình của toàn bộ thiết bị.

Để đảm bảo rằng thiết bị không trở nên nguy hiểm điều kiện độ ẩm dự kiến, như quy định trong Bảng 4, EUT phải chịu ổn định trước về độ ẩm theo 4.5 trước các thử nghiệm nhất định trong trường hợp được quy định trong tiêu chuẩn này.

Trong trường hợp, giá trị đo được gần với giới hạn phù hợp, phân tích độ không đảm bảo đo phải được thực hiện để xác định sự phù hợp.

Sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này được kiểm tra bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này, ngoài ra, một thử nghiệm có thể được bỏ qua nếu việc kiểm tra thiết bị chứng tỏ một cách chắc chắn rằng thiết bị sẽ đạt thử nghiệm đó.

Các thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện thử nghiệm chuẩn (xem 4.2.2) và các thử nghiệm theo cả hai điều kiện bình thường và sự cố được quy định.

4.2  Điều kiện chung để thử nghiệm

4.2.1  Trình tự thử nghiệm

Trình tự thử nghiệm là tùy chọn trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn này. EUT phải được kiểm tra cẩn thận về thiệt hại gây ra mối nguy hiểm có thể có theo nghĩa của tiêu chuẩn này, sau từng thử nghiệm,. Không cần sử dụng cùng một mẫu cho tất cả các thử nghiệm trừ khi có quy định khác tiêu chuẩn này.

4.2.2  Điều kiện th nghiệm chuẩn

4.2.2.1  Điều kiện môi trường

Trừ khi được quy định khác trong tiêu chuẩn này, ví dụ liên quan đến phân loại môi trường như xác định ở 6.1, các điều kiện môi trường xung quanh dưới đây phải đạt được tại vị trí thử nghiệm:

a) nhiệt độ từ 15 °C đến 40 °C;

b) độ ẩm tương đối không quá 75 % và không nhỏ hơn 5 %;

c) áp suất không khí t 75 kPa đến 106 kPa;

d) không có sương giá, sương, nước thấm, mưa, bức xạ mặt trời, v.v.

4.2.2.2  Trạng thái thiết bị

Sản phẩm phải chịu các thử nghiệm điển hình phải là đại diện về vật lý và điện của các sản phẩm sản xuất trong tương lai sao cho các đánh giá theo tiêu chuẩn này là đủ để đại diện cho các sản phẩm được sản xuất trong tương lai.

Trừ khi có quy định khác, từng thử nghiệm phải được thực hiện trên thiết bị đã lắp ráp cho sử dụng bình thường và với sự kết hợp ít thuận lợi nhất của các điều kiện được nêu 4.2.2.1 đến 4.2.2.10. Nếu không thực hiện được các thử nghiệm cụ thể trên EUT hoàn chỉnh, thì cho phép thử nghiệm trên các cụm lắp ráp nhỏ với điều kiện là phải kiểm tra xác nhận rằng thiết bị được lắp ráp đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

4.2.2.3  Vị trí của thiết bị

Thiết bị phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo, ở cấu hình cho điều kiện thử nghiệm trường hợp xấu nhất. Phải xem xét các ảnh hưởng của thông gió, xây thành vách, hốc, khoang, v.v..., hệ thống lắp đặt gần với kết cấu, thiết bị khác, v.v...

4.2.2.4  Phụ kiện

Phụ kiện và các bộ phận mà người vận hành có thể đổi lẫn sẵn có hoặc được khuyến cáo bởi nhà chế tạo để sử dụng cùng EUT phải được kết nối hoặc không được kết nối, chọn trường hợp ít thuận lợi nhất.

4.2.2.5  Nắp và bộ phận rời

Nắp hoặc các bộ phận có thể tháo ra mà không cần sử dụng dụng cụ, được tháo ra hoặc không, chọn trường hợp bt lợi nhất.

4.2.2.6  Nguồn lưới

Các thử nghiệm mà kết quả không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện nguồn lưới, có thể được thực hiện tại bất kỳ điều kiện cung cấp danh định nào. Đối với các thử nghiệm mà kết quả có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện nguồn điện lưới, thử nghiệm phải được thực hiện tại điều kiện hoặc các điều kiện nguồn điện lưới ở trường hợp xấu nhất, có xem xét các điều kiện danh định và dung sai của các điều kiện danh định, như quy được dưới đây.

a) Điện áp: Dung sai được lấy từ 90 % đến 110 % (các) điện áp danh định, trừ khi dải rộng hơn được đưa ra trong quy định kỹ thuật của EUT trong trường hợp đó sử dụng dải rộng hơn. Nếu EUT không hoạt động trong phạm vi toàn dải từ 90 % đến 110 % thì dung sai được lấy là dải làm việc quy định. Thử nghiệm trong điều kiện cung cấp danh nghĩa, hoặc ở điều kiện cung cấp giữa các đầu mút của dải chỉ cần thiết nếu thử nghiệm ở các đầu mút của dải không phải là trường hp xấu nht.

b) Tần số: Phải tính đến nhiều tần số danh định (ví dụ: 50 Hz và 60 Hz), nhưng dung sai xung quanh các tần số này thường không cần phải xem xét.

c) Cực tính: Đối với thiết bị cắm vào kiểu A, cần xem xét đấu ni trong cả điều kiện bình thường và phân cực ngược, nếu kết quả của một thử nghiệm cụ thể có thể bị ảnh hưng.

d) Nối đất: Nguồn cung cấp thử nghiệm phải được nối đất hoặc không tùy theo kết cấu của nguồn cung cp dự định đối với thiết bị cần thử nghiệm. Đi với thiết bị có thể được cung cp từ hệ thống cung cấp nối đất hoặc không nối đất, hệ thống cung cấp được sử dụng phải cho điều kiện thử nghiệm ở trường hợp xấu nhất hoặc thử nghiệm phải được thực hiện cho cả hai kết cấu.

e) Bảo vệ quá dòng: Các đầu vào phải được cung cấp cùng bảo vệ quá dòng có trong hệ thống lắp đặt và bảo vệ này không được tác động trong khi thử nghiệm điều kiện bình thường, nhưng được phép tác động để bảo vệ hệ thống trong khi thử nghiệm ở điều kiện sự c đơn.

4.2.2.7  Cổng cung cấp không phải nguồn điện lưới

Các thử nghiệm phải được thực hiện ở phối hợp ít thuận lợi nhất của điều kiện cung cấp, trong (các) dải danh định của từng cổng cung cấp, xem xét điện áp, tần số, cực tính, nối đất và bất kỳ điều kiện bình thường nào khác, trong trường hợp những yếu tố này có thể ảnh hưng đến kết quả thử nghiệm.

Các đầu vào phải được cung cấp cùng bảo vệ quá dòng có trong hệ thống lắp đặt và bảo vệ này không được tác động trong khi thử nghiệm ở điều kiện bình thường, nhưng được phép tác động để bảo vệ hệ thống trong khi thử nghiệm ở điều kiện sự cố đơn.

Đối với đầu vào PV và acquy, áp dụng các yêu cầu bổ sung dưới đây:

4.2.2.7.1  Nguồn cung cấp quang điện

Trong trường hợp kết quả của một thử nghiệm có thể bị ảnh hưng bi đặc tính điện áp-dòng điện ca nguồn cung cấp, nguồn PV được sử dụng phải mô phỏng đặc tính điện áp-dòng điện của dàn PV lớn nhất mà thiết bị được n định giá trị danh định về điện áp mạch h (Vmax PV) và dòng điện ngắn mạch (Isc PV).

Các thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện không bình thường hoặc điều kiện sự cố phải được thử nghiệm với nguồn bằng 1,25 đến 1,5 lần dòng điện vào danh định lớn nhất của PCE (Isc PV) cho đầu vào đó. Nếu được cung cấp thì không được thay đổi cơ cấu bảo vệ quá dòng của PCE được đưa vào hoặc được quy định.

CHÚ THÍCH: Khi chọn các điều kiện thử nghiệm đối với nguồn cung cấp PV, cn xem xét đến đặc tính của dàn PV: khi có sẵn điện áp lớn nhất thì dòng điện khả dụng là nhỏ nhất và khi có sẵn dòng điện lớn nhất thì điện áp là nh nhất. Không hy vọng rằng thử nghiệm thực hiện với đồng thời c dòng điện và điện áp nguồn PV giá trị lớn nhất của chúng.

4.2.2.7.2  Đầu vào acquy

Các đầu vào acquy có thể được cung cấp từ nguồn điện một chiều hoặc từ dãy acquy, ngoài ra, để thử nghiệm sự cố, trong trường hợp độ lớn của dòng điện sự cố có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm, phải sử dụng một dãy acquy có kích thước bình thường cùng sản phẩm.

4.2.2.8  Điều kiện nạp tải cho các cổng đầu ra

Thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện tải ít thuận lợi nhất, trong (các) dải danh định của từng cổng, xem xét điện áp, tần số, cực tính, nối đất và bất kỳ điều kiện bình thường nào khác, trong trường hợp những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm, cng xoay chiều đầu ra phải được nạp tải tuyến tính để đạt được công suất hoặc dòng điện ra danh định lớn nhất, chọn điều kiện ít thuận lợi nhất, cổng xoay chiều đầu ra (ví dụ: cổng đầu ra nạp acquy hoặc cổng tải một chiều) phải được nạp tải điện trở để có được công suất hoặc dòng điện ra danh định lớn nhất, chọn điều kiện ít thuận lợi nhất. Đi với các cổng dự kiến để đấu nối với acquy thì phải sử dụng acquy thay cho tải hoặc song song với tải, nếu các kết quả thử nghiệm có thể bị ảnh hưởng.

Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này, các điều kiện nạp tải phải được duy trì trong khoảng thời gian như sau:

- đối với các thông số đặc trưng cho vận hành liên tục, cho đến khi các điều kiện ổn định được thiết lập, ngoài ra đối với thử nghiệm mà nguồn công suất duy nhất là đầu vào PV thì thử nghiệm được giới hạn trong 7 h ở công suất đầy đủ (khoảng một ngày năng lượng mặt trời);

- đối với các thông số đặc trưng cho vận hành gián đoạn, theo chu kỳ cho đến khi điều kiện n định được thiết lập, sử dụng các giai đoạn danh định "ON" và "OFF";

- đối với các thông số đặc trưng cho vận hành ngắn hạn, trong thời gian vận hành danh định.

4.2.2.9  Đầu nối đất

Đầu nối dây bảo vệ, nếu được cung cp, phải được nối với đất. Đầu nối đất chức năng phải được đấu nối hoặc không đấu nối với đất, chọn điều kiện ít thuận lợi nhất.

4.2.2.10  Bộ điều khiển

Bộ điều khiển mà người vận hành có thể điều chỉnh phải được đặt ở vị trí bất kỳ, ngoài ra:

a) Cơ cấu chọn nguồn điện lưới phải được đặt đúng giá trị trừ khi có lưu ý khác trong tiêu chuẩn này.

b) Không được kết hợp các chế độ đặt nếu việc này bị cấm theo hướng dẫn của nhà chế tạo kèm theo thiết bị.

4.2.2.11  Dòng điện ngắn mạch khả dụng

Trong trường hợp các kết quả của một thử nghiệm có thể bị ảnh hưởng, khả năng của nguồn dòng điện ngắn mạch được sử dụng trong quá trình thử nghiệm phải được xem xét. Trong trường hợp dòng điện ngắn mạch khả dụng cao được xem là thử nghiệm trường hợp xấu nhất thì khả năng của nguồn không được nhỏ hơn dòng ngắn mạch lớn nhất mà PCE được ấn định thông số đặc trưng.

CHÚ THÍCH: Đối với một số thử nghiệm, dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể là trường hợp xu nhất, nếu, ví dụ, việc này gây ra thời gian th nghiệm dài hơn.

4.3  Thử nghiệm nhiệt

4.3.1  Quy định chung

Điều này quy định các yêu cầu nhằm ngăn ngừa các mối nguy hiểm do:

- các bộ phận chạm tới được vượt quá nhiệt độ an toàn; và

- các thành phần, bộ phận, vật liệu cách điện và nhựa vượt quá nhiệt độ mà có thể làm suy giảm các đặc tính điện, cơ hoặc đặc tính khác liên quan đến an toàn trong quá trình sử dụng bình thường trong tuổi thọ dự kiến của thiết bị; và

- kết cấu và bề mặt lắp đặt vượt quá nhiệt độ có thể làm suy giảm vật liệu trong tuổi thọ dự kiến ca thiết bị.

4.3.2  Nhiệt độ lớn nhất

4.3.2.1  Quy định chung

Vật liệu và thành phần phải được chọn sao cho trong điều kiện vận hành danh định khắc nghiệt nhất, nhiệt độ không vượt quá giới hạn nhiệt độ dưới đây.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo nhiệt độ trong các điều kiện được nêu ở 4.2 đối với từng điều kiện vận hành danh định hoặc chế độ của PCE mà có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ thu được.

Giới hạn nhiệt độ được quy định dưới đây là tổng giới hạn nhiệt độ (không phải các giới hạn tăng nhiệt độ).

Các thử nghiệm của thiết bị được ấn định thông số đặc trưng để sử dụng ở nhiệt độ môi trường xung quanh đến 50 °C có thể được thực hiện tại nhiệt độ môi trường xung quanh bất kỳ trong dải nêu ở 4.2.2.1, trong trường hợp này, chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường xung quanh danh định lớn nhất và nhiệt độ môi trường thử nghiệm thực tế được trừ đi hoặc cộng vào (nếu thích hợp) nhiệt độ đo được để so sánh với các giới hạn quy định dưới đây.

PCE được định thông số đặc trưng để sử dụng ở nhiệt độ môi trường xung quanh lớn hơn 50 °C phải được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh danh định lớn nhất ± 5 °C. Chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường xung quanh danh định lớn nhất và nhiệt độ môi trường thử nghiệm thực tế được trừ đi hoặc cộng vào (nếu thích hợp) nhiệt độ đo được để so sánh với các giới hạn quy định dưới đây.

PCE có thông số đặc trưng đầu ra khác hoặc có điều chỉnh thông số đặc trưng tự động đối với các nhiệt độ môi trường xung quanh khác nhau phải được thử nghiệm theo càng nhiều điều kiện càng tốt để ghi lại trường hợp xấu nhất về nhiệt độ, bao gồm ít nhất là nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất trước khi điều chỉnh thông số đặc trưng và khi điều chỉnh thông số đặc trưng.

Trong khi thử nghiệm nhiệt trong các điều kiện bình thường, các cơ cấu bo vệ không phải là hệ thống điều chỉnh thông số đặc trưng của đầu ra tự động không được tác động.

Nhiệt độ phải được đo bằng nhiệt ngẫu, ngoài ra, đối với máy biến đổi, cuộn cảm và các cuộn dây khác, có thể sử dụng phương pháp thay đổi điện trở.

Nhiệt độ được xác định bằng phương pháp tăng điện tr, sử dụng công thức

T = R2/R1 (k + t1) - (k + t2)

Trong đó

T  là độ tăng nhiệt độ, tính bằng °C

R1  là điện trở của cuộn dây khi bắt đầu thử nghiệm

t1  là nhiệt độ phòng khi bắt đầu thử nghiệm, tính bằng °C

R2  là điện tr của cuộn dây khi kết thúc thử nghiệm

t2  là nhiệt độ phòng khi kết thúc thử nghiệm, tính bằng °C

k = 234,5 đối với đồng

k = 225,0 đối với nhôm

Đối với các vật liệu khác, sử dụng đúng giá trị của hằng số k”.

Giới hạn:

- đối với các cuộn dây và hệ thống cách điện của chúng, áp dụng các giới hạn nhiệt độ trong Bảng 1

- đối với các thành phần khác, nhiệt độ đo được không được vượt quá giới hạn dưới của:

o các giới hạn trong các tiêu chuẩn thành phần áp dụng

o nhiệt độ vận hành danh định của nhà chế tạo thành phần hoặc vật liệu

o nếu không có các thông tin nêu trên thì giới hạn nhiệt độ như nêu trong Bảng 2.

Bảng 1 - Giới hạn nhiệt độ tổng đối với máy biến áp, cuộn cảm và các cuộn dây khác và hệ thống cách điện của chúng

Cấp cách điện

(xem TCVN 8086 (IEC 60085))

Giới hạn đối với phép đo bằng nhiệt ngẫu lắp bề mặt

°C

Giới hạn đối với phương pháp điện trở và nhiều phép đo bằng nhiệt ngẫu kiểu nhúng

°C

Cấp A (105 °C)

90

95

Cấp E (120 °C)

105

110

Cp B (130 °C)

110

120

Cấp F (155 °C)

130

140

Cấp H (180 °C)

150

160

Cấp N (200 °C)

165

175

Cấp R (220 °C)

180

190

Cấp S (240 °C)

195

205

CHÚ THÍCH: Nhiệt ngẫu được gắn trên bề mặt được giả thiết là không được đặt tại điểm nóng nhưng thường được gn vào lõi, cuộn dây và vật liệu cách điện có thể tiếp cận trên một bộ phận hoàn chỉnh. Nhiều nhiệt ngẫu kiểu nhúng mà các nhiệt ngẫu này được gắn trong khi qun dây của bộ phận, có khả năng ghi lại nhiệt độ tại điểm nóng. Phương pháp điện trở cho nhiệt độ trung bình đối với dây quấn cụ thể có độ tăng điện trở đã được đo.

 

Bảng 2 - Giới hạn nhiệt độ tổng đối với vật liệu và thành phần trong trường hợp không có sẵn các thông số đặc trưng của nhà chế tạo và tiêu chuẩn thành phần (xem 4.3.2.1)

Vật liệu và thành phần

Giới hạn

°C

Tụ điện - kiểu điện phân

65

Tụ điện - không phải kiểu điện phân

90

Đầu nối đi dây hoặc đấu nối bên ngoài 1

60

Điểm bt kỳ trên hoặc bên trong ngăn đi dây trong đó có thể tiếp xúc với dây dẫn bên ngoài 1

60

Dây dẫn có cách điện bên trong PCE

nhiệt độ danh định

Cầu chảy

90

Tm mạch in

105

Vật liệu cách điện

90

1 Nhiệt độ quan sát được trên các đu nối và tại các điểm trong một hộp đầu nối hoặc thành phần đi dây của một thiết bị có thể vượt quá các giá trị quy định nếu ghi nhãn ở 5.1.9 yêu cầu đi dây có thông số đặc trưng về nhiệt độ cao thích hợp. Trong trường hợp này, nhiệt độ đo được trên các đầu nối và ngăn đi dây được giới hạn đến thông số đặc trưng về nhiệt độ của hệ thống đi dây theo yêu cầu trên nhãn.

4.3.2.2  Nhiệt độ chạm

Để giới hạn nhiệt độ chạm của các bộ phận tiếp cận được của PCE, nhiệt độ lớn nhất đi với các bộ phận tiếp cận được của PCE phải phù hợp với Bảng 3.

Cho phép các bộ phận tiếp cận được mà việc nóng lên là một chức năng dự kiến của chúng (ví dụ như bình tản nhiệt) có thể có nhiệt độ lên đến 100 °C, nếu các bộ phận được ghi nhãn có bề mặt nóng bằng ký hiệu 14 của Phụ lục C. Đối với các sản phẩm chỉ được sử dụng trong khu vực làm việc có điện kín thì không áp dụng giới hạn 100 °C này.

Các giới hạn này thêm vào các giới hạn áp dụng ở 4.3.2.1.

Bảng 3 - Giới hạn nhiệt độ chạm tổng đối với bề mặt tiếp cận được

Bộ phận

Giới hạn

°C

Kim loại

Thủy tinh, sứ và vật liệu dạng thủy tinh khác a

Nha và cao su a

Cơ cấu do người sử dụng thao tác (nút bấm, tay cầm, công tắc, màn hiển thị, v.v.) được giữ liên tục trong sử dụng bình thường

55

65

75

Cơ cấu do người sử dụng thao tác (nút bấm, tay cầm, công tc, màn hiển thị, v.v.) được giữ trong thời gian ngắn trong sử dụng bình thường

60

70

85

Bộ phận vỏ ngoài mà người sử dụng tiếp cận được khi tiếp xúc bình thường

70

80

95

a Vật liệu phi kim loại không được sử dụng trên mức thông số đặc trưng về nhiệt độ của chúng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ở 4.3.2.1.

4.3.2.3  Giới hạn nhiệt độ đối với bề mặt lắp đặt

Để bảo vệ khỏi suy giảm dài hạn của vật liệu xây dựng, bề mặt của PCE tiếp xúc với bề mặt lắp đặt không được vượt quá nhiệt độ tng lớn nhất là 90 °C.

Giới hạn này thêm vào các giới hạn áp dụng ở 4.3.2.1 và 4.3.2.2.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ở 4.3.2.1 với PCE được lắp theo hướng dẫn của nhà chế tạo, trên bề mặt gỗ mềm.

4.4  Thử nghiệm trong điều kiện sự cố đơn

4.4.1  Quy định chung

Thử nghiệm ở điều kiện sự cố đơn được thực hiện để xác định rằng không phát sinh mối nguy hiểm từ các điều kiện sự cố dự kiến một cách hợp lý trong vận hành bình thường hoặc từ việc sử dụng sai dự kiến một cách hợp lý.

Thử nghiệm sự cố phải được thực hiện trừ khi có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng không có mối nguy hiểm nào có thể phát sinh từ một điều kiện sự cố cụ thể, hoặc trừ khi có các phương pháp thay thế để kiểm tra sự phù hợp được quy định trong tiêu chuẩn này thay cho thử nghiệm sự cố.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách áp dụng các tiêu chí 4.4.3 sau từng thử nghiệm được quy định ở 4.4.4 theo các điều kiện quy định ở 4.4.2.

4.4.2  Điều kiện thử nghiệm và thời gian thử nghiệm trong điều kiện sự cố

4.4.2.1  Quy định chung

Thiết bị phải được vận hành ở phối hợp các điều kiện trong 4.2, chọn phối hợp ít thuận lợi nhất đối với thử nghiệm sự cố cụ thể.

CHÚ THÍCH: Khi thiết lập kết cấu nguồn để thử nghiệm sự c, phải xem xét thực tế là đối với một số thử nghiệm sự cố, một nguồn giới hạn đến dòng điện hoặc công suất danh định lớn nhất của đầu vào PCE có thể khắc nghiệt hơn nếu nguồn dòng điện danh định lớn nhất được sử dụng. Thời gian th nghim có thể lâu hơn và việc gia nhiệt trong tuyến sự cố có thể khắc nghiệt hơn trong các điều kiện được giới hạn. Ví dụ trên một đầu vào PV, việc thử nghiệm với dàn mô phỏng được giới hạn nhỏ hơn Isc PV có thể khắc nghiệt hơn.

Các điều kiện sự cố chỉ được áp dụng một lần tại một thời điểm và phải được áp dụng lần lượt theo trình tự thuận tiện bất kỳ. Không được áp dụng nhiều sự cố đồng thời, nhưng sự cố hệ quả có thể sinh ra do kết quả từ sự cố được đặt vào. Các mẫu riêng rẽ của EUT có thể được sử dụng cho từng thử nghiệm sự cố riêng rẽ, hoặc có thể sử dụng cùng một mẫu cho nhiều thử nghiệm nếu sự hư hại từ các thử nghiệm sự cố trước đó đã được sửa chữa hoặc không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm tiếp theo.

4.4.2.2  Thời gian thử nghiệm

Thiết bị phải được vận hành cho đến khi ít khả năng có thêm thay đổi do đặt sự cố như được xác định do (ví dụ) sự tác động của thiết bị làm loại bỏ ảnh hưởng của sự cố, ổn định nhiệt độ, v.v.

Nếu thiết bị hoặc mạch bảo vệ không thể đặt lại, đặt lại bằng tay hoặc tự động tác động theo cách làm gián đoạn hoặc giảm thiểu điều kiện sự cố thì thời gian thử nghiệm như sau:

- thiết bị hoặc mạch tự động đặt lại: cho phép bảo vệ dạng chu kỳ đóng và cắt cho đến khi không có khả năng xảy ra thêm thay đổi do đặt sự cố, cho đến khi thu được kết quả cuối cùng, hoặc cho đến khi nhiệt độ ổn định;

- thiết bị hoặc mạch đặt lại bằng tay: ba chu kỳ, với thiết bị hoặc mạch được đặt lại sớm nhất có thể sau khi nhả;

- thiết bị hoặc mạch không thể đặt lại: một chu kỳ.

4.4.3  Tiêu chí đạt/không đạt đối với thử nghiệm trong điều kiện sự cố

4.4.3.1  Bảo vệ chống điện giật

Sự phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ chống điện giật được kiểm tra trong và sau khi đặt các sự cố đơn như sau:

a) bằng cách thực hiện các phép đo để kiểm tra không có mạch DVC-A tiếp cận được trở nên có nguy hiểm điện giật bằng cách sử dụng các giới hạn trạng thái ổn định cho DVC-A trong Bảng 6 và các giới hạn ngắn hạn 7.3.2.3, và các mạch như vậy vẫn được ngăn cách với các bộ phận mang điện ở điện áp lớn hơn DVC A bằng ít nhất là cách điện chính. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ở 7.5.2 (không ổn định trước về độ ẩm) đối với cách điện chính; và

b) bằng cách thực hiện thử nghiệm độ bền điện môi theo 7.5.2 (không ổn định trước về độ ẩm) trong các trường hợp sau:

i) trên cách điện tăng cường hoặc cách điện kép, sử dụng mức thử nghiệm đối với cách điện chính, và

ii) trên cách điện chính trong cơ cấu bảo vệ cấp I, sử dụng mức thử nghiệm đối với cách điện chính, trừ khi có thể xác định được rằng sự cố không gây ra bất kỳ hư hại nào cho dây dẫn hoặc đầu nối nối đất bảo vệ hoặc cho phương tiện liên kết bảo vệ; và

c) bằng cách xem xét để đảm bảo cầu chảy được nối giữa đầu nối nối đt bảo vệ và dây dẫn nối đất bảo vệ trong bố trí thử nghiệm chưa tác động; cầu chảy phải có giá trị danh định là 3 A không trễ (đối với thiết bị có giá trị danh định để sử dụng cho các mạch được bảo vệ bởi bảo vệ quá dòng có giá trị danh định 30 A hoặc nhỏ hơn) hoặc 30 A đến 35 A không trễ (đối với thiết bị có giá trị danh định đ sử dụng cho các mạch được bảo vệ bởi bảo vệ quá dòng có giá trị danh định cao hơn 30 A); vỏ ngoài không được tiếp xúc với đất ở bất kỳ vị trí nào khác trong khi thử nghiệm; và

d) bằng cách xem xét vỏ ngoài để đảm bảo rằng không có hư hại nào cho phép tiếp cận đến các bộ phận mang điện nguy hiểm.

4.4.3.2  Bảo vệ chống cháy lan

Sự phù hợp với các yêu cầu bảo vệ chống cháy lan được kiểm tra bằng cách đặt thiết bị lên giấy bản trắng phủ lên bề mặt gỗ mềm và ph lên thiết bị một tấm vải thưa hoặc gạc y tế trong quá trình thử nghiệm sự cố. Một cách khác, vải thưa hoặc gạc y tế chỉ có thể được đặt lên các lỗ hở của thiết bị lớn.

Không được có phần tử kim loại nóng chảy, cách điện đang cháy, hoặc các giọt lửa nóng đỏ phát ra từ vỏ ngoài, và không được có cháy xém, nóng đỏ hoặc cháy thành ngọn lửa giấy bản hoặc vải thưa hoặc nóng đỏ hoặc cháy thành ngọn lửa gạc y tế.

4.4.3.3  Bảo vệ chống các mối nguy hiểm khác

Sự phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ chống các mối nguy hiểm khác sau khi áp dụng thử nghiệm sự c được kiểm tra như quy định trong tiêu chuẩn này.

4.4.3.4  Bảo vệ chống nguy hiểm do các bộ phận bị văng ra

Hỏng thành phần bất kỳ trong PCE không được giải phóng các bộ phận ra ngoài vỏ PCE với đủ năng lượng dẫn đến nguy hiểm, ví dụ, văng vật liệu vào một khu vực có người lao động.

4.4.4  Điều kiện sự cố đơn được đặt vào

4.4.4.1  Thử nghiệm sự cố thành phần

Phân tích mạch phải được thực hiện để nhận biết các thành phần (bao gồm cả hệ thống cách điện) mà việc hỏng chúng sẽ gây ra nguy hiểm cháy hoặc điện giật. Việc phân tích bao gồm ảnh hưởng của các điều kiện ngắn mạch và hở mạch của thành phần. Dựa trên việc phân tích, sự cố phải được đặt vào các thành phần liên quan theo cách mô phỏng cách thức mà sự cố sẽ xảy ra khi sử dụng. Các thành phần chỉ cần chịu sự cố theo một phương thức duy nhất (ngắn mạch hoặc h mạch), trừ khi chúng không có phương thức hỏng dễ nhận thấy.

Sự cố phải được đặt vào sử dụng một cơ cấu đóng cắt nối với các đầu nối của thành phần hoặc cổng cần thử nghiệm. Dây dẫn được sử dụng phải càng ngắn càng tốt và mặt cắt ngang xấp xỉ bằng với mặt cắt ngang của các dây ra của thành phần, hoặc bằng kích thước dây dẫn lớn nhất được quy định trong hướng dẫn được sử dụng để nối với cổng. Cơ cu đóng cắt dùng cho thử nghiệm ngắn mạch phải có đủ khả năng mang dòng điện và tr kháng đủ thấp (so với dây dẫn) để không giới hạn đáng kể luồng dòng điện.

PCE phải được vận hành trước khi đặt sự cố, trừ khi phân tích cho thấy việc khi động có sự cố đã được đặt vào sẽ dẫn đến việc thử nghiệm trường hp xấu nhất.

CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu cả hai thử nghiệm.

Các sự cố sau được mô phỏng:

a) Ngắn mạch hoặc h mạch của các thành phần liên quan.

b) Ngắn mạch hoặc hở mạch của thành phần hoặc cách điện bất kỳ mà việc hỏng hóc có thể ảnh hưng xu đến cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường.

c) Ngoài ra, khi được yêu cầu theo phương pháp 2 của 9.1.1, các thành phần có thể gây nguy hiểm cháy được cho quá tải trừ khi chúng phù hợp với các yêu cầu của 9.1.3.

CHÚ THÍCH 2: Điều kiện quá tải là điều kiện bất kỳ trong điều kiện tải bình thường và điều kiện dòng điện lớn nhất dẫn đến ngắn mạch.

CHÚ THÍCH 3: Thử nghiệm sự cố thành phần không cn bao gồm các thành phần đã hoàn thành việc thử nghiệm tương đương trong các thử nghiệm sự cố khác, ví dụ như thử nghiệm ngắn mạch đầu ra.

4.4.4.2  Thiết bị hoặc bộ phận dùng cho vận hành ngắn hạn hoặc gián đoạn

Các thành phần như động cơ, rơ le, các cơ cấu điện từ khác và bộ gia nhiệt, thường chỉ vận hành gián đoạn phải được cho vận hành liên tục nếu việc này có thể xảy ra ở điều kiện sự cố đơn.

4.4.4.3  Động

Động cơ phải được dừng khi đóng điện hoàn toàn hoặc ngăn không cho khởi động, chọn điều kiện ít thuận lợi hơn.

4.4.4.4  Thử nghiệm ngắn mạch biến áp

Các cuộn dây đầu ra của máy biến áp phải được nối tắt một cuộn tại một thời điểm. Máy biến áp bị hư hại trong một th nghiệm có thể được sửa chữa hoặc thay thế trước khi thử nghiệm tiếp theo.

4.4.4.5  Ngắn mạch đầu ra

Từng cổng đầu ra điện của PCE, và từng phần của đầu ra tại nc điều chỉnh phải được thử nghiệm từng cổng và từng phần tại một thời điểm, để mô phỏng ngắn mạch tải hoặc hệ thống đi dây. Các cơ cấu bảo vệ quá dòng như được cung cấp trong PCE hoặc như quy định trong hướng dẫn lắp đặt, phải được lắp trong khi thử nghiệm. Tất cả các đầu ra khác được mang tải hoặc không mang tải, chọn điều kiện tải trong sử dụng bình thường ít thuận lợi hơn.

Thử nghiệm phải được thực hiện trên tất cả các t hợp của các đầu nối cho cổng cần xem xét, hai tổ hợp tại một thời điểm, bao gồm cả đầu nối trung tính và đầu ni đt, và một thử nghiệm với tất cả các đầu nối mang dòng điện của cổng được nối tắt với nhau cùng lúc. Trong trường hợp việc phân tích cho thấy rng thử nghiệm đối với một tổ hợp là đại diện của các tổ hợp khác thì có thể bỏ qua các thử nghiệm này.

Ngoài các yêu cầu ở 4.4.3, dòng điện ngắn mạch phải được ghi lại và nếu chúng vượt quá dòng điện lớn nhất danh định của mạch thì dòng điện lớn nhất đo được phải được cung cấp trong sổ tay lắp đặt để phối hợp bảo vệ quá dòng của các dây dẫn mạch ngoài (xem 5.3.2).

(Các) giá trị được ghi lại và được cung cấp cùng các hướng dẫn PCE là giá trị dòng điện đỉnh và dòng điện hiệu dụng cao nhất đo được hoặc tính được trong một khoảng thời gian như sau:

a) đối với tín hiệu xoay chiều, 3 chu kỳ của tần số xoay chiều danh nghĩa đối với cổng cần xem xét, trong trường hợp đó, giá trị được ghi là giá trị hiệu dụng 3 chu kỳ;

b) đối với tất cả các tín hiệu, thời gian ngắn mạch từ thời điểm ngắn mạch được áp dụng, cho đến thời điểm ngắn mạch bị gián đoạn bởi cơ cấu bảo vệ hoặc cơ chế khác, trong trường hợp đó, giá trị được nêu bao gồm giá trị hiệu dụng và khoảng thời gian tính bằng giây;

c) đối với các thử nghiệm ngắn mạch dẫn đến giá trị khác ‘0’ liên tục, giá trị hiệu dụng trạng thái ổn định trong trường hợp này là giá trị công bố là giá trị hiệu dụng liên tục.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp việc sử dụng dự kiến về thông tin dòng điện ngắn mạch yêu cầu kiểu đo khác thì có thể cần cung cấp dữ liệu bổ sung. Ví dụ, đối với sự góp phần dòng điện sự cố lưới điện xoay chiều, một số công ty điện lực có thể ưu tiên giá trị hiệu dụng ¼ chu kỳ hoặc tính toán giá trị hiệu dụng khác với giá trị hiệu dụng 3 chu kỳ trên.

4.4.4.6  Thử nghiệm dòng điện cấp ngược đối với thiết bị có nhiều nguồn cung cấp

Đối với thiết bị được dự kiến nối đồng thời vào nhiều nguồn cung cấp, từng đầu vào của PCE phải được thử nghiệm một đầu vào tại một thời điểm, để xác định điều kiện nguy hiểm có thể do dòng điện từ một nguồn cung cấp chạy vào hệ thống đi dây của nguồn khác trong điều kiện sự cố.

CHÚ THÍCH: Trong ng cảnh này, từ “nguồn” không có nghĩa là chiều dòng điện dự kiến đi vào PCE. “Nguồn có nghĩa là mạch bất kỳ có khả năng cung cấp năng lượng vào PCE hoặc vào mạch kết nối bên ngoài khác trong điều kiện sự cố bình thường hoặc đơn, bất kể chiều dự kiến của dòng điện trong điều kiện bình thường.

Với PCE vận hành trong điều kiện bình thường, ngắn mạch phải được đặt tại các đầu nối đi dây tại hiện trường của mạch cần xem xét, với tất cả các nguồn dự kiến khác được nối với PCE qua các cơ cấu bảo vệ quá dòng (nếu có) dự kiến có trong hệ thống lắp đặt.

Ngoài các yêu cầu ở 4.4.3, dòng điện ngắn mạch phải được ghi lại và nếu chúng vượt quá dòng điện lớn nhất danh định của mạch thì dòng điện lớn nhất đo được phải được cung cấp trong sổ tay lắp đặt để phối hợp bảo vệ quá dòng của các dây dẫn mạch ngoài (xem 5.3.2).

Các giá trị được ghi vào báo cáo như trong các điểm từ a) đến c) của 4.4.4.5 trên.

4.4.4.7  Quá tải đầu ra

Từng đu ra của PCE, và từng phần của đầu ra tại nấc điều chỉnh, được cho quá tải lần lượt, một đầu ra tại một thời điểm. Các cuộn dây khác được mang tải hoặc không mang tải, chọn điều kiện tải trong sử dụng bình thường ít thuận lợi hơn. Quá tải được thực hiện bằng cách nối một biến trở trên cuộn dây. Biến trở này được điều chỉnh càng nhanh càng tốt rồi điều chỉnh lại nếu cần sau 1 min để duy trì điều kiện quá tải. Sau đó, không được phép điều chỉnh thêm nữa.

Nếu bảo vệ quá dòng bằng một cơ cấu hoặc mạch nhạy với dòng điện thì dòng điện thử nghiệm quá tải là dòng điện lớn nhất mà cơ cu bảo vệ quá dòng có khả năng cho đi qua trong 1 h. Nếu giá trị này không có trong quy định kỹ thuật thì cần được thiết lập bi thử nghiệm. Trước thử nghiệm, cơ cấu này được làm mất hiệu lực hoặc được thay bằng một đoạn dây có tr kháng không đáng kể.

Đối với thiết bị trong đó điện áp đầu ra được thiết kế để sụt đi khi đạt đến dòng điện quá tải quy định thì quá tải được tăng chậm dần đến điểm công suất đầu ra lớn nhất trước điểm gây ra sự sụt điện áp đầu ra.

Trong tất cả các trường hợp, tải là công suất lớn nhất thu được từ đầu ra.

4.4.4.8  Hng hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát thiết bị phải b sự cố như dưới đây, một sự cố tại một thời điểm:

a) chặn hoặc chặn một phần cửa hút không khí;

b) dừng hoặc ngắt kết nối các quạt làm mát, mỗi lần một quạt;

c) dừng hoặc hạn chế một phần hệ thống làm mát bằng lưu thông nước hoặc chất làm mát khác.

4.4.4.9  Cơ cấu gia nhiệt

thiết bị có lắp các cơ cấu gia nhiệt, các sự cố dưới đây phải được đặt vào, một sự cố tại một thời điểm:

a) bộ hẹn gi giới hạn thời gian gia nhiệt phải được làm mất hiệu lực để đóng điện mạch gia nhiệt liên tục;

b) cơ cấu hoặc mạch điều khiển nhiệt độ phải chịu các điều kiện sự cố đơn sao cho mất sự điều khiển cơ cấu gia nhiệt. Cơ cấu bảo vệ quá nhiệt độ đáp ứng các yêu cầu ở 14.3 được cho hoạt động trong quá trình thử nghiệm.

4.4.4.10  Hệ thống khóa liên động an toàn

Từng bộ phận của hệ thống khóa liên động để bảo vệ người vận hành phải được nối tắt hoặc hở mạch lần lượt để xác định xem liệu hệ thống có tiếp tục ngăn tiếp cận các mối nguy hiểm khi một nắp, v.v... có thể được tháo ra mà không cần sử dụng dụng cụ.

4.4.4.11  Đấu nối một chiều ngược

Trừ khi các phương tiện đấu nối ngăn ngừa nối ngược, đấu nối một chiều bên ngoài phải được nối ngược cực tính.

4.4.4.12  Không khớp bộ chọn điện áp

Đối với thiết bị sử dụng bộ chọn điện áp được thiết kế để điều chỉnh hoặc được đặt để khớp với điện áp nguồn, bộ chọn điện áp của nó được đặt ở vị trí bất kỳ với thiết bị được nối vào mạch nguồn danh định bất kỳ của nó.

4.4.4.13  Đi dây sai với thứ tự pha hoặc cực tính không đúng

Nếu việc đấu nối vào nguồn xoay chiều với thứ tự pha hoặc cực tính không đúng của một nguồn một pha ni đất có thể gây ra nguy hiểm thì phải áp dụng thử nghiệm đi dây sai.

4.4.4.14  Thử nghiệm ngắn mạch tấm mạch in

Trong trường hợp được cho phép bởi 7.3.7.7, cách điện chức năng trên các tấm mạch in, được cung cấp bi các khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách quy định ở Bảng 7 và Bảng 8 (xem 7.3.7.7) phải được thử nghiệm điển hình như mô tả dưới đây.

Từng vị trí của các khoảng cách đã giảm phải được nối tắt, một vị trí tại một thời điểm, và phải duy trì nối tắt cho đến khi không xảy ra hư hại thêm nữa. Bảo vệ quá dòng tích hợp với PCE hoặc được yêu cầu để sử dụng cùng PCE được để h. Trong và sau từng thử nghiệm, PCE phải phù hợp với các yêu cầu ở 4.3.3.

4.5  Ổn định trước độ ẩm

4.5.1  Quy định chung

Trong trường hợp có yêu cầu ở các điều khác của tiêu chuẩn này là điều kiện ổn định trước cho thử nghiệm khác thì EUT phải chịu ổn định độ ẩm dưới đây.

4.5.2  Điều kiện

Thiết bị không được vận hành trong khi ổn định trước. Các thành phần điện, nắp và các bộ phận khác có thể lấy ra bằng tay, được lấy ra và chịu ổn định trước về độ ẩm cùng với bộ phận chính.

Việc ổn định trước được thực hiện trong tủ m có chứa không khí với độ ẩm 92,5 % RH ± 2,5 % RH. Nhiệt độ của không khí trong tủ được duy trì ở 40 °C ± 2 °C. Trước khi đặt độ m, thiết bị được đưa vào nhiệt độ 42 °C ± 2 °C, thường bằng cách giữ thiết bị ở nhiệt độ này trong ít nhất 4 h trước khi ổn định trước độ ẩm. Không khí trong tủ được cho chuyển động và t được thiết kế hoặc khống chế sao cho ngăn ngừa ngưng tụ hình thành trên thiết bị cần thử nghiệm.

Thiết bị được giữ trong tủ trong 48 h, sau đó lấy ra và để phục hồi trong 2 h điều kiện môi trường của 4.2.2.1, với nắp của thiết bị không có thông gió được lấy ra trước khi áp dụng thử nghiệm yêu cầu ổn định trước.

4.6  Bảo vệ điện áp cấp ngược

Trong điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn, điện áp hoặc năng lượng nguy hiểm không được xuất hiện trên các đầu ni của từng nguồn, với nguồn đó được ngắt điện hay ngắt kết nối. Ngắt kết nối hoặc ngắt điện của nguồn cần thử nghiệm được xem là một điều kiện bình thường, không phải sự cố được đặt vào.

PCE được vận hành với tt cả các nguồn đã kết nối và đóng điện dự kiến có mặt trong hoạt động bình thường.

Nguồn bên trong (ví dụ như acquy bên trong) mà việc ngắt kết nối hoặc ngắt điện cần phải tiếp cận vào bên trong của PCE đòi hỏi sử dụng dụng cụ thì không cần thử nghiệm.

Cơ cấu bán dẫn được sử dụng để truyền năng lượng giữa các nguồn được thiết kế cách ly với nhau, được nối tắt, và việc nối tắt này không được xem là một sự cố. Cần đặt vào các sự cố đơn bổ sung.

4.6.1  Thử nghiệm cp ngược trong điều kiện bình thường

Từng nguồn đầu vào phải được thử nghiệm riêng rẽ trước tiên bằng cách ngắt kết nối nguồn, sau đó ngắt điện nguồn (nếu có thể).

CHÚ THÍCH: Việc ngắt điện để mô phỏng các điều kiện mà nguồn không cung cấp điện áp hoặc dòng điện, nhưng thiết bị cung cấp và các tải khác trên mạch đó vẫn được kết nối mà có thể xuất hiện trở kháng thấp ở PCE ngược lại với trở kháng cao xuất hiện khi ngắt kết nối nguồn. Ví dụ về nguồn bị ngắt điện là dàn PV không tiếp xúc với ánh sáng, và mất điện lưới.

4.6.2  Thử nghiệm cấp ngược trong điều kiện sự cố đơn

Lặp lại các thử nghiệm ở 4.6.1 cho từng điều kiện sự c đơn cần xem xét. Các sự cố đặt vào được chọn dựa trên sự phân tích sơ đồ mạch điện có chú ý đặc biệt đến các thiết bị điều khiển hoặc truyền năng lượng giữa các nguồn khác nhau.

4.6.3  Sự phù hợp với thử nghiệm cấp ngược

PCE phù hp vi các yêu cu nếu trong các thử nghiệm ở 4.6.1 và 4.6.2, không xuất hiện điện áp hoặc năng lượng nguy hiểm trên các đầu nối của PCE đối với nguồn cần thử nghiệm. Các phép đo được thực hiện sau khi nguồn bị ngắt điện hoặc ngắt kết nối 15 s hoặc 1 s, như sau:

- 15 s đối với các nguồn được ni cố định;

- 1 s cho các nguồn được nối qua dây nguồn hoặc sử dụng bộ nối có thể m mà không cần sử dụng dụng cụ.

4.7  Thử nghiệm thông số đặc trưng về điện

4.7.1  Thông số đặc trưng đầu vào

Trong khi vận hành ở điều kiện thử nghiệm chuẩn ở 4.2.2, dòng điện hoặc công suất vào liên tục đo được, nếu có, không được vượt quá 10 % thông số đặc trưng đầu vào ghi nhãn.

4.7.1.1  Yêu cầu đo đối với cổng đầu vào một chiều

Các phép đo của dòng điện đầu vào một chiều vào bộ nghịch lưu phải được thực hiện bằng một thiết bị đo chỉ ra tổng giá trị hiệu dụng thực của các thành phần một chiều và xoay chiều.

CHÚ THÍCH: Do thành phn xoay chiều của dòng điện mà bộ nghịch lưu ly từ nguồn một chiều của chúng, dòng điện đầu vào phải được đo bằng dụng cụ đo đọc tổng giá trị hiệu dụng thực của thành phần một chiều và xoay chiều để cho phép lựa chọn đúng các đu nối, cầu chảy và dây dẫn sẽ được nối với bộ nghịch lưu trong hệ thống lắp đặt, để ngăn ngừa gia nhiệt quá mức.

4.7.2  Thông số đặc trưng đầu ra

Trong khi vận hành ở điều kiện thử nghiệm chuẩn ở 4.2.2, từng cổng đầu ra của PCE phải có khả năng cung cấp công suất hoặc dòng điện đầu ra ghi nhãn của nó, nếu có, mà cơ cấu bảo vệ quá dòng không tác động và không tắt nguồn do tác động của hệ thống bảo vệ quá nhiệt. Dòng điện hoặc công suất ra liên tục đo được, nếu có, không được vượt quá 10 % thông số đặc trưng đầu ra ghi nhãn.

5  Ghi nhãn và tài liệu

5.1  Ghi nhãn

5.1.1  Quy định chung

Thiết bị phải mang nhãn như quy định ở 5.1 và 5.2.

Ngoại trừ nhãn của các bộ phận bên trong, các nhãn này phải nhìn thấy được từ bên ngoài sau khi lắp đặt, hoặc có thể nhìn thấy sau khi tháo nắp hoặc m cửa mà không cần sử dụng dụng cụ, nếu nắp hoặc cửa dự kiến được lấy ra hoặc được mở ra bi người vận hành. Nhãn đặt lên thiết bị không được đặt lên các bộ phận mà có thể được tháo ra bởi người vận hành mà không cần sử dụng dụng cụ.

Đối với thiết bị được lắp trên giá hoặc trên tấm, cho phép ghi nhãn trên bề mặt mà sẽ nhìn thấy được sau khi lấy thiết bị ra khỏi giá hoặc tấm.

Ký hiệu bằng hình vẽ có thể được sử dụng và phải phù hợp với Phụ lục C hoặc IEC 60417 nếu thuộc đối tượng áp dụng. Ký hiệu bằng hình vẽ phải được giải thích trong tài liệu kèm theo của PCE.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.2  Độ bền của nhãn

Nhãn được yêu cầu ở điều này được đặt trên PCE phải luôn sạch và dễ nhìn trong các điều kiện sử dụng bình thường và chịu được ảnh hưởng của cht làm sạch quy định bởi nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm dưới đây đối với độ bền của nhãn ở phía ngoài của thiết bị. Nhãn được lau nhanh bằng tay, không đặt lực quá mức, trong 30 s bằng vải thấm đẫm chất làm sạch quy định (hoặc, nếu không quy định, bằng cồn isopropyl). Nhãn vẫn phải nhìn thấy rõ ràng sau khi xử lý như trên và nhãn dính không bị lỏng lẻo hoặc trở nên quăn mép.

5.1.3  Nhận dạng

Thiết bị phải được ghi nhãn vĩnh viễn với tối thiểu là các yêu cầu sau:

a) tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp;

b) số model, tên hoặc các phương tiện khác để nhận dạng thiết bị;

c) số seri, mã hoặc nhãn khác cho phép nhận biết địa điểm chế tạo và lô chế tạo hoặc ngày chế tạo trong thời gian ba tháng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.4  Thông số đặc trưng của thiết bị

Trừ khi có quy định khác ở các phần khác của bộ tiêu chuẩn này, các thông số đặc trưng dưới đây, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải được ghi nhãn trên thiết bị:

- điện áp vào, kiểu điện áp (xoay chiều hoặc một chiều), tần số và dòng điện liên tục lớn nhất đối với từng đầu vào;

- điện áp ra, kiểu điện áp (xoay chiều hoặc một chiều), tần số và dòng điện liên tục lớn nhất và đối với các đầu ra xoay chiều, công suất hoặc hệ số công sut đối với từng đầu ra;

- mã bảo vệ chng xâm nhập (IP) như ở 6.3 dưới đây.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.5  Nhận dạng cầu chảy

Nhãn phải được đặt gần từng cầu chảy hoặc đế cầu chảy hoặc trên đế cầu chảy, hoặc vị trí khác với điều kiện là thấy được rõ ràng là nhãn này áp dụng cho cầu chảy nào, nhãn chỉ ra thông số đặc trưng về dòng điện của cầu chảy và thông số đặc trưng về điện áp của cầu chảy, trong trường hợp các cầu chảy có thông số đặc trưng về điện áp khác nhau có thể được lắp vào.

Trong trường hợp cần các cầu chảy có đặc tính chảy đặc biệt như trễ thời gian hoặc khả năng cắt thì phải chỉ ra loại cầu chảy.

Đối với các cầu chảy không được đặt trong khu vực người vận hành tiếp cận và đối với cầu chảy hàn sẵn đặt trong khu vực người vận hành tiếp cận, cho phép cung cấp một tham khảo chéo đơn trị (ví dụ, F1, F2, v.v...) đến các hướng dẫn vận hành có các thông tin liên quan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.6  Đầu nối, đấu nối và cơ cấu điều khiển

Nếu cần thiết cho an toàn, phải có chỉ dẫn về mục đích của đầu nối, bộ nối, cơ cấu điều khiển và bộ chỉ thị, và vị trí khác nhau của chúng, bao gồm đấu nối bất kỳ đối với lưu chất làm lạnh như nước và hệ thng thoát nước. Các ký hiệu Phụ lục C có thể được sử dụng và trong trường hợp không đủ chỗ, có thể sử dụng ký hiệu 9 ở Phụ lục C.

CHÚ THÍCH: Các chân riêng rẽ của bộ báo hiệu nhiều chân, cơ cấu điều khiển và bộ nối giao tiếp có thể không cần ghi nhãn.

Nút ấn và phần tử thao tác của cơ cấu dừng khẩn cấp và bóng đèn chỉ thị chỉ được sử dụng để chỉ ra cảnh báo nguy hiểm hoặc cần cho hành động khẩn cấp phải có màu đỏ.

Thiết bị nhiều điện áp phải được ghi nhãn để chỉ ra điện áp cụ thể mà nó được đặt khi được vận chuyển từ nhà máy. Cho phép nhãn là giấy gắn hoặc vật liệu không vĩnh cửu khác bất kỳ.

Thiết bị có các đầu nối một chiều phải được ghi nhãn rõ ràng chỉ ra cực tính đu nối, với:

- dấu “+” là cực dương và dấu “-“ là cực âm; hoặc

- thể hiện bằng hình ảnh minh họa cho cực tính mà có thể xác định rõ ràng cực tính đúng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.6.1  Đầu nối của dây dẫn bảo vệ

Phương tiện đấu nối dùng cho dây dẫn bảo vệ phải được ghi nhãn bằng:

- ký hiệu 7 của Phụ lục C; hoặc

- các chữ cái PE; hoặc

- mã hóa màu xanh lục-vàng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.7  Thiết bị đóng cắt và áptômát

Các vị trí đóng và cắt của thiết bị đóng cắt và áptômát phải được ghi nhãn rõ ràng. Nếu thiết bị đóng cắt dạng nút ấn được sử dụng làm thiết bị đóng cắt nguồn, có thể sử dụng ký hiệu 10 và 16 Phụ lục C để chỉ ra vị trí đóng, hoặc ký hiệu 11 và 17 để chỉ ra vị trí cắt, với cặp các ký hiệu (10 và 16 hoặc 11 và 17) gần nhau.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.8  Thiết bị cấp II

Thiết bị sử dụng hoàn toàn phương tiện bảo vệ cấp II phải được ghi nhãn ký hiệu 12 ở Phụ lục C. Thiết bị chỉ được bảo vệ một phần bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường không được mang ký hiệu 12 ở Phụ lục C.

Trong trường hợp thiết bị có dự phòng để nối dây dẫn nối đất cho lý do chức năng (xem 7.3.6.4) thì phải được ghi nhãn ký hiệu 6 Phụ lục C.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.1.9  Hộp kết nối dùng cho đấu nối bên ngoài

Trong trường hợp được yêu cu bởi chú thích 1 Bảng 2 do nhiệt độ cao ở đầu nối hoặc bộ phận trong khoang đi dây, phải có nhãn nhìn thấy được bên cạnh đầu nối trước khi đấu nối, của:

a) thông số đặc trưng về nhiệt độ nhỏ nhất và cỡ cáp cần được nối với các đầu nối;

hoặc

b) nhãn cảnh báo người lắp đặt cần tham khảo hướng dẫn lắp đặt. Ký hiệu 9 Phụ lục C là một nhãn có thể chấp nhận được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bằng mắt và bằng các phép đo nhiệt độ ở 4.3.

5.2  Ghi nhãn cảnh báo

5.2.1  Yêu cầu nhìn thấy được và dễ đọc đối với ghi nhãn cảnh báo

Ghi nhãn cảnh báo phải nhìn thấy được khi thiết bị được lắp đặt và sẵn sàng để sử dụng bình thường. Nếu cảnh báo đặt lên một bộ phận cụ thể của thiết bị, nhãn phải được đặt trên hoặc gần bộ phận đó.

Ghi nhãn cảnh báo phải dễ đọc và có kích thước tối thiểu như sau:

- Các ký hiệu in phải cao ít nhất 2,75 mm.

- Các ký tự in phải cao ít nhất 1,5 mm, kể cả chữ hoa hoặc chữ thường, và phải tương phản với màu nền.

- Các ký hiệu hoặc ký tự được đúc, đóng dấu hoặc khắc trong vật liệu phải có chiều cao của ký tự ít nhất là 2,0 mm, kể c chữ hoa hoặc chữ thường, và nếu không tương phản với màu nền thì phải có chiều sâu hoặc chiều cao tăng lên ít nhất 0,5 mm.

Nếu cần tham khảo hưng dẫn sử dụng để duy trì sự bảo vệ đưc cung cấp bởi thiết bị thì thiết bị phải được ghi nhãn ký hiệu 9 Phụ lục C.

Ký hiệu 9 ở Phụ lục C không yêu cầu phải được sử dụng liền kề các ký hiệu được giải thích trong sổ tay hưng dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.2.2  Nội dung ghi nhãn cảnh báo

5.2.2.1  Bộ tản nhiệt và các bộ phận tương tự không nối đất

Bộ tản nhiệt hoặc bộ phận khác không nối đất mà có thể bị nhầm với bộ phận nối đất và gây ra rủi ro điện giật theo 7.3 phải đưc ghi nhãn ký hiệu 13 Phụ lục C, hoặc tương đương. Nhãn có thể đặt trên hoặc liền kề với bộ tản nhiệt và phải nhìn thấy rõ ràng khi mà việc tháo rời PCE có thể dẫn đến rủi ro tiếp xúc với bộ tản nhiệt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.2.2.2  Bề mặt nóng

Bộ phận của PCE vượt quá các giới hạn nhiệt độ quy định ở 4.3.2 phải được ghi nhãn ký hiệu 14 ở Phụ lục C.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các phép đo theo 4.3.

5.2.2.3  Chất làm mát

Một thiết bị có chứa chất làm mát vượt quá 70 °C phải được ghi nhãn rõ ràng bên ngoài nơi dễ dàng hiển thị sau khi lắp đặt bằng ký hiệu 15 ở Phụ lục C. Tài liệu phải cung cấp cảnh báo liên quan đến rủi ro bỏng từ chất làm mát nóng và:

a) một tuyên bố rằng việc bảo dưỡng hệ thống làm mát chỉ được thực hiện bởi nhân viên bảo dưỡng, hoặc

b) hướng dẫn đối với lưu thông, thoát nước an toàn hoặc hướng dẫn về làm việc trên hệ thống làm mát, nếu các hoạt động này có thể đưc thực hiện mà người vận hành không tiếp cận với các mối nguy hiểm bên trong thiết bị.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bằng mắt và bằng các phép đo theo 4.3.

5.2.2.4  Năng lượng được lưu trữ

Khi được yêu cầu ở 7.3.9.2 hoặc 7.4.2, PCE phải được ghi nhãn ký hiệu 21 ở Phụ lục C và thời gian phóng của các tụ điện đến mức điện áp và năng lượng an toàn đi kèm vi ký hiệu.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.2.2.5  Bảo vệ động cơ

Khi được yêu cầu 8.2, phải có nhãn ở nơi mà nhân viên bảo dưỡng có thể nhìn thấy trước khi tháo tấm bảo vệ ra, việc cảnh báo mối nguy hiểm và đưa ra hướng dẫn về bảo dưỡng an toàn (ví dụ như ngắt kết nối nguồn trước khi tháo tấm bảo vệ).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.2.3  Ghi nhãn và hướng dẫn về nguy hiểm âm thanh

Nếu được yêu cầu ở 10.2.1, PCE phải:

a) được ghi nhãn để cảnh báo người vận hành về mối nguy hiểm áp suất âm thanh; hoặc

b) có các hưng dẫn lắp đặt quy định cách người lắp đặt có thể chắc chắn rằng mức áp suất âm thanh từ thiết bị, tại điểm sử dụng của nó sau khi lắp đặt, sẽ không đạt đến giá trị có thể gây nguy hiểm. Các hướng dẫn này phải bao gồm mức áp suất âm thanh đo được, và phải nhận biết các vật liệu hoặc biện pháp bảo vệ sẵn có và thực tiễn có thể được sử dụng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bằng mắt và bằng các phép đo theo Điều 10.

5.2.4  Thiết bị có nhiều nguồn cung cấp

Một PCE có các đấu nối dùng cho nhiều nguồn năng lượng phải được ghi nhãn ký hiệu 13 ở Phụ lục C và sổ tay hướng dẫn phải chứa các thông tin cần thiết trong 5.3.4.

Ký hiệu phải được đặt bên ngoài thiết bị hoặc phải nhìn thấy được một cách nổi bật phía sau tấm che bt kỳ cho phép tiếp cận các bộ phận nguy hiểm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.2.5  Dòng điện chạm quá mức

Khi được yêu cầu ở 7.3.6.3.7, PCE phải được ghi nhãn ký hiệu 15 Phụ lục C. Xem thêm 5.3.2 để biết thông tin được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.3  Tài liệu

5.3.1  Quy định chung

Tài liệu được cung cấp cùng PCE phải đưa ra thông tin cần thiết để vận hành, lắp đặt và (nếu thuộc đối tượng áp dụng) bảo trì an toàn cho thiết bị. Tài liệu phải bao gồm các điểm được yêu cầu ở 5.3.2 đến 5.3.4 và các điểm sau:

a) giải thích về ghi nhãn thiết bị, kể cả ký hiệu được sử dụng;

b) vị trí và chức năng của đầu nối và bộ điều khiển;

c) tất cả các thông số đặc trưng hoặc quy định kỹ thuật cần thiết để lắp đặt và vận hành PCE một cách an toàn, bao gồm các thông số đặc trưng về môi trường dưới đây kèm theo giải thích ý nghĩa của chúng và các yêu cầu lắp đặt bất kỳ theo đó:

- Phân loại môi trường theo 6.1

- Phân loại vị trí ướt theo 6.1

- Phân cấp độ nhiễm bẩn đối với môi trường bên ngoài dự kiến theo 6.2

- Thông số đặc trưng về bảo vệ chống xâm nhập theo 6.3

- Thông số đặc trưng về nhiệt độ môi trường xung quanh và độ ẩm tương đối

- Thông số đặc trưng về độ cao tối đa so với mực nước biển

- Cấp quá điện áp được ấn định cho từng cổng đầu vào và đầu ra theo 7.3.7.1.2, kèm theo hướng dẫn về cách đảm bảo rằng quá trình lắp đặt phù hợp với các cấp quá điện áp yêu cầu;

CHÚ THÍCH: Người lắp đặt có thể không quen với thuật ngữ cấp quá điện áp và ý nghĩa của nó. Hướng dẫn được yêu cầu để giải thích các yêu cầu để người lắp đặt hiểu, ví dụ như mô tả các điểm kết nối thích hợp hoặc quy định phương tiện bảo vệ quá điện áp quá độ.

d) cảnh báo rằng khi dàn quang điện tiếp xúc với ánh sáng thì dàn quang điện này cung cấp điện áp một chiều cho PCE.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.3.1.1  Ngôn ngữ

Các hướng dẫn liên quan đến an toàn phải bằng ngôn ngữ được chấp nhận ở quốc gia nơi thiết bị được lắp đặt.

Kiểm tra sự phù hp bằng cách xem xét.

5.3.1.2  Định dạng

Nói chung, tài liệu sẽ được cung cấp dưới dạng in và được gửi kèm thiết bị.

CHÚ THÍCH: Bản sao định dạng điện tử của tài liệu có thể đi kèm nhưng không được thay thế bản in.

Đối với thiết bị yêu cầu sử dụng máy tính cho cả lắp đặt và vận hành, tài liệu có thể được cung cp ở định dạng điện tử mà không cần kèm theo bản in.

Kiểm tra sự phù hợp với 5.3.1 đến 5.3.3 được thể hiện bằng cách xem xét.

5.3.2  Thông tin liên quan đến lắp đặt

Tài liệu phải bao gồm hướng dẫn lắp đặt và trong trường hợp thuộc đi tượng áp dụng, hướng dẫn chạy thử cụ thể và, nếu cần thiết cho an toàn, cảnh báo về các mối nguy hiểm có thể phát sinh trong khi lắp đặt hoặc chạy thử thiết bị. Thông tin được cung cấp phải bao gồm:

a) các yêu cầu lắp ráp, vị trí và lắp;

b) thông số đặc trưng và phương tiện nối với từng nguồn cung cấp và mọi yêu cầu liên quan đến hệ thống đi dây và điều khiển bên ngoài, mã hóa màu của dây nối ra, phương tiện ngắt kết ni hoặc bảo vệ quá dòng cần thiết, kể cả các hướng dẫn rằng vị trí lắp đặt không ngăn ngừa việc tiếp cận các phương tiện ngắt kết nối;

c) thông số đặc trưng và phương tiện nối của đầu ra bất kỳ từ PCE và mọi yêu cầu liên quan đến hệ thống đi dây và điều khiển bên ngoài, mã hóa màu của dây hoặc bảo vệ quá dòng cần thiết;

d) giải thích sơ đồ chân của bộ nối dùng cho đấu nối bên ngoài, trừ khi bộ nối được dùng cho mục đích tiêu chuẩn (ví dụ: RS 232);

e) yêu cầu thông hơi;

f) yêu cầu đi với các dịch vụ đặc biệt, ví dụ như chất lng làm mát;

g) hướng dẫn và thông tin liên quan đến mức áp suất âm thanh nếu được yêu cầu ở 10.2.1;

h) trong trường hợp có yêu cầu ở 14.8.1.3, hướng dẫn về thông hơi thích hợp của phòng hoặc vị trí trong đó PCE chứa acquy có thông hơi hoặc có van được điều chỉnh để ngăn ngừa sự tích tụ các khí nguy hiểm;

i) mômen xiết chặt đặt lên các đầu nối của hệ thống đi dây;

j) các giá trị của dòng điện ngắn mạch cấp ngược khả dụng từ PCE trên dây dẫn vào và ra trong điều kiện sự cố, nếu dòng điện này vượt quá dòng điện danh định lớn nhất của mạch, theo 4.4.4.6;

k) đối với từng đầu vào PCE, giá trị lớn nhất của dòng điện ngắn mạch khả dụng từ nguồn mà PCE được thiết kế; và

CHÚ THÍCH: Thông số đặc trưng về dòng điện ngắn mạch đầu vào này áp dụng cho các cổng như nguồn lưới, đầu vào PV và mạch acquy, không dự kiến áp dụng cho các mạch tín hiệu, điều khiển hoặc trao đổi thông tin công suất thấp.

l) khả năng tương thích với RCD và RCM;

m) hướng dẫn nối đất bảo vệ của PCE, bao gồm thông tin được yêu cầu 7.3.6.3.7 nếu dây nối đất bảo vệ thứ hai được lắp đặt;

n) trong trường hợp được yêu cầu 7.3.8, các hướng dẫn lắp đặt phải bao gồm thông tin dưới đây hoặc nội dung tương đương:

Sản phẩm này có thể tạo ra dòng điện có thành phần một chiều. Trong trường hợp sử dụng cơ cấu bảo vệ dòng điện dư (RCD) hoặc cơ cấu theo dõi dòng điện dư (RCM) trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ cho phép RCD hoặc RCM kiểu B phía nguồn của sản phẩm này.”

o) đối với PCE dự kiến để nạp acquy, thông số đặc trưng về điện áp danh nghĩa, kích thước và kiểu acquy;

p) Thông tin cấu hình dàn PV, ví dụ như thông số đặc trưng, bt kể dàn PV được nối đất hoặc nổi, mọi cơ cấu bảo vệ bên ngoài cần thiết, v.v.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.3.3  Thông tin liên quan đến vận hành

Hướng dẫn sử dụng bao gồm mọi hướng dẫn vận hành cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn, bao gồm các nội dung sau, nếu thuộc đối tượng áp dụng:

- hướng dẫn điều chỉnh bộ điều khiển kể cả các ảnh hưởng của việc điều chỉnh;

- hướng dẫn nối liên kết với các phụ kiện và thiết bị khác, kể cả chỉ ra các phụ kiện thích hợp, các bộ phận tháo rời được và vật liệu đặc biệt bất kỳ;

- cảnh báo về rủi ro bỏng từ bề mặt được phép vượt quá giới hạn nhiệt độ 4.3.2 và các hành động của người vận hành được yêu cầu để giảm rủi ro; và

- hưng dẫn rằng nếu thiết bị được sử dụng theo cách không được quy định bởi nhà chế tạo thì việc bảo vệ được cung cp bởi thiết bị có thể bị ảnh hưởng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.3.4  Thông tin liên quan đến bảo trì

Hướng dẫn bảo trì bao gồm những nội dung sau đây:

- khoảng thời gian và hướng dẫn bảo trì phòng ngừa bất kỳ được yêu cầu để duy trì an toàn (ví dụ thay thế bộ lọc không khí hoặc làm chặt lại các đầu nối định kỳ);

- hướng dẫn tiếp cận các khu vực người vận hành tiếp cận được, nếu có, bao gồm cnh báo không được vào các khu vực khác của thiết bị;

- số lượng bộ phận và hướng dẫn để có được bộ phận thay thế được bt kỳ mà người vận hành yêu cầu;

- hướng dẫn làm sạch an toàn (nếu được khuyến cáo);

- trong trường hợp có nhiều nguồn cung cấp đóng điện cho PCE, phải có thông tin trong hướng dẫn sử dụng để chỉ ra (các) thiết bị ngắt kết nối nào được yêu cầu tác động để cách ly hoàn toàn thiết bị.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

5.3.4.1  Bảo trì acquy

Trong trường hợp được yêu cầu 14.8.5, tài liệu phải bao gồm các hạng mục có thể áp dụng từ danh mục hướng dẫn dưới đây để bảo trì acquy.

CHÚ THÍCH: Không phải sử dụng chính xác các từ ngữ dưới đây, chỉ cần đưa ra được thông tin dự kiến.

- Bảo dưỡng acquy phải được thực hiện hoặc giám sát bởi nhân viên am hiểu về acquy và các biện pháp phòng ngừa yêu cầu.

- Khi thay acquy, thay cùng loại và số lượng acquy hoặc gói acquy.

- Hướng dẫn chung về tháo và lắp đặt acquy.

- LƯU Ý: Không vt acquy vào đám cháy. Acquy có thể nổ.

- LƯU Ý: Không mở hoặc phá hủy acquy. Chất điện phân thoát ra có hại cho da và mắt. Nó có thể độc hại.

- LƯU Ý: Acquy có thể gây rủi ro điện giật và dòng điện ngắn mạch cao. Các biện pháp phòng ngừa sau đây cần được tuân th khi làm việc có acquy:

a) Tháo đồng hồ, nhẫn hoặc các vật bằng kim loại khác.

b) Sử dụng dụng cụ có tay cầm cách điện.

c) Đeo găng tay và đi ủng cao su.

d) Không đặt dụng cụ hoặc bộ phận kim loại lên trên acquy.

e) Ngắt kết nối nguồn nạp trước khi kết nối hoặc ngắt kết nối các đầu nối acquy.

f) Xác định xem acquy có bị nối đất không chủ ý hay không. Nếu có, ngắt nguồn nối đất. Tiếp xúc với bất kỳ bộ phận nào của acquy nối đất có thể gây điện giật. Khả năng điện giật có thể được giảm nếu loại bỏ ni đất khi lắp đặt và bảo trì (áp dụng cho thiết bị và nguồn acquy từ xa không có mạch nguồn nối đất).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

6  Yêu cầu và điều kiện môi trường

Nhà chế tạo phải đánh giá PCE đối với các điều kiện môi trường sau đây:

- Phân loại môi trường, như 6.1 dưới đây

- Thích hợp đối với vị trí ướt hay không

- Thông số đặc trưng về độ nhiễm bẩn, như 6.2 dưới đây

- Thông số đặc trưng về bảo vệ chống xâm nhập (IP), như 6.3 dưới đây

- Thông số đặc trưng về phơi nhiễm tia cực tím (UV), như 6.4 dưới đây

- Thông số đặc trưng về nhiệt độ môi trường xung quanh và độ ẩm tương đối, như 6.5 dưới đây

Tài liệu được cung cấp với PCE phải bao gồm các thông số đặc trưng trên, như 5.3.1. Ngoài ra, thông số đặc trưng như trong 6.3 dưới đây phải được ghi nhãn trên thiết bị như 5.1.4.

Các thông số này phải phù hợp với các yêu cầu tối thiểu, thử nghiệm và kiểm tra như được nêu trong các điều dưới đây và trong Bảng 4.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

6.1  Phân loại môi trường và điều kiện môi trường tối thiểu

Phân loại môi trường PCE được xác định như dưới đây.

6.1.1  Ngoài trời

PCE bị phơi nhiễm hoàn toàn hoặc một phần trực tiếp với mưa, mặt trời, gió, bụi, nấm, băng, nước ngưng tụ, bức xạ dưới bầu trời đêm lạnh, v.v., và toàn dải nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời. Áp dụng yêu cầu vị trí ướt.

6.1.2  Trong nhà, chưa ổn định

PCE được che hoàn toàn bởi tòa nhà hoặc vỏ ngoài để bảo vệ PCE khỏi tác động trực tiếp của mưa, mặt trời, bụi gió, nấm và bức xạ dưới bầu trời đêm lạnh, v.v, nhưng tòa nhà hoặc vỏ ngoài chưa được ổn định nhiệt độ, độ ẩm hoặc lọc không khí và thiết bị có thể bị ngưng tụ. Nếu PCE không được định thông số đặc trưng và đánh giá để sử dụng vị trí ướt, thì hướng dẫn lắp đặt phải quy định vị trí lắp đặt phải khô, ngoại trừ để ngưng tụ.

6.1.3  Trong nhà, đã ổn định

PCE được che hoàn toàn bi tòa nhà hoặc vỏ ngoài để bảo vệ PCE khỏi tác động trực tiếp của mưa, mặt trời, bụi gió, nm và bc xạ dưới bầu trời đêm lạnh, v.v, và tòa nhà hoặc vỏ ngoài nói chung được n định nhiệt độ, độ ẩm và lọc không khí. Có thể không xảy ra ngưng tụ. Nếu PCE không được định thông số đặc trưng và đánh giá để sử dụng ở vị trí ướt, thì hướng dẫn lắp đặt phải quy định vị trí lắp đặt phải khô, bao gồm cả không ngưng tụ mong muốn.

Bảng 4 - Phân loại môi trường, điều kiện môi trường và các yêu cầu thử nghiệm

Thông số đặc trưng

Điều kiện môi trường tối thiu

Theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, phải chịu các yêu cầu tối thiểu dưới đây 4

Ngoài trời

Trong nhà, chưa ổn định

Trong nhà, đã ổn định

Độ nhiễm bẩn 1

Tối thiểu là PD3

Tối thiểu là PD3

Tối thiu là PD2

Vị trí ướt

Không

Không

Bảo vệ chống xâm nhập 2

Tối thiểu là IP34 3

Tối thiểu là IP20

Tối thiểu là IP20

Dải nhiệt độ vận hành xung quanh

-20 °C đến +50 °C

-20 °C đến +50 °C

+0 °C đến +40 °C

Dải độ ẩm tương đối

4 % đến 100 % (ngưng tụ)

5 % đến 95 % (không ngưng tụ)

5 % đến 85 % (không ngưng tụ)

Phơi nhiễm UV

Yêu cầu

Không yêu cầu

Không yêu cầu

1 Đây là độ nhiễm bn của môi trường bên ngoài. Xem thêm 6.2 về giảm độ nhiễm bn trong các khu vực cụ thể bên trong thiết bị.

2 Các yêu cầu này thêm vào các yêu cầu ở các điều khác của tiêu chuẩn này, có thể nghiêm ngặt hơn, liên quan đến việc tiếp cận các bộ phận mang điện và các mối nguy hiểm cơ học, và ngăn chặn nguy cơ cháy.

3 Chú ý đến thực tế là yêu cầu IP34 này không nghiêm ngặt như yêu cầu IP44 trong IEC 62093 đối với chất lượng môi trường của các thành phần PV.

4 Bảng này xác định phạm vi vận hành an toàn của PCE trong môi trường mà không dự kiến quy định tính năng vận hành.

6.2  Độ nhiễm bẩn

Thông số đặc trưng về độ nhiễm bn do nhà chế tạo công bố phải được sử dụng khi xác định chiều dài đường rò và khe hở không khí yêu cầu trong 7.3.7. Thông số đặc trưng về độ nhiễm bn công bố phải phù hợp với các định nghĩa các điều từ 3.60 đến 3.63.

CHÚ THÍCH: Độ nhiễm bẩn 4 không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. PCE dự kiến sử dụng trong môi trường có độ nhiễm bẩn 4 phải được cung cấp phương tiện để giảm môi trường vi mô đến độ nhiễm bn 1, 2 hoặc 3.

Độ nhiễm bẩn bị tăng lên trong một số khu vực nhất định của thiết bị nơi bản thân thiết bị có thể tạo ra nhiễm bẩn hoặc hơi ẩm (ví dụ như ngưng tụ do hệ thống làm mát, hoặc nhiễm bẩn dẫn điện từ chổi than của động cơ).

Độ nhiễm bẩn có thể giảm trong một số khu vực nhất định của thiết bị bằng cách sử dụng lớp bao, lớp phủ phù hợp, v.v., như trong Bảng 5 và Điều 7. Giảm độ nhiễm bẩn bên trong toàn bộ thiết bị cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng vỏ ngoài cung cấp bảo vệ như trong Bảng 5.

Bảng 5 - Giảm độ nhiễm bn của môi trường bên trong thông qua việc sử dụng bảo vệ bổ sung

Bảo vệ bổ sung

Từ độ nhiễm bẩn 2 của môi trường bên ngoài xuống:

Từ độ nhiễm bn 2 của môi trường bên ngoài xuống:

Khu vực áp dụng độ nhiễm bẩn giảm bớt

Thử nghiệm bụi của v ngoài IP5X theo TCVN 4255 (IEC 60529) và không có nhiễm bn đưc tạo ra bên trong

1

2

Toàn bộ bên trong vỏ ngoài hoặc phần đáp ứng IP5X

Vỏ ngoài IPX7 hoăc IPX8 theo TCVN 4255 (IEC 60529)

2

2

Toàn bộ bên trong vỏ ngoài hoặc phần đáp ứng IPX7 hoặc IPX8

Lớp ph (xem 7.3.7.8.4.2) hoặc vỏ bọc (xem 7.3.7.8.6) phù hợp kiểu 1

1

1

Khu vực dưới lớp phủ hoặc vỏ bọc

Lớp phủ (xem 7.3.7.8.4.2) hoặc vỏ bọc (xem 7.3.7.8.6) phù hợp kiểu 2

được xem là cách điện rắn

được xem là cách điện rắn

Khu vực dưới lớp phủ hoặc vỏ bọc

Vỏ ngoài được gắn kín có biện pháp loại trừ nhiễm bẩn trước khi gắn, và không có nhiễm bn được tạo ra bên trong

1

1

Phần gắn của vỏ bọc

6.3  Bảo vệ chống xâm nhập

Thông số đặc trưng về bảo vệ chống xâm nhập do nhà chế tạo công bố phải phù hợp với Bng 4 và phải được kiểm tra xác nhận theo TCVN 4255 (IEC 60529).

Các yêu cầu này bổ sung vào các yêu cầu ở các điều khác của tiêu chuẩn này liên quan đến việc tiếp cận với các bộ phận mang điện, nguy cơ cháy và nguy hiểm cơ khí.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thử nghiệm theo TCVN 4255 (IEC 60529).

Bảo vệ chống sự xâm nhập của nưc được kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm áp dụng được trong TCVN 4255 (IEC 60529), sau đó kiểm tra bằng cách xem xét, thử nghiệm điện áp ở 7.5.2, và thử nghiệm dòng điện chạm ở 7.5.4, nếu được yêu cầu ở 7.3.6.3.7.

6.4  Phơi nhiễm UV

Các bộ phận bằng nhựa bên ngoài của thiết bị để vận hành ngoài trời không được suy giảm do tiếp xúc với ánh sáng UV đến mức mà sự bảo vệ chống các mối nguy hiểm bị giảm xuống dưới mức cho trong 13.6.4. Nếu được yêu cầu ở Bảng 4, vật liệu polyme phải được đánh giá khả năng chịu bức xạ cực tím (UV) theo 13.6.4. Nếu sự suy giảm của các bộ phận không ảnh hưởng đến bảo vệ được cung cấp thì yêu cầu này được bỏ qua.

6.5  Nhiệt độ và độ m

Dải nhiệt độ môi trường và độ ẩm tương đối do nhà chế tạo công bố được sử dụng trong tiêu chuẩn này để xác định các thông số ổn định trước và thử nghiệm.

7  Bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm năng lượng

7.1  Quy định chung

Điều 7 này xác định các yêu cầu tối thiểu đối với việc thiết kế và kết cấu PCE để bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm năng lượng trong quá trình lắp đặt, vận hành và bảo trì, trong điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn, trong tuổi thọ dự kiến của PCE. Điều này cũng đưa ra sự xem xét để giảm thiểu các mối nguy hiểm do sử dụng sai dự kiến trước được một cách hợp lý.

7.2  Điều kiện sự c

Bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm năng lượng phải được duy trì trong điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, phân tích các tình huống bình thường và sự cố, và bằng các thử nghiệm ở 4.4.

7.3  Bảo vệ chống điện giật

7.3.1  Quy định chung

Từng mạch cần đánh giá phải phù hợp với Hình 1, thể hiện tóm tắt các giải pháp thiết kế có thể có liên quan đến bảo vệ chống điện giật phát sinh do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Cấp điện áp quyết định của từng mạch trong PCE, theo 7.3.2, xác định mức bảo vệ tối thiểu yêu cầu.

Hình 1 - Tóm tắt bản các biện pháp bảo vệ chống điện giật

CHÚ THÍCH: Các mạch điện, cách điện và các bộ phận khác của PCE sẽ sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để bảo vệ chống nguy hiểm điện giật và sử dụng các tuyến khác nhau thông qua lưu đồ này.

7.3.2  Phân cấp điện áp quyết định

7.3.2.1  Sử dụng cấp điện áp quyết định (DVC)

Các biện pháp bảo vệ chống điện giật phụ thuộc vào cấp điện áp quyết định của mạch, được xác định từ Bảng 6 và 7.3.2.4. Phân cấp điện áp quyết định cho một mạch là phân cấp ít khắc nghiệt nhất, cần phải phù hợp với hai yêu cầu sau:

- giới hạn điện áp làm việc Bảng 6, và

- các biện pháp bảo vệ áp dụng 7.3.2.4.

DVC lần lượt chỉ ra mức độ bảo vệ tối thiểu yêu cầu cho mạch điện. Mạch điện phù hợp với các yêu cầu đối với DVC-A được xem là an toàn khi chạm vào. Không được chạm vào các mạch DVC-B và DVC-C trừ khi chúng phù hợp với các yêu cầu đối vi bảo vệ khi tiếp xúc trực tiếp ở 7.3.5.

Nếu các biện pháp bảo vệ 7.3.2.4 không được đáp ứng thì phân cấp điện áp quyết định của mạch phải được nâng lên mức phân cấp khắc nghiệt hơn ngay cả khi đã đáp ứng giới hạn điện áp làm việc ở Bảng 6.

Nếu hai mạch được kết nối, hoặc được phân cách chỉ bằng cách điện chức năng, chúng được xem là một mạch đơn (không phải là các mạch liền kề) khi xác định phân cấp điện áp quyết định và áp dụng 7.3.2.4.

7.3.2.2  Giới hạn của DVC

Giới hạn điện áp đối với từng cấp DVC được cho trong Bảng 6.

Bảng 6 - Tóm tắt các giới hạn của các lớp điện thế quyết định

Phân cấp điện áp quyết định

(DVC)

Giới hạn điện áp làm việc

V

điện áp xoay chiều hiệu dụng

UACL

điện áp xoay chiều đỉnh

UACPL

điện áp một chiều trung bình

UDCL

A*

≤25

≤35,4

≤60

(16)

(22,6)

(35)

B

50

71

120

(33)

(46,7)

(70)

C

>50

>71

>120

(>33)

(>46,7)

(>70)

Các giá trị trong ngoặc đơn được sử dụng đối với PCE hoặc các phần của PCE được định thông số đặc trưng khi lắp đặt tại vị trí ướt như nêu ở 6.1 đối với phân loại môi trường và điều kiện môi trường tối thiểu.

* Mạch DVC-A được cho phép trong điều kiện sự cố để có điện áp đến các giới hạn DVC-B, trong tối đa 0,2 s.

7.3.2.3  Giới hạn ngắn hạn của điện áp tiếp cận được trong điều kiện sự cố

Điện áp không tuần hoàn cho phép trên các bộ phận mang điện hoặc dẫn điện tiếp cận được trong các điều kiện sự cố không được vượt quá giới hạn DVC-A, ngoài ra điện áp đến các giới hạn DVC-B là được phép nếu thời gian mà điện áp vượt quá mức DVC-A không vượt quá 0,2 s.

7.3.2.4  Yêu cầu về bảo vệ

Việc bảo vệ phải được cung cấp để đảm bảo rằng không có sự cố đơn, kể cả sự cố trên cách điện chức năng, cách điện chính hoặc cách điện bổ sung, có thể dẫn đến điện áp cao hơn các giới hạn DVC-A xuất hiện trên một mạch tiếp cận được hoặc bộ phận dẫn điện tiếp cận được.

Các bộ phận dẫn điện nối đất tiếp cận được phải được phân cách với mạch DVC-B và DVC-C bằng tối thiểu là cách điện chính.

Mạch điện tiếp cận được phải phù hợp với các yêu cầu bảo vệ trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp ở 7.3.5.

Bộ phận dẫn điện không nối đất phải được phân cách với mạch DVC-B và DVC-C bằng cách điện tăng cường hoặc cách điện kép hoặc bằng phân cách bảo vệ.

Bảng 7 thể hiện các ví dụ đáp ứng các yêu cầu cho việc áp dụng cách điện chức năng và cách điện chính hoặc phân cách bảo vệ, tùy thuộc vào DVC của mạch đang xem xét và các mạch liền kề.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ được trình bày trong Phụ lục I.

Bảng 7 - Ví dụ về áp dụng cách điện và phân cách

DVC của mạch điện được xem xét

Bảo vệ yêu cầu chống tiếp xúc trực tiếp theo 7.3.4

Cách điện với các bộ phận nối đất

Cách điện với các bộ phận dẫn điện tiếp cận được liền kề không nối đất

Cách điện với mạch DVC liền kề

A

B

C

A

Không

f

f

f

p 2)

p 2)

B

b

p

 

b 1)

b 1)

C

b

p

 

 

b 1)

f  cách điện chức năng; đối với mạch điện mạch liền kề, cách điện dựa vào mạch điện áp cao hơn.

b  cách điện chính; đối với mạch điện mạch liền kề, cách điện dựa vào mạch điện áp cao hơn.

p  phân cách bảo vệ; đối với mạch điện mạch liền kề, cách điện dựa vào mạch điện áp cao hơn.

1) cách điện chức năng được phép nếu cả mạch điện được xem xét và mạch điện liền kề phân cách với các bộ phận dẫn điện tiếp cận được và từ mạch DVC-A bằng cách điện hoặc phân cách đảm bảo bảo vệ đầy đủ dựa vào mạch điện áp cao nhất.

2) cho phép sử dụng cách điện chính giữa mạch điện được xem xét và mạch DVC-B hoặc -C nếu bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với mạch điện được xem xét được cung cấp bởi cách điện chính hoặc cách điện phụ hoặc tấm chắn hoặc vỏ ngoài. Việc bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với mạch điện được xem xét phải dựa vào điện áp của mạch DVC-B hoặc -C - xem 7.3.4.2 và 7.3.4.3.

7.3.2.5  Đấu nối với mạch PELV và SELV

Nếu dự kiến đấu nối các cổng tín hiệu, trao đổi thông tin hoặc điều khiển của PCE với thiết bị hoặc mạch PELV hoặc SELV bên ngoài thì tính tương thích của các hệ thống khác nhau phải được xác định sao cho:

- Phân cấp PELV hoặc SELV của mạch bên ngoài không thay đổi, và

- Phân cấp DVC của cổng ngoài của PCE không thay đổi.

CHÚ THÍCH: Cần xem xét đến các yếu tố, như các mạch liên quan có được nối đất hay không, các điện áp có liên quan có tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mang điện hay không, sự cố đơn trong thiết bị hoặc đấu nối liên kết, v.v.

7.3.2.6  Điện áp làm việc và DVC

7.3.2.6.1  Quy định chung

Điện áp làm việc sử dụng để xác định phân cấp điện áp quyết định của một mạch đã cho được đánh giá theo phương pháp dưới đây.

Điện áp làm việc phải dựa trên sự vận hành của PCE trong kết hợp trường hợp xấu nhất của điện áp danh định cao nhất và thấp nhất cho từng cổng, và trong điều kiện vận hành bình thường trong trường hợp xấu nhất.

CHÚ THÍCH 1: Các quá độ và dao động điện áp được bỏ qua.

CHÚ THÍCH 2: Xác định điều kiện vận hành bình thường trong trường hợp xấu nhất yêu cầu xem xét các yếu tố như nạp tải từ mạch hở đến đầy tải, chế độ vận hành, v.v.

Ba trường hợp dạng sóng được xem xét.

7.3.2.6.2  Điện áp làm việc xoay chiều (AC) (xem Hình 2)

Hình 2 - Dạng sóng điển hình của điện áp làm việc xoay chiều

Điện áp làm việc có giá trị hiệu dụng UAC và giá trị đỉnh tuần hoàn UACP.

DVC là hàng điện áp thấp nhất của Bảng 6 thỏa mãn cả hai điều kiện dưới đây.

• UAC ≤ UACL

• UACP ≤ UACPL

7.3.2.6.3  Điện áp làm việc một chiều (DC) (xem Hình 3)

Hình 3 - Dạng sóng điển hình của điện áp làm việc một chiều

Điện áp làm việc có giá trị trung bình UDC và giá trị đỉnh tuần hoàn UDCP gây ra bởi điện áp nhấp nhô có giá trị hiệu dụng không lớn hơn 10 % UDC.

DVC là hàng điện áp thấp nhất của Bảng 6 thỏa mãn cả hai điều kiện dưới đây.

• UDC ≤ UDCL

• UDCP ≤ 1,17 × UDCL

7.3.2.6.4  Điện áp làm việc xung (xem Hình 4)

Hình 4 - Dạng sóng điển hình của điện áp làm việc xung

Điện áp làm việc có giá trị trung bình UDC và giá trị đỉnh bất thường UACP gây ra bởi điện áp nhấp nhô có giá trị hiệu dụng UAC lớn hơn 10 % UDC.

DVC là hàng điện áp thấp nhất của Bảng 6 thỏa mãn cả hai điều kiện dưới đây.

UAC/UACL + UDC/UDCL ≤ 1

UACP/UACPL + UDC/(1,17 × UDCL) ≤ 1

7.3.3  Phân cách bảo vệ

Phân cách bảo vệ phải đạt được bằng:

• cách điện kép hoặc cách điện tăng cường,

hoặc

• màn chắn bảo vệ, tức là bằng một màn chắn dẫn điện nối đất bằng liên kết bảo vệ trong PCE, hoặc nối với dây nối đất bảo vệ, theo đó, màn chắn được phân cách với các bộ phận mang điện bằng tối thiểu là cách điện chính,

hoặc

• trở kháng bảo vệ bao gồm giới hạn dòng điện theo 7.3.5.3.1 và năng lượng phóng ra theo 7.3.5.3.2,

hoặc

• giới hạn điện áp theo 7.3.5.4.

Phân cách bảo vệ phải được duy trì đầy đủ và hiệu quả trong mọi điều kiện sử dụng dự kiến của PCE.

7.3.4  Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp

7.3.4.1  Quy định chung

Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp được sử dụng để ngăn ngừa người chạm vào các bộ phận mang điện không đáp ứng các yêu cầu ở 7.3.5 và phải được cung cấp bởi một hoặc nhiều biện pháp nêu trong 7.3.4.2 (vỏ ngoài và tấm chắn) và 7.3.4.3 (cách điện).

Các cụm lắp ráp nhỏ và cơ cấu kiểu hở không yêu cầu các biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp nhưng hướng dẫn được cung cấp kèm theo thiết bị phải chỉ ra rằng các biện pháp này phải được cung cấp trong thiết bị cuối cùng hoặc trong hệ thống lắp đặt.

Các sản phẩm dự kiến để lắp đặt trong khu vực làm việc có điện kín (xem 3.9) không cần phải có các biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp, trừ khi được yêu cầu ở 7.3.4.2.4.

CHÚ THÍCH: Một số quy định quốc gia yêu cầu bảo vệ chống tiếp xúc không chủ ý với các bộ phận nguy hiểm ngay cả trong khu vực làm việc có điện kín.

7.3.4.2  Bảo vệ bằng vỏ ngoài và tấm chắn

Áp dụng các yêu cầu dưới đây trong trường hợp bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện bằng vỏ ngoài hoặc tấm chắn, không phải bằng cách điện theo 7.3.4.3.

7.3.4.2.1  Quy định chung

Các phần của vỏ ngoài và tấm chắn cung cấp bảo vệ phù hợp với các yêu cầu này không thể tháo rời mà không sử dụng dụng cụ (xem 7.3.4.2.3).

Vật liệu polyme được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu này cũng phải đáp ứng các yêu cầu ở 13.6.

7.3.4.2.2  Tiêu chí tiếp cận bằng đầu dò

Bảo vệ được xem là đạt được khi phân cách giữa các đầu dò thử nghiệm và bộ phận mang điện khi thử nghiệm như mô tả dưới đây là như sau:

a) cấp điện áp quyết định A, (DVC A) - đầu dò có thể chạm vào các bộ phận mang điện;

b) cấp điện áp quyết định B, (DVC B) - đầu dò phải có độ hở thích hợp với các bộ phận mang điện, dựa trên khe hở không khí đối với cách điện chức năng (xem chú thích 1);

c) cấp điện áp quyết định C, (DVC C) - đầu dò phải có độ hở thích hợp với các bộ phận mang điện, dựa trên khe hở không khí đối với cách điện chính (xem chú thích 2).

CHÚ THÍCH 1: Cách điện chức năng được cho phép vì việc đưa ngón tay vào chỗ hở được xem là sự cố thứ nhất.

CHÚ THÍCH 2: Cách điện chính được cho phép vì việc đưa ngón tay vào chỗ hở được xem là sự cố thứ nhất.

CHÚ THÍCH 3: Hình 5, hàng 4 đưa ra các ví dụ về yêu cầu của đầu dò đối với các chỗ hở trong vỏ ngoài.

7.3.4.2.3  Thử nghiệm tiếp cận bằng đầu dò

Kiểm tra sự phù hợp với 7.3.4.2.1 bằng tất cả các yêu cầu sau:

a) Xem xét; và

b) Thử nghiệm bằng ngón tay thử nghiệm (Hình D.1) và chốt thử nghiệm (Hình D.2) của Phụ lục D, kết quả phải phù hợp với các yêu cầu ở 7.3.4.2.1 a), b) và c) nếu thuộc đối tượng áp dụng. Thử nghiệm bằng đầu dò được thực hiện trên các chỗ hở trong vỏ ngoài sau khi tháo các bộ phận có thể tháo rời hoặc mở được bởi người vận hành mà không cần sử dụng dụng cụ, bao gồm cả đế cầu chảy và với cửa và nắp để người vận hành tiếp cận để mở. Cho phép giữ đèn ở đúng vị trí đối với thử nghiệm này. Bộ nối có thể được phân cách bởi người vận hành mà không sử dụng dụng cụ, cũng phải được thử nghiệm trong và sau khi ngắt kết nối. Tất cả các bộ phận di chuyển được được đặt ở vị trí bất lợi nhất.

Ngón tay thử nghiệm và chốt thử nghiệm được đặt vào như nêu trên, mà không đặt lực đáng kể, ở mọi tư thế có thể, trừ thiết bị đặt đứng trên sàn có khối lượng vượt quá 40 kg không đặt nghiêng.

Thiết bị dự kiến lắp trong tòa nhà hoặc lắp trên giá hoặc để kết hợp trong thiết bị lớn hơn, được thử nghiệm tiếp cận với thiết bị được giới hạn theo phương pháp lắp đặt được nêu chi tiết trong hướng dẫn lắp đặt.

c) Các chỗ hở ngăn ngừa ngón tay thử nghiệm có khớp (Hình D.1 của Phụ lục D) đi vào khi thử nghiệm b) ở trên, được thử nghiệm thêm bằng ngón tay thử nghiệm thẳng, không có khớp (Hình D.3 của Phụ lục D), được đặt vào với lực 30 N. Nếu ngón tay không có khớp đi vào thì lặp lại thử nghiệm với ngón tay có khớp, ngoài ra, ngón tay này được đặt với lực cần thiết đến 30 N.

d) Ngoài các điểm từ a) đến c) ở trên, các mặt trên của vỏ ngoài phải được thử nghiệm bằng đầu dò IP3X theo TCVN 4255 (IEC 60529). Đầu dò thử nghiệm không được xuyên qua mặt trên của vỏ ngoài khi dò theo hướng thẳng đứng ± 5 °.

7.3.4.2.4  Khu vực tiếp cận để bảo dưỡng

Trong trường hợp cần mở vỏ ngoài và PCE được đóng điện trong khi lắp đặt hoặc bảo trì, các bộ phận mang điện của DVC B hoặc C có thể bị chạm vào một cách không chủ ý khi điều chỉnh phải được bảo vệ chống tiếp xúc bằng đầu dò ngón tay ở Hình D.1 của Phụ lục D.

7.3.4.3  Bảo vệ bằng cách điện các bộ phận mang điện

Khi không đáp ứng các yêu cầu của 7.3.4.2, các bộ phận mang điện phải có cách điện nếu:

- điện áp làm việc của chúng lớn hơn giới hạn tối đa của điện áp quyết định cấp A, hoặc

- đối với mạch DVC A hoặc B, phân cách bảo vệ khỏi các mạch liền kề của DVC C không được cung cấp (xem chú thích 2 trong Bảng 7).

Cách điện phải được định thông số đặc trưng theo điện áp xung, quá áp hoặc tạm thời hoặc điện áp làm việc (xem 7.3.7.2.1), chọn điều kiện có yêu cầu khắc nghiệt nhất. Không thể loại bỏ cách điện mà không sử dụng dụng cụ. Cách điện này phải được mở rộng trong chừng mực cần thiết để đảm bảo sự phù hợp với nghiệm đầu dò ở 7.3.4.2.1.

Bộ phận dẫn điện bất kỳ, không phân cách với các bộ phận DVC-B hoặc DVC-C bằng tối thiểu là cách điện chính được xem là bộ phận mang điện. Bộ phận bằng kim loại tiếp cận được được xem là dẫn điện nếu bề mặt của nó để trần hoặc được phủ bởi một lớp cách điện không phù hợp với yêu cầu của cách điện chính.

Để thay thế cho cách điện rắn hoặc lỏng, có thể cung cấp một khe hở không khí theo 7.3.7.4, được thể hiện bằng LB và LR trên Hình 5.

Cấp cách điện - chức năng, chính, kép, tăng cường - phụ thuộc vào:

• cấp điện áp quyết định của các bộ phận mang điện hoặc các mạch liền kề, và

• đấu nối của các bộ phận dẫn điện với đất bằng liên kết bảo vệ.

Ba trường hợp được xem xét:

Trường hợp a) Các bộ phận tiếp cận được là dẫn điện và được nối đất bằng liên kết bảo vệ.

• Cách điện chính được yêu cầu giữa bộ phận tiếp cận được và bộ phận mang điện. Điện áp liên quan là điện áp của các bộ phận mang điện (xem Hình 5, các ô 1) a), 2) a), 3) a)).

• Cách điện chức năng được yêu cầu giữa bộ phận tiếp cận được và bộ phận mang điện của mạch DVC-A không tiếp cận được, được phân cách chỉ bằng cách điện chính với các mạch liền kề có điện áp quyết định cấp C. Điện áp liên quan là điện áp cao nhất của mạch liền kề DVC-C (xem Hình 5, ô 3) a)).

Trường hợp b) và c) Các bộ phận tiếp cận được là không dẫn điện (trường hợp b)) hoặc dẫn điện nhưng không nối đất bằng liên kết bảo vệ (trường hợp c)). Cách điện yêu cầu là:

• Cách điện kép hoặc tăng cường giữa bộ phận tiếp cận được và các bộ phận mang điện của DVC-B hoặc DVC-C. Điện áp liên quan là điện áp của các bộ phận mang điện (xem Hình 5, các ô 1) b), 1) c), 2) b), 2) c)). Đối với trường hợp các bộ phận tiếp cận được không dẫn điện, bộ phận tiếp cận được này có thể tạo thành toàn bộ hoặc một phần của cách điện yêu cầu nếu nó đáp ứng các yêu cầu đối với cách điện rắn trong 7.3.7.8.

• Đối với trường hợp có các mạch liền kề, các yêu cầu được nêu trong Bảng 8 (ví dụ xem Hình 5, ô 3) b), 3) c)). Đối với trường hợp các bộ phận tiếp cận được không dẫn điện, bộ phận tiếp cận được này có thể tạo thành toàn bộ hoặc một phần của cách điện yêu cầu nếu nó đáp ứng các yêu cầu đối với cách điện rắn trong 7.3.7.8.

Bảng 8 - Cách điện giữa các bộ phận tiếp cận được không nối đất và các mạch điện DVC-A hoặc DVC-B liền kề các mạch điện DVC-B hoặc DVC-C

Mạch điện cần xem xét (gần với bộ phận tiếp cận được)

Mạch điện liền kề

Cách điện giữa mạch điện cần xem xét và mạch điện liền kề

Cách điện giữa mạch điện cần xem xét và bộ phận tiếp cận được không nối đất

DVC-A

DVC-B hoặc DVC-C

Chính a

Phụ a

 

 

Tăng cường a

Chức năng

DVC-B

DVC-C

Chính a

Phụ a

 

 

Tăng cường a

Tăng cường

a Dựa trên điện áp của mạch điện có DVC cao hơn.

Ví dụ về các kết cấu cách điện đối với bộ phận mang điện DVC-C được cho trên Hình 5, cũng bao gồm các ví dụ về các yêu cầu đối với độ hở.

Kiểu cách điện

Kết cấu cách điện

a

Các bộ phận tiếp cận được là dẫn điện và được nối đất bằng liên kết bảo vệ

b

Các bộ phận tiếp cận được, không dẫn điện

c

Các bộ phận tiếp cận được, dẫn điện nhưng không nối đất bằng liên kết bảo vệ

1) Rắn hoặc lỏng

2) Hoàn toàn hoặc một phần bằng khe hở không khí

3) Cách điện đối với mạch liền kề: “Ic” chỉ ra cách điện dựa trên mạch DVC-C

4) Yêu cầu đối với độ hở trong vỏ bọc

CHÚ DẪN:

 

 

 

 

C

bộ phận mang điện hoặc mạch DVC-C

LS

khe hở đối với cách điện chính

T

đầu dò thử nghiệm theo 7.3.4.2.3

A

Mạch liền kề DVC-A

LR

khe hở đối với cách điện chức năng

LS

khe hở đối với cách điện phụ

S

bề mặt tiếp cận được

M

bộ phận dẫn điện

I

cách điện thấp hơn cách điện chính

FI

cách điện chức năng

BI

cách điện chính

SI

cách điện phụ

RI

cách điện tăng cường

DI

cách điện kép

 

 

CHÚ THÍCH 1: Ở hàng 4, việc đưa vào ngón tay thử nghiệm được xem là sự cố thứ nhất.

CHÚ THÍCH 2: Hình này chỉ là ví dụ mà không phải bao gồm tất cả các trường hợp.

        

 

Hình 5 - Ví dụ về bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp đối với mạch điện DVC-C

7.3.5  Bảo vệ trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp

7.3.5.1  Quy định chung

Bảo vệ trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp là cần thiết để đảm bảo rằng việc tiếp xúc với các bộ phận mang điện không gây ra nguy hiểm điện giật.

Không yêu cầu bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp theo 7.3.4 nếu mạch tiếp cận được

• là DVC-A và phù hợp với 7.3.5.2, hoặc

• có trở kháng bảo vệ theo 7.3.5.3, hoặc

• bị giới hạn về điện áp theo 7.3.5.4.

Ngoài các biện pháp được nêu trong các điều từ 7.3.5.2 đến 7.3.5.4, phải đảm bảo rằng trong trường hợp lỗi ngược cực tính của các đầu nối không có điện áp vượt quá DVC-A trên mạch điện không có bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp. Điều này áp dụng cho, ví dụ như, các cụm lắp ráp được cắm vào hoặc các cơ cấu được cắm vào khác có thể được cắm vào mà không cần sử dụng dụng cụ hoặc có thể tiếp cận mà không cần sử dụng dụng cụ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử cắm vào.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi