Tiêu chuẩn ngành 22TCN 315:2003 Yêu cầu kỹ thuật về khoảng trống lắp biển số sau của ô tô, rơ moóc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 315:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 315:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Yêu cầu kỹ thuật về khoảng trống lắp biển số sau của ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc
Số hiệu:22TCN 315:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:10/10/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 315:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 315:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ- YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ KHOẢNG TRỐNG LẮP BIỂN SỐ SAU CỦA Ô TÔ, RƠ MOÓC VÀ SƠ MI RƠ MOÓC

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 315 - 03 được biên soạn trên cơ sở Qui định 70/222/EEC.

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

 


Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật về khoảng trống lắp biển số sau của xe cơ giới có bốn bánh trở lên và vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 25km/h, rơ moóc và sơ mi rơ moóc (sau đây gọi tắt là xe) trừ các xe thực hiện những công việc có tính chất công cộng.

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Hình dạng và kích thước của khoảng trống lắp biển số sau

Khoảng trống lắp biển số sau phải chứa được một tấm phẳng (hoặc gần như phẳng) hình chữ nhật có các kích thước nhỏ nhất như sau: Rộng: 520mm

Cao: 120mm Hoặc Rộng: 340mm Cao: 240mm

2.2. Vị trí của khoảng trống để lắp đặt biển số

Khoảng trống lắp biển số sau phải bảo đảm cho biển số, sau khi đã lắp đặt chính xác và cố định chắc chắn, thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:

2.2.1. Vị trí của biển số so với mặt phẳng trung tuyến dọc xe

Tâm của biển số không được nằm bên phải mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

Cạnh bên trái của biển số không được nằm bên trái mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc xe và tiếp xúc với mép ngoài cùng bên trái của xe.

Biển số phải vuông góc hoặc gần như vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

2.2.2. Vị trí của biển số so với mặt phẳng thẳng đứng

Biển số phải được lắp thẳng đứng với dung sai không quá 50. Nếu hình dáng xe không cho phép, nó có thể nghiêng so với phương thẳng đứng như sau:

- Không quá 300 khi mặt có số đăng kí hướng lên trên với điều kiện là chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất không được lớn hơn 1,2m;

- Không quá 150 khi mặt có số đăng kí hướng xuống phía dưới với điều kiện là chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất lớn hơn 1,2m.

2.2.3. Chiều cao của biển số tính từ mặt đất

- Chiều cao cạnh dưới của biển số tính từ mặt đất không được nhỏ hơn 0,3m;

- Chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất không được lớn hơn 1,2m. Trong trường hợp vị trí lắp biển số không thể thỏa mãn yêu cầu này thì chiều cao có thể lớn hơn 1,2m nhưng phải gần với giới hạn này đến mức mà kết cấu của xe cho phép và trong mọi trường hợp không được vượt quá 2m.

2.2.4. Yêu cầu về tầm nhìn

Tầm nhìn phải bảo đảm nhìn thấy rõ toàn bộ biển số trong khoảng không gian tạo bởi 4 mặt phẳng sau:

- Một mặt phẳng thẳng đứng đi qua cạnh bên phải của biển số và tạo thành một góc hướng ra phía sau xe bằng 300 với mặt phẳng trung tuyến dọc xe;

- Một mặt phẳng thẳng đứng đi qua cạnh bên trái của biển số và tạo thành một góc hướng ra phía sau xe bằng 300 với mặt phẳng trung tuyến dọc xe;

- Một mặt phẳng đi qua cạnh trên của biển số và tạo thành một góc hướng lên phía trên bằng 150 với mặt phẳng nằm ngang;

- Một mặt phẳng nằm ngang đi qua cạnh dưới của biển số. Nếu chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất lớn hơn 1,20m, mặt phẳng này phải tạo thành một góc hướng xuống phía dưới bằng 150 với mặt phẳng nằm ngang.

2.2.5. Qui định về đo chiều cao của biển số tính từ mặt đất

Chiều cao được qui định trong mục 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 được đo trong điều kiện xe không tải.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi