Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 106/2025/NĐ-CP

Nghị định 106/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:106/2025/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/05/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở, An ninh trật tự, Xây dựng, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 01/7/2025, cá nhân VPHC lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ phạt tối đa 50 triệu đồng

Ngày 15/05/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Nghị định áp dụng cho các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả tàu bay và tàu biển mang quốc tịch Việt Nam.

Nghị định Nghị định 106/2025/NĐ-CP thay thế một số quy định trước đó và điều chỉnh các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Theo đó:

- Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

02 hình thức xử phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung có thể là:

  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn
  • Tịch thu tang vật vi phạm
  • Hoặc tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.

Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm khôi phục tình trạng ban đầu, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, và thực hiện các giải pháp ngăn cháy.

- Mức phạt tiền

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50 triệu đồng, và đối với tổ chức là gấp đôi mức phạt của cá nhân.

Các mức phạt cụ thể được quy định chi tiết cho từng hành vi vi phạm.

- Thời hiệu xử phạt

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 1 năm. Thời điểm tính thời hiệu được xác định từ khi hành vi vi phạm kết thúc hoặc được phát hiện.

Xem chi tiết Nghị định 106/2025/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 106/2025/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 106/2025/NĐ-CP PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 106/2025/NĐ-CP DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
CHÍNH PHỦ
__________
Số: 106/2025/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2025

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày 29 tháng 11 năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
3. Đối với các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trường hợp các hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy rừng không được quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và các đơn vị phụ thuộc Hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Thương mại;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Cơ quan nhà nước;
g) Đơn vị sự nghiệp;
h) Ban Quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình ban quản trị, có tư cách pháp nhân;
i) Tổ chức được giao trực tiếp quản lý cơ sở theo quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
k) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Các biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó.
5. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép dưới dạng văn bản điện tử đã được cấp trước đó trên môi trường điện tử đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này trên môi trường điện tử. Việc tước quyền sử dụng văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được cập nhật trạng thái trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an xây dựng, quản lý và ứng dụng thông tin điện tử khác theo quy định.
Điều 4. Mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân đến 50.000.000 đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là 01 năm.
2. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm.
4. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định này được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông theo quy định;
b) Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định này được tính từ ngày công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông chấm dứt hoạt động.
5. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ các hồ sơ, tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng quy định tại Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hằng năm cho đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đối tượng quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về ban hành, niêm yết nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đủ nội dung theo quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông;
b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đúng vị trí quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được niêm yết.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành hoặc không niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Điều 8. Vi phạm quy định về thành lập quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định;
b) Cơ quan, tổ chức hoạt động trong cơ sở không cử người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy có dưới 20 người thường xuyên làm việc;
b) Không bố trí địa điểm trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng, phương tiện của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hằng ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Điều 9. Vi phạm quy định hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tài liệu trong hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Điều 10. Vi phạm quy định kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phục vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;
b) Gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở không đúng thời hạn;
c) Không thực hiện yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại văn bản kiến nghị để cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra sau khi đã nhận được thông báo kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;
b) Không gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đổi với hành vi không thực hiện tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy định kỳ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc đình chỉ hoạt động có thời hạn tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
b) Không chấp hành quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 11. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những khu vực có quy định cấm;
b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 12. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì thiết bị điện phòng nổ đã được trang bị, lắp đặt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phòng nổ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà;
b) Không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không duy trì nguồn điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền gấp hai làn mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện giải pháp ngăn cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống tiếp địa, chống sét
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, bảo trì định kỳ hệ thống tiếp địa, chống sét.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét không bảo đảm theo quy định;
b) Không duy trì hệ thống tiếp địa, chống sét đã được lắp đặt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét cho nhà, công trình.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, bảo quản, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hoặc bố trí chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không bảo đảm theo quy định;
b) Bảo quản chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản hoặc sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi để hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ có chỉ số nguy hiểm cháy, nổ vượt quá giới hạn dưới của giới hạn nồng độ bắt cháy.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc di chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đúng nơi quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì thiết bị phát hiện rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được trang bị, lắp đặt;
b) Không duy trì thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện đã được trang bị, lắp đặt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt thiết bị phát hiện rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
b) Không trang bị, lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định;
b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang thiết bị chứa không đúng chủng loại hoặc không phù hợp với loại chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc kinh doanh trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sắp xếp, bố trí chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không bảo đảm an toàn phòng cháy.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy của phương tiện giao thông khi vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không được phép trên cùng một phương tiện giao thông;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện giao thông vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy khi bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện giao thông;
b) Không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ;
c) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm an toàn phòng cháy.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy của phương tiện giao thông khi vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm bảo đảm an toàn phòng cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định đối với cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
b) Nộp từ 50% đến dưới 100% tổng số tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp dưới 50% tổng số tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 2 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 1 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Không nộp tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
Điều 18. Vi phạm quy định về thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển đổi, bổ sung công năng hoặc cải tạo công trình, hạng mục công trình trong quá trình sử dụng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành;
b) Hoán cải phương tiện giao thông trong quá trình sử dụng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc sản xuất lắp ráp, đóng mới phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông đã được thẩm duyệt thiết kế hoặc thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào khai thác, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm về lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh, đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép;
b) Sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để đề nghị cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ không bảo đảm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn không bảo đảm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống báo cháy không bảo đảm theo quy định;
b) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy không bảo đảm theo quy định.
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy;
b) Không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy;
c) Không trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
10. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 5, 6 và khoản 7 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này;
d) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
đ) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển, che khuất phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị, lắp đặt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đủ số lượng hoặc không bảo đảm chất lượng của phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đã được trang bị, lắp đặt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động của đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đã được trang bị, lắp đặt;
b) Không duy trì hoạt động của thiết bị báo cháy độc lập đã được trang bị, lắp đặt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống báo cháy đã được trang bị, lắp đặt;
b) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy đã được trang bị, lắp đặt.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không đưa phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới vào trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động của hệ thống báo cháy đã được trang bị, lắp đặt;
b) Không duy trì hoạt động của hệ thống chữa cháy đã được trang bị, lắp đặt.
7. Phạt tiền gấp hai làn mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc duy trì đủ số lượng, bảo đảm chất lượng phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc duy trì đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc duy trì thiết bị báo cháy độc lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc duy trì hệ thống báo cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 Điều này;
e) Buộc duy trì hệ thống chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng hoặc thiết bị báo cháy độc lập;
b) Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy không bảo đảm nội dung theo quy định;
c) Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy không bảo đảm nội dung theo quy định;
d) Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới không bảo đảm nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo dưỡng hệ thống báo cháy;
b) Không bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.
Điều 23. Vi phạm quy định về thông gió, chống khói
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống thông gió thoát khói không bảo đảm theo quy định;
b) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực cần chống nhiễm khói không bảo đảm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì thông gió tự nhiên hoặc không duy trì hệ thống thông gió thoát khói đã được trang bị, lắp đặt;
b) Không duy trì hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực cần chống nhiễm khói đã được trang bị, lắp đặt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được trang bị, lắp đặt.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có giải pháp thông gió tự nhiên hoặc không có giải pháp thông gió thoát khói;
b) Không trang bị, lắp đặt hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực phải trang bị, lắp đặt.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống thông gió thoát khói đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống tạo áp suất dư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc duy trì giải pháp thông gió, hệ thống thông gió thoát khói đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc duy trì hệ thống tạo áp suất dư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lắp gương trên đường thoát nạn;
b) Cửa đi trên lối ra thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác cản trở lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì cửa đi đã được lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn;
b) Khóa cửa đi lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực;
b) Không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình;
b) Không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gương trên đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc mở cửa theo chiều thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Buộc duy trì cửa đi trên lối thoát nạn, đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về ngăn cháy
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi để vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì bộ phận ngăn cháy đã được thi công, lắp đặt, trừ hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Lắp đặt ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy tại khu vực không được phép hoặc không bảo đảm an toàn phòng cháy.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy giữa các nhà và công trình;
b) Không có bộ phận ngăn cháy, trừ hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc không duy trì tường ngăn cháy hoặc vách ngăn cháy hoặc sàn ngăn cháy.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy.
7. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc duy trì bộ phận ngăn cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc lắp đặt hoặc duy trì tường ngăn cháy hoặc vách ngăn cháy hoặc sàn ngăn cháy hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về xây dựng, phê duyệt và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không bảo đảm nội dung theo quy định;
b) Không cập nhật, bổ sung hoặc không chỉnh lý phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;
c) Không phê duyệt hoặc phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không đúng thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực tập hết các tình huống trong phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;
b) Không bố trí đủ lực lượng hoặc phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an khi được người có thẩm quyền huy động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phối hợp xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
b) Không phối hợp tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.
Điều 27. Vi phạm quy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành mệnh lệnh hoặc quyết định huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
b) Không tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy trong điều kiện, khả năng cho phép.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản hoặc cản trở việc thông tin báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấn chiếm hoặc bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới;
b) Cố ý báo cháy giả hoặc cố ý báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả;
c) Không báo cháy hoặc không báo tình huống cứu nạn, cứu hộ.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo không đầy đủ thông tin của cơ sở vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định;
b) Khai báo không đầy đủ thông tin của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành khi lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cập nhật thông tin khi cơ sở có thay đổi so với thông tin đã khai báo trước đó vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy;
b) Không chi trả chi phí duy trì hoạt động của thiết bị truyền tin báo cháy để kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo thông tin của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành khi lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo thông tin của cơ sở vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý ngắt kết nối hoặc không khắc phục các hư hỏng dẫn đến làm mất khả năng kết nối của thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt thiết bị truyền tin báo cháy;
b) Không kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định.
Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 29. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34, 35 và Điều 36 Nghị định này.
2. Công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm đang thi hành công vụ.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a)  Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trường trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a)  Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Lâm nghiệp và Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cổ quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chánh Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 37. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 14, 15, 16, 21; tại các điểm a, c khoản 1, điểm a, c khoản 2 Điều 20 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 10, 11, 20, 21, 22, 25 và Điều 27 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 16, 20, 21 và Điều 22 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Việc phối hợp giữa các cơ quan khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 36 như sau:
“4. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và mô trưởng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 36 như sau:
“6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:”.
Điều 39. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Bãi bỏ mục 3 của Chương II Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xảy ra và kết thúc trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện nhưng chưa hết thời hiệu xử phạt hoặc đang xem xét, giải quyết khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng vẫn đang diễn ra khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.
Điều 41. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG






Phạm Minh Chính

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi