Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12228:2018 IEC 61232:1993 Sợi dây thép bọc nhôm kỹ thuật điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12228:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12228:2018 IEC 61232:1993 Sợi dây thép bọc nhôm kỹ thuật điện
Số hiệu:TCVN 12228:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12228:2018

IEC 61232:1993

SỢI DÂY THÉP BỌC NHÔM KỸ THUẬT ĐIỆN

Aluminium -clad steel wires for electrical purpose

 

Lời nói đầu

TCVN 12228:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 61232:1993;

TCVN 12228:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỢI DÂY THÉP BỌC NHÔM KỸ THUẬT ĐIỆN

Aluminium -clad steel wires for electrical purpose

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sợi dây thép bọc nhôm trần, kéo cứng, tròn có đặc tính điện và cơ khác nhau, với dải đường kính cho trong Bảng 5, dùng cho mục đích điện, trước khi bện.

Tiêu chuẩn này đề cập tới các ứng dụng, dùng cho việc gia cố các dây trần bằng nhôm và dùng cho tất cả các dây trần bằng thép bọc nhôm bện.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các sợi dây dùng với mục đích tái kéo.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

IEC 60468:1974, Method of measurement of resistivity of metallic materials (Phương pháp đo điện trở suất của vật liệu kim loại)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.1

Sợi dây thép bọc nhôm (aluminium-clad steel wire)

Sợi dây tròn bao gồm lõi thép tròn có lớp bọc bằng nhôm đồng nhất và liên tục.

3.2

Đường kính (diameter)

Trung bình của hai giá trị đo được vuông góc với nhau trên cùng mặt cắt.

3.3

Cấp (class)

Sợi dây thép bọc nhôm ký hiệu là “20SA", “27SA, “30SA” và “40SA” tương ứng với mức độ dẫn điện 20.3 %, 27 %, 30 % và 40 % IACS1.

3.4

Kiểu (type)

Sợi dây thép bọc nhôm cấp 20SA được chia làm hai kiểu, A và B, tùy theo đặc tính về độ bền kéo của chúng.

4  Yêu cầu

4.1  Vật liệu

4.1.1  Kim loại nền phải là thép được chế tạo từ lò Martin, lò điện hoặc lò gió thổi và phải có cấu tạo sao cho sợi dây bọc thành phẩm có các đặc tính và tính chất nêu trong tiêu chuẩn này.

4.1.2  Nhôm được sử dụng phải có độ tinh khiết tối thiểu 99,5 % và chất lượng đủ để đáp ứng chiều dày và yêu cầu về điện trở của tiêu chuẩn này.

4.2  Không có các khuyết tật

Sợi dây phải nhẵn và không có các khuyết tật như nứt, xù xì, có rãnh, tạp chất hoặc các khuyết tật khác có thể gây ảnh hưng đến tính năng ca sản phẩm.

4.3  Tỷ trọng

Để tính khối lượng danh nghĩa của sợi dây, tỷ trọng của sợi dây thép bọc nhôm phải như nêu trong Bảng 1.

4.4  Dung sai đường kính danh nghĩa của sợi dây

Sợi dây thép bọc nhôm không được lệch so với đường kính danh nghĩa quá giá trị nêu trong Bảng 2.

4.5  Chiều dày tối thiểu ca nhôm

Chiều dày tối thiểu của nhôm tại điểm bất kỳ phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong Bảng 3.

4.6  Ứng suất kéo

Sợi dây phải tuân thủ các yêu cu nêu trong Bảng 5. Để tính tải tại thời đim đứt của một sợi dây từ ứng suất kéo, phải sử dụng đường kính thực ca sợi dây thành phẩm.

4.7  Độ giãn dài

Sợi dây phải phù hợp với yêu cầu về 1 % độ giãn dài tối thiểu sau khi kéo đứt hoặc 1,5 % tổng độ giãn dài tối thiểu tại thời điểm đứt, trong cả hai trường hợp, chiều dài cữ là 250 mm. Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện không tải sau khi đứt hoặc tại thời điểm đứt bằng cách sử dụng thiết bị đo độ giãn thích hợp.

Nếu không có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và người mua tại thời điểm mua hàng thì nhà chế tạo được lựa chọn phương pháp đo.

Ch thực hiện thử nghiệm cho một trong hai phương pháp mô tả 6.3.2.

4.8  Điện tr suất

Điện tr suất lớn nhất của sợi dây 20 °C phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong Bảng 5.

4.9  Thử nghiệm xoắn

Sợi dây phải chịu được ít nhất là 20 vòng xoắn trên chiều dài tương đương với 100 lần đường kính danh nghĩa của sợi dây mà không bị đứt.

Mu sau khi chịu xoắn đến khi hỏng phải cho thấy không bị tách nhôm ra khỏi thép khi kiểm tra bằng mắt thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực bình thường.

4.10  Ứng suất ở 1 % độ giãn

Sợi dây phải phù hợp với yêu cầu về ứng suất ở 1 % độ giãn cho trong Bảng 5. Thử nghiệm phải được thực hiện trên các sợi dây thẳng không biến dạng.

4.11  Mối nối

4.11.1  Không được có các mối nối bất kỳ trên sợi dây thành phẩm. Có thể có các mối nối trên các sợi dạng thanh trước khi kéo để tạo thành dây thành phẩm.

Sợi dây thành phẩm có các mối nối như vậy phải đáp ứng các yêu cầu ở 4.5.

4.11.2  Thiết bị và quy trình nối phải có thể chứng tỏ rằng ứng suất kéo của mẫu sợi dây thành phẩm có chứa các phần nối không nhỏ hơn 80 % của sợi dây không có mối nối, đồng thời lớn hơn 90 % giá trị tối thiểu quy định trong Bảng 5.

4.11.3  Không yêu cầu thử nghiệm độ giãn dài, xoắn và ứng suất ở 1 % độ giãn đối với các phần nối trong sợi dây thành phẩm.

5  Lấy mẫu

Các mẫu dùng cho thử nghiệm phải được nhà chế tạo lấy từ 10 % ca các đoạn riêng rẽ của sợi dây thành phm.

Trong trường hợp sợi dây được cung cấp với số lượng lớn và nhà chế tạo có khả năng chứng minh sự phù hợp hoặc vượt quá các yêu cầu thì có thể giảm tỷ lệ lấy mẫu xuống đến mức độ đảm bảo được từng lô sản phẩm sợi dây cho sự kiểm soát thích hợp theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.

6  Phương pháp thử nghiệm

6.1  Nơi thử nghiệm

Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện tại nơi chế tạo, trừ khi có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và người mua.

6.2  Các thử nghiệm

Các thử nghiệm được đánh số từ 1 đến 9 dưới đây phải được thực hiện trên từng mẫu trước khi bện. Khi sợi dây được sử dụng cho các sản phẩm có chứa sợi dây thép bọc nhôm, theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua có thể không thực hiện thử nghiệm số 9.

1) bề ngoài;

2) lớp phủ;

3) đường kính;

4) ứng suất kéo;

5) độ giãn dài;

6) độ xoắn;

7) điện trở suất;

8) chiều dày tối thiểu của nhôm;

9) ứng suất ở 1 % độ giãn.

6.3  Phương pháp thử nghiệm

6.3.1  Thử nghiệm kéo

Tải kéo đứt của mẫu phải được xác định bằng máy thử nghiệm kéo thích hợp. Tải phải được đặt đều và tốc độ kéo của máy thử nghiệm không chậm hơn 25 mm/min và không nhanh hơn 100 mm/min.

Để tính ứng suất kéo từ tải kéo đứt đo được, phải sử dụng đường kính của sợi dây thành phẩm trước khi chịu ứng suất.

6.3.2  Thử nghiệm độ giãn dài

Thử nghiệm độ giãn dài có thể được thực hiện trên cùng mẫu trong các thao tác giống như thử nghiệm kéo mô tả 6.3.1.

a) Phần trăm độ giãn dài sau khi đứt

Độ giãn dài tới hạn đo được khi không tải phải được xác định trên mẫu thử. Mu phải được làm thẳng bằng tay và chiều dài cữ ban đầu bằng 250 mm được đánh dấu trên sợi dây rồi cho mang tải như quy định trong thử nghiệm kéo. Sau khi sợi dây bị đứt, các đầu của mẫu phải được đặt cùng nhau một cách cẩn thận và đo khoảng cách giữa các vạch dấu trên chiều dài cữ.

Độ giãn dài là phần gia tăng trên chiều dài cữ được thể hiện là phần trăm của chiều dài cữ ban đầu.

Nếu bị đứt ngoài các vạch dấu hoặc trong phạm vi 25 mm cách vạch dấu và độ giãn dài yêu cầu không thu được thì thực hiện thử nghiệm khác.

b) Phần trăm độ giãn dài tổng tại thời điểm đứt

Mu thử phải được kẹp chặt trong ngàm kẹp của máy thử nghiệm kéo. Tải tương ứng với ứng suất kéo thích hợp được cho trong Bảng 4 phải được đặt vào và dụng cụ đo độ giãn đặt lên chiều dài cữ bằng 250 mm rồi điều chỉnh đến các thiết lập ban đầu được cho trong Bảng 4.

Đặt tải kéo như mô tả trong thử nghiệm kéo và số đọc tại thời điểm đứt là độ giãn dài của mẫu.

Nếu bị đứt ngoài các vạch dấu hoặc trong phạm vi 25 mm cách vạch dấu và độ giãn dài yêu cầu không thu được thì thực hiện thử nghiệm khác.

6.3.3  Th nghiệm xoắn

Hai đầu ca mẫu phải được kẹp chặt vào hai ngàm kẹp với khoảng cách giữa các ngàm kẹp tương đương với 100 lần đường kính danh nghĩa của sợi dây, một trong hai ngàm kẹp phải tự do di chuyển theo chiều dọc trong quá trình th nghiệm. Một tải kéo nhỏ, không quá 2 % lực kéo đứt sợi dây, được đặt lên mẫu trong quá trình thử nghiệm.

Mu phải được xoắn bằng cách xoay một trong hai ngàm kẹp cho đến khi đứt và số vòng xoắn phải được chỉ thị bằng một máy đếm hoặc thiết bị thích hợp khác.

Tốc độ xoắn không được quá 60 r/min.

6.3.4  Chiều dày của nhôm

Chiều dày lớp nhôm của mẫu thử phải được xác định bằng cách sử dụng thiết bị đo chỉ thị bằng điện thích hợp làm việc trên nguyên lý đo từ thẩm hoặc đo trực tiếp.

Các giá trị đo đưc đọc đến ba chữ số thập phân và chiều dày đo được được xem là số đọc được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Đ tham khảo, sử dụng phép đo trực tiếp để xác định chiều dày của nhôm trên các mẫu lấy từ đầu cuộn dây.

6.3.5  Thử nghiệm điện tr suất

Điện trở của mẫu phải được đo bằng phương pháp quy định trong IEC 60468 nhiệt độ không thấp hơn 10 °C và không cao hơn 30 °C. Điện trở đo được phải được hiệu chỉnh về giá trị 20 °C bằng công thức sau:

trong đó:

T  nhiệt độ đo, tính bằng °C;

RT  điện trở T °C;

R20  điện tr 20 °C;

α  hệ số nhiệt điện tr khi khối lượng không đổi 20 °C, được cho trong Phụ lục A, Bảng A.5.

Điện tr suất ở 20 °C được tính từ điện tr 20 °C, tổng tiết diện của sợi dây được tính từ đường kính đo được của sợi dây và chiều dài dùng để đo điện trở của sợi dây.

6.3.6  Ứng suất ở độ giãn 1 %

Mẫu thử phải được kẹp chặt vào ngàm kẹp của máy thử nghiệm kéo. Tải tương ứng với ứng suất kéo thích hợp được cho trong Bảng 4 phải được đặt vào và dụng cụ đo độ giãn đặt lên chiều dài cữ bằng 250 mm rồi điều chỉnh đến các thiết lập ban đầu được cho trong Bảng 4.

Tải phải được tăng đều cho đến khi dụng cụ đo độ giãn chỉ độ giãn bằng 2,50 mm trong 250 mm.

Tại điểm này, đọc giá trị tải, từ đó giá trị ứng suất ở độ giãn 1 % được tính bằng cách sử dụng đường kính của sợi dây thành phẩm trước khi chịu ứng suất. Giá trị thu được đối với mẫu không được nhỏ hơn giá trị thích hợp cho trong cột 5 của Bảng 5. Mu có thể được sử dụng cho thử nghiệm kéo quy định.

7  Bao gói

7.1  Chiều dài và dung sai chiều dài

Sợi dây thép bọc nhôm phải được cung cấp theo chiều dài do người mua quy định với sai lệch cho phép là %.

Chiều dài ngẫu nhiên ngắn hơn hoặc dài hơn yêu cầu này chỉ được chấp nhận nếu có thỏa thuận trước giữa nhà chế tạo và người mua.

7.2  Phương pháp bao gói

Sợi dây thép bọc nhôm phải được đóng gói thích hợp trên tang quấn hoặc thành cuộn để bảo vệ chống hư hại khi bốc dỡ và vận chuyển.

8  Chấp nhận và loại bỏ

8.1  Một mẫu thử nghiệm không đáp ứng một yêu cầu bất kỳ trong tiêu chuẩn này sẽ tạo thành điều kiện đ loại bỏ lô hàng có mẫu này là đại diện.

8.2  Nếu một lô bt kỳ bị loại b như vậy thì nhà chế tạo có quyền thử nghiệm lại chỉ một lần duy nhất cho tất cả các cuộn dây riêng rẽ trong lô đó rồi sau đó giao nộp những cuộn dây đáp ứng yêu cầu đ được chấp nhận.

Bảng 1 - T trọng danh nghĩa của sợi dây

Cấp

Kiểu

Tỷ trọng tại 20 °C

g/cm3

20 SA

A

6,59

B

6,53

27SA

-

5,91

30SA

-

5,61

40SA

-

4,64

Bảng 2 - Dung sai đường kính của sợi dây

Đường kính danh nghĩa

Dung sai

2,67 mm và lớn hơn

± 1,5%

nhỏ hơn 2,67 mm

± 0,04 mm

Bảng 3 - Chiều dày tối thiểu ca lp ph nhôm

Cấp

Chiều dày tối thiểu của lớp phủ nhôm

20 SA

8 % bán kính danh nghĩa của sợi dây đối với đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 1,80 mm

10 % bán kính danh nghĩa của sợi dây đối với đường kính danh nghĩa lớn hơn hoặc bằng 1,80 mm

27SA

14 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

30SA

15 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

40SA

25 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

Bảng 4 - Thiết lập ban đầu để xác định ứng suất 1 % độ giãn và tổng độ giãn dài tại thời điểm đứt

1

2

3

Đường kính danh nghĩa

Ứng suất ban đầu

MPa

Thiết lập ban đầu ca máy đo độ giãn

cm/cm

Lớn hơn

mm

Đến và bằng

mm

1,24

2,50

81,4

0,0005

(độ giãn 0,05 %)

2,50

3,30

162

0,0010

(độ giãn 0,10 %)

3,30

5,50

244

0,0015

(độ giãn 0,15 %)

Bảng 5 - Yêu cầu về ứng suất kéo và điện trở suất của sợi dây (trước khi bện)

1

2

3

4

5

6

Cấp

Kiểu

Đường kính danh nghĩa

Ứng suất kéo

Giá tr nhỏ nhất

Ứng suất độ giãn 1 %

Giá tr nh nhất

Điện tr suất 20 °C

Giá trị lớn nhất

Lớn hơn

Đến và bằng

mm

mm

MPa

MPa

nΩ.m

20SA

A

1,24

3,25

1 340

1 200

84,80 (ứng với độ dẫn đin 20,3 % IACS)

3,25

3,45

1 310

1 180

3,45

3,65

1 270

1 140

3,65

3,95

1 250

1 100

3,95

4,10

1 210

1 110

4,10

4,40

1 180

1 070

4,40

4,60

1 140

1 030

4,60

4,75

1 100

1 000

4,75

5,50

1 070

1 000

B

1,24

5,50

1 320

1 100

27SA

-

2,50

5,00

1 080

800

63,86 (ứng với đ dẫn điện 27 % IACS)

30SA

-

2,50

5,00

880

650

57,47 (ứng với độ dẫn điện 30 % IACS)

40SA

-

2,50

5,00

680

500

43,10 (ứng với đ dẫn điện 40 % IACS)

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Tỷ lệ tiết diện của nhôm và thép

A.1  Phân loại sợi dây thép bọc nhôm

Sợi dây thép bọc nhôm được chia làm bốn cấp theo mức độ dẫn điện ứng với lớp phủ nhôm tiêu chuẩn, lớp phủ nhôm trung bình và lớp phủ nhôm dày tương ứng.

Bảng A.1 - Phân loại sợi dây thép bọc nhôm

Cấp

Lớp nhôm phủ

Độ dẫn điện

20SA

Tiêu chuẩn

20,3 % IACS

27SA

Trung bình

27 % IACS

30SA

Trung bình

30 % IACS

40SA

Dày

40 % IACS

A.2  Tỷ lệ tiêu chuẩn về tiết diện

Tỷ lệ tiêu chuẩn về tiết diện của từng sợi dây thép bọc nhôm như bảng dưới đây và dựa vào tổng tiết diện của sợi dây.

Bảng A.2 - Tỷ lệ tiêu chuẩn của nhôm và thép

Cấp

Tỷ lệ nhôm

Tỷ lệ thép

20SA

25%

75 %

27SA

37%

63 %

30SA

43%

57 %

40SA

62%

38 %

A.3  Độ dẫn điện

Thiết kế của sợi thép bọc nhôm có độ dẫn điện quy định dựa trên 61 % IACS của nhôm và 9 % IACS của thép.

Ví dụ, độ dẫn điện 30 SA như sau:

Độ dẫn điện thiết kế: Nhôm (61 % IACS x 0,43) + Thép (9 % IACS x 0,57) = 31,36 % IACS.

Sau đó, có tính đến dung sai, độ dẫn điện tối thiểu được quy định là 30 % IACS (57,47 nΩ.m).

Khi ch tính đến lớp nhôm phủ là phần dẫn của ruột dẫn thì điện tr của sợi dây thép bọc nhôm có thể được tính qua tiết diện của nhôm như Điều A.2 và độ dẫn điện 61 % IACS.

Để tham khảo, mối liên quan của độ dẫn điện SA của sợi dây giữa “có thép” và không có thép” được nêu trong Bảng A.3.

Bảng A.3 - Độ dẫn điện

Cấp

Độ dẫn điện (%IACS)

Nhôm

Thép

Sợi dây SA

Giá trị tối thiểu quy định bao gồm cả nhôm và thép

Giá trị tính được kể cả độ dẫn điện của thép

20SA

61

9

20,3

15,3

27SA

27

22,6

30SA

30

26,2

40SA

40

37,8

A.4  Chiều dày của nhôm

Mối liên quan giữa tỷ lệ tiết diện nhôm tiêu chuẩn và chiều dày tối thiểu ca nhôm như sau:

Bảng A.4 - Chiều dày nhôm

Cấp

Tỷ lệ tiết diện nhôm tiêu chuẩn

Chiều dày trung bình của nhôm: AAT

(chiều dày đồng tâm)

Chiều dày tối thiu của nhôm: MAT

(Sai lệch đồng tâm)

20SA

25%

13,4 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

8 % bán kính danh nghĩa của sợi dây đối với đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 1,80 mm

10 % bán kính danh nghĩa của sợi dây đối với đường kính danh nghĩa lớn hơn 1,80 mm

27SA

37%

20,5 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

14 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

30SA

43%

24,5 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

15 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

40SA

62 %

38,4 % bán kính danh nghĩa ca sợi dây

25 % bán kính danh nghĩa của sợi dây

A.5  Tỷ trọng danh nghĩa ở 20 °C

Tỷ trọng danh nghĩa 20 °C của kiểu B 20 SA, 27 SA, 30 SA và 40 SA được tính từ tỷ trọng 20 °C của nhôm 2,70 g/cm3, thép 7,80 g/cm3 và tỷ lệ của chúng theo tiết diện, trong khi kiểu A 20 SA được quy định trong ASTM B415/B502, v.v...

A.6  Hằng số vật lý

Hằng số vật lý đối với sợi dây thép bọc nhôm được nêu trong Bảng A.5.

Bảng A.5 - Hằng s vật lý

Cấp

 

20SA

 

27SA

30SA

40SA

Kiểu

 

A

B

-

-

-

Môđun đàn hồi cuối cùng (thực tế)

GPa

162

155

140

132

109

Hệ số giãn nở tuyến tính

K-1

13,0 x 10-6

12,6 x 10-6

13,4 x 10-6

13,8 x 10-6

15,5 x 10-6

Hệ số nhiệt điện trở khi khối lưng không đổi (a)

K-1

0,003 6

0,003 6

0,003 6

0,003 8

0,004 0

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Độ giãn dài

B.1  Thuật ngữ

Thuật ngữ “phần trăm độ giãn dài sau khi đứt" và “phần trăm độ giãn dài tổng tại thời điểm đứt” được nêu trong TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-2:2009)*.

B.2  Thử nghiệm độ giãn dài

Mặc dù phần trăm độ giãn dài sau khi đứt là khá phổ biến đối với sợi dây như sợi dây nhôm kéo cứng và sợi dây thép phủ kẽm nhưng cần lưu ý đặc biệt rằng phần trăm độ giãn dài tổng tại thời điểm đứt được sử dụng riêng cho sợi dây thép bọc nhôm, được quy định trong ASTM B415/B502 và các tiêu chuẩn quốc gia khác.

Để xem xét tính đồng nhất với TCVN 11334 (IEC 888)** và để thuận tiện trong sử dụng thực tế thì cả hai phương pháp thử nghiệm được đưa ra để thay thế nhau.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu

5  Lấy mẫu

6  Phương pháp thử nghiệm

7  Bao gói

8  Chấp nhận và loại bỏ

Phụ lục A (tham khảo) - Tỷ lệ tiết diện của nhôm và thép

Phụ lục B (tham khảo) - Độ giãn dài

 

1 IACS: Tiêu chuẩn quốc tế về đồng ủ.

* TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-2:2009), Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng

** TCVN 11334:2016 (IEC 888:1987), Sợi dây thép phủ kẽm dùng cho ruột dẫn bện

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi