Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL của Bộ Công an và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Văn Hưởng; Trần Chiến Thắng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/07/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
SỐ 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL NGÀY 22
THÁNG 7 NĂM 2009 HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ TRẬT
TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005 và
Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;
Căn cứ Luật Du lịch năm 2005 và Nghị
định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày
14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày
25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Để tăng cường công tác bảo vệ an ninh
quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là đảm bảo an
ninh, trật tự) trong hoạt động du lịch, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thống nhất hướng dẫn như sau:
1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định những nội dung và
biện pháp phối hợp công tác giữa hai ngành Công an và Du lịch nhằm đảm bảo an
ninh, trật tự trong hoạt động du lịch.
b. Đối tượng áp dụng
Công an các cấp
từ Trung ương đến địa phương; cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương
và cơ quan quản lý du lịch cấp địa phương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động du lịch.
2.
Nguyên tắc phối hợp
a. Đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt
động, kinh doanh du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và
cá nhân liên quan, trong đó Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là
nòng cốt.
b. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, ngành
Công an và Du lịch có trách nhiệm phối hợp giải quyết
những vấn đề có liên quan, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển gắn liền
với đảm bảo an ninh, trật tự.
c. Công tác phối hợp giữa hai ngành phải
được thống nhất từ Trung ương đến địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mỗi ngành; khi xử lý, giải quyết các vấn đề do hai ngành phối hợp
thực hiện, cần có sự trao đổi, thống nhất trước khi quyết định.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1.
Trách nhiệm Bộ Công an
a. Bộ Công an tham khảo ý kiến Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trước khi ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự có liên quan đến hoạt
động du lịch.
b. Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, doanh
nghiệp du lịch về nội dung, hình thức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc; xây dựng chế độ, nội quy bảo vệ cơ quan; công tác phòng ngừa,
phát hiện tội phạm, bảo vệ bí mật Nhà nước; củng cố, kiện toàn tổ chức, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và các quy định,
hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự.
c. Thông tin kịp thời về âm mưu, thủ
đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng hoạt động du
lịch xâm phạm an ninh, trật tự, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức
trách nhiệm của cán bộ, nhân viên ngành Du lịch đối với sự nghiệp bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
d. Thông báo các chủ trương, quy định
mới về an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động du lịch; những địa bàn cụ thể
không được tổ chức cho khách du lịch đến; những địa bàn trọng điểm về quốc
phòng và an ninh cần được tham khảo ý kiến của ngành Công an trước khi mở tuyến
du lịch mới tới những khu vực này. Cung cấp thông tin về số lượng và quốc tịch
khách du lịch nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và các thông tin liên quan hoạt
động du lịch; tham gia ý kiến, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan công
tác đảm bảo an ninh, trật tự theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chủ động trao đổi với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về những tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước hoạt động, kinh doanh du lịch có vi phạm hoặc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật Việt Nam khi cần thiết và những kinh nghiệm, phương pháp hiệu
quả của các nước trong việc bảo vệ an ninh, trật tự cho hoạt động du lịch.
đ. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng quy
định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và
các quy định khác liên quan an ninh, trật tự.
e. Phát hiện điều tra, xử lý các vi phạm
pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch theo pháp luật; phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý
Nhà nước về an ninh trong hoạt động du lịch.
g. Các đơn vị Công an theo trách nhiệm
được phân công chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp nghiệp vụ
tại các địa bàn, tuyến, điểm du lịch để đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt
động kinh doanh và khách du lịch trên địa bàn.
2.
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham khảo ý kiến Bộ
Công an trước khi ban hành, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành,
quyết định:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về du
lịch liên quan đến an ninh, trật tự.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
trong cả nước và những vùng trọng điểm (theo vùng và
lãnh thổ);
- Tham gia ký kết các Điều ước quốc tế
về du lịch có liên quan đến an ninh, trật tự.
- Mở các tuyến, điểm du lịch nằm trong
những địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng; các
loại hình du lịch mới có liên quan đến an ninh, trật tự.
b. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an
trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, an toàn tính mạng,
tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch và của các cơ quan, doanh
nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài; trong việc điều tra, xử lý các vụ việc vi
phạm pháp luật liên quan đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch
theo quy định của pháp luật.
c. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn
các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
du lịch liên quan đến an ninh, trật tự và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá
theo định kỳ. Chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm tích cực
hợp tác với cơ quan Công an trong việc triển khai các
hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng du lịch xâm phạm an
ninh, trật tự.
d. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác trong công tác
đảm bảo an ninh, trật tự đối với những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du
lịch.
đ. Thường xuyên thông báo cho Bộ Công an
về những yêu cầu, kiến nghị của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, khách
du lịch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an.
e. Tăng cường phối hợp với ngành Công an trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện tốt
chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động, kinh doanh du lịch.
3.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, kinh doanh du lịch
a. Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn
khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật
tự, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân
tộc.
b. Quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết. Phối hợp chặt
chẽ với cơ quan Công an trong việc phát hiện và giải
quyết những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến khách du lịch. Cung cấp kịp
thời cho cơ quan Công an nếu phát hiện khách du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt
c. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông
tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự cho cơ quan
Công an. Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự.
d. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp
du lịch chịu trách nhiệm toàn diện đối với cơ quan, doanh nghiệp mình phụ trách
về công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh, trật tự, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ bí mật Nhà nước, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn.
Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức và chỉ đạo lực
lượng bảo vệ trong cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng chế độ, nội quy bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự.
đ. Khi xảy ra các vụ khủng bố, phá hoại,
cháy nổ, mất tài liệu, xuất hiện tờ rơi, khẩu hiệu, tài liệu, thư tín điện tử
có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, các vụ xâm phạm đến tài sản, gây mất
trật tự an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp… Tùy từng trường hợp cụ thể, người
đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp sau khi tiến hành các biện pháp xử lý khẩn cấp
ban đầu, có trách nhiệm chỉ đạo bảo vệ hiện trường và thông báo ngay cho cơ
quan Công an để tiến hành điều tra, xử lý theo chức năng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể
từ ngày ký, thay thế Thông tư liên bộ số 767/LB-NV-DL ngày 08/9/1993 của liên
Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Tổng cục Du lịch về việc phối hợp công tác bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động, kinh doanh du
lịch.
2. Bộ Công an giao Tổng cục An ninh, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Tổng cục Du lịch là cơ quan đầu mối phối hợp
tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư; định kỳ hàng năm tổ chức sơ
kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai, thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này,
nếu có vấn đề vướng mắc hoặc cần phải được hướng dẫn, giải thích thì đề nghị
phản ánh về Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được giải thích,
hướng dẫn kịp thời.
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ VĂN
HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THỨ TRƯỞNG Trần Chiến
Thắng |
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Thượng
tướng Nguyễn Văn Hưởng |