Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:22TCN 313:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2003Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 313:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ PHẦN NHÔ RA NGOÀI CỦA CABIN Ô TÔ CHỞ HÀNG YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22TCN 313 - 03 được biên soạn trên cơ sở Qui định 92/114/EEC.

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải


Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

 

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng(1) (sau đây gọi tắt là xe), trừ gương chiếu hậu ở phía ngoài (bao gồm cả giá đỡ gương) hoặc những chi tiết khác như ăng ten, giá để hành lý.

Tiêu chuẩn này được áp dụng để kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

Chú thích: (1) Ô tô chở hàng còn được gọi là ô tô loại N như định nghĩa trong TCVN 6552:1999.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6552:1999 (ISO 00362:1998): Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Phương pháp kỹ thuật.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ được áp dụng trong phạm vi của Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Bề mặt ngoài (External surface): bề mặt bên ngoài của các kết cấu và bộ phận ở phía trước vách sau của cabin xe tạo thành mặt ngoài của ca bin (định nghĩa tại mục 3.5), trừ chính vách sau của cabin, bao gồm cả bề mặt bên ngoài các bộ phận như thanh chắn bảo vệ phía trước, tai xe phía trước và bánh xe phía trước.

3.2. Chứng nhận kiểu loại xe (Vehicle type approval): chứng nhận một kiểu loại xe phù hợp với

Tiêu chuẩn này về phần nhô ra ngoài của ca bin.

3.3. Kiểu loại xe (Vehicle type): các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các xe giống nhau về các đặc điểm cơ bản của bề mặt ngoài xe.

3.4. Cabin (Cab): phần thân xe tạo thành khoang ngồi của lái xe và người cùng đi, bao gồm cả các cửa ra vào.

3.5. Vách sau của cabin (Cab rear panel): phần sau cùng của bề mặt ngoài cabin.

Nếu không thể xác định được vị trí của vách sau của cabin, vách sau của cabin sẽ được coi là mặt phẳng ngang thẳng đứng, cách điểm R của ghế lái xe về phía sau 50 cm (đối với ghế điều chỉnh được thì ghế đó phải ở vị trí sau cùng).

Nếu khoảng cách 50 cm không thích hợp đối với xe đang xem xét thì nhà sản xuất có thể đề nghị một khoảng cách thay thế khác nếu được cơ sở thử nghiệm chấp nhận.

Nếu cabin có nhiều hơn một hàng ghế thì lấy ghế phía sau cùng để xác định vách sau của cabin (nếu ghế này điều chỉnh được thì ghế đó phải ở vị trí sau cùng).

3.6. Mặt phẳng chuẩn (Reference plane): mặt phẳng thấp nhất trong hai mặt phẳng dưới đây khi xe đầy tải:

- mặt phẳng nằm ngang đi qua tâm của bánh xe trước;

- mặt phẳng nằm ngang cách mặt đỗ xe 50 cm.

3.7. Đường sàn (Floor line): quĩ đạo hình học của các điểm tiếp xúc thấp nhất giữa hình nón có trục thẳng đứng và góc đỉnh bằng 300 với xe đầy tải khi cho hình nón này di chuyển liên tục xung quanh xe theo nguyên tắc luôn luôn tiếp xúc với bề mặt ngoài của xe tại các điểm thấp nhất có thể được của bề mặt này. ống xả, các bánh xe, những bộ phận cơ khí gắn ở gầm xe như chỗ đặt kích xe (sau đây gọi là mỏ đặt kích), hệ thống treo, hay những bộ phận để kéo xe hoặc sử dụng trong trường hợp xe bị hỏng thì sẽ không được tính đến khi xác định đường sàn.

Khoảng trống dưới các vòm bánh xe coi như được lấp đầy bằng một bề mặt giả định tạo ra bề mặt ngoài của xe trơn tru liên tục.

Thanh chắn bảo vệ phía trước phải được tính đến khi xác định đường sàn.

Tùy theo kiểu loại xe, đường sàn có thể tiếp xúc với phần nhô ra nhất của thanh chắn bảo vệ hoặc với phần vỏ của thân xe bên dưới thanh chắn bảo vệ.

Nếu có hai hoặc nhiều điểm tiếp xúc đồng thời ở một vùng của bề mặt ngoài, phải lấy điểm tiếp xúc thấp nhất để xác định đường sàn.

3.8. Bán kính cong (Radius of curvature): bán kính của cung tròn gần sát nhất với hình dạng được làm tròn của phần đang được xét đến.

3.9. Xe đầy tải (Laden vehicle): xe được chất tải đạt đến khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất(1) và tải này được phân bố trên các trục xe theo qui định của nhà sản xuất.

Chú thích: (1) Khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất là khối lượng lớn nhất do nhà sản xuất xe công bố. Thuật ngữ này tương đương với các thuật ngữ được định nghĩa trong TCVN 6529:1999, TCVN 6723:2000.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

4.1. Tài liệu kỹ thuật

4.1.1. Bản mô tả kiểu loại xe, các phần nhô ra ngoài ở phía trước vách sau của cabin, bao gồm cả các thông số kỹ thuật chung của xe và các phần nhô.

4.1.2. ảnh chụp các phần phía trước và hai bên của xe.

4.1.3. Các bản vẽ và kích thước của bề mặt ngoài, bao gồm cả phần nhô ra bên ngoài, điểm R, mặt phẳng chuẩn hoặc đường sàn.

4.2. Mẫu thử

4.2.1. Một xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe để kiểm tra chứng nhận kiểu loại và các bộ phận cơ bản của xe để thử nghiệm.

4.2.2. Các bộ phận và mẫu vật liệu chế tạo theo yêu cầu của cơ sở thử nghiệm.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung

5.1. Khi các cửa lên xuống, cửa sổ, các nắp che chắn v.v... ở trạng thái đóng và xe không tải thì các qui định của Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phần sau đây của bề mặt ngoài:

5.1.1. Phần nằm ngoài vùng có giới hạn trên là một mặt phẳng nằm ngang cách mặt đỗ xe 2 m và giới hạn dưới là mặt phẳng chuẩn định nghĩa tại mục 3.6 hoặc đường sàn định nghĩa tại mục 3.7, tùy theo lựa chọn của nhà sản xuất; hoặc

5.1.2. Phần nằm trong vùng được xác định tại mục 5.1.1 không tiếp xúc với quả cầu có đường kính 100 mm ở trạng thái xe không chuyển động.

5.1.3. Nếu mặt phẳng giới hạn dưới của vùng trên là mặt phẳng chuẩn, thì phải tính cả những bộ phận nằm bên dưới mặt phẳng chuẩn và nằm giữa hai mặt phẳng thẳng đứng sau đây:

- mặt phẳng thẳng đứng tiếp xúc với bề mặt ngoài của xe;

- mặt phẳng song song với mặt phẳng trên, cách điểm tiếp xúc của mặt phẳng chuẩn với thân xe 80 mm về phía trong của xe.

5.2. Bề mặt ngoài của xe không được có các phần nhô ra ngoài có thể vướng vào người đi bộ, đi xe đạp hoặc đi mô tô, xe máy.

5.3. Bề mặt ngoài của xe không được có các phần nhô ra ngoài sắc, nhọn hoặc bất kỳ các phần nhô nào có hình dáng tương tự như vậy mà kích thước, hướng hoặc độ cứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc tăng sự nguy hiểm của thương tích đối với con người khi va chạm hoặc khi va quệt vào bề mặt ngoài trong trường hợp xảy ra tai nạn.

5.4. Những phần nhô ra ngoài bề mặt có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A có bán kính cong nhỏ hơn giá trị được xác định theo mục 6 dưới đây.

6. Yêu cầu kỹ thuật riêng

6.1. Chi tiết trang trí, biểu tượng thương mại, chữ và số của các nhãn hiệu thương mại

6.1.1. Các chi tiết trang trí, biểu tượng thương mại, chữ và số của các nhãn hiệu thương mại (kể cả nhãn hiệu hàng hoá) phải có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm. Yêu cầu này không áp dụng cho những đối tượng này nếu chúng nhô ra ngoài không quá 5 mm với điều kiện các cạnh hướng ra bên ngoài phải được làm cùn đi (làm mất cạnh sắc, đầu nhọn hoặc làm tròn).

6.1.2. Các chi tiết trang trí, biểu tượng thương mại, chữ và số của các nhãn hiệu thương mại nhô ra khỏi bề mặt giá đỡ chúng hơn 10 mm phải bị chùn lại, thụt vào, tách ra hoặc uốn cong ngược lại dưới tác dụng của một lực bằng 10daN đặt vào điểm nhô ra nhất so với bề mặt giá đỡ chúng theo hướng bất kỳ trong một mặt phẳng gần song song với bề mặt này. Lực 10 daN được tạo ra bằng cách gõ vào một cái đột có đầu bằng và đường kính không lớn hơn 50 mm. Khi không thể dùng đột đầu bằng này thì có thể sử dụng phương pháp tương đương để tạo ra lực.

Sau khi bị chùn lại, thụt vào, tách ra hoặc uốn cong lại, phần nhô ra còn lại không được lớn hơn 10 mm và không được nhọn, sắc.

6.2. Nắp lưỡi trai và vành viền xung quanh của đèn chiếu sáng phía trước

6.2.1. Cho phép có các phần nhô ra trên đèn chiếu sáng phía trước tương tự như nắp lưỡi trai và vành viền xung quanh với điều kiện là chúng không được nhô ra quá 30 mm khỏi bề mặt ngoài trong suốt của đèn và mép của chúng có bán kính cong ít nhất là 2,5 mm từ đầu đến cuối.

6.2.2. Các loại đèn di động thụt vào, nhô ra phải đáp ứng được yêu cầu tại mục 6.2.1 cả ở vị trí nhô ra khi hoạt động và vị trí thụt vào khi không hoạt động.

6.2.3. Yêu cầu của mục 6.2.1 không áp dụng cho đèn chiếu sáng phía trước loại thụt vào thân xe hoặc được bao kín bởi thân xe nếu đáp ứng được những yêu cầu tại mục 5.2.

6.3. Lưới bảo vệ

Bọ phận của lưới bảo vệ nhô ra phải có bán kính cong:

- không nhỏ hơn 2,5 mm nếu khoảng cách giữa các bộ phận liền kề nhau lớn hơn 40 mm;

- không nhỏ hơn 1 mm nếu khoảng cách này từ 25 mm đến 40 mm;

- không nhỏ hơn 0,5 mm nếu khoảng cách này nhỏ hơn 25 mm.

6.4. Thiết bị gạt nước, rửa kính chắn gió và đèn chiếu sáng phía trước

6.4.1. Trục quay của gạt nước phải có nắp bảo vệ. Nắp bảo vệ này có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm và có diện tích bề mặt của phần nhô, tính từ các điểm cách điểm nhô ra nhất không quá 6,5 mm, không được nhỏ hơn 150 mm2.

6.4.2. Các vòi phun của thiết bị rửa kính chắn gió và thiết bị rửa đèn chiếu sáng phía trước phải có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm. Cạnh hướng ra phía ngoài của phần nhô ra nhỏ hơn 5 mm phải được làm cùn đi.

6.5. Thanh chắn bảo vệ

6.5.1. Các đầu của thanh chắn bảo vệ phía trước phải quay hướng vào bề mặt ngoài của thân xe.

6.5.2. Các bộ phận của thanh chắn bảo vệ phía trước phải được thiết kế sao cho tất cả những bề mặt cứng hướng ra phía ngoài có bán kính cong không nhỏ hơn 5mm.

6.5.3. Các chi tiết như móc kéo và tời kéo không được nhô ra quá mặt ngoài cùng của thanh chắn bảo vệ. Tuy nhiên, tời kéo có thể nhô ra ngoài nếu chúng được che lại khi không sử dụng bằng một nắp bảo vệ thích hợp có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm.

6.5.4. Các yêu cầu trong 6.5.2 không áp dụng cho những bộ phận của thanh chắn bảo vệ hoặc những bộ phận được lắp đặt lên thanh chắn bảo vệ nhô ra nhỏ hơn 5 mm. Cạnh của các thiết bị nhô ra không quá 5 mm phải được làm tròn. Các thiết bị lắp trên thanh chắn bảo vệ có liên quan đến những phần khác của tiêu chuẩn vẫn phải thoả mãn những yêu cầu cụ thể của Tiêu chuẩn này.

6.6. Tay nắm, bản lề, nút nhấn mở cửa, mở khoang hành lý và nắp che khoang chứa động cơ, nắp lỗ thông hơi, các nắp gập và móc tay nắm.

6.6.1. Nút nhấn mở cửa không được nhô ra quá 30 mm, móc tay nắm và chốt khoá nắp che khoang chứa động cơ không được nhô ra quá 70 mm, các bộ phận khác không được nhô ra quá 50 mm. Bán kính cong của chúng không được nhỏ hơn 2,5 mm.

6.6.2. Nếu tay nắm mở cửa bên là tay nắm dạng xoay, chúng phải thoả mãn được một trong các yêu cầu sau đây:

6.6.2.1. Trong trường hợp tay nắm quay trong mặt phẳng song song với mặt phẳng cửa, đầu hở của tay nắm phải hướng về phía sau, phần mặt đầu của nó phải quay hướng vào bề mặt cửa và phải có lắp một chi tiết bảo vệ bao quanh hoặc được làm lõm vào.

6.6.2.2. Tay nắm có chốt quay hướng ra ngoài theo hướng không song song với bề mặt cửa phải có lắp một chi tiết bảo vệ bao quanh hoặc được làm lõm vào khi cửa đóng. Đầu hở của tay nắm phải hướng ra phía sau hoặc hướng xuống dưới. Nếu tay nắm không thoả mãn điều kiện này, nó vẫn được chấp nhận nếu thoả mãn các điều kiện sau đây:

- chúng có cơ cấu quay trả về độc lập;

- nếu có cơ cấu quay trả về, chúng không được nhô ra quá 15 mm;

- ở vị trí mở, đầu để mở có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm (Yêu cầu này không

áp dụng nếu tại vị trí mở hoàn toàn, phần nhô ra nhỏ hơn 5 mm và góc của các bộ phận hướng ra ngoài phải được làm cùn đi);

- Diện tích của bề mặt đầu, tính từ các điểm cách điểm nhô ra nhất không quá 6,5 mm, không được nhỏ hơn 150 mm2.

6.7. Bậc lên xuống

Các cạnh của bậc lên xuống hoặc bộ phận tương tự (running board) phải được làm tròn.

6.8. Mí chặn nước mưa, mí gió mặt bên ca bin và mí gió chống vết bẩn trên mặt cửa sổ (1)

Mép của các mí có khả năng hướng ra phía ngoài phải có bán kính cong không nhỏ hơn 1 mm.

Chú thích: (1) Mí chặn nước mưa, mí gió... được dùng để làm lệch hướng chảy trên bề mặt ngoài của mặt bên ca bin xe của dòng nước mưa, làm lệch hướng dòng không khí (gió).

6.9. Mép các tấm kim loại mỏng

Mép các tấm kim loại mỏng được phép sử dụng nếu chúng có vỏ bọc bảo vệ có bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm hoặc được gập vào trong thân xe sao cho chúng không tiếp xúc được với một quả cầu có bán kính 100 mm.

6.10. Đai ốc bánh xe, nắp moay ơ và các thiết bị bảo vệ

6.10.1. Đai ốc bánh xe, nắp moay ơ và các thiết bị bảo vệ không được có bất kỳ phần nhô sắc nhọn nào nhô ra khỏi bề mặt ngoài.

6.10.2. Khi xe chuyển động thẳng, không được có phần nào của bánh xe, trừ lốp xe, ở phía trên mặt phẳng nằm ngang đi qua trục quay của bánh xe nhô ra ngoài hình chiếu thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang của phần vỏ xe phía trên bánh xe. Tuy nhiên, nếu do yêu cầu hoạt động phải có, thiết bị bảo vệ che đai ốc bánh xe và moay ơ có thể nhô ra khỏi hình chiếu này với điều kiện là bán kính cong bề mặt phần nhô ra không được nhỏ hơn 5 mm và không được nhô ra khỏi hình chiếu này quá 30 mm.

6.10.3. Các bu-lông hoặc đai ốc nhô ra khỏi hình chiếu mặt phẳng ngoài của lốp xe (phần lốp nằm bên trên mặt phẳng nằm ngang đi qua trục quay của bánh xe) phải được lắp bộ phận bảo vệ thoả mãn yêu cầu tại mục 6.10.2.

6.11. Mỏ đặt kích xe và ống xả

6.11.1. Mỏ đặt kích xe (nếu có) và ống xả hoặc các đường ống khác không được nhô ra ngoài hình chiếu thẳng đứng của đường sàn hoặc hình chiếu thẳng đứng của phần giao nhau giữa mặt phẳng chuẩn với bề mặt ngoài của xe quá 10 mm.

6.11.2. Cho phép ống xả có thể nhô ra quá 10 mm nếu các cạnh của ống xả được làm tròn với bán kính cong không nhỏ hơn 2,5 mm.

6.12. Các phần nhô ra và khoảng cách được đo theo qui định nêu tại phụ lục 1.

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CỦA PHẦN NHÔ VÀ KHE HỞ

1. Phương pháp xác định kích thước phần nhô của các bộ phận lắp trên bề mặt ngoài

1.1. Kích thước phần nhô của bộ phận lắp trên bề mặt lồi có thể được xác định trực tiếp hoặc bằng bản vẽ mặt cắt thích hợp của bộ phận này ở vị trí lắp đặt.

1.2. Nếu không thể xác định được kích thước phần nhô của bộ phận lắp trên bề mặt ngoài không phải bề mặt lồi bằng phương pháp đơn giản thì kích thước này phải được xác định bằng sự thay đổi lớn nhất của khoảng cách giữa tâm quả cầu có đường kính 100 mm và đường danh nghĩa của tấm vỏ xe khi quả cầu di chuyển qua và luôn tiếp xúc với bộ phận này. Hình 1, phụ lục 1 mô tả ví dụ phương pháp đo này.

1.3. Đối với móc tay nắm, kích thước phần nhô ra được đo theo mặt phẳng đi qua các điểm gắn tay nắm với tấm vỏ thân xe (xem hình 2).

2. Phương pháp xác định kích thước phần nhô của nắp lưỡi trai và vành viền xung quanh của đèn chiếu sáng phía trước

Phần nhô ra khỏi bề mặt ngoài của đèn chiếu sáng phía trước phải được đo theo phương nằm ngang từ điểm tiếp xúc của quả cầu đường kính 100 mm như mô tả tại hình 3, phụ lục 1.

3. Phương pháp xác định kích thước của khe hở giữa các bộ phận của lưới bảo vệ

Kích thước của khe hở giữa các bộ phận của lưới bảo vệ phải được xác định bằng khoảng cách giữa 2 mặt phẳng đi qua các điểm tiếp xúc với quả cầu có đường kính 100 mm và vuông góc với đường nối các điểm tiếp xúc này. Hình 4 và 5, phụ lục 1 là ví dụ về sử dụng phương pháp này.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1. Xác định chiều cao h của phần nhô của các bộ phận lắp trên bề mặt ngoài lõm vào của tấm vỏ thân xe

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 2. Phương pháp xác định kích thước phần nhô ra của móc tay nắm

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 3. Phương pháp xác định kích thước nhô ra của nắp lưỡi trai và vành viền xung quanh của đèn chiếu sáng phía trước

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 313:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 4. Phương pháp xác định kích thước của khe hở giữa các bộ phận của lưới bảo vệ

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi