Thông tư liên tịch 17/TT-LB của Bộ Y tế và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Vịêt Nam về việc không được sử dụng tuỳ tiện các loại thức ăn thay sữa mẹ ở các Sở y tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 17/TT-LB

Thông tư liên tịch 17/TT-LB của Bộ Y tế và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Vịêt Nam về việc không được sử dụng tuỳ tiện các loại thức ăn thay sữa mẹ ở các Sở y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế; Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/TT-LBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Nguyễn Trọng Nhân; Trần Thị Thanh Thanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/12/1992
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 17/TT-LB

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư liên tịch 17/TT-LB DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ Y TẾ - UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
SỐ 17/TT-LB NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 1992 VỀ VIỆC KHÔNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG TUỲ TIỆN CÁC LOẠI THỨC ĂN THAY THẾ SỮA MẸ
Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ

 

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước đều khẳng định tầm quan trọng to lớn của sữa mẹ đối với sức khoẻ và phát triển của trẻ em. Cách đây 12 năm tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã thông qua nghị quyết WHA 34 -22 để ban hành "Luật Quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ". Nghị quyết đã khẳng định nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tự nhiên tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng, và kêu gọi các nước cần phải tích cực bảo vệ và khuyến khích. Để thực hiện nghị quyết này, TCYTTG đã yêu cầu Chính phủ các Quốc gia thành viên phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn sữa mẹ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. nước ta phụ nữ có truyền thống nuôi con bằng sữa mẹ. Song việc khuyến khích cho con bú ngay sau khi được sinh ra, cũng như việc hạn chế sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ còn khó khăn do thiếu kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất để hỗ trợ các bà mẹ cho con bú đặc biệt là những bà mẹ thiếu, mất sữa, gầy yếu. Mặt khác còn có những quy định không đúng đắn tại các bệnh viện và nhà hộ sinh về sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Việc để các nhà sản xuất kinh doanh mang sữa vào quảng cáo hoặc bán tuỳ tiện tại các bệnh viện, nhà hộ sinh là vi phạm quy định luật Quốc tế.

Nhằm thực hiện Nghị quyết của TCYTTG và thực hiện các mục tiêu chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em, Bộ Y tế và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam quy định về việc không được sử dụng tuỳ tiện các loại thức ăn nhằm thay thế sữa mẹ ở các cơ sở y tế như sau:

 

1. Phải bảo vệ nguồn sữa mẹ, khuyến khích và hỗ trợ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ tại tất cả các bệnh viện, nhà hộ sinh và các cơ sở y tế khác. Các cán bộ y tế phối hợp với cán bộ Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, cán bộ các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chăm sóc thai nghén, cho con bú bằng sữa mẹ sớm và tạo điều kiện cho trẻ nằm chung với mẹ ngay sau đẻ, cho con bú mẹ càng sớm càng tốt ngay trong 1/ 2 giờ đầu.

2. Tuyên truyền và giáo dục cho mọi người hiểu được tính chất ưu việt của sữa mẹ, triển khai nghiêm túc nội dung "mười bước thành công của nuôi con bằng sữa mẹ" "(WHO - UNICEF 1989) và cuốn sách "Làm mẹ" (Viện Dinh dưỡng, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) ban hành năm 1990.

3. Nghiêm cấm cán bộ Y tế nhận quà biếu của các hãng sản xuất sữa và thức ăn cho trẻ em để giúp quảng cáo, phân phát hoặc bán giá rẻ các thức ăn thay thế sữa mẹ cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở các bệnh viện, nhà hộ sinh và các cơ sở y tế khác làm ảnh hưởng việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Bộ Y tế kêu gọi các nhà sản xuất kinh doanh các loại thức ăn và các chế phẩm thay thế sữa mẹ cần tôn trọng và tuân theo quy định này.

5. Những trường hợp cần thiết phải sử dụng thức ăn thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới 6 tháng như mẹ ốm nặng, mẹ mất sữa, mẹ bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tim hoặc nhận con nuôi thì phải có sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

6. Các giám đốc Sở Y tế, giám đốc các Viện, bệnh viện trực thuộc Bộ, các nhà hộ sinh, các Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố có trách nhiệm theo dõi và lập kế hoạch triển khai thực hiện ngay quy định này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi