Tiêu chuẩn ngành 22TCN 309:2003 Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời của ô tô con

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 309:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 309:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời của ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:22TCN 309:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:10/10/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 309:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 309:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - BÁNH XE DỰ PHÒNG SỬ DỤNG TẠM THỜI CỦA Ô TÔ CON- YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 309 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 64-00/S1.

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải


Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các bánh xe dự phòng để sử dụng tạm thời của ô tô con (ô tô loại M1 được định nghĩa trong TCVN 6723:2000, sau đây gọi tắt là xe).

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6919:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị phanh của ô tô, moóc, bán moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu

TCVN 7226:2002 Phương tiện giao thông đường bộ - Lốp hơi ô tô con và moóc kéo theo - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ để áp dụng trong phạm vi Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Chứng nhận kiểu loại xe (approval of a vehicle): chứng nhận một kiểu loại xe phù hợp với

Tiêu chuẩn này về bánh xe dự phòng, kể cả vành bánh xe và lốp xe dự phòng, được trang bị trên xe để sử dụng tạm thời.

3.2 . Kiểu loại xe (vehicle type): các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:

3.2.1. Các tải trọng trục lớn nhất của xe, được nêu trong 3.9;

3.2.2. loại và các đặc tính chủ yếu của bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời;

3.2.3. kiểu dẫn động (bánh trước, bánh sau, tất cả bốn bánh);

3.2.4. Hệ thống treo;

3.2.5. Hệ thống phanh;

3.2.6. Cỡ vành bánh xe và cỡ lốp xe.

3.3.  Vành bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời (temporary-use spare wheel): vành bánh xe khác với một trong những vành bánh xe tiêu chuẩn;

3.4. Lốp xe dự phòng sử dụng tạm thời (temporary-use spare tyre): lốp xe khác với lốp lắp vào xe để sử dụng trong những điều kiện chạy xe thông thường, lốp xe này chỉ để sử dụng tạm thời trong các điều kiện chạy xe hạn chế nhất định.

3.5.  Bánh xe (unit): bao gồm vành bánh xe và lốp xe được lắp ráp hoàn chỉnh với nhau.

3.6.  Bánh xe tiêu chuẩn (standard unit): bánh xe được lắp vào xe để hoạt động bình thường;

3.7.  Bánh xe dự phòng (spare unit): bánh xe được sử dụng để thay thế cho bánh xe tiêu chuẩn trong trường hợp xảy ra sự cố. Bánh xe dự phòng được phân loại như sau:

3.7.1. Bánh xe dự phòng tiêu chuẩn (standard spare unit): bánh xe đúng với bánh xe tiêu chuẩn .

3.7.2.  Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời (temporary-use spare unit): bánh xe khác với các bánh xe tiêu chuẩn về các đặc tính kỹ thuật chủ yếu (ví dụ: Ký hiệu kích cỡ, các kích thước cơ bản, các điều kiện sử dụng hoặc kết cấu). Bánh xe này được sử dụng tạm thời trong những điều kiện hạn chế như quy định tại mục 5. Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời có thể có những loại sau:

3.7.2.1.  Loại1

Bánh xe bao gồm vành bánh xe đúng với vành của bánh xe tiêu chuẩn và lốp xe có các đặc tính chủ yếu khác với lốp xe của bánh xe tiêu chuẩn (ví dụ: Các kích thước, kết cấu); bánh xe này được mang theo xe, lốp xe được bơm hơi theo áp suất được quy định đối với việc sử dụng tạm thời;

3.7.2.2.  Loại 2

Bánh xe bao gồm cả vành bánh xe và lốp xe có các đặc tính chủ yếu khác với bánh xe tiêu chuẩn và được mang theo xe với lốp xe được bơm hơi theo áp suất được quy định đối với việc sử dụng tạm thời;

3.7.2.3. Loại 3

Bánh xe bao gồm vành bánh xe đúng với vành của bánh xe tiêu chuẩn và lốp xe có các đặc tính chủ yếu khác với lốp xe của bánh xe tiêu chuẩn (ví dụ: Các kích thước, kết cấu); bánh xe này được mang theo xe với lốp xe không được bơm hơi;

3.7.2.4. Loại 4

Bánh xe bao gồm cả vành bánh xe và lốp xe có các đặc tính chủ yếu khác với bánh xe tiêu chuẩn và được mang theo xe với lốp xe không được bơm hơi;

3.8. Khối lượng lớn nhất (maximum mass): giá trị khối lượng lớn nhất của xe do nhà sản xuất quy định theo khả năng kỹ thuật (khối lượng này có thể cao hơn khối lượng lớn nhất cho phép được Cơ quan có thẩm quyền quy định);

3.9. Tải trọng trục lớn nhất (maximum axle load): giá trị tải trọng lớn nhất do nhà sản xuất quy định bằng tổng các lực thẳng đứng truyền từ xe qua các lốp xe của một trục tới bề mặt tiếp xúc với các lốp xe đó; tải trọng này có thể cao hơn tải trọng trục cho phép được Cơ quan có thẩm quyền quy định. Tổng các tải trọng trục này có thể lớn hơn giá trị tương ứng với tổng khối lượng của xe;

3.10. Các kích thước cơ bản (functional dimensions): các kích thước được xác định từ ký hiệu cỡ của các vành bánh xe hoặc lốp xe (ví dụ: Đường kính, chiều rộng, tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của mặt cắt) và từ khoang đặt bánh xe trên xe.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

4.1. Tài liệu kỹ thuật

Bản thông số kỹ thuật cơ bản mô tả kiểu loại xe liên quan tới việc trang bị bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời.

4.2. Mẫu thử

Một xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe để kiểm tra chứng nhận kiểu loại.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung và yêu cầu về thử phanh

5.1. Yêu cầu chung

5.1.1. Các lốp xe được dùng trong các bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 7226:2002.

5.1.2 Đối với các xe có ít nhất bốn bánh xe, tải trọng cho phép của bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời không được nhỏ hơn 50% tải trọng cao nhất trong các tải trọng trục lớn nhất của xe. Trong trường hợp bánh xe dự phòng này chỉ được sử dụng hạn chế đối với một trục xe cụ thể được nêu ra trong mục 6 dưới đây, thì tải trọng cho phép của nó không được nhỏ hơn 50% tải trọng lớn nhất của trục đó.

5.1.3 Tốc độ thiết kế của bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời không được nhỏ hơn 120 km/h.

5.1.4. Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời phải thể hiện được các đặc tính sau:

5.1.4.1. Biểu tượng cảnh báo tốc độ lớn nhất phải được thể hiện cố định ở mặt ngoài của vành bánh xe, tại vị trí dễ quan sát và theo mẫu như hình 1.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 309:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời của ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1. Biểu tượng cảnh báo tốc độ lớn nhất
(Giá trị tốc độ 80 km/h ở biểu tượng trên chỉ là ví dụ)

5.1.4.2  Khi được lắp lên xe để sử dụng tạm thời, bề mặt hướng ra bên ngoài của vành bánh xe và/ hoặc lốp xe phải có mầu hoặc mẫu mầu phân biệt với mầu của các bánh xe tiêu chuẩn.

Trường hợp nếu có thể lắp thêm được một nắp chụp vành bánh xe vào bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời thì nắp chụp này không được che khuất mầu phân biệt hoặc mẫu mầu phân biệt đó.

5.2 Thử phanh

Các xe sẽ trang bị các bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời phải được thử phanh theo phương pháp và yêu cầu nêu trong phụ lục 1.

6. Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng bổ sung

6.1 Tài liệu hướng dẫn sử dụng của xe ít nhất phải có các nội dung sau:

6.1.1 Phải chỉ ra sự nguy hiểm nếu không tuân theo đúng các yêu cầu khi sử dụng bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời bao gồm cả việc chỉ ra sự sử dụng hạn chế đối với một trục xe cụ thể.

6.1.2 Hướng dẫn vận hành xe khi lắp bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời và phải lắp lại bánh xe tiêu chuẩn càng sớm càng tốt.

6.1.3 Chỉ ra quy định không được phép sử dụng đồng thời hai bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời trở lên.

6.1.4 Một bản chỉ dẫn rõ ràng các áp suất hơi lốp do nhà sản xuất xe quy định đối với bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời.

6.1.5 Đối với các xe được trang bị các bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời loại 3 hoặc loại 4, phải có chỉ dẫn cách bơm hơi lốp tới các áp suất quy định nêu trên bằng thiết bị nêu tại mục 6.2 dưới đây.

6.2 Nếu xe được trang bị bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời loại 3 hoặc loại 4 thì xe phải có một thiết bị có thể bơm lốp tạm thời này tới áp suất hơi quy định trong thời gian tối đa 5 phút.

6.3 Nếu xe không có tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo thì các yêu cầu quy định tại mục 6.1 phải được thể hiện tại vị trí dễ quan sát ở trên xe.

7. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại xe sửa đổi

Mọi sửa đổi về kiểu loại xe không được gây ảnh hưởng bất lợi nào tới hoạt động của bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời và xe phải thoả mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.

8. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất

8.1 Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời thuộc kiểu loại xe đã được cấp chứng nhận kiểu loại theo

Tiêu chuẩn này và được sản xuất tiếp theo phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại mục 5.

8.2 Mỗi loại bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời để sử dụng cho một kiểu loại xe nhất định và một xe thuộc kiểu loại xe được cấp chứng nhận kiểu loại theo Tiêu chuẩn này phải được định kỳ lấy mẫu từ loạt sản xuất và tiến hành thử theo quy định tại phụ lục 1 của Tiêu chuẩn này.

8.3 Các mẫu có thể được lấy ngẫu nhiên để thử nghiệm vào bất kỳ lúc nào. Số lượng mẫu tối thiểu được xác định tuỳ theo kết quả kiểm tra trước đó của nhà sản xuất.

PHỤ LỤC 1

THỬ PHANH VÀ SỰ LỆCH HƯỚNG CỦA CÁC XE LẮP BÁNH XE DỰ PHÒNG SỬ DỤNG TẠM THỜI

1. Điều kiện thử chung

1.1 Đường thử phải đảm bảo độ bằng phẳng, bề mặt có độ bám tốt.

1.2 Việc thử phải được thực hiện khi tốc độ của gió không ảnh hưởng tới kết quả thử.

1.3 Xe thử phải được chất tải tới khối lượng lớn nhất như được định nghĩa tại 3.8 của Tiêu chuẩn này.

1.4 Khi xe thử được chất tải như đã nêu tại 1.3 của phụ lục này, các tải trọng trục phải được phân bố phù hợp với các tải trọng trục lớn nhất như được định nghĩa tại 3.9 của Tiêu chuẩn này.

1.5 Các lốp xe phải được bơm hơi tới áp suất do nhà sản xuất quy định cho từng kiểu loại xe.

2. Thử phanh và độ lệch hướng

2.1 Việc thử được thực hiện với một bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời được lắp vào xe (tùy theo sự lựa chọn, có thể thay cho bánh trước hoặc bánh sau của xe). Nếu bánh xe dự phòng

sử dụng tạm thời được sử dụng hạn chế đối với một trục xe cụ thể, việc thử phải được thực hiện

với bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời được lắp vào đúng trục đó.

2.2 Thử phanh phải được thực hiện cho hệ thống phanh chính với vận tốc thử ban đầu là 80 km/h ở chế độ động cơ ngắt với hệ thống truyền lực.

2.3 Quãng đường phanh không được vượt quá quãng đường phanh tính theo công thức sau(1):

S ≤ 0,1 V + V2/150

Trong đó:

S: Quãng đường phanh tính theo m

V: Vận tốc thử ban đầu bằng 80 km/h

Lực tác động lên bàn đạp phanh: ≤ 500N

2.4 Việc thử phải thực hiện cho từng điều kiện lắp bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời vào xe quy định tại 2.1 của phụ lục này.

2.5 Phải đạt được yêu cầu quy định đối với đặc tính phanh mà không có sự hãm cứng bánh xe, xe không được lệch hướng, không có những rung động bất thường, không có sự mài mòn lốp xe bất thường khi thử hoặc không có sự sai khác lớn trong hệ thống lái.

Chú thích : (1) Công thức này áp dụng cho việc thử phanh của các xe loại M1 trong TCVN 6919:2001.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi