Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11244-13:2018 Quy trình hàn vật liệu kim loại - Hàn giáp mép điện trở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11244-13:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11244-13:2018 ISO 15614-13:2012 Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Thử quy trình hàn - Phần 13: Hàn giáp mép điện trở và hàn chảy giáp mép điện trở
Số hiệu:TCVN 11244-13:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11244-13:2018

ISO 15614-13:2012

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ CHẤP NHẬN CÁC QUY TRÌNH HÀN VẬT LIỆU KIM LOẠI - THỬ QUY TRÌNH HÀN - PHẦN 13: HÀN GIÁP MÉP ĐIỆN TRỞ VÀ HÀN CHẢY GIÁP MÉP ĐIỆN TRỞ

Specification and qualification of welding procedures for metallic materials - Welding procedure test - Part 13: Upset (resistance butt) and flash welding

 

Lời nói đầu

TCVN 11244-13:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 15614-13:2012.

TCVN 11244-13:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11244 (ISO 15614), Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại Thử quy trình hàn bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11224-1:2015 (ISO 15614-1:2004), Phần 1: Hàn hồ quang và hàn khí thép, hàn hồ quang niken và hợp kim niken;

- TCVN 11244-2:2015 (ISO 15614-2:2005), Phần 2: Hàn hồ quang nhôm và hợp kim nhôm;

- TCVN 11244-3:2015 (ISO 15614-3:2008), Phần 3: Hàn nóng chy gang không hợp kim và gang hợp kim thấp;

- TCVN 11244-4:2015 (ISO 15614-4:2005), Phn 4: Hàn hoàn thiện các vật nhôm đúc;

- TCVN 11244-5:2015 (ISO 15614-5:2004), Phn 5: Hàn hồ quang titan, zirconi và các hợp kim của chúng;

- TCVN 11244-6:2015 (ISO 15614-6:2006), Phần 6: Hàn hồ quang và hàn khí đồng và hợp kim đồng;

- TCVN 11244-7:2015 (ISO 15614-7:2007), Phn 7: Hàn đắp;

- TCVN 11244-8:2015 (ISO 15614-8:2002), Phần 8: Hàn ống trong liên kết hàn tấm-ống;

- TCVN 11244-10:2015 (ISO 15614-10:2005), Phần 10: Hàn khô áp suất cao;

- TCVN 11244-11:2015 (ISO 15614-11:2002), Phần 11: Hàn chùm tia điện tử và hàn chùm tia laze;

- TCVN 11244-12:2018 (ISO 15614-12:2014), Phn 12: Hàn điểm, hàn đường và hàn gờ ni;

- TCVN 11244-13:2018 (ISO 15614-13:2012), Phần 13: Hàn giáp mép điện tr và hàn chảy giáp mép điện trở;

- TCVN 11244-14:2018 (ISO 15614-14:2013), Phn 14: Hàn lai ghép laze-hồ quang cho thép, niken và hợp kim niken.

 

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ CHẤP NHẬN CÁC QUY TRÌNH HÀN VẬT LIỆU KIM LOẠI - THỬ QUY TRÌNH HÀN - PHẦN 13: HÀN GIÁP MÉP ĐIỆN TRỞ VÀ HÀN CHẢY GIÁP MÉP ĐIỆN TRỞ

Specification and qualification of welding procedures for metallic materials - Welding procedure test - Part 13: Upset (resistance butt) and flash welding

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép thử dùng để chp nhận đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn áp dụng được cho hàn giáp mép điện trở và hàn chảy giáp mép điện trở các vật liệu kim loại, ví dụ, có mặt cắt ngang đặc, dạng ống, phẳng hoặc tròn. Cũng có thể áp dụng các nguyên tắc cơ bản của tiêu chun này cho các quá trình hàn điện trở khác khỉ được nêu trong đặc tính kỹ thuật.

Tiêu chuẩn này xác định các điều kiện thực hiện các phép thử và các giới hạn hiệu lực của một quy trình hàn được chp nhận đối với tất cả các nguyên công hàn mà tiêu chuẩn này bao hàm. Các phép thử yêu cầu để chp nhận quy trình cho một chi tiết hoặc cụm mối ghép cụ thể phụ thuộc vào tính năng và các yêu cầu cht lượng của chi tiết hoặc cụm mối ghép này như đã định trong đặc tính kỹ thuật thiết kế. Các phép thử được dự định thực hiện phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, trừ khi phải áp dụng các phép thử khắt khe hơn do tiêu chuẩn áp dụng có liên quan hoặc đặc tính kỹ thuật quy định.

CHÚ THÍCH: Các điu kiện làm việc, vật liệu hoặc chế tạo cụ thể có thể yêu cầu thử nghiệm toàn diện hơn so với quy định trong tiêu chuẩn này. Các phép thử này có thể bao gồm kiểm tra các t chức tế vi, thử mỏi hoặc độ bn lâu, thử va đập, thử chụp ảnh bức xạ, thử siêu âm, thử ăn mòn và các phép thử cho các chi tiết hoặc cụm mối ghép hàn hoàn thiện.

Tiêu chuẩn này bao hàm các quá trình hàn điện tr sau, như định nghĩa trong TCVN 8524 (ISO 4063):

- 24  Hàn chảy giáp mép, sử dụng dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều với các trình tự dịch chuyển khác nhau, nung nóng từng đợt không thay đổi và nung nóng từng đt có xung;

- 25  Hàn giáp mép điện trở, sử dụng dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều với các trình tự áp lực khác nhau.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu vin dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại - Th kéo - phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng;

TCVN 5401 (ISO 5173), Thử phá hủy mối hàn vật liệu kim loại - Thử uốn;

TCVN 6115-2 (ISO 6520-2), Hàn và các quá trình liên quan - Phân lại khuyết tật hình học ở kim loại - Phần 2: Hàn áp lực;

TCVN 6735 (ISO 17640), Thử không phá hủy mối hàn - Thử siêu âm - Kỹ thuật, mức th nghiệm và đánh giá;

TCVN 7507 (ISO 17637), Thử không phá hủy mối hàn - Kim tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy;

TCVN 8310 (ISO 4136), Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Th kéo ngang;

TCVN 8524:2010 (ISO 4063:2009), Hàn và các quá trình liên quan - Danh mục các quá trình hàn và ký hiệu số tương ứng;

TCVN 8985:2011 (ISO 15607:2003), Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy trình hàn kim loại - Quy tắc chung;

TCVN 8986-5 (ISO 15609-5), Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy trình hàn kim loại - Đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn - Phần 5: Hàn điện trở;

TCVN 11750-1 (ISO 9015-1), Thử phá hủy mối hàn kim loại - Thử độ cứng - Phần 1: Th độ cứng liên kết hàn hồ quang;

TCVN 11750-2 (ISO 9015-2), Th phá hy mối hàn kim loại - Thử độ cứng - Phần 2: Thử độ cứng tế vi liên kết hàn;

TCVN 11759 (ISO 17638), Thử không phá hủy mối hàn - Thử hạt từ;

TCVN 11760 (ISO 11666), Thử không phá hủy mối hàn - Thử siêu âm - Mức chấp nhận;

TCVN 11761 (ISO 23277), Thử không phá hủy mối hàn - Th thẩm thu - Mc chấp nhận;

TCVN 11762 (ISO 23278), Thử không phá hủy mối hàn - Thử hạt từ - Mức chấp nhận;

TCVN 11763 (ISO 23279), Th không phá hủy mối hàn - Thử siêu âm - Sự mô tả đặc tính ca các chỉ thị trong mối hàn;

TCVN 12424 (ISO 14732), Nhân sự hàn - Kim tra chấp nhận thợ hàn máy và thợ điều chỉnh và cài đặt thiết bị hàn đối với hàn cơ khí hóa và hàn tự động vật liệu kim loại;

TCVN 12426 (ISO 17639), Th phá hủy mối hàn ở vật liu kim loại - Kiểm tra t chức thô đại và tổ chc tế vi của mối hàn;

ISO 14271, Resistance welding - Vickers hardness testing (low-force and microhardness) of resistance spot, projection and seam welds (Hàn điện trở - Thử độ cứng Vickers (lc nhỏ và độ cứng tế vi) mối hàn điểm điện trở, mối hàn gờ nổi và mối hàn đường);

ISO/TR 15608:2005, Welding - Guidelines for a metallic materials grouping system (Hàn - Nguyên tắc đi với h thống phân nhóm vật liệu kim loại);

ISO 15620:2000, Welding - Friction welding of metallic materials (Hàn - Hàn ma sát vật liệu kim loại);

ISO 17643, Non-destructive testing of welds - Eddy current testing of welds by complex-plane analysis (Thử không phá hủy mối hàn - Th dòng điện xoáy mối hàn bằng phân tích mặt phẳng phức hợp);

ISO 20482, Metallic materials - Sheet and strip - Erichsen cupping test (Vật liệu kim loại - Tấm và dải - Thử vuốt Erichsen).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chun này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong TCVN 8985 (ISO 15607) và TCVN 6115-2 (ISO 6520-2).

4  Đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn sơ bộ

Đặc tính kỹ thuật ca quy trình hàn sơ bộ (pWPS) phải được chuẩn bị phù hợp với TCVN 8986-5 (ISO 15609-5). Đặc tính kỹ thuật ca quy trình hàn sơ bộ phải quy định tt cả các thông s và yêu cầu có liên quan.

5  Thử quy trình hàn

Chế tạo và thử nghiệm các chi tiết và/hoặc mẫu hàn đại diện cho kiểu hàn được sử dụng trong sản xuất phải phù hợp với Điều 6 và Điều 7.

Thợ điều chnh và cài đặt thiết bị hàn điện trở thực hiện tốt phép thử quy trình hàn phù hợp với tiêu chun này phải được chấp nhận cho phạm vi chấp nhận thích hợp cho trong TCVN 12424 (ISO 14732).

6  Mẫu hàn và mẫu thử

6.1  Quy định chung

Cụm mối ghép hàn được thử phi là chi tiết thực tế được sử dụng trong sn xuất hoặc là mẫu hàn tiêu chun hóa theo các tham chiếu nêu trong 6.2.

Các mẫu th có thể được cắt từ chi tiết thực tế nếu có yêu cầu. Các mẫu hàn được th tách riêng, phù hợp với 6.2.

6.2  Hình dạng và kích thước của mẫu thử

6.2.1  Quy đnh chung

Thử nghiệm bao gồm th không phá hủy (NDT) và/hoặc thử phá hủy.

Việc lựa chọn các kiểu thử và số lượng các mẫu thử phụ thuộc vào các yêu cầu về tính năng, an toàn và chất lượng của chi tiết hoặc cụm mối ghép và phải được thiết lập trước khi thực hiện bt cứ sự chấp nhận nào. Các ví dụ được cho trong Bảng 1.

Nếu không có các quy định khác, phải sử dụng các mẫu thử có hình dạng và kích thước được quy định trong 6.2.2 đến 6.2.6.

Bảng 1 - Ví dụ về thử nghiệm và kim tra các mẫu thử

Mẫu th

Kiểu thử

Mức độ thử nghiệm

Cấp thử A

Cấp thử B

Thanh/cần

Kiểm tra bng mt

Thử thm thấu

Thử kéo

Thử uốn

Tổ chức thô đại b

Thử độ cứng b

Mọi mối hàn

Mọi mối hàn

Ba mu thử a

Sáu mẫu thử a

Một mối hàn

Một hàng đo g

Mọi mi hàn

Mọi mối hàn

-

Hai mu thử a

-

-

Prôfin rỗng

Kiểm tra bằng mắt

Th thm thu

Thử kéo

Thử uốn

Tổ chức thô đại c,f

Thử độ cứng

Mọi mối hàn

Mọi mối hàn

Ba mẫu thử

Sáu mẫu tha

Một mối hàn a

Một hàng đo g

Mọi mối hàn

Mọi mối hàn

Hai mẫu thử

Hai mẫu thử a

-

-

Kim loại tấm và dải

Kiểm tra bng mắt

Thử thm thấu

Thử kéo e

Thử uốn e,f

Thử vuốt e,f

Tổ chức thô đại e

Thử độ cng b

Mọi mối hàn d

Mọi mối hàn d

Ba mẫu cho mỗi liên kết hàn d

Ba mẫu cho mỗi liên kết hàn d

Ba mẫu cho mỗi liên kết hàn d

Ba mẫu cho mỗi liên kết hàn d

Một hàng đo g

Mọi mối hàn d

-

Hai mẫu cho mỗi liên kết hàn d

Hai mẫu cho mỗi ln kết hàn d

-

-

-

Tùy thuộc vào ứng dụng, nên phân bit hai cấp thử tùy chọn theo tải trọng:

A: Cho ứng dụng trong điều kin ứng suất tĩnh lên đến ứng suất mi cao nhất đối với vật liệu cơ bản.

B: Cho ng dụng trong điều kiện ng sut tĩnh lên đến 50 % mức cho phép đối với vật liệu cơ bản.

a Khi mẫu hàn được sử dụng đủ lớn, có th ly nhiu hơn một mẫu thử từ một liên kết hàn.

b Không yêu cầu đối với các thép trong nhóm 1 phù hợp với ISO/TR 15608:2005 trong điu kiện tải trọng tĩnh, trừ các ứng dụng nhit độ thp.

c Với các chiu dày thành mng, có thể thuận lợi khi thực hiện phép th vuốt thay cho thử uốn. Th vuốt yêu cầu b mặt có đường kính 70 mm (xem 7.3.3). Các ống tròn có thành mỏng có th được thử bằng phép thử cánh hoa (xem 7.3.4).

d Phải thực hiện ít nhất là hai mối hàn.

e Một mẫu thử t mỗi cạnh và một t vị trí giữa; nếu cp thử B có liên quan, một mẫu thử từ cạnh và một t v trí giữa.

f Ưu tiên sử dụng phép thử vuốt cho các thép có độ bn kéo lên đến 450 MPa và chiều dày thành đến 5 mm. Đối với các độ bn kéo lớn hơn và/hoặc các vật liệu dày hơn, sử dụng phép th uốn. Với các vật liệu nhôm, kh năng biến dạng ca vật liệu cơ bn không chịu ảnh hưởng nhiệt sẽ xác đnh chiều dày thành đến chiều dày mà phép th vuốt có th được s dụng cho các liên kết hàn.

g Hàng đo nằm trong một mặt cắt thô đại ngang qua mi hàn.

6.2.2  Mẫu thử kéo

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 8310 (ISO 4136) và TCVN 197-1 (ISO 6892-1) và bt cứ tiêu chuẩn nào được viện dẫn trong hợp đồng hoặc trong đặc tính kỹ thuật áp dụng.

6.2.3  Mu thử uốn

Chuẩn bị mẫu thử phù hợp với TCVN 5401 (ISO 5173).

6.2.4  Mu th vuốt

Chun bị mẫu thử phù hợp với ISO 20482.

6.2.5  Mu thử độ cứng

Chuẩn bị mẫu thử phù hợp với TCVN 11750-1 (ISO 9015-1) và TCVN 11750-2 (ISO 9015-2).

Phải chun bị một mặt cắt thô đại ngang qua mối hàn và mặt cắt này được tẩm thực ăn mòn để thể hiện rõ vùng hàn, các vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) và vật liệu cơ bn không chịu ảnh hưng nhiệt.

6.2.6  Mẫu thử cánh hoa sử dụng tm kim loại mỏng

Chuẩn bị mẫu thử phù hợp với ISO 15620:2000, Hình 8.

Bt kỳ sai lệch nào so với các yêu cầu cũng phải được xác định trong đặc tính kỹ thuật thiết kế.

6.3  Hàn các chi tiết, mẫu hàn hoặc mẫu thử

Chuẩn bị các chi tiết, các mẫu hàn hoặc mẫu thử và hàn các mẫu hàn phải được thực hiện phù hợp với đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn (WPS) và các yêu cầu chung của quá trình sản xuất tương ứng.

7  Thử nghiệm và kiểm tra

7.1  Mc độ thử nghiệm

Thử nghiệm bao gồm thử không phá hủy và/hoặc thử phá hủy (xem các ví dụ trong Bảng 1). Phi đáp ứng các yêu cầu chất lượng của chi tiết được hàn.

Kích thước của các mẫu thử phải bao gồm vùng trong đó có thể xy ra hư hỏng, thậm chí cả bên ngoài vùng ảnh hưng nhiệt (HAZ).

7.2  Thử không phá hủy (NDT)

7.2.1  Quy định chung

Để thử nghiệm các mẫu thử có hiệu quả, điều kiện của các mẫu thử phải tuân theo đặc tính kỹ thuật trong các tiêu chuẩn tương ứng, ví dụ, loại b hoàn toàn ba via cho th thẩm thấu.

7.2.2  Kiểm tra bằng mắt

Thực hiện kiểm tra bằng mắt phù hợp với TCVN 7507 (ISO 17637). Sử dụng kính phóng đại (độ phóng đại bằng sáu đến mười lần) để kiểm tra các mối hàn về các khuyết tật nhìn thấy được, như các vết nứt bề mặt. Cũng cần quan tâm đến sự tràn kim loại và ba via của mối hàn nếu chúng chưa được loại bỏ một cách trực tiếp sau quá trình hàn.

7.2.3  Th thẩm thấu

Thử thm thấu phải được thực hiện phù hợp với TCVN 11761 (ISO 23277).

7.2.4  Thử hạt từ

Các vật liệu sắt từ phải được thử hạt từ phù hợp với TCVN 11759 (ISO 17638) và TCVN 11762 (ISO 23278) thay cho th thm thấu (7.2.3).

7.2.5  Thử dòng điện xoáy

Các vật liệu ferit phải được thử dòng điện xoáy phù hợp vi ISO 17643 thay cho thử thm thấu (7.2.3) hoặc thử hạt từ (7.2.4).

7.2.6  Thử siêu âm

Thử siêu âm phải được thực hiện phù hợp với TCVN 11760 (ISO 11666), TCVN 11763 (ISO 23279) và TCVN 6735 (ISO 17640).

7.3  Thử phá hủy

7.3.1  Th kéo

Thử kéo phải được thực hiện phù hợp với TCVN 197-1 (ISO 6892-1).

7.3.2  Th uốn

Thử uốn phải được thực hiện phù hợp với TCVN 5401 (ISO 5173).

7.3.3  Th vuốt

Thử vuốt phải được thực hiện phù hợp với ISO 20482.

7.3.4  Thử cánh hoa

Th cánh hoa phải được thực hiện phù hợp với ISO 15620.

7.4  Tổ chức thô đại

Mẫu th được chuẩn b dưới dạng mặt cắt ngang cắt qua mối hàn và sau đó được tẩm thực ăn mòn để thể hiện mối hàn, vùng ảnh hưng nhiệt (HAZ) và kim loại cơ bản không chịu ảnh hưng nhiệt. Phép thử phải được thực hiện phù hợp với TCVN 12426 (ISO 17639).

7.5  Phân b độ cứng

Bề mặt ca mặt cắt ngang được th phải được chun b đúng và thường được tẩm thực ăn mòn, sao cho có thể thực hiện được các phép đo chính xác đường chéo ca các vết ấn khi thử độ cứng trong các vùng khác nhau của liên kết hàn. Có thể xác định độ cứng một hoặc nhiều vết. Một vết gồm có một hàng các vết ấn thử độ cứng khi tất cả các vết ấn riêng lẻ nằm trên một đường thẳng. Trong trường hợp tiết diện tròn, nếu đã quy định chỉ một vết trong đặc tính kỹ thuật thiết kế thì vết phải được bố trí n một đường song song cách đường tâm một khoảng bằng 0,6 lần bán kính tiết diện. Vi tiết diện ca tấm thép, vết phải được bố trí song song với bề mặt tấm và cách bề mặt này một khoảng bằng 0,6 lần chiều dày tm. Thực hiện phép đo độ cứng phù hợp với ISO 14271.

7.6  Thử lại

Nếu chi tiết hoặc mu hàn không đạt bt cứ yêu cầu nào v kiểm tra bằng mắt hoặc thử không phá hủy (NDT) đã quy định, thì một chi tiết hoặc mẫu hàn thêm nữa phải được hàn và đưa vào thử với các phép thử tương tự. Nếu các kết quả th ca chi tiết hoặc mẫu hàn bổ sung này cũng không tuân theo các yêu cầu thì phép thử quy trình hàn được xem là không đạt.

Nếu bt cứ mẫu thử nào không đạt các yêu cầu cho thử phá hủy, chỉ do các khuyết tật ca mối hán, thì phải có thêm hai mẫu th nữa cho mỗi một mẫu th không đạt này. Mỗi mẫu thử bổ sung phải được đưa vào thử với các phép thử tương tự như các phép thử đối với mẫu th không đạt ban đầu. Nếu một trong hai mẫu thử bổ sung không đạt các yêu cầu thì phép thử quy trình hàn được xem là không đạt.

8  Phạm vi chấp nhận

8.1  Quy định chung

Tất cả các điều kiện của 8.1 đến 8.5 phi được đáp ứng độc lập với nhau.

Các thay đổi vượt ra ngoài phạm vi đã quy đnh đòi hỏi phải có một phép thử quy trình hàn mới.

8.2  Liên quan đến nhà sn xuất

Sự chp nhận một WPS mà nhà sản xut nhận được có hiệu lực đối với hàn ở phân xưởng hoặc ngoài hiện trường trong cùng một kiểm soát kỹ thuật và chất lượng ca nhà sn xuất này.

8.3  Liên quan đến kim loại cơ bản

Tất cả các phép thử phải được thực hiện với các vật liu như các vật liệu được dùng trong sản xuất (hình dạng, chiều dày, phân tích hóa học, cơ tính và xử lý nhiệt). Bất cứ sửa đổi nào cũng phải được xác định trong đặc tính kỹ thuật.

8.4  Quy trình hàn

8.4.1  Quá trình hàn

Sự chấp nhận ch áp dụng cho quá trình hàn được sử dụng trong phép th quy trình hàn.

8.4.2  Thiết bị hàn

Sự chấp nhận ch áp dụng cho thiết bị hàn được sử dụng trong phép thử quy trình hàn.

8.4.3  X lý nhiệt sau hàn

Sự chp nhận chỉ áp dụng cho xử lý nhiệt được sử dụng trong phép thử quy trình hàn. Các thay đi đối với x lý nhiệt hoặc b x lý nhiệt đòi hỏi phải có sự chấp nhận lại WPS.

8.5  Chng chỉ th

Ví dụ mẫu chứng chỉ thử được cho trong Phụ lục A, người sử dụng có thể sao chép lại mẫu chứng chỉ này.

9  Biên bản chấp nhận quy trình hàn

Kết quả của mỗi phép thử được thực hiện cho từng cụm mối ghép được hàn, bao gồm cả các phép thử bổ sung, phải được ghi vào biên bản chấp nhận quy trình hàn (WPQR). Biên bn này phải bao gồm tất cả các hạng mục liên quan được liệt kê cho WPS trong TCVN 8986-5 (ISO 15609-5), cùng với chi tiết về nguyên nhân để loại bỏ phù hp với Điều 7. Khi hoàn thành các phép thử đạt yêu cầu, WPS phải được người kiểm tra hoc tổ chức kiểm tra ký xác nhận và ghi ngày.

Nên sử dụng mẫu WPQR để ghi chi tiết về quá trình hàn và các kết quả thử. Mu này cho phép dễ dàng đạt được việc mô tả và đánh giá thống nhất thông tin đã cho. Phụ lục B trình bày ví dụ về mẫu WPQR, người sử dụng có thể sao chép lại mẫu này.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ về chấp nhận quy trình hàn - Chứng chỉ thử

Phép th quy trình hàn của nhà sản xuất

Hàn chảy giáp mép điện tr/ Hàn giáp mép điện trở [gạch đi hạng mục không áp dụng]

Tài liệu số:                                              Ngày thử quy trình hàn:

Người kiểm tra hoặc t chức kiểm tra:

Địa chỉ:

Nhà sản xuất:

Địa chỉ:

Quy định/tiêu chuẩn thử:

Mức độ thử nghiệm:

Vật liệu cơ bn:

X lý sơ bộ vật liệu:

Quá trình hàn:

Mặt cắt ngang mối hàn (mm2):

Chiều dày trung bình (mm):                           Chiều rộng trung bình (mm):

Nếu vật liệu ống hoặc thanh tròn:                  Đường kính ngoài (mm):

Chiều dày thành (mm):

Thiết bị/máy hàn:

Nhà sn xuất:

Kiểu:

Năm chế tạo:

Số kiểm kê:

Loại dòng điện: Dòng điện xoay chiều/một chiều [gạch đi hạng mục không áp dụng]

Chương trình hàn:

Xử lý nhiệt sau hàn:

Thông tin bổ sung:

Chúng tôi xác nhận rằng các mối hàn thử đã được thực hiện phù hợp với các điều kiện mà các quy định và tiêu chuẩn thử yêu cầu. Các mu hàn đã được chuẩn bị, được hàn và thử nghiệm đáp ứng yêu cầu.

Địa điểm

Người kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra

Ngày

Tên và chữ ký

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về mẫu biên bản chấp nhận quy trình hàn (WPQR)

B.1  Vấn đề chung

WPQR s:                                                        Ngày:

Nhà sản xut:

Địa điểm:

Thợ điều chỉnh và cài đặt thiết b hàn         Tên:

                                                               Trình độ chuyên môn:

Người kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra:

Tài liệu số:

Quá trình hàn: Hàn chy giáp mép điện tr/Hàn giáp mép điện tr [gạch đi hạng mục không áp dụng]

B.2  Thiết bị hàn

Nhà sản xuất máy hàn:

Kiểu:

Số kiểm kê:

Loại dòng điện: Dòng điện xoay chiều/một chiều [gạch đi hạng mục không áp dụng]

B.3  Nhiệm vụ hàn

Bản vẽ số:

Bản vẽ phác mặt cắt ngang mối hàn:

Mặt cắt ngang (mm2):

Chiều dày trung bình của thành (mm):

Chi tiết có dạng kín (vòng): Không/ Có [gạch đi hạng mục không áp dụng]

Vật liệu cơ bản:

Phương pháp chun bị và/hoặc làm sạch:

B.4  Chnh đặt máy

Chỉnh đặt điện:

Phân nhánh máy biến áp:

Điện áp thứ cp (V): (mạch h)

Chnh đặt cơ khí:

Khoảng cách ban đầu của điện cực (mm):

Khoảng cách cuối cùng của điện cực (mm):

Chiều dài kẹp chặt bên trái (mm):

Chiều dài kẹp chặt bên phải (mm):

Áp sut kẹp chặt bên trái (bar):

Áp suất kẹp chặt bên phải (bar):

Lực kẹp chặt bên trái (N):

Lực kẹp chặt bên phải (N):

Thông số hàn:

Thông số hàn cho hàn chảy giáp mép điện trở theo Bảng B.1.

Thông số hàn cho hàn giáp mép điện tr theo Bảng B.2.

Bảng B.1 - Chnh đặt thông s hàn cho hàn chảy giáp mép điện trở

Bước ca quá trình

Các giá tr chnh đặt thông s hàn

Lực

kN

Điện áp thứ cp

%

Giới hạn của bước

Trình tự bật/tắt dòng điện

Vận tốc ca tấm

Hành trình

mm

Thời gian

s

Thời gian bật

s

Thời gian tắt

s

Số chu kỳ

vo

mm/s

ve

mm/s

Nung nóng từng đợt ban đầu

 

100

3

 

 

 

 

0,4

0,8

Thời gian tạm dừng

 

 

 

-

 

 

 

 

 

Nung nóng trước

5

50

4

3,5

0,5

0,2

5

-

-

Nung nóng từng đợt tuyến tính

 

100

8

-

 

 

 

0,8

1,4

Nung nóng từng đợt tăng dần

 

100

11

-

 

 

 

1,4

3

Chồn ép mép

10

70

16

1,4

1,2

0,2

1

 

 

Nung nóng sau

8

30

-

1,8

0,3

0,3

3

 

 

 

Bảng B.2 - Chnh đặt các thông số hàn cho hàn giáp mép điện trở

Bước ca quá trình

Các giá trị chỉnh đặt thông số hàn

Lực

kN

Điện áp thứ cp

%

Giới hạn của bước

Trình tự bật/tắt dòng điện

Vận tốc ca tấm

Hành trình

mm

Thời gian

s

Thời gian bật

s

Thi gian tắt

s

Số chu kỳ

vo

mm/s

ve

mm/s

Thời gian tăng lực

5

 

-

1

 

 

 

5

 

Nung nóng

5

60

4

3

3

0

1

 

 

Chồn ép mép

12

85

10

3,5

0,5

0,8

1

60

-

Nung nóng sau

6

30

-

-

0,2

0,3

3

-

-

Các dữ liệu trong bản kê thông s hoặc các đơn vị do (ví dụ, các vạch chia của thang đo) nên phù hợp với các chnh đặt máy.

Thông tin bổ sung:

Nung nóng sau bên ngoài máy:

Nhà sản xuất/Thợ điều chỉnh và cài đặt thiết bị hàn:

Người kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra:

Tên

Ngày

Chữ ký

Tên

ngày

chữ ký

      

B.5  Thử nghiệm và kiểm tra

Kiểm tra không phá hủy

Kiểm tra bằng mắt

Thử thm thấu (nếu có yêu cầu)

Thử/kiểm tra bằng hạt từ (nếu có yêu cầu)

Kiểm tra dòng điện xoáy (nếu có yêu cầu)

Kiểm tra siêu âm (nếu có yêu cầu)

 

Th phá hủy

Nhiệt độ:

Thử kéo:

Dạng mẫu thử:

Chiều dày mẫu thử (mm):

Chiều rộng mẫu thử (mm):

Đường kính mẫu thử (mm):

Mẫu thử

Gii hạn chảy

ReH

MPa

Độ bền kéo

Rm

MPa

Đ gim tiết diện

Z

%

Vị trí đứt gãy

Khuyết tật

Nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

Thử uốn:

Chiều dày mẫu thử (mm):

Chiều rộng mẫu thử (mm):

Đường kính dưỡng uốn (mm):

Khoảng cách giữa các con lăn (mm):

Đường kính con lăn (mm):

Mu thử

Góc uốn

°

Vị trí đứt gãy

(nếu có yêu cầu)

Khuyết tật

Nhận xét

 

 

 

 

 

Thử vuốt (nếu có yêu cầu)

Đường kính bi (mm):         Vuốt (mm):

Kiểm tra kim tương

Tổ chức thô đại:

Tổ chức tế vi (nếu có yêu cầu):

Thử độ cứng

Hệ số tải trọng: HV

Vị trí điểm đo (bản vẽ phác):

Các giá trị đo được:

Các phép thử bổ sung:

Nhận xét:

Các phép thử này đã được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của:

Báo cáo của phòng thử nghiệm, số:

Các kết qu thử là: Đạt/ Không đạt [gạch đi hạng mục không áp dụng]

Các phép thử đã được thực hiện với sự có mặt của:

 

(Người kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra)

 

Tên

ngày

chữ ký

   

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi