Quyết định 1156/QĐ-BTP 2023 cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1156/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1156/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đặng Hoàng Oanh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/06/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Hình sự, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1156/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 1156/QĐ-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
_________
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước, công vụ; tổ chức triển khai thi hành pháp luật về tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật.
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng. Số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
- Phòng Pháp luật hình sự;
- Phòng Pháp luật hành chính và Tổng hợp;
- Phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước và công vụ.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị liên quan thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 958/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHỤ LỤC
Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức
bộ máy và công vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
(Kèm theo Quyết định số 1156/QĐ-BTP ngày 27/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cơ bản trong các lĩnh vực sau:
1. Tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp;
2. Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đặc xá, thi hành tạm giữ, tạm giam, tái hòa nhập cộng đồng;
3. Pháp luật về phòng, chống tội phạm;
4. Pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, mua bán người, xâm hại tình dục;
5. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, rửa tiền; khủng bố, tài trợ khủng bố; phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
6. Pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra hình sự;
7. Pháp luật về tư pháp người chưa thành niên;
8. Pháp luật về tố tụng hành chính, thi hành án hành chính, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh;
9. Pháp luật về phòng, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại;
10. Pháp luật về an ninh, quốc phòng, cơ yếu (trừ vấn đề về biên giới, lãnh thổ, biển, hải đảo);
11. Pháp luật về phòng thủ dân sự;
12. Pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội, bao gồm: cư trú, căn cước công dân; phòng cháy, chữa cháy; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp) và pháo; quản lý con dấu;
13. Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước các cấp; thành lập, điều chỉnh, giải thể các đơn vị hành chính; đo đạc và bản đồ;
14. Pháp luật về tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công;
15. Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu và chế độ, chính sách, tiêu chuẩn ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu (trừ chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, sinh hoạt phí); hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
16. Pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội;
17. Pháp luật về công đoàn, thanh niên;
18. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc;
19. Pháp luật về tiếp cận thông tin, biểu tình, trưng cầu dân ý; bầu cử, giám sát;
20. Pháp luật về dân chủ trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và ở cơ sở;
21. Pháp luật về quyết định hành chính; hành chính công; cải cách hành chính; dịch vụ công;
22. Pháp luật về giáo dục, đào tạo (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, học phí, chế độ, chính sách hỗ trợ của học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động và cơ sở giáo dục);
23. Pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, thống kê;
24. Pháp luật về công tác thi đua - khen thưởng;
25. Pháp luật về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
26. Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình;
27. Pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em;
28. Pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ;
29. Pháp luật về trợ giúp xã hội, công tác xã hội bao gồm người cao tuổi; người khuyết tật; phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; công đoàn; thanh niên; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; hoạt động chữ thập đỏ; tư pháp hình sự (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, chế độ, chính sách);
30. Pháp luật về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, điện ảnh, di sản văn hóa, quảng cáo (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, chế độ, chính sách hỗ trợ có liên quan);
31. Pháp luật về y tế, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, y, dược cổ truyền; dược và mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; dân số và sức khỏe sinh sản; đào tạo nhân lực y tế (trừ các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế và các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, chế độ, chính sách hỗ trợ có liên quan);
32. Pháp luật về báo chí, thông tin cơ sở và hoạt động truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xuất bản và hoạt động in ấn; quản lý, cung cấp thông tin đối ngoại (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư);
33. Pháp luật về giao thông và an toàn giao thông (trừ giao thông hàng hải, hàng không và các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư)./.