Tiêu chuẩn ngành 10TCN 594:2004 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Cân phễu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 594:2004

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 594:2004 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Cân phễu - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
Số hiệu:10TCN 594:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2004Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 594:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 594:2004

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - CÂN PHỄU - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural, forestry and irrigation machines - Hopper scales - General specifications

and testing methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử cân phễu điện tử tự động định lượng khối lượng các loại nguyên vật liệu hoặc sản phẩm dạng rời (sau đây gọi tắt là cân), trong thử nghiệm nghiệm thu tại nơi lắp đặt và thử nghiệm mô phỏng đánh giá công nhận kiểu/mẫu cân.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

JIS B 7603: 1997 Cân phễu.

TCVN 1443-82 Điều kiện khí hậu của môi trường sử dụng sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Giá trị đo

Trị số đọc trên màn hiển thị thiết bị đo (còn gọi là giá trị cân), ứng với khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm một lần cân.

3.2. Thiết bị đo

Hợp bộ đầu đo và khuyếch đại điện tử, có chức năng chuyển đổi khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm cân thành tín hiệu điện, thực hiện tính toán và hiển thị giá trị cân.

3.3. Dải đo

Phạm vi khối lượng, có thể đọc được trên màn hiển thị thiết bị đo khi cân làm việc trong điều kiện động, thoả mãn các yêu cầu đặc tính kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này.

3.4. Thiết bị tích hợp

Thiết bị thực hiện phép cộng tích luỹ các giá trị cân.

3.5. Giá trị tích hợp

Tổng tích luỹ của các giá trị đo từ nhiều lần cân.

3.6. Giá trị định lượng

Giá trị khối lượng, cài đặt trước trên thiết bị định lượng của cân để nhận được lượng nguyên vật liệu/sản phẩm xác định tương ứng sau một lần cân.

3.7. Thiết bị định lượng

Thiết bị, qua đó có thể cài đặt trước và nhận được giá trị định lượng.

3.8. Khối lượng tổng

Tổng khối lượng nhậnؠđược từؠcác giá trị tích hợp.

3.9. Thiết bị định tổng

Thiết bị, dùngؠđể định trước khối lượng tổng cho mụcؠđích cân định lượngؠtự động.

3.10. Khối lượng tích hợp nhỏ nhất

Khối lượngؠnguyên vật liệu/sản phẩm nhỏ nhất có thể cân địnhؠlượng và cộng tích luỹ, thoả mãn các yêu cầu đặc tính kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này.

3.11. Năng suất tối đa

Khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm, cân định lượng được trong một đơn vị thời gian ở chế độ cân liên tiếp, ứng với giá trị cài đặt định lượng lớn nhất trước đó

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 594:2004 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Cân phễu - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử

Trong đó:

Q - năng suất tối đa, kg/h;

Mmax - giá trị đặt định lượng lớn nhất có thể của cân, kg;

T - thời gian trung bình cần thiết để thực hiện một lần cân, s.

3.12. Thiết bị cấp liệu

Thiết bị cung cấp nguyên vật liệu/sản phẩm cần cân định lượng vào phễu cân.

3.13. Phễu cân

Phễu tiếp nhận, chứa nguyên vật liệu/sản phẩm để thực hiện cân định lượng.

3.14. Thiết bị xả

Thiết bị xả nguyên vật liệu/sản phẩm đã được cân định lượng ra khỏi phễu cân.

3.15. Tải

Khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm cần cân định lượng hoặc khối lượng chuẩn, nạp hoặc đặt vào phễu cân.

3.16. Thiết bị điều khiển

Thiết bị thực hiện điều khiển và giám sát quá trình hoạt động của cân định lượng.

3.17. Cân kiểm chứng

Cân đối sánh, có cấp/ hạng cao thích hợp, dùng để kiểm tra, đánh giá cấp của cân thử nghiệm theo các quy định trong Tiêu chuẩn này (xem điều 6.2.5 và 6.2.6).

4. Phân loại cân phễu

Dựa vào cách thức tiến hành cân định lượng khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm, chia thành bốn kiểu cân chính như sau:

4.1. Định lượng nguyên vật liệu nạp vào

Cài đặt trước khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm cần định lượng, sau đó quá trình cân định lượng được thực hiện lặp lại nhiều lần.

4.2. Định lượng cộng tích luỹ nguyên vật liệu nạp vào

Tuỳ thuộc giá trị đã cài đặt trước, các loại nguyên vật liệu/sản phẩm khác nhau tương ứng được nạp thêm vào và trình tự thực hiện cân định lượng tự động trong cùng một phễu cân.

4.3. Xác định khối lượng tịnh nguyên vật liệu xả ra

Được xác định bằng hiệu giữa tổng khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm nạp vào với khối lượng còn lại trong phễu cân sau khi xả liệu (hai giá trị định lượng cài đặt trước).

4.4. Định lượng nguyên vật liệu xả ra

Khi khối lượng định lượng cài đặt trước được nạp đủ, nguyên vật liệu/sản phẩm cấp vào phễu cân mới được xả ra.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung

5.1. Đặc tính kỹ thuật

Theo cấp chính xác (sai số cho phép), cân phễu định lượng tự động được phân chia theo các cấp: 0,1; 0,2; 0,5; 1 và cấp 2 (JIS B 7603:1997, TCVN 1443-82).

5.1.1. Cấp chính xác động của giá trị cân

Sai số động cho phép của cân định lượng phụ thuộc vào cấp của cân, quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Sai số động cho phép đối với giá trị cân định lượng

Cấp

Sai số cho phép so với giới hạn trên của dải đo, %

0,1

0,2

0,5

1

2

±0,1

±0,2

±0,5

±1,0

±2,0

5.1.2. Cấp chính xác động của giá trị tích hợp

Sai số động cho phép của giá trị tích hợp phụ thuộc vào cấp của cân, quy định trong Bảng 2.

Bảng 2. Sai số động cho phép đối với giá trị cân tích hợp

Cấp

Sai số cho phép so với giá trị tích hợp, %

0,1

0,2

0,5

1

2

±0,1

±0,2

±0,5

±1,0

±2,0

Chú thích: Sai số cho phép trong Bảng 2 chỉ áp dụng cho giá trị tích hợp không nhỏ hơn khối lượng tích hợp nhỏ nhất.

5.1.3. Cấp chính xác tĩnh

Sai số tĩnh cho phép của giá trị cân phụ thuộc vào cấp của cân, quy định trong Bảng 3.

Bảng 3. Sai số tĩnh cho phép của giá trị cân định lượng

Cấp

Sai số cho phép so với giới hạn trên của dải đo, %

0,1

0,2

0,5

1

2

±0,05

±0,1

±0,25

±0,5

±1,0

5.1.4. Khối lượng tích hợp nhỏ nhất

Khối lượng tích hợp nhỏ nhất phải bằng hoặc lớn hơn giá trị, quy định trong Bảng 4 theo cấp của cân

Bảng 4. Khối lượng tích hợp nhỏ nhất

Cấp

Khối lượng tích hợp nhỏ nhất (khối lượng nhỏ nhất đọc được)

0,1

0,2

0,5

1

2

Thang đo trên thiết bị tích hợp có 1000 vạch (1/1000)

Thang đo trên thiết bị tích hợp có 500 vạch (1/500)

Thang đo trên thiết bị tích hợp có 200 vạch (1/200 )

Thang đo trên thiết bị tích hợp có 100 vạch (1/100 )

Thang đo trên thiết bị tích hợp có 50 vạch (1/50 )

Chú thích: Khối lượng tích hợp nhỏ nhất phải có giá trị bằng sai số động cho phép của khối lượng tích hợp nhỏ nhất, ứng với một vạch chia thang đo của thiết bị cân tích hợp.

5.1.5. Độ lệch điểm “không”

Sự thay đổi điểm “không” (giá trị đọc trên màn hiển thị của cân khi mức tải bằng không) giữa các thời điểm trước khi đặt tải vào phễu cân và sau khi cắt tải, không được vượt quá 1/2 giá trị tuyệt đối của sai số cho phép (xem Bảng 3, điều 5.1.3) ở điều kiện tĩnh tương ứng với cấp của cân.

5.1.6. Độ nhạy

Khi đặt tải có khối lượng bằng 1,4 lần giá trị vạch thang đo của cân phải tạo ra sự thay đổi bằng một vạch trên mặt hiển thị của thiết bị đo.

5.1.7. Nhiệt độ môi trường làm việc

Ở bất kỳ nhiệt độ làm việc nào trong dải từ 50C đến 400C, sai số của giá trị đo phải không vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân (xem Bảng 3, điều 5.1.3), nếu không có yêu cầu riêng biệt.

Chú thích:

- Khi nhiệt độ môi trường làm việc của cân thay đổi đến 50C, tán xạ điểm “không” không được vượt quá một vạch chia thang đo;

- Dải nhiệt độ làm việc của cân phải không nhỏ hơn 300C (giữa giới hạn trên và giới hạn dưới).

5.1.8. Độ ẩm không khí môi trường làm việc

Ở điều kiện nhiệt độ môi trường không khí 230C với độ ẩm tương đối đến 55% và ở nhiệt độ 400C với độ ẩm tương đối đến 85% (không đọng nước), sai số của giá trị đo không được vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân (xem Bảng 3, điều 5.1.3), nếu không có yêu cầu riêng biệt.

5.1.9. Giới hạn dao động điện áp nguồn cung cấp

Khi thiết bị làm việc ở mức điện áp trong khoảng 85% ¸ 110% điện áp định mức, sai số của giá trị đo không được vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân (xem Bảng 3, điều 5.1.3).

5.1.10. Mất nguồn điện cung cấp tức thời

Khi nguồn điện tức thời bị giảm hoặc bị cắt đột ngột, sai số của giá trị đo cân định lượng không được vượt quá một vạch chia của thang đo trên mặt hiển thị thiết bị đo.

5.1.11. Phóng điện tĩnh điện

Khi trong vùng cân có hiện tượng phóng tĩnh điện không toàn phần qua không khí, sai số giá trị cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.

5.1.12. Xung nhiễu

Khi có nguồn xung nhiễu tác động vào nguồn điện cung cấp, sai số giá trị cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.

5.1.13. Độ nhạy cảm đối với sóng điện từ

Trong trường hợp có trường điện từ, sai số của giá trị đo cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.

5.2. Cấu trúc, kết cấu và chức năng

5.2.1. Cấu trúc

Cân định lượng dạng phễu phải có cấu trúc bao gồm các thiết bị cấp liệu, phễu cân, thiết bị đo, xả liệu, thiết bị điều khiển, các thiết bị phụ trợ... (JIS B 7603:1997).

5.2.2. Kết cấu và chức năng

5.2.2.1. Thiết bị cấp liệu

Thiết bị cấp nguyên vật liệu/sản phẩm phải có kết cấu thích hợp để đảm bảo chức năng cung cấp nguyên vật liệu/sản phẩm cần định lượng vào phễu cân một cách đều đặn và êm ở mọi chế độ có năng suất không cao hơn năng suất tối đa của cân.

Chú thích: Trong trường hợp tốc độ cấp liệu có ảnh hưởng xấu đến đặc tính kỹ thuật của cân, phải điều chỉnh để có tốc độ nạp liệu phù hợp.

5.2.2.2. Phễu cân

Phễu cân phải có kết cấu thích hợp, được làm từ vật liệu phù hợp với tính chất của nguyên vật liệu/sản phẩm cần cân định lượng và phải chứa đủ khối lượng giới hạn cân định lượng lớn nhất.

5.2.2.3. Thiết bị đo

Thiết bị đo phải có kết cấu, chức năng và đặc tính kỹ thuật thích hợp, được hiệu chuẩn và trong thời hạn hiệu lực, đảm bảo phản ánh trung thực kết quả đo và làm việc ổn định ở điều kiện động:

1) Mặt hiển thị phải dễ đọc và phản ánh đúng cấp chính xác theo cấp cân;

2) Trong mọi trường hợp, vạch chia trên mặt hiển thị hoặc thiết bị ghi dữ liệu biểu thị dưới dạng: 1x10n, 2x10n, 5x10n (với n là số “không” hoặc cộng/trừ một số tự nhiên nào đó) không được vượt quá giới hạn cho phép (xem Bảng 1 và 3, điều 5.1.1 và 5.1.3);

3) Trong trường hợp cân có hai hay nhiều thiết bị hiển thị hoặc ghi dữ liệu, vạch chia trên mặt hiển thị phải đồng nhất để thiết bị tích hợp có thể làm việc chuẩn xác và tin cậy;

4) Giá trị hiển thị và ghi dữ liệu tương ứng không được sai khác quá một vạch chia trên mặt hiển thị và phải mang thứ nguyên “khối lượng”.

5.2.2.4. Thiết bị xả liệu

Thiết bị xả liệu phải có cơ cấu để điều chỉnh tốc độ xả cho phù hợp, duy trì chức năng xả để đảm bảo cho cân hoạt động ổn định và tin cậy.

5.2.2.5. Thiết bị điều khiển

Thiết bị điều khiển phải có kết cấu, chức năng và tính năng kỹ thuật thích hợp, sao cho:

1) Việc cài đặt trên thiết bị định lượng và thiết bị định tổng được thực hiện dễ dàng;

2) Thiết bị bù cân bằng phải có khả năng chỉnh được điểm “không” đối với khối lượng tải không lớn hơn 1/4 vạch chia thang đo;

3) Có thể xả hết vật liệu/sản phẩm trong phễu cân để kiểm tra và đặt điểm “không”, khi có yêu cầu đối với loại kết cấu của cân hay tính chất đặc thù của nguyên vật liệu cân;

4) Phải đưa ra tín hiệu cảnh báo, nếu

a) Lượng nguyên vật liệu/sản phẩm lưu lại trong phễu cân vượt quá 1/2 giá trị tuyệt đối của sai số cho phép (xem Bảng 1, điều 5.1.1);

b) Giá trị cài đặt định lượng hoặc giá trị cân định lượng vượt quá giới hạn cân lớn nhất (hoặc nhỏ nhất);

5) Chỉ đưa ra tín hiệu dừng khẩn cấp (tại vị trí quy định theo thiết kế) khi cần thiết.

5.2.2.6. Thiết bị phụ trợ

Thiết bị phụ trợ được sử dụng đồng bộ (như máy nén khí, xilanh khí...) phải đảm bảo để cân hoạt động ổn định, không gây ảnh hưởng xấu lên quá trình làm việc của cân.

5.3. Ghi nhãn

Nhà chế tạo phải gắn nhãn chắc chắn trên cân ở nơi dễ nhận biết, ghi rõ các thông tin về:

1) Kiểu/ký mã hiệu và cấp chính xác của cân;

2) Loại nguyên vật liệu/sản phẩm và năng suất cân định lượng tối đa: ...kg/h (hay t/h);

3) Dải đo/khối lượng định lượng: từ ... kg đến ... kg (hay từ ... t đến ... t);

4) Vạch chia thang đo/độ phân giải:... g (hoặc kg/ hay t);

5) Khối lượng tích hợp nhỏ nhất (kg hay t), nếu áp dụng;

6) Tên nhà chế tạo;

7) Tháng năm chế tạo và số xuất xưởng;

8) Điện áp (V)/tần số (Hz) định mức nguồn cung cấp;

5.4. Lắp đặt và sửa chữa

5.4.1. Lắp đặt

Phải lắp đặt cân ở nơi đảm bảo có các điều kiện sau:

1) Trên kết cấu hoặc nền chắc chắn, không bị lún hoặc biến dạng;

2) Nơi khô ráo, được bảo vệ chống mưa/gió và các ảnh hưởng xấu của thời tiết;

3) Nhiệt độ môi trường ổn định (không có gradient nhiệt), tránh bị nắng chiếu trực tiếp hay ảnh hưởng của các nguồn nhiệt khác;

4) Tránh các nguồn rung động, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của cân;

5) Tiện lợi cho việc bảo dưỡng, thử nghiệm và xem xét đánh giá tại nơi lắp đặt.

5.4.2. Thay đổi điều kiện lắp đặt và sửa chữa

Phải đảm bảo duy trì sự phù hợp của cân đối với các quy định trong tiêu chuẩn này khi có sửa chữa các bộ phận chính hoặc thay đổi về điều kiện lắp đặt, vận hành cân.

5.5. Chu kỳ hiệu chuẩn

Cân phải được hiệu chuẩn định kỳ sau 12 tháng hoặc sau sửa chữa hay khi có nghi ngờ về độ chính xác và độ tin cậy, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

6. Phương pháp thử

6.1. Kiểu thử nghiệm

Trong Tiêu chuẩn này đề cập đến hai kiểu thử nghiệm cân (TCVN 1443-82, JIS B 7603:1997). Số lượng cân từ loạt cân cùng loại được chọn ngẫu nhiên để thử nghiệm phải được các bên liên quan thoả thuận, nếu không có quy định riêng biệt (xem Bảng 6, điều7.2):

- Thử nghiệm trong điều kiện làm việc thực cho mục đích đánh giá nghiệm thu;

- Thử nghiệm mô phỏng-đánh giá công nhận kiểu/mẫu cân phễu.

6.1.1. Thử nghiệm trong điều kiên làm việc thực

Sử dụng nguyên vật liệu/sản phẩm trong điều kiện sản xuất thực để thử nghiệm cân tại nơi lắp đặt, theo quy định của nhà chế tạo. .

6.1.2. Thử nghiệm mô phỏng

Trong trường hợp cần thử nghiệm về khả năng chống chịu của cân đối với điều kiện môi trường (mà trong điều kiện thử nghiệm tại nơi lắp đặt khó có thể thực hiện được do kích thước và đặc điểm của cân...) phải tiến hành thử nghiệm mô phỏng tác động của môi trường bằng các phương pháp, thiết bị và buồng thử phù hợp.

6.2. Quy định chung

6.2.1. Môi trường thử nghiệm

Nơi lắp đặt cân hoặc buồng thử nghiệm phải có không gian, kết cấu, nguồn điện lưới, ánh sáng... phù hợp để đảm bảo điều kiện thử cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn này.

6.2.2. Nhiệt độ môi trường thử

Phép thử phải được tiến hành sau khi cân được đặt ít nhất 02 giờ ở môi trường có nhiệt độ ổn định nằm trong khoảng giới hạn từ 50C đến 400C, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

Chú thích: Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm không vượt quá 50C, và gradient nhiệt độ: không cao hơn 50C/h.

6.2.3. Nguồn điện cung cấp

Phải đảm bảo duy trì mức dao động điện áp/tần số thử nghiệm trong khoảng từ -15% đến +10% và không quá ±2% so với điện áp và tần số điện áp lưới định mức tương ứng.

6.2.4. Đối tượng thử nghiệm

Tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhà chế tạo cân về lắp đặt, vận hành và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong môi trường thử.

1) Nguyên vật liệu/sản phẩm thử phải đúng chủng loại, đủ về số lượng/khối lượng;

2) Chỉnh định và cài đặt bộ phận bù cân bằng điểm “không” hoặc tự động điều chỉnh bù điểm “không” trong quá trình làm việc theo thiết kế, nếu có;

3) Cấp nguồn cung cấp, chờ cho cân làm việc ổn định theo khuyến cáo của nhà chế tạo hay ít nhất 30 min, nếu không có quy định riêng biệt;

4) Thao tác vận hành đúng quy trình, chạy rà kiểm tra tổng thể để đảm bảo chắc chắn các bộ phận cấu thành và thiết bị phụ trợ của cân hoạt động chuẩn xác, đúng chức năng.

6.2.5. Tải thử nghiệm

Tải thử nghiệm tĩnh, phải được xác định bằng cân kiểm chứng có sai số không lớn hơn 1/3 sai số cho phép (tương ứng với cấp) của cân quy định trong Bảng 3, điều 5.1.3.

6.2.6. Cân kiểm chứng

Cân kiểm chứng phải có tính năng kỹ thuật thích hợp, có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời hạn hiệu lực. Sai số không lớn hơn 1/5 sai số cho phép (xem Bảng 1 và Bảng 2, điều 5.1.1 và điều 5.1.2) đối với các trường hợp xác định cấp chính xác động của giá trị đo và giá trị đo tích hợp tương ứng.

6.2.7. Thiết bị phụ trợ và thiết bị đo khác

6.2.7.1. Thiết bị đo điện áp và tần số

Thiết bị đo giám sát điện áp và tần số nguồn điện cung cấp phải có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời hạn hiệu lực, sai số không lớn hơn ±0,5% và ±0,5Hz tương ứng.

6.2.7.2. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trường

Thiết bị đo giám sát nhiệt độ và độ ẩm tương đối phải có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời hạn hiệu lực, sai số không lớn hơn ±0,50C và ±3%RH tương ứng.

6.2.7.3. Thiết bị duy trì nhiệt độ và độ ẩm môi trường thử

Thiết bị duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối không khí phải có khả năng đảm bảo nhiệt độ môi trường thử trong khoảng ±20C và ±5% RH so với giá trị đặt.

6.3. Quy trình thử nghiệm

Chỉ tiến hành thử nghiệm khi thoả mãn các điều kiện quy định trong điều 6.2.

6.3.1. Thử nghiệm trong điều kiện làm việc thực

6.3.1.1. Thử nghiệm động

Phép thử tiến hành bằng loại nguyên vật liệu/sản phẩm xác định, sử dụng thực trong điều kiện sản xuất. Ghi đầy đủ điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường thử.

1) Xác định độ chính xác động của giá trị cân định lượng

Cài đặt định lượng lần lượt các giá trị cần thử trong dải đo. Vận hành cân, đọc và ghi dữ liệu khối lượng nguyên vật liệu/sản phẩm cân định lượng được kiểm tra bằng cân kiểm chứng 10 lần lặp lại tại mỗi mức tải. Sai số của cân được xác định bằng hiệu giữa giá trị định lượng cài đặt trước trên thiết bị định lượng trừ đi khối lượng vật liệu sản phẩm đọc trên cân kiểm chứng. Nếu thoả mãn điều 5.1.1 là đạt yêu cầu.

Chú thích: Phép thử này có thể bỏ qua nếu cân được trang bị và sử dụng thiết bị định tổng (tích hợp) mà không quan tâm đến độ chính xác của nhiều giá trị đo (cân).

2) Xác định độ chính xác động của khối lượng tổng

Cài đặt định lượng ở giá trị gần giới hạn trên của dải đo, và định tổng ở giá trị tích hợp nhỏ nhất nếu cân được trang bị thiết bị tích hợp. Vận hành cân, đọc và ghi dữ liệu lặp lại ít nhất 10 lần tại mỗi mức tải. Trừ giá trị cài đặt khối lượng tổng với giá trị đọc trên cân kiểm chứng để xác định sai số. Nếu thoả mãn điều 5.1.2 là đạt yêu cầu.

6.3.1.2. Thử nghiệm tĩnh

Sử dụng tải tĩnh, tiến hành phép thử ở trạng thái tĩnh tại của cân theo trình tự sau. Ghi đầy đủ điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường thử.

1) Xác định độ chính xác tĩnh

Chuẩn bị năm mức tải thử nghiệm khác nhau, bao gồm một giá trị tải gần giới hạn trên và một giá trị tải gần giới hạn dưới của dải đo. Lần lượt đặt và cắt tải vào phễu cân theo trình tự tăng dần và sau đó - giảm dần, đọc và ghi giá trị hiển thị tương ứng lặp lại ít nhất 6 lần tại mỗi mức tải. Sai số phép cân đo được xác định bằng hiệu của giá trị tải thử nghiệm (khối lượng chuẩn) với giá trị đọc của cân. Nếu thoả mãn điều 5.1.3 là đạt yêu cầu.

2) Xác định độ lệch điểm không

Đọc và ghi giá trị đo ở trạng thái không tải trước và sau khi tiến hành thử nghiệm ở điều 6.3.1.2, 1). Hiệu giữa hai giá trị đo chỉ độ lệch điểm “không”. Nếu thoả mãn điều 5.1.5 là đạt yêu cầu.

3) Xác định độ nhạy

Đặt mức tải “không” (không tải), tiếp theo đặt mức tải gần giới hạn trên của dải đo, sau đó đặt tải có khối lượng bằng 1,4 lần vạch chia, đọc và ghi các giá trị chỉ thị (Nếu thoả mãn điều 5.1.4 và 5.1.6 là đạt yêu cầu).

6.3.2. Thử nghiệm mô phỏng (khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường)

Nếu thiết bị đo của cân được trang bị thêm thiết bị tự động điều chỉnh điểm “không”, phải loại bỏ chức năng này của thiết bị đo khi tiến hành các phép thử dưới đây:

6.3.2.1. Thử tác động của nhiệt độ cố định

Đặt vào phễu cân lần lượt năm mức tải thử khác nhau (bao gồm một mức tải gần giá trị giới hạn trên và một mức tải gần giá trị giới hạn dưới của dải đo). Ghi lần lượt các giá trị đọc của cân tương ứng (Nếu thoả mãn điều 5.1.7 là đạt yêu cầu) ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau như sau:

1) Chỉnh “không” sau khi đặt cân được đặt ở nhiệt độ môi trường 23 0C ít nhất 02 giờ;

2) Đặt cân ở nhiệt độ môi trường 400C (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có) ít nhất 02 giờ;

3) Đặt cân ở nhiệt độ môi trường 50C (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn dưới của nhà chế tạo, nếu có) ít nhất 02 giờ;

4) Chỉnh “không” sau khi đặt cân ở nhiệt độ môi trường 230C ít nhất 02 giờ.

6.3.2.2. Thử tác động của nhiệt độ ở điều kiện không tải

Ở điều kiện tĩnh tại không tải (quy định tại điều 6.3.2.1), tăng và giảm nhiệt độ môi trường đọc dữ liệu để đánh giá độ lệch điểm “không” (bao gồm cả thiết bị tự động điều chỉnh điểm không). Có thể được tiến hành đồng thời với phép thử nhiệt độ tĩnh tại điều 6.3.2.1. Nếu thoả mãn các điều 5.1.5 và 5.1.7 là đạt yêu cầu:

1) Đặt cân ít nhất 2 giờ trong môi trường nhiệt độ 230C, điều chỉnh điểm “không” và tạo môi trường nhiệt độ 400C (tuân thủ quy định về nhiệt độ làm việc giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có). Đọc, ghi dữ liệu và tính toán độ sai lệch điểm “không” giữa các giá trị đọc trước và sau khi tăng nhiệt độ, tính độ tán xạ điểm “không” trung bình trên 50C thay đổi của nhiệt độ môi trường;

2) Đặt cân ít nhất 2 giờ trong môi trường nhiệt độ 50C (tuân thủ quy định về nhiệt độ làm việc giới hạn dưới của nhà chế tạo, nếu có), tính độ sai lệch điểm “không” giữa các giá trị đọc trước và sau khi giảm nhiệt độ. Tính độ tán xạ điểm “không” trung bình trên 50C thay đổi của nhiệt độ môi trường.

Chú thích: Nếu cân có thiết bị tự động điều chỉnh điểm không, có thể bỏ qua phép thử này.

6.3.2.3. Thử tác động độ ẩm không khí

Đặt lần lượt năm mức tải thử nghiệm khác nhau (bao gồm một mức tải gần giá trị giới hạn trên và một mức tải gần giá trị giới hạn dưới của dải đo) vào phễu cân lần lượt ở các điều kiện dưới đây cho mỗi trường hợp. Nếu thoả mãn điều 5.1.8 là đạt yêu cầu.

1) Chỉnh “không” sau khi đặt cân trong môi trường không khí nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối khoảng 55% không ít hơn 02 giờ;

2) Chỉnh “không” sau khi cân được đặt ít nhất 48 giờ trong môi trường không khí nhiệt độ 400C và độ ẩm tương đối khoảng 85% (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có);

3) Chỉnh “không” sau khi đặt cân trong môi trường nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối khoảng 55% không ít hơn 02 giờ.

6.3.2.4. Thử tác động tăng giảm điện áp nguồn cung cấp

Chỉnh điểm “không” ở điện áp định mức. Lần lượt ở hai vị trí tăng giảm điện áp nguồn cung cấp đến 110% và 85% tương ứng so với điện áp định mức, đặt tải thử gần giá trị giới hạn trên của dải đo vào phễu cân. Đọc và ghi đầy đủ các giá trị đo. Nếu thoả mãn điều 5.1.9 là đạt yêu cầu.

Chú thích: Nếu cân có thiết bị tự động điều chỉnh điểm không, tiến hành chỉnh điểm không ở các điện áp thử nói trên trong quá trình cân tự động.

6.3.2.5. Thử tác động mất tức thời nguồn điện cung cấp

Chỉnh điểm “không” và đặt mức tải thử nghiệm gần giá trị giới hạn dưới của dải đo vào phễu cân. Cắt hoặc giảm nhanh nguồn điện cung cấp 10 lần (theo chỉ dẫn trong Bảng 5), mỗi lần, trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 10s. Đọc và ghi các giá trị đo. Nếu thoả mãn điều 5.1.10 là đạt yêu cầu.

Bảng 5. Mất nguồn tức thời hoặc giảm điện áp nguồn cung cấp

Mức độ giảm điện áp nguồn

100%

50%

Số lần (nửa chu kỳ)

1

2

6.3.2.6. Thử tác động phóng tĩnh điện

Chỉnh điểm “không”, đặt tải thử gần giá trị giới hạn dưới của dải đo vào phễu cân. Nối một cực của tụ điện 150pF với đầu nối đất của cân, xả điện áp tĩnh điện một chiều 8kV từ điện cực còn lại của tụ điện qua không khí vào bề mặt dẫn điện của cân qua điện trở nối tiếp 330W (nơi mà người vận hành dễ chạm vào nhất), lặp lại ít nhất 10 lần, mỗi lần phóng điện cách nhau không ít hơn 10s. Đọc và ghi các giá trị đo. Nếu thoả mãn điều 5.1.11 là đạt yêu cầu.

Chú thích: Cho phép đặt cân trên tấm kim loại nối đất, có các cạnh lớn hơn kích thước của cân ít nhất 0,1m về mọi phía để thử, nếu cân không có đầu nối đất chuyên dùng.

6.3.2.7. Thử khả năng chống xung nhiễu

Chỉnh điểm “không”, đặt tải thử có giá trị gần với giới hạn trên của dải đo vào phễu cân. Tác động 10 lần điện áp xung nhiễu dạng sóng hàm mũ lan truyền, có pha (cộng/trừ) ngẫu nhiên. Sóng xung nhiễu có độ dốc sườn trước 5ns/độ rộng của nửa chu kỳ sóng xung 50ns, độ dài chùm xung 5ms/chu kỳ chùm xung 300ms, điện áp đỉnh 1000V bằng thiết bị phát sóng thích hợp có trở kháng đầu ra 500W. Đọc và ghi các giá trị đo. Nếu thoả mãn 5.1.12 là đạt yêu cầu.

6.3.2.8. Thử độ nhạy cảm đối với sóng điện từ

1) Chỉnh điểm “không” ở điều kiện không có tác động của sóng điện từ. Kiểm tra để chắc chắn các chức năng của cân đều hoạt động chuẩn xác;

2) Duy trì tác động của sóng điện từ có cường độ điện trường 3V/m, thay đổi liên tục tần số sóng xung trong dải từ 26MHz đến 1000MHz, điều chế bằng sóng điều chế hình sin tần số 1kHz với mức điều chế biên độ 80%;

3) Đặt tải (khối lượng chuẩn) có giá trị gần giới hạn trên của dải đo vào phễu cân. Đọc và ghi các giá trị đo. Nếu thoả mãn điều 5.1.13 là đạt yêu cầu.

6.3.3. Xử lý kết quả thử nghiệm không tin cậy

Nếu phát hiện sai lỗi trong quá trình đo thử và xử lý số liệu phải loại bỏ số liệu và tiến hành thử nghiệm hoặc tính toán lặp lại tại điểm đo có nghi ngờ;

7. Xem xét đánh giá

Phải xem xét đánh giá và đưa ra kết luận về sự phù hợp đối với những quy định trong điều 5 trên cơ sở các phép thử nghiệm đánh dấu“O”trong Bảng 6.

7.1. Đánh giá kiểu

Đưa ra kết luận, trả lời các câu hỏi về đối tượng thử:

1) Có thuộc kiểu cân định lượng dạng phễu hay không;

2) Được thiết kế mới hay cải tiến;

3) Có phù hợp với những quy định trong điều 5 hay không.

7.2. Đánh giá nghiệm thu

Đưa ra kết luận trả lời các câu hỏi đối với mỗi sản phẩm cân:

1) Đã qua khâu đánh giá kiểu chưa (ghi rõ kiểu đã được xác định);

2) Có phù hợp với các yêu cầu theo các quy định trong tiêu chuẩn này không.

Chú thích: Khi cần đánh giá giao nhận ở cấp cao hơn, phải thực hiện lại quá trình xem xét đánh giá kiểu ở cấp cao hơn tương ứng.

Bảng 6. Các hạng mục và kiểu thử nghiệm khi xem xét đánh giá cân phễu

Hạng mục thử nghiệm

Kiểu thử nghiệm

Đánh giá kiểu

Đánh giá giao nhận

Đặc tính kỹ thuật

Thử nghiệm tĩnh

Thử nghiệm trong điều kiện làm việc thực

 

O

Thử nghiệm động

 

O

Thử nghiệm khả năng chống chịu điều kiện môi trường

Nhiệt độ

Thử nghiệm mô phỏng

O

 

Độ ẩm tương đối

O

 

Tăng giảm điện áp

O

 

Mất điện tức thời

O

 

Xả tĩnh điện

O

 

Xung nhiễu

O

 

Độ nhậy cảm sóng điện từ

O

 

Kết cấu và chức năng

Bộ phận và thiết bị cấu thành chính

 

O

 

Bộ phận và thiết bị cấu thành

 

O

 

8. Báo cáo kết quả

Biên bản báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung, yêu cầu trong Bảng 6 (điều 7.2) và các thông tin chính sau (tham khảo Phụ lục A):

1) Tên và địa chỉ của người/tổ chức thực hiện đo thử nghiệm;

2) Số nhận dạng của biên bản thử nghiệm;

3) Tên và địa chỉ của người/tổ chức yêu cầu thử nghiệm/kiểu thử nghiệm;

4) Ngày thực hiện thử nghiệm/đánh giá;

5) Thông tin về cân định lượng cần đo thử;

6) Báo cáo các hạng mục đo thử/đánh giá trong điều 6;

7) Công bố tình trạng và sự phù hợp của các thông số kỹ thuật đo được với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Tên Cơ sở thực hiện đo thử nghiệm

Địa chỉ: ...........................................

Điện thoại: .............. Fax: ...............

MẪU BIÊN BẢN ĐO THỬ NGHIỆM

Số . . . . .

A.1. Khách hàng

Tên: ...................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................

Điện thoại: .................................           Fax: .................................

A.2. Đối tượng đo thử nghiệm

A.2.1. Tên/mã hiệu: ...................

A.2.2. Đặc trưng kỹ thuật chính:

Kiểu: .................................       Cấp: ........................

Dải đo: ....... kg đến ....... kg

Vạch chia độ phân giải: ........ kg hoặc g

Điện áp định mức: .......V           Tần số định mức: ........ Hz

Nguyên vật liệu cân định lượng: .........................................................................

Nhà chế tạo: ..........................................................................

Nơi chế tạo: ...........................................................................

Năm chế tạo: ..........................................................................

A.2.3. Tiêu chuẩn/Phương pháp áp dụng:........................................................

..............................................................................................................................

A.3. Chế độ/kiểu thử nghiệm

Làm việc thực tế ¨                               Mô phỏng ¨

A.4. Điều kiện thử nghiệm

A.4.1. Địa điểm :...................................................................................................

A.4.2. Thời gian : Từ ...................................đến..................................................

A.4.3. Môi trường : Nhiệt độ........0C Độ ẩm.........%RH Áp suất khí quyển...........Pa

A.4.4. Điều kiện vận hành thử nghiệm:.............................................................

A.5. Phương tiện đo thử nghiệm

Số TT

Tên/Kí mã hiệu thiết bị

Dải đo

Cấp chính xác

Nơi chế tạo

Ngày hết hạn hiệu chuẩn

1

Cân kiểm chứng

 

 

 

 

2

Khối lượng chuẩn

 

 

 

 

3

Thiết bị đo điện áp

 

 

 

 

4

Thiết bị đo tần số

 

 

 

 

5

Thiết bị đo nhiệt độ

 

 

 

 

6

Thiết bị đo độ ẩm

 

 

 

 

7

Thiết bị duy trì điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường

 

 

 

 

8

Nguồn cao áp và tụ điện 8kV

 

 

 

 

A.6. Kết quả đo thử nghiệm

A.6.1. Thử nghiệm trong điều kiện thực tế

A.6.1.1. Chế độ thử nghiệm động

Độ chính xác động của giá trị cân định lượng

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác động của khối lượng tổng

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

A.6.1.2. Chế độ thử nghiệm tĩnh

Độ chính xác tĩnh

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

Độ tán xạ điểm “không”

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

Độ nhạy

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

             

A.6.2. Thử nghiệm mô phỏng

Thử tác động của nhiệt độ cố định

STT

Nhiệt độ thử

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

1

230C

 

 

 

 

 

2

400C

 

 

 

 

 

3

50C

 

 

 

 

 

Thử tác động nhiệt độ ở điều kiện không tải

STT

Nhiệt độ thử

Giá trị 0C

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

Trước khi gia nhiệt

Sau khi gia nhiệt

1

400C

 

 

 

 

 

2

50C

 

 

 

 

 

Thử tác động độ ẩm không khí

STT

Chế độ thử

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

1

230C/ 55%RH

 

 

 

 

 

2

400C/ 85%RH

 

 

 

 

 

3

230C/ 55%RH

 

 

 

 

 

Thử tác động tăng giảm điện áp nguồn cung cấp

STT

Điện áp

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

1

85%

 

 

 

 

 

2

110%

 

 

 

 

 

Thử tác động mất tức thời điện áp cung cấp

STT

Suy giảm điện áp

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

1

100%

 

 

 

 

 

2

50%

 

 

 

 

 

Thử tác động phóng tĩnh điện

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

...

 

 

 

 

 

Thử khả năng chống xung nhiễu

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

...

 

 

 

 

 

Thử độ nhạy cảm đối với sóng điện từ

STT

Giá trị đặt, kg

Giá trị đọc, kg

Sai số, %

Sai số cho phép, %

Đạt/ Không đạt

...

 

 

 

 

 

        

A.7. Người đo thử nghiệm và tính toán kết quả.....................................................

A.8. Kết luận/ nhận xét..............................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .........

Duyệt

(Họ tên/chữ ký và đóng dấu)

Người thực hiện

(Họ tên và chữ ký)

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi