Quyết định 960/QĐ-BTP 2016 về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2016

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 960/QĐ-BTP

Quyết định 960/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2016
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:960/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Khánh Ngọc
Ngày ban hành:25/04/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
--------
Số: 960 /QĐ-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016

 
 
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NĂM 2016
---------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
 
 
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
-
Văn phòng Chính phủ (để p/h);
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để p/h);
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h);
-
Bộ trưởng (để b/c);
-
Các Thứ trưởng (để biết);
-
Lưu: VT, Cục TGPL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

 
 
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 960 /QĐ-BTP ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
 
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Tăng cường việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2016 nhằm tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để đông đảo người khuyết tật biết quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (trong đó, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng) cho người khuyết tật.
2. Yêu cầu
a) Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2015;
b) Các hoạt động cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện;
c) Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
1. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý bảo đảm sự tương thích với các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế
Hoạt động 1:Rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật Người khuyết tật và Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý III.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, xây dựng Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) điều chỉnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính,Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và một số đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động 1: Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật (theo lĩnh vực pháp luật, theo các dạng tật như: khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật vận động…) để phục vụ công tác quản lý nhà nước (theo dõi, đánh giá hiệu quả các hoạt động) và triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương.
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý III.
Hoạt động 2: Tổ chức trợ giúp pháp lý với hình thức phù hợp cho các dạng tật (khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật vận động…) tại nơi cư trú, sinh sống của người khuyết tật (các xã, phường thị trấn nơi có người khuyết tật, tại các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật…), trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầuđảm bảo đạt 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
3. Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động 1: Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý).
a) Đơn vị chủ trì:
- Ở Trung ương: Cục Trợ giúp pháp lý xây dựng nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý ở phạm vi toàn quốc.
- Ở địa phương: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước xây dựng nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý ở phạm vi địa phương.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 đến tháng 6.
Hoạt động 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, chú trọng kỹ năng bào chữa tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lồng ghép với các lớp tập huấn có nội dung khác về trợ giúp pháp lý.
a) Đơn vị chủ trì:
- Ở Trung ương: Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong phạm vi toàn quốc.
- Ở địa phương: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở phạm vi địa phương.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện:Trong Quý II.
Hoạt động 3: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về việc nhận diện đối tượng trợ giúp pháp lý là người khuyết tật cho các cán bộ tiến hành tố tụng.
a) Đơn vị chủ trì:
- Ở Trung ương: Cục Trợ giúp pháp lý.
- Ở địa phương: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương.
c) Thời gian thực hiện:Trong Quý II.
4. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động 1: Tổ chức hội thảo/tọa đàm lồng ghép vấn đề nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với sự tham gia của các cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng.
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và các cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý III.
Hoạt động 2: Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình,…) với nội dung truyền thông phong phú, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (tổ chức chương trình gặp gỡ khách mời trên đài phát thanh, truyền hình để nói chuyện chuyên đề, trao đổi về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; đăng tải thông tin nội dung một số vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình cho người khuyết tật trên báo, đài phát thanh, truyền hình …).
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và các cơ quan truyền thông như đài phát thanh – truyền hình Trung ương; đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đài phát thanh - truyền hình huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và báo địa phương.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
Hoạt động 3: Tiếp tục biên soạn và phát hành , đưa lên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp sách hỏi - đáp pháp luật, tờ gấp pháp luật (tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số), băng cát-xét, đĩa CD và các ấn phẩm chuyên dụng khác dành cho người khuyết tật có nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; giải đáp vướng mắc pháp luật thường gặp của người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ nhu cầu cụ thể của địa phương để biên soạn và phát hành các tài liệu truyền thông có nội dung về các chính sách đặc thù đối với người khuyết tật ở địa phương.
b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan truyền thông và cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
Hoạt động 4: Hoàn thiện việc xây dựng và lắp đặt Bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý bảo đảm tại ít nhất 40% địa điểm được lắp đặt (trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật).
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
Hoạt động 5: Lồng ghép việc truyền thông, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương (về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề…), thực hiện truyền thông trực tiếp trong các buổi sinh hoạt hội viên của các Hội người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Đơn vị phối hợp: Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật trực thuộc Sở Tư pháp tại địa phương.
c) Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch thực hiện các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, các buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội người khuyết tật.
5. Nghiên cứu kinh nghiệm trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật của nước ngoài
Hoạt động: Tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai các hình thức trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở nước ngoài lồng ghép cùng với đoàn khảo sát có nội dung khác, tham khảo, dịch tài liệu nước ngoài có liên quan đến các mô hình trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (có kế hoạch riêng).
a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế và Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý III.
6. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật, các cam kết quốc tế về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì:
- Ở Trung ương: Cục Trợ giúp pháp lý (có kế hoạch riêng).
- Ở địa phương: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp:
- Ở Trung ương: Cục Bảo trợ xã hội,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Ở địa phương: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Trung ương và địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
a) Cục Trợ giúp pháp lý lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động do Cục chủ trì thực hiện ở Trung ương.
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động do địa phương chủ trì thực hiện.
c) Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
1. Trách nhiệm của Cục Trợ giúp pháp lý
Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong phạm vi cả nước.
2. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
3. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở địa phương.
4. Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch./.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi