Tiêu chuẩn ngành 10TCN 869:2006 Thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu kỹ thuật sắn khô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 869:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 869:2006 Thức ăn chăn nuôi - Sắn khô - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:10TCN 869:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 869:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 869:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – SẮN KHÔ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Animal  feedstuffs - Dry cassava - Specification

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với sắn khô dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 4325-86. Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN  1532 : 1993.  Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp thử cảm quan.

TCVN  4326 : 2001. Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN  4329 : 1993.  Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng xơ thô.

TCVN  1540 - 86.  Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định độ nhiễm côn trùng.

TCVN  5750 - 93. Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định nấm men và nấm mốc.

TCVN  6953 : 2001. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng aflatoxin B1 trong thức ăn  hỗn hợp. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

10 TCN  604 : 2004. Nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng axit xyanhydric.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Sắn khô làm thức ăn chăn nuôi: là sản phẩm làm khô từ củ sắn tươi có vỏ hoặc không có vỏ dưới dạng sắn lát, sắn thái thành sợi dài hoặc sắn khúc (sắn gạc nai).

3.2. Tạp chất được hiểu là: Những vật không có bản chất là sắn khô bao gồm tạp chất hữu cơ và vô cơ.

3.2.1. Tạp chất hữu cơ: Bao gồm các loại ngũ cốc khác, vỏ, thân, lá sắn, xác côn trùng, lẫn vào trong sắn khô.

3.2.2. Tạp chất vô cơ: Bao gồm các viên đá sỏi, cát sạn, mảnh kim loại, thuỷ tinh, lẫn vào trong sắn khô.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1.  Chỉ tiêu cảm quan

 Sắn khô có các chỉ tiêu cảm quan được quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu cảm quan của sắn khô làm thức ăn chăn nuôi

Số TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Cảm quan:

Màu sắc từ trắng đến trắng ngà, không ố vàng, không có màu mốc đen, có mùi đặc trưng của sắn khô, không có mùi lạ, không có vị đắng, không có mùi hôi, chua, mốc.

2

Mảnh vật rắn sắc nhọn

Không được phép

Sắn khô không được chứa các chất bảo vệ thực vật, các chất chống mọt và các chất độc hại khác, vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định hiện hành.

4.2. Chỉ tiêu chất lượng của sắn khô

Các chỉ tiêu chât lượng sắn khô được quy định tại bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu chất lượng của sắn khô

Số TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Độ ẩm tính theo % khối lượng, không lớn hơn

12,0

2

Tạp chất tính theo % khối lượng, không lớn hơn

3,0

3

Sâu mọt sống

không có

4

Xơ thô tính theo % khối lượng, không lớn hơn

5,0

5

Vi sinh vật có hại: Nấm mốc (khuẩn lạc/gam) không lớn hơn

1´103

6

Hàm lượng aflatonxin  tổng số tính bằng mg/kg ( ppb) không lớn hơn

50

7

Hàm lượng axit Xyanhydric (HCN) tính bằng mg/kg, không lớn hơn

100

5. Phương pháp thử

5.1. Phương pháp chuẩn bị  mẫu thử theo TCVN 4325 - 86.

5.2. Phương  pháp thử  cảm quan và vật lạ theo TCVN - 1532 : 1993.

5.3. Xác định độ ẩm theo TCVN 4326 : 2001 (ISO 6496 : 1999).

5.4. Xác định hàm lượng xơ theo TCVN 4329 :1993.

5.5. Xác định độ nhiễm côn trùng theo: TCVN 1540-86.

5.6. Xác định nấm mốc  theo TCVN  5750 : 1993.

5.7. Xác định aflatoxin  theo TCVN  6953 : 2001.

5.8. Xác định hàm lượng axit xyanhydric (HCN) theo  10 TCN  604 : 2004.

6. Bao gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Bao gói

- Sắn khô được đóng trong bao polyetylen, polypropylen hoặc trong bao tải thường.

- Các loại bao bì nêu trên phải bền, không rách, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

6.2. Bảo quản: Sắn khô được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

6.3. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển sắn khô phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi