Tiêu chuẩn ngành 10TCN 864:2006 Thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu kỹ thuật cám gạo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 864:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 864:2006 Thức ăn chăn nuôi - Cám gạo - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:10TCN 864:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 864:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 864:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – CÁM GẠO - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Animal Feedstuffs.  Rice bran - Specification

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Để xây dựng tiêu chuẩn này đã trích dẫn các tiêu chuẩn sau:

TCVN 4325-86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 4328-86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô.

TCVN 4327-86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.

TCVN 4329-1993: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô.

TCVN 4331-86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô.

TCVN 6953: 2001: Thức ăn chăn nuôi. Xác định aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

3. Phân hạng chất lượng

Cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi được chia làm hai loại:

- Cám gạo chưa tách dầu. Gồm 2 hạng chất lượng: hạng 1 và hạng 2

- Cám gạo đã tách dầu.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh

4.1.1. Cám gạo phải tươi, có màu đồng nhất, có mùi thơm đặc trưng, không có dấu hiệu mốc, không vón cục hoặc có mùi hôi của cám để lâu.

4.1.2. Cám gạo không được có ure và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định hiện hành. Hàm lượng aflatoxin không được vượt quá 100ppb (mg/kg).

4.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá của cám gạo được ghi trong bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu lý hoá của cám gạo

Chỉ tiêu

Cám gạo chưa tách dầu

Cám gạo đã
tách dầu

Hạng 1

Hạng 2

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

12

12

12

2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

13

7

14

3. Hàm lượng chất béo thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

12

12

2

4. Hàm lượng chất xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

8

12

10

5. Hàm lượng tro thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

15

15

16

6. Hàm lượng tro không tan trong axit Clohyđric (cát sạn) tính theo % khối lượng, không lớn hơn

3

3

3

7. Hàm lượng afflatoxin tổng số tính theo % khối lượng, không lớn hơn

100

100

100

8. Mảnh vật rắn sắc nhọn

Không có

Không có

Không có

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4325 - 86.

5.2. Xác định độ ẩm theo TCVN 4801 - 89.

5.3. Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 - 86.

5.4. Xác định hàm lượng chất béo thô theo TCVN 4331 - 86.

5.5. Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993

5.6. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn) theo TCVN 4327 - 86.

5.7. Xác định hàm lượng aflatoxin B1 theo TCVN 6953 :2001

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

6.1. Bao gói: Cám gạo được đựng trong các bao khô, bền chắc, đảm bảo vệ sinh

6.2. Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các qui định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

- Tên sản phẩm, ghi rõ loại cám gạo.

- Khối lượng tịnh.

- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Nếu là hàng rời, được sản xuất hoặc nhập khẩu theo số lượng lớn chứa trong container hay xe goòng thì có thể không dán nhãn nhưng phải có phiếu công bố chất lượng đi kèm .

6.3. Bảo quản: Cám gạo được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

6.4. Vận chuyển:  Phương tiện vận chuyển cám gạo phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi